- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi tiểu học TUYỂN TẬP được soạn dưới dạng file word, PPTX gồm các file trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi , sáng kiến kinh nghiệm thi giáo viên dạy giỏi tiểu học...về ở dưới.
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Họ và tên: Nam, nữ: Nữ
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Giáo dục tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:
I. Lý do hình thành biện pháp:
- Năm học 2020- 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông GDPT 2018, thay sách giáo khoa lớp 1.
- Môn Tiếng Việt và các môn học khác đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Bởi nếu chỉ dạy cho học sinh những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao.
- Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để giúp các em học tốt, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì học sinh sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo viên không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Học sinh ở lớp … ( nêu thực tại lớp mình: còn nhút nhát, chưa tự tin… )
- Giáo viên cần biết kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ nhằm khơi gợi trí tò mò, óc sáng tạo của học sinh. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn biện pháp “Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng ’’.
Phần thứ 2:
II. Nội dung của biện pháp:
1. Thực trạng:
- Học sinh lớp 1 rất hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Chính vì thế đối với học sinh trò chơi là một phát hiện mới, kích thích trí tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá nên người giáo viên cần biết phát huy tính tích cực, trí thông minh của học sinh thông qua giờ học.
- Thông qua trò chơi, học sinh biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, suy luận logic, xử lí thông minh trong các tình huống phức tạp. Sử dụng trò chơi học tập đúng nội dung và mục đích sẽ góp phần dạy học theo định hướng hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh hứng thú, tích cực học tập, tiếp thu kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả phù hợp với những yêu cầu chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tổ chức trò chơi học tập vào các hoạt động trong tiết học như sau:
2. Các hoạt động trong tiết học …
2.1. Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ.
2.2. Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ.
2.3.Tổ chức trò chơi ở phần Tập đọc.
2.4 Tổ chức trò chơi ở phần Tập viết.
2.5. Tổ chức trò chơi trong phần củng cố - dặn dò.
Ngoài ra trong tiết ôn tập tôi cũng thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
Các trò chơi học tập được tôi áp dụng cụ thể như sau:
3. Một số trò chơi học tập sử dụng trong môn học Tiếng Việt:
3.1.Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ:
Để tổ chức trò chơi Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, tổ chức cho học sinh chơi. Nhận xét, tuyên dương học tham gia chơi tốt.
Để củng cố, kiểm tra nội dung bài cũ của học sinh tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi như: Trò chơi chuyền hoa, Truyền điện, Bắn tên... Sau đây tôi xin giới thiệu cách tổ chức một trò chơi trong phần kiểm tra bài cũ như sau:
1.Tên trò chơi: Truyền hoa
2. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những bông hoa có gắn từ, câu...ở phía sau.
3. Cách chơi: Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát một bài hát bất kỳ và đưa bông hoa cho bạn ngồi đầu bàn. Cả lớp vừa hát vừa chuyền bông hoa đến các bạn khác. Bài hát dừng ở đâu thì người cầm bông hoa ngay lúc đó sẽ đọc từ, câu giáo viên đã gắn sau bông hoa. Học sinh đọc được sẽ được thưởng bông hoa đó. Cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc.
* Ví dụ: Khi dạy bài 28: t th. Tôi chuẩn bị 5 bông hoa, mỗi bông hoa ghi 1 tiếng, từ: ngó, nhà bà, bố mẹ, nghỉ hè, ở quê.
Sự chú ý của học sinh lớp Một còn hạn chế nên để các em tập trung trong một tiết học là điều rất khó. Chính vì vậy, tôi thường lồng ghép trong các tiết học nhiều trò chơi khác nhau để giúp các em bớt mệt mỏi, căng thẳng. Thông qua đó, các em có thể vừa được giải trí vừa được lĩnh hội kiến thức. Các trò chơi tôi thường sử dụng: Trò chơi “Ai nhanh hơn?”, “Bắn tên”, “Rung chuông vàng”, “Ghép tranh với từ tương ứng”…
3.2. Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ:
Trò chơi : Ghép tranh với từ tương ứng
- Mục đích: Hiểu nghĩa của từ để ghép đúng tranh. Rèn luyện sự nhanh nhạy, tự tin.
