- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Tập huấn tích hợp quyền con người, tài liệu tập huấn quyền con người ở tiểu học NĂM 2024-2025 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word, ppt gồm các file trang. Các bạn xem và tải tập huấn tích hợp quyền con người, tài liệu tập huấn quyền con người ở tiểu học về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ – YÊU QUÝ BẠN BÈ
(Lớp 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau chủ đề này, HS:
– Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô.
– Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết.
– Tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
– Phẩm chất nhân ái: Thể hiện được sự yêu thương, tôn trọng trong lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô. Trao đổi, tương tác với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết.
– Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch thực hiện những lời nói, việc làm duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè; Tổ chức và tham gia các trò chơi tập thể để duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
– Kiến thức:
+ Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp (Điều 34 Luật Trẻ em và Điều 15 CRC): Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em
+ Quyền được tự do kết bạn.
+ Quyền được tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ,…
+ Quyền bí mật đời sống riêng tư (Điều 21 Luật Trẻ em và Điều 16 của CRC)
– Về kĩ năng: Học vì quyền con người. Thông qua các hoạt động, HS được thực hiện, rèn luyện kỹ năng vì quyền con người bao gồm: 1) Lắng nghe và giao tiếp tích cực: có thể lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau, thể hiện ý kiến cá nhân và đánh giá cả hai; 2) Tư duy phản biện giúp phân biệt thực tế và ý kiến, lường trước những định kiến và thành kiến, nhận ra các hình thức thao túng; 3) Hợp tác làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực; 4) Xây dựng sự đồng thuận; 5) Tham gia một cách dân chủ vào các hoạt động với bạn bè; 6) Thể hiện bản thân một cách tự tin; 7) Giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
- Bộ tranh minh họa hoạt động 2, hoạt động 3, hoạt động 6;
- Mẫu một số bài thơ, câu chuyện về thầy, cô giáo đã được trang trí;
- Giấy A0, màu vẽ cho HS trang trí báo tường;
- Mẫu kế hoạch thực hiện lời nói, việc làm duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè;
- Băng vải lớn, bóng, hoa…. (cho các trò chơi tập thể)
- Bút màu, bút viết.
Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
Lưu ý: Chủ đề Biết ơn thầy cô – Yêu quý bạn bè trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 – Chân trời sáng tạo bản 1 được thực hiện trong 4 tuần, mỗi tuần 3 tiết, tổng 12 tiết. Trong khuôn khổ của tài liệu này chúng tôi minh họa 01 tuần (3 tiết, mỗi loại hình trải nghiệm 01 tiết)
TUẦN 9
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham gia tháng hành động em là học sinh thân thiện
1. Mục tiêu:
– HS xác định được nội dung và các hoạt động chính trong chủ đề Biết ơn thầy cô, yêu quý bạn bè.
– HS thể hiện sự tôn trọng, văn minh khi tham gia cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ của các bạn trong tháng hành động “Em là học sinh thân thiện”
* Giáo dục Quyền con người: HS tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường đề thực hiện quyền được học tập, tham gia hoạt động,.. HS tôn trọng người khác thể hiện qua việc cổ vũ văn minh cho các tiết mục văn nghệ được trình diễn,
2. Cách tiến hành:
2.1. GV TPT tổ chức nghi lễ chào cờ và mời đại diện Liên Chi Đội tổng kết hoạt động rèn luyện tuần vừa qua. Sau đó thông báo về chủ đề tháng 11 “Biết ơn thầy cô – Yêu quý bạn bè”. GV chủ nhiệm lớp phối hợp để HS tham gia hoạt động chung.
2.2. Tổ chức văn nghệ “Em là học sinh thân thiện”
– GV cho HS đăng kí tham gia và lựa chọn các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong chương trình của nhà trường.
– GV hỗ trợ HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã đăng kí.
– GV động viên khi HS tham gia biểu diễn văn nghệ và cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ trong chương trình Tháng hành động “Biết ơn thầy cô – Yêu quý bạn bè”.
– GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong.
– GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ cách các em thực hiện những việc cần làm trong tháng hành động.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Hoạt động 1: Chia sẻ những ấn tượng hoặc kỉ niệm của em về thầy cô và bạn bè
1. Mục tiêu:
– HS chia sẻ được những kỉ niệm của bản thân về thầy cô và bạn bè, từ đó thêm gắn bó, yêu thương với thầy cô, bạn bè, nhà trường.
* Giáo dục Quyền con người:
+ HS thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến đồng thời lắng nghe tích cực và tôn trọng ý kiến của người khác trong quá trình tham gia hoạt động.