- Chuẩn bị: Một số tranh (ảnh) theo bài học trong sách giáo khoa, một số thẻ từ (ghi sẵn).
- Cách chơi: Phát tranh và thẻ từ cho các nhóm. Nêu yêu cầu các nhóm thi đua ghép các tranh (ảnh) với các từ tương ứng. Nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.
* Ví dụ: Khi dạy bài 31: ua ưa giáo viên cho học sinh thi ghép nhanh tiếng với hình tương ứng ( dưa đỏ, quả dừa, rùa, cà chua, đũa, sữa.)
- Học sinh thực hành chơi. Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Ở bước Tìm tiếng ngoài bài học sinh đã quen thuộc nên rất dễ chán nản, không tập trung nên tôi đã lồng ghép trò chơi “Thi tìm tiếng mới ”. Trò chơi này giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát âm được các tiếng có chứa vần ua, ưa.
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 tổ (mỗi tổ 2 dãy học sinh ngồi) thi tìm các tiếng có vần ua, ưa. Đội nào nêu được nhiều tiếng đúng, nhanh thì đội đó thắng cuộc. Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương đội tìm được nhiều tiếng, từ.
3.3. Trò chơi học tập trong phần Tập đọc:
Trò chơi “Ai tinh mắt?”
- Mục đích: Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm , vần.
* Ví dụ: Khi dạy bài 34: v y trong phần tập đọc bài Dì Tư. Giáo viên cho học sinh tìm tiếng chứa âm v, y, có mấy tiếng chứa âm v, y.
- Gv hướng dẫn học sinh chơi:
Giáo viên nêu yêu cầu của cuộc chơi.
Học sinh tham gia chơi, giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3.4. Trò chơi học tập trong phần Tập viết:
Để học sinh hứng thú và nhanh nhẹn trong phần luyện viết tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
- Mục đích: Giúp học sinh có thói quen rèn viết đúng, viết nhanh.
* Ví dụ: Khi dạy bài 36: am, ap. Cô hướng dẫn học sinh viết chữ am, quả cam, ap , xe đạp. Sau khi quan sát cô viết mẫu, học sinh thực hiện viết vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. ( khen những bạn viết đúng, viết đẹp, viết nhanh)
3.5. Trò chơi học tập trong phần Củng cố - dặn dò:
Để giúp học sinh nắm chắc âm, vần mới học tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng. Đọc nhanh câu chứa âm, vần mới học trong bài tập đọc.
- Mục đích: Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm , vần.
* Ví dụ: Khi dạy bài 40: âm, âp. Tôi hỏi học sinh hôm nay các con được học vần gì mới? Đọc câu có vần âm, âp trong bài tập đọc Bé Lê. Bạn nào đọc đúng, nhanh sẽ được tuyên dương…
3.6. Trò chơi trong các tiết ôn tập:
Có thể nói tiết ôn luyện là thời gian vàng đối với học sinh lớp Một. Các em được củng cố lại kiến thức được học trong tuần. Để tránh sự nhàm chán khi phải học lại kiến thức cũ, tôi thường tổ chức các trò chơi với nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn: trò chơi “Hái hoa dân chủ’, “Ai nhanh – ai đúng”, “Rồng rắn lên mây”.
Khi tổ chức trò chơi tôi luôn chuẩn bị một số câu hỏi đơn giản phù hợp với khả năng nhận thức của các em đọc chưa được, đọc yếu. Việc cho các em chậm tiến tham gia nhiều trò chơi sẽ giúp các em tiến bộ và tạo động lực để giúp các em cố gắng học tốt hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 39 “Ôn tập” tôi yêu cầu học sinh nêu lại các vần đã học trong tuần. Để lôi cuốn học sinh vào hoạt động này tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”.
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm , vần.
Cách chơi: Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc yêu cầu của hoa. Cả đội phải đọc đúng, nhanh chữ mà nội dung trong hoa yêu cầu.
Đội nào đọc đúng, rõ ràng, nhanh theo yêu cầu thì thắng cuộc.