+ GV lưu ý, trong trường hợp HS có kỉ niệm buồn, không muốn chia sẻ cần nhận được sự cảm thông, yêu thương, tôn trọng.
2. Cách tiến hành
– GV yêu cầu 1 HS đọc hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 26 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
– GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Trái tim kỉ niệm”. Cách hoạt động như sau:
+ HS ngồi theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS. Mỗi HS được phát một trái tim màu xanh và một trái tim màu hồng. GV đề nghị HS, suy nghĩ về những thầy cô giáo đã dạy dỗ em, về các bạn đã cùng học, cùng chơi với em, sau đó, em muốn kể về kỉ niệm với ai thì viết tên bạn và trái tim màu xanh, viết tên thầy cô vào trái tim màu hồng.
+ Các bạn trong nhóm có thể lần lượt chia sẻ, hoặc nhóm sẽ chọn trái tim bất kì của bạn trong nhóm để mời chia sẻ, ít nhất mỗi bạn chia sẻ về 1 kỉ niệm.
– GV có thể hướng dẫn HS chia sẻ theo gợi ý sau:
Về thầy cô
+ Thầy/cô giáo em muốn nhắc đến là ai?
+ Thầy/cô dạy em môn gì/lớp nào?
+ Kỉ niệm của em với thầy/cô là gì? hoặc Em nhớ nhất điều gì về người thầy/cô đó?
Về bạn bè
+ Người bạn mà em muốn kể với các bạn là ai?
+ Em quen người bạn đó như thế nào?
+ Em đã có kỉ niệm gì với người bạn đó? Hoặc bạn có đặc điểm hay tính cách gì làm cho em ấn tượng?
(GV nên chuẩn bị nội dung gợi ý này trên slide bài giảng điện tử để HS tham khảo)
– GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ trước lớp về những ấn tượng hoặc kỉ niệm của các em về một người thầy/cô giáo.
+ GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Mỗi chúng ta đều có nhiều kỉ niệm với thầy cô, bạn bè. Các em có quyền giữ những kỉ niệm đó cho riêng mình nhưng cũng có thể chia sẻ để lan toả sự yêu thương, gắn bó của chúng ta đến với mọi người. Để giúp các em có thêm nhiều kỉ niệm đẹp với thầy cô, chúng ta sẽ thực hiện tiếp hoạt động 2, Tìm hiểu những lời nói, việc làm duy trì, phát triển mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.
– HS biết cách thực hiện những lời nói, những việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo.
– Giáo dục Quyền con người: HS hiểu các em có quyền nêu ý kiến của mình trong quan hệ với thầy cô giáo một cách lễ phép, văn minh, có quyền thực hiện những việc làm để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. Thầy cô là người đáng tin cận để các em tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, khi cần thiết.
2. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 26 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nêu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với thầy, cô trong các tranh minh họa ở trang 28.
Gợi ý trả lời:
+ Tranh 1: Học sinh xin cô giáo tư vấn về việc tham gia câu lạc bộ.
+ Tranh 2: Học sinh làm món quà tặng sinh nhật cô giáo.
– Sau khi HS đã trao đổi trong nhóm xong, GV gọi 2 HS nêu những lời nói, việc làm của các bạn trong tranh và phân tích những lời nói, việc đó duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo như thế nào.
– GV đưa ra tình huống: Khi biết Nam đang làm khung ảnh để tặng sinh nhật thầy giáo. Lâm bèn nói rằng Nam đang tìm cách để “nịnh” thầy, để được thầy quan tâm hơn các bạn trong lớp. Em có đồng tình với ý kiến của Lâm không? Vì sao?
– GV mời HS trong lớp nêu ý kiến. Sau đó, GV trao đổi thêm: Thầy cô là người dạy dỗ các em hằng ngày, luôn mong muốn các em trưởng thành. Các em đều có quyền nêu ý kiến của mình với thầy cô, cũng có quyền thể hiện tình cảm thông qua lời nói, hành động cụ thể với thầy cô và cần tôn trọng cách thể hiện tình cảm của các bạn khác. Trong quá trình thực hiện những lời nói, việc làm để quy trì mối quan hệ với các thầy cô, các em cần đảm bảo sự lễ phép, chân thành.
– GV chuyển tiếp sang hoạt động 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè
1. Mục tiêu
– HS biết cách thực hiện những lời nói, những việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
– Giáo dục Quyền con người: HS hiểu các em có quyền tự do kết bạn, nêu ý kiến của mình trong quan hệ với bạn bè, có quyền thực hiện các việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn và cũng có quyền nhận sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè mà không ai có quyền ai ngăn cấm.
2. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 27 cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa.
– GV yêu cầu HS chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ trao đổi về những lời nói, việc làm các em có thể thực hiện trong tình huống sau:
+ Nhóm 1: Khi bạn cần sự giúp đỡ.
+ Nhóm 2: Khi bạn bị ốm.
+ Nhóm 3: Khi bạn đạt thành tích cao, tiến bộ (trong học tập, trong thi đấu thể thao…).
+ Nhóm 4: Khi bạn gặp chuyện buồn hay khó khăn trong học tập, trong cuộc sống
+ Nhóm 5: Khi bạn bị bắt nạt
– GV gọi lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp những lời nói, việc làm các em có thể thực hiện để duy trình và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè. GV có thể khuyến khích HS trình bày bằng miệng, bằng sơ đồ hình cây, sơ đồ tư duy hay diễn tiểu phẩm để báo cáo. GV giảng thêm về quyền được chăm sóc, bảo vệ, học tập, vui chơi phát triển của HS. Dặn dò các em, khi thấy bạn mình hay ai đó chưa được đảm bảo những quyền này có thể trao đổi với cô giáo và cơ quan hỗ trợ.
– GV tổ chức cho HS trao đổi thêm: Hồng và Mai là hai bạn thân trong lớp. Hoàn cảnh gia đình nhà Hồng thì khá giả nhưng nhà Mai lại nghèo khó hơn, vì thế Hồng thường quy giúp đỡ Mai. Thấy vậy, mẹ Hồng nhiều lần nhắc nhở, không cho Hồng giúp đỡ Mai và yêu cầu Hồng không chơi với Mai nữa. Theo em, Hồng nên nói và làm gì để giữ được tình bạn đẹp với Mai.
– GV mời HS tự do phát biểu ý kiến quan điểm cá nhân của mình trước lớp.
– GV nhận xét, tổng kết hoạt động và khẳng định: Các em có quyền tự do kết bạn, nêu ý kiến của mình trong quan hệ với bạn bè, có quyền thực hiện các việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn và cũng có quyền nhận sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè mà không ai có quyền ai ngăn cấm.
Hoạt động nối tiếp: GV dặn dò HS: về nhà tìm hiểu và sưu tầm một số bài thơ, câu chuyện hay nói về thầy, cô giáo và mang đến lớp vào tiết sinh hoạt lớp.
SINH HOẠT LỚP
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả rèn luyện của tuần học trước, khen ngợi các em đã tiến bộ, làm tốt, động viên các em cần cố gắng hơn trong tuần tới về các mặt học tập, tham gia sinh hoạt chung, giữ gìn nền nếp. Chú ý, không gây áp lực cho HS.
– GV tổ chức cho HS chia sẻ một số bài thơ, câu chuyện hay nói về thầy, cô giáo các em đã sưu tầm trong nhóm 4 - 6.
– GV gọi 4 - 5 HS đọc các bài thơ, câu chuyện mà các nhóm tâm đắc để chia sẻ trước lớp.
– GV tổng kết hoạt động.
PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH
Kế hoạch bài dạy trên được thiết kế để tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho tuần 9 chủ đề Biết ơn thầy cô, yêu quý bạn bè với cả 3 loại hình. Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp. Kế hoạch được thiết kế theo hướng dẫn trong Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ban hành ngày 07/6/2021. Nội dung quyền con người được tích hợp bộ phận trong cả 3 loại hình, được thể hiện từng hoạt động.
Sinh hoạt dưới cờ: Với chủ đề Sinh hoạt dưới cờ Tham gia tháng hành động em là học sinh thân thiện, HS được tham gia biểu diễn văn nghệ, múa hát, kịch,… để thể hiện khả năng của mình. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ này góp phần giáo dục Quyền con người ở các khía cạnh: HS tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường đề thực hiện quyền được học tập, tham gia hoạt động,... HS tôn trọng người khác thể hiện qua việc cổ vũ văn minh cho các tiết mục văn nghệ được trình diễn.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề, thực hiện 01 tiết với 02 hoạt động.