III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học:
1. Trước khi áp dụng biện pháp :
Đa số các em học sinh rất nhút nhát, chưa hăng hái trong tiết học, đặc biệt là học sinh không thích học Tiếng Việt. Trong giờ học, không khí lớp học kém sôi động, học sinh không hăng hái giơ tay phát biểu, chưa mạnh dạn nêu ra ý kiến của mình. Lượng kiến thức lớp 1 tương đối nhiều đồng thời một số học sinh HS không hứng thú, chầm, thậm chí sợ các tiết học. Bên cạnh đó còn HS có thái độ không tích cực chỉ hưởng ứng chứ không trực tiếp tham gia…
Việc đa dạng hoá trò chơi trong tiết học còn hạn chế. Giáo viên còn vận dụng máy móc, rập khuôn một số trò chơi nhất định từ tiết này qua tiết khác gây nên sự khập khiễng với mục tiêu từng hoạt động và sự nhàm chán, thiếu hứng thú ở học sinh.
Đôi khi giáo viên không làm chủ tốt thời gian trong quá trình tổ chức trò chơi dẫn đến”cháy” giờ hay phân chia thời gian không hợp lý trong tiết dạy. Một thực trạng thường thấy là sự chuẩn bị, tổ chức một trò chơi của giáo viên chưa chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo yêu cầu của trò chơi nên hiệu quả của các trò chơi học tập còn hạn chế.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát môn Tiếng việt ( đọc, viết) học sinh lớp 1A3 Trường Tiểu học Thị trấn Quảng Hà III.
Kết quả thu được như sau:
2. Sau khi áp dụng biện pháp:
Biện pháp sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao sự hứng thú cho học sinh trong dạy học Tiếng Việt lớp 1, tôi đã áp dụng giảng dạy vào giờ học tại lớp 1A3 đã thu lại được nhiều kết quả hết sức khả quan, phần nào đã khắc phục được các thực trạng đã nêu trong dạy học từ trước tới nay.
Giáo viên không còn thấy lúng túng khi tổ chức một giờ học sao cho sinh động. Các trò chơi được vận dụng thành thạo, khá linh hoạt, khai thác triệt để tác dụng của mỗi trò chơi. Thông qua việc tổ chức các trò chơi cho các em, giáo viên đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy và chu đáo hơn khi chuẩn bị đồ dùng dạy học. Việc thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao và sinh động hơn. Giờ dạy - học luôn sinh động, gây nhiều hứng thú cho học sinh.
Chính sự hứng thú của các em trong mỗi giờ học được nâng lên, nên giờ học của các em không còn khô khan, mệt mỏi như trước đây nữa mà trở nên sôi động, hấp dẫn. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hào hứng, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS lớp 1A3 “ Học mà chơi, chơi mà học”. Tính nhút nhát, tự ti của một số em được khắc phục, các em mạnh dạn, tự tin và ham học hơn.
Từ đó chất lượng học tập của các em được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. Qua đợt kiểm tra vừa qua, số lượng học sinh không thích môn Tiếng Việt giảm dần. Đây là một kết quả đáng khích lệ so với kết quả khảo sát đầu năm.
Việc sử dụng trò chơi trong dạy học là việc dạy học phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh, kích thích sự hứng thú của học sinh, làm giảm đi sự khô khan trong các hoạt động dạy học tích cực đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay của ngành. Nó giúp các em "vừa học, vừa chơi", tạo cho học sinh niềm tin, niềm vui trong học tập.
Khi sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong lớp 1A3 nói riêng, điều cần thiết là phần chuẩn bị và tổ chức cần căn cứ kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện để lựa chọn đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học, tránh rườm rà, mất thời gian. Giáo viên phải đặc biệt chú ý xác định được rõ mục đích của trò chơi, các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi đó.
Tuy nhiên, để việc sử dụng trò chơi trong dạy - học đạt kết quả cao và bền vững thì đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên, kiên trì, yêu nghề, yêu trẻ và ham học hỏi để giờ học Tiếng Việt luôn hấp dẫn học sinh.
Kết quả môn Tiếng Việt ( đọc, viết) sau 2 tháng thực hiện biện pháp đạt được như sau:
IV. Kết luận áp dụng nội dung trình bày
1. Kết luận:
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút . Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Khi tổ chức trò chơi trong giờ dạy học , chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin. Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi giờ học Tiếng Việt sau, tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê môn Tiếng Việt.
Sau quá trình thực biện pháp tổ chức trò chơi học tập này, tôi thấy rằng việc tổ chức trò chơi là một việc làm rất cần thiết đặc biệt với học sinh lớp 1A3.
2. Kiến nghị:
Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi trong giờ học ngoài những mục tiêu chung của bài dạy, giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau :
a, Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp .
b,Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin .
c, Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất , sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi .
Mỗi năm học Phòng giáo dục và Sở giáo dục nên chọn các sáng kiến tốt in thành các tập san theo môn học để cung cấp cho các trường làm tài liệu sinh hoạt chuyên môn.
Mở thêm các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và xây dựng nhiều tiết dạy học mẫu để cho giáo viên được trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm.
Trên đây là số biện pháp “Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng’’ mà bản thân tôi đã thực hiện tuy mang lại hiệu quả cho học sinh tại lớp 1A3 Trường tiểu học thị trấn Quảng Hà III, huyện Hải Hà. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ ban giám khảo để tôi học hỏi thêm những biện pháp hay để nâng cao chất lượng dạy học.
Cuối cùng tôi xin kính chúc ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc các bạn đồng nghiệp đạt thành tích cao trong năm học này. Chúc hội thi thành công tốt đẹp. Tôi xin chân trọng cảm ơn.
Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục tiểu học cấp tỉnh năm học 2020-2021 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG TH....... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dương Hòa, ngày 11 tháng 11 năm 2022 |
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Họ và tên: Nam, nữ: Nữ
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Giáo dục tiểu học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:
I. Lý do hình thành biện pháp:
- Năm học 2020- 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông GDPT 2018, thay sách giáo khoa lớp 1.
- Môn Tiếng Việt và các môn học khác đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Bởi nếu chỉ dạy cho học sinh những kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các tài liệu thì tiết học sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao.
- Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo đúng hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để giúp các em học tốt, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì học sinh sẽ chóng chán, tiếp thu bài hạn chế. Vậy người giáo viên không chỉ thiết kế nội dung bài học hợp lí, mà còn phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Học sinh ở lớp … ( nêu thực tại lớp mình: còn nhút nhát, chưa tự tin… )
- Giáo viên cần biết kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ nhằm khơi gợi trí tò mò, óc sáng tạo của học sinh. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn biện pháp “Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng ’’.
Phần thứ 2:
II. Nội dung của biện pháp:
1. Thực trạng:
- Học sinh lớp 1 rất hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Chính vì thế đối với học sinh trò chơi là một phát hiện mới, kích thích trí tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá nên người giáo viên cần biết phát huy tính tích cực, trí thông minh của học sinh thông qua giờ học.
- Thông qua trò chơi, học sinh biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, suy luận logic, xử lí thông minh trong các tình huống phức tạp. Sử dụng trò chơi học tập đúng nội dung và mục đích sẽ góp phần dạy học theo định hướng hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh hứng thú, tích cực học tập, tiếp thu kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả phù hợp với những yêu cầu chỉ đạo chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tổ chức trò chơi học tập vào các hoạt động trong tiết học như sau:
2. Các hoạt động trong tiết học …
2.1. Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ.
2.2. Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ.
2.3.Tổ chức trò chơi ở phần Tập đọc.
2.4 Tổ chức trò chơi ở phần Tập viết.
2.5. Tổ chức trò chơi trong phần củng cố - dặn dò.
Ngoài ra trong tiết ôn tập tôi cũng thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
Các trò chơi học tập được tôi áp dụng cụ thể như sau:
3. Một số trò chơi học tập sử dụng trong môn học Tiếng Việt:
3.1.Tổ chức trò chơi ở phần Kiểm tra bài cũ:
Để tổ chức trò chơi Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, tổ chức cho học sinh chơi. Nhận xét, tuyên dương học tham gia chơi tốt.
Để củng cố, kiểm tra nội dung bài cũ của học sinh tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi như: Trò chơi chuyền hoa, Truyền điện, Bắn tên... Sau đây tôi xin giới thiệu cách tổ chức một trò chơi trong phần kiểm tra bài cũ như sau:
1.Tên trò chơi: Truyền hoa
2. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những bông hoa có gắn từ, câu...ở phía sau.