Hoạt động 1: Chia sẻ những ấn tượng hoặc kỉ niệm của em về thầy cô và bạn bè. Khi tham gia hoạt động này, HS chia sẻ được những kỉ niệm của bản thân về thầy cô và bạn bè, từ đó thêm gắn bó, yêu thương với thầy cô, bạn bè, nhà trường. Trong quá trình thực hiện hoạt động, HS thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến đồng thời lắng nghe tích cực và tôn trọng ý kiến của người khác trong quá trình tham gia hoạt động. GV lưu ý, trong trường hợp HS có kỉ niệm buồn, không muốn chia sẻ cần nhận được sự cảm thông, yêu thương, tôn trọng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo. Để thực hiện hoạt động này, GV cho HS phân tích tình huống để các em biết cách thực hiện những lời nói, những việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo. Trong quá trình tổ chức, các em hiểu các em có quyền nêu ý kiến của mình trong quan hệ với thầy cô giáo một cách lễ phép, văn minh, có quyền thực hiện những việc làm để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. Thầy cô là người đáng tin cận để các em tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, khi cần thiết. Đây chính là tích hợp hướng dẫn các em thực hiện quyền con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè. Quá trình thực hiện hoạt động này, HS đưa các cách thực hiện những lời nói, những việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong các trường hợp cụ thể: Khi bạn cần sự giúp đỡ; Khi bạn bị ốm; Khi bạn đạt thành tích cao, tiến bộ (trong học tập, trong thi đấu thể thao…); Khi bạn gặp chuyện buồn hay khó khăn trong học tập, trong cuộc sống; Khi bạn bị bắt nạt. Tham gia hoạt động, HS hiểu và thực hiện quyền tự do kết bạn, nêu ý kiến của mình trong quan hệ với bạn bè, có quyền thực hiện các việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn và cũng có quyền nhận sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè. Nhất là khi các em cùng nhau xử lí tình huống về bạn Hồng và bạn Mai muốn chơi với nhau nhưng lại bị mẹ Hồng ngăn cấm, các em được tự do phát biểu ý kiến quan điểm cá nhân của mình trước lớp và đưa đến khẳng định không ai có quyền ai ngăn cấm các em kết giao bạn bè nhưng các em cũng có trách nhiệm để xây dựng quan hệ bạn bè tốt đẹp, tôn trọng nhau.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động, GV cũng cần thể hiện các nguyên tắc quyền con người và nội dung của bài học. Đó là thể hiện sự tôn trọng đối với HS, duy trì mối quan hệ bình đẳng trong tương tác, giao tiếp với HS, và không phân biệt đối xử với học sinh bằng cách không chê bai, bêu riếu khi HS làm sai, có ý kiến hay cách làm khác biệt với mọi người hay với ý tưởng ban đầu của cô. GV cần thể hiện sự cởi mở và thân thiện trong suốt quá trình dạy bài học.
Sinh hoạt lớp:
Trong tiết sinh hoạt lớp HS có hai hoạt động chính: Một là: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả rèn luyện của tuần; hai là Chia sẻ bài thơ, câu chuyện về thầy, cô giáo. Hoạt động sinh hoạt lớp này HS tự mình nhận xét những gì bản thân và lớp đã làm được, chưa làm được trong tuần vừa qua liên quan đến học tập, rèn luyện, vệ sinh trường lớp, nề nếp,… góp phần giáo dục Quyền được sống và phát triển, Quyền được tự do biểu đạt, quyền được được tôn trọng và lắng nghe.
LINKS 1
LINKS 2
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHỦ ĐỀ 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ – YÊU QUÝ BẠN BÈ
(Lớp 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau chủ đề này, HS:
– Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô.
– Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết.
– Tham gia vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
– Phẩm chất nhân ái: Thể hiện được sự yêu thương, tôn trọng trong lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô. Trao đổi, tương tác với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết.
– Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch thực hiện những lời nói, việc làm duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè; Tổ chức và tham gia các trò chơi tập thể để duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
– Kiến thức:
+ Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp (Điều 34 Luật Trẻ em và Điều 15 CRC): Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em
+ Quyền được tự do kết bạn.
+ Quyền được tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ,…
+ Quyền bí mật đời sống riêng tư (Điều 21 Luật Trẻ em và Điều 16 của CRC)
– Về kĩ năng: Học vì quyền con người. Thông qua các hoạt động, HS được thực hiện, rèn luyện kỹ năng vì quyền con người bao gồm: 1) Lắng nghe và giao tiếp tích cực: có thể lắng nghe nhiều quan điểm khác nhau, thể hiện ý kiến cá nhân và đánh giá cả hai; 2) Tư duy phản biện giúp phân biệt thực tế và ý kiến, lường trước những định kiến và thành kiến, nhận ra các hình thức thao túng; 3) Hợp tác làm việc nhóm và giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực; 4) Xây dựng sự đồng thuận; 5) Tham gia một cách dân chủ vào các hoạt động với bạn bè; 6) Thể hiện bản thân một cách tự tin; 7) Giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4;- Bộ tranh minh họa hoạt động 2, hoạt động 3, hoạt động 6;
- Mẫu một số bài thơ, câu chuyện về thầy, cô giáo đã được trang trí;
- Giấy A0, màu vẽ cho HS trang trí báo tường;
- Mẫu kế hoạch thực hiện lời nói, việc làm duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè;
- Băng vải lớn, bóng, hoa…. (cho các trò chơi tập thể)