3. Cách chơi: Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát một bài hát bất kỳ và đưa bông hoa cho bạn ngồi đầu bàn. Cả lớp vừa hát vừa chuyền bông hoa đến các bạn khác. Bài hát dừng ở đâu thì người cầm bông hoa ngay lúc đó sẽ đọc từ, câu giáo viên đã gắn sau bông hoa. Học sinh đọc được sẽ được thưởng bông hoa đó. Cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc.
* Ví dụ: Khi dạy bài 28: t th. Tôi chuẩn bị 5 bông hoa, mỗi bông hoa ghi 1 tiếng, từ: ngó, nhà bà, bố mẹ, nghỉ hè, ở quê.
Sự chú ý của học sinh lớp Một còn hạn chế nên để các em tập trung trong một tiết học là điều rất khó. Chính vì vậy, tôi thường lồng ghép trong các tiết học nhiều trò chơi khác nhau để giúp các em bớt mệt mỏi, căng thẳng. Thông qua đó, các em có thể vừa được giải trí vừa được lĩnh hội kiến thức. Các trò chơi tôi thường sử dụng: Trò chơi “Ai nhanh hơn?”, “Bắn tên”, “Rung chuông vàng”, “Ghép tranh với từ tương ứng”…
3.2. Tổ chức trò chơi ở phần Luyện tập - Mở rộng vốn từ:
Trò chơi : Ghép tranh với từ tương ứng
- Mục đích: Hiểu nghĩa của từ để ghép đúng tranh. Rèn luyện sự nhanh nhạy, tự tin.
- Chuẩn bị: Một số tranh (ảnh) theo bài học trong sách giáo khoa, một số thẻ từ (ghi sẵn).
- Cách chơi: Phát tranh và thẻ từ cho các nhóm. Nêu yêu cầu các nhóm thi đua ghép các tranh (ảnh) với các từ tương ứng. Nhóm nào ghép đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.
* Ví dụ: Khi dạy bài 31: ua ưa giáo viên cho học sinh thi ghép nhanh tiếng với hình tương ứng ( dưa đỏ, quả dừa, rùa, cà chua, đũa, sữa.)
- Học sinh thực hành chơi. Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Ở bước Tìm tiếng ngoài bài học sinh đã quen thuộc nên rất dễ chán nản, không tập trung nên tôi đã lồng ghép trò chơi “Thi tìm tiếng mới ”. Trò chơi này giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát âm được các tiếng có chứa vần ua, ưa.
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 tổ (mỗi tổ 2 dãy học sinh ngồi) thi tìm các tiếng có vần ua, ưa. Đội nào nêu được nhiều tiếng đúng, nhanh thì đội đó thắng cuộc. Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương đội tìm được nhiều tiếng, từ.
3.3. Trò chơi học tập trong phần Tập đọc:
Trò chơi “Ai tinh mắt?”
- Mục đích: Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm , vần.
* Ví dụ: Khi dạy bài 34: v y trong phần tập đọc bài Dì Tư. Giáo viên cho học sinh tìm tiếng chứa âm v, y, có mấy tiếng chứa âm v, y.
- Gv hướng dẫn học sinh chơi:
Giáo viên nêu yêu cầu của cuộc chơi.
Học sinh tham gia chơi, giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3.4. Trò chơi học tập trong phần Tập viết:
Để học sinh hứng thú và nhanh nhẹn trong phần luyện viết tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
- Mục đích: Giúp học sinh có thói quen rèn viết đúng, viết nhanh.
* Ví dụ: Khi dạy bài 36: am, ap. Cô hướng dẫn học sinh viết chữ am, quả cam, ap , xe đạp. Sau khi quan sát cô viết mẫu, học sinh thực hiện viết vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. ( khen những bạn viết đúng, viết đẹp, viết nhanh)
3.5. Trò chơi học tập trong phần Củng cố - dặn dò:
Để giúp học sinh nắm chắc âm, vần mới học tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng. Đọc nhanh câu chứa âm, vần mới học trong bài tập đọc.
- Mục đích: Giúp học sinh nhìn, nhận diện và phát hiện được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm , vần.
* Ví dụ: Khi dạy bài 40: âm, âp. Tôi hỏi học sinh hôm nay các con được học vần gì mới? Đọc câu có vần âm, âp trong bài tập đọc Bé Lê. Bạn nào đọc đúng, nhanh sẽ được tuyên dương…
3.6. Trò chơi trong các tiết ôn tập:
Có thể nói tiết ôn luyện là thời gian vàng đối với học sinh lớp Một. Các em được củng cố lại kiến thức được học trong tuần. Để tránh sự nhàm chán khi phải học lại kiến thức cũ, tôi thường tổ chức các trò chơi với nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn: trò chơi “Hái hoa dân chủ’, “Ai nhanh – ai đúng”, “Rồng rắn lên mây”.
Khi tổ chức trò chơi tôi luôn chuẩn bị một số câu hỏi đơn giản phù hợp với khả năng nhận thức của các em đọc chưa được, đọc yếu. Việc cho các em chậm tiến tham gia nhiều trò chơi sẽ giúp các em tiến bộ và tạo động lực để giúp các em cố gắng học tốt hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 39 “Ôn tập” tôi yêu cầu học sinh nêu lại các vần đã học trong tuần. Để lôi cuốn học sinh vào hoạt động này tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”.
- Mục đích: Giúp học sinh củng cố được các chữ cái, các tiếng có chứa các dấu thanh , âm , vần.
Cách chơi: Từng đội cử đại diện lên hái hoa và đọc yêu cầu của hoa. Cả đội phải đọc đúng, nhanh chữ mà nội dung trong hoa yêu cầu.
Đội nào đọc đúng, rõ ràng, nhanh theo yêu cầu thì thắng cuộc.
III. Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học:
1. Trước khi áp dụng biện pháp :
Đa số các em học sinh rất nhút nhát, chưa hăng hái trong tiết học, đặc biệt là học sinh không thích học Tiếng Việt. Trong giờ học, không khí lớp học kém sôi động, học sinh không hăng hái giơ tay phát biểu, chưa mạnh dạn nêu ra ý kiến của mình. Lượng kiến thức lớp 1 tương đối nhiều đồng thời một số học sinh HS không hứng thú, chầm, thậm chí sợ các tiết học. Bên cạnh đó còn HS có thái độ không tích cực chỉ hưởng ứng chứ không trực tiếp tham gia…
Việc đa dạng hoá trò chơi trong tiết học còn hạn chế. Giáo viên còn vận dụng máy móc, rập khuôn một số trò chơi nhất định từ tiết này qua tiết khác gây nên sự khập khiễng với mục tiêu từng hoạt động và sự nhàm chán, thiếu hứng thú ở học sinh.
Đôi khi giáo viên không làm chủ tốt thời gian trong quá trình tổ chức trò chơi dẫn đến”cháy” giờ hay phân chia thời gian không hợp lý trong tiết dạy. Một thực trạng thường thấy là sự chuẩn bị, tổ chức một trò chơi của giáo viên chưa chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo yêu cầu của trò chơi nên hiệu quả của các trò chơi học tập còn hạn chế.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát môn Tiếng việt ( đọc, viết) học sinh lớp 1A3 Trường Tiểu học Thị trấn Quảng Hà III.
Kết quả thu được như sau:
Sĩ số | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | ||
SL | % | SL | % | |
24 | 15 | 62,5 | 9 | 37,5 |
2. Sau khi áp dụng biện pháp:
Biện pháp sử dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao sự hứng thú cho học sinh trong dạy học Tiếng Việt lớp 1, tôi đã áp dụng giảng dạy vào giờ học tại lớp 1A3 đã thu lại được nhiều kết quả hết sức khả quan, phần nào đã khắc phục được các thực trạng đã nêu trong dạy học từ trước tới nay.
Giáo viên không còn thấy lúng túng khi tổ chức một giờ học sao cho sinh động. Các trò chơi được vận dụng thành thạo, khá linh hoạt, khai thác triệt để tác dụng của mỗi trò chơi. Thông qua việc tổ chức các trò chơi cho các em, giáo viên đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy và chu đáo hơn khi chuẩn bị đồ dùng dạy học. Việc thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao và sinh động hơn. Giờ dạy - học luôn sinh động, gây nhiều hứng thú cho học sinh.
Chính sự hứng thú của các em trong mỗi giờ học được nâng lên, nên giờ học của các em không còn khô khan, mệt mỏi như trước đây nữa mà trở nên sôi động, hấp dẫn. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hào hứng, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS lớp 1A3 “ Học mà chơi, chơi mà học”. Tính nhút nhát, tự ti của một số em được khắc phục, các em mạnh dạn, tự tin và ham học hơn.
Từ đó chất lượng học tập của các em được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. Qua đợt kiểm tra vừa qua, số lượng học sinh không thích môn Tiếng Việt giảm dần. Đây là một kết quả đáng khích lệ so với kết quả khảo sát đầu năm.
Việc sử dụng trò chơi trong dạy học là việc dạy học phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh, kích thích sự hứng thú của học sinh, làm giảm đi sự khô khan trong các hoạt động dạy học tích cực đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay của ngành. Nó giúp các em "vừa học, vừa chơi", tạo cho học sinh niềm tin, niềm vui trong học tập.
Khi sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và trong lớp 1A3 nói riêng, điều cần thiết là phần chuẩn bị và tổ chức cần căn cứ kiến thức, trình độ học sinh và điều kiện để lựa chọn đưa vào dạy học như một hoạt động dạy học, tránh rườm rà, mất thời gian. Giáo viên phải đặc biệt chú ý xác định được rõ mục đích của trò chơi, các bước chuẩn bị và tiến hành trò chơi đó.
Tuy nhiên, để việc sử dụng trò chơi trong dạy - học đạt kết quả cao và bền vững thì đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên, kiên trì, yêu nghề, yêu trẻ và ham học hỏi để giờ học Tiếng Việt luôn hấp dẫn học sinh.
Kết quả môn Tiếng Việt ( đọc, viết) sau 2 tháng thực hiện biện pháp đạt được như sau:
Sĩ số | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | ||
SL | % | SL | % | |
24 | 21 | 87,5 | 3 | 12,5 |
IV. Kết luận áp dụng nội dung trình bày
1. Kết luận:
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút . Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Khi tổ chức trò chơi trong giờ dạy học , chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin. Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi giờ học Tiếng Việt sau, tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê môn Tiếng Việt.
Sau quá trình thực biện pháp tổ chức trò chơi học tập này, tôi thấy rằng việc tổ chức trò chơi là một việc làm rất cần thiết đặc biệt với học sinh lớp 1A3.
2. Kiến nghị:
Muốn có kết quả cao trong việc sử dụng trò chơi trong giờ học ngoài những mục tiêu chung của bài dạy, giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau :
a, Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, từ đó lựa chọn thiết kế trò chơi cho phù hợp .
b,Tổ chức trò chơi sao cho mọi học sinh được chơi nhất là những em còn hay rụt rè thiếu tự tin .
c, Giáo viên cần khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất , sưu tầm các vật liệu đơn giản để làm đồ dùng trong trò chơi .
Mỗi năm học Phòng giáo dục và Sở giáo dục nên chọn các sáng kiến tốt in thành các tập san theo môn học để cung cấp cho các trường làm tài liệu sinh hoạt chuyên môn.
Mở thêm các lớp bồi dưỡng về chuyên môn và xây dựng nhiều tiết dạy học mẫu để cho giáo viên được trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm.
Trên đây là số biện pháp “Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt để nâng cao chất lượng’’ mà bản thân tôi đã thực hiện tuy mang lại hiệu quả cho học sinh tại lớp 1A3 Trường tiểu học thị trấn Quảng Hà III, huyện Hải Hà. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ ban giám khảo để tôi học hỏi thêm những biện pháp hay để nâng cao chất lượng dạy học.
Cuối cùng tôi xin kính chúc ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc các bạn đồng nghiệp đạt thành tích cao trong năm học này. Chúc hội thi thành công tốt đẹp. Tôi xin chân trọng cảm ơn.
Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục tiểu học cấp tỉnh năm học 2020-2021 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Xác nhận của Lãnh đạo Trường Tiểu học … | Người báo cáo |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!