2. Học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 4;- Bút màu, bút viết.
Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU
Lưu ý: Chủ đề Biết ơn thầy cô – Yêu quý bạn bè trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 – Chân trời sáng tạo bản 1 được thực hiện trong 4 tuần, mỗi tuần 3 tiết, tổng 12 tiết. Trong khuôn khổ của tài liệu này chúng tôi minh họa 01 tuần (3 tiết, mỗi loại hình trải nghiệm 01 tiết)
TUẦN 9
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham gia tháng hành động em là học sinh thân thiện
1. Mục tiêu:
– HS xác định được nội dung và các hoạt động chính trong chủ đề Biết ơn thầy cô, yêu quý bạn bè.
– HS thể hiện sự tôn trọng, văn minh khi tham gia cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ của các bạn trong tháng hành động “Em là học sinh thân thiện”
* Giáo dục Quyền con người: HS tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường đề thực hiện quyền được học tập, tham gia hoạt động,.. HS tôn trọng người khác thể hiện qua việc cổ vũ văn minh cho các tiết mục văn nghệ được trình diễn,
2. Cách tiến hành:
2.1. GV TPT tổ chức nghi lễ chào cờ và mời đại diện Liên Chi Đội tổng kết hoạt động rèn luyện tuần vừa qua. Sau đó thông báo về chủ đề tháng 11 “Biết ơn thầy cô – Yêu quý bạn bè”. GV chủ nhiệm lớp phối hợp để HS tham gia hoạt động chung.
2.2. Tổ chức văn nghệ “Em là học sinh thân thiện”
– GV cho HS đăng kí tham gia và lựa chọn các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong chương trình của nhà trường.
– GV hỗ trợ HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đã đăng kí.
– GV động viên khi HS tham gia biểu diễn văn nghệ và cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ trong chương trình Tháng hành động “Biết ơn thầy cô – Yêu quý bạn bè”.
– GV hỗ trợ HS trong quá trình các em di chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong.
– GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ cách các em thực hiện những việc cần làm trong tháng hành động.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Hoạt động 1: Chia sẻ những ấn tượng hoặc kỉ niệm của em về thầy cô và bạn bè
1. Mục tiêu:
– HS chia sẻ được những kỉ niệm của bản thân về thầy cô và bạn bè, từ đó thêm gắn bó, yêu thương với thầy cô, bạn bè, nhà trường.
* Giáo dục Quyền con người:
+ HS thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến đồng thời lắng nghe tích cực và tôn trọng ý kiến của người khác trong quá trình tham gia hoạt động.
+ GV lưu ý, trong trường hợp HS có kỉ niệm buồn, không muốn chia sẻ cần nhận được sự cảm thông, yêu thương, tôn trọng.
2. Cách tiến hành
– GV yêu cầu 1 HS đọc hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 26 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
– GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động “Trái tim kỉ niệm”. Cách hoạt động như sau:
+ HS ngồi theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS. Mỗi HS được phát một trái tim màu xanh và một trái tim màu hồng. GV đề nghị HS, suy nghĩ về những thầy cô giáo đã dạy dỗ em, về các bạn đã cùng học, cùng chơi với em, sau đó, em muốn kể về kỉ niệm với ai thì viết tên bạn và trái tim màu xanh, viết tên thầy cô vào trái tim màu hồng.
+ Các bạn trong nhóm có thể lần lượt chia sẻ, hoặc nhóm sẽ chọn trái tim bất kì của bạn trong nhóm để mời chia sẻ, ít nhất mỗi bạn chia sẻ về 1 kỉ niệm.
– GV có thể hướng dẫn HS chia sẻ theo gợi ý sau:
Về thầy cô
+ Thầy/cô giáo em muốn nhắc đến là ai?
+ Thầy/cô dạy em môn gì/lớp nào?
+ Kỉ niệm của em với thầy/cô là gì? hoặc Em nhớ nhất điều gì về người thầy/cô đó?
Về bạn bè
+ Người bạn mà em muốn kể với các bạn là ai?
+ Em quen người bạn đó như thế nào?
+ Em đã có kỉ niệm gì với người bạn đó? Hoặc bạn có đặc điểm hay tính cách gì làm cho em ấn tượng?
(GV nên chuẩn bị nội dung gợi ý này trên slide bài giảng điện tử để HS tham khảo)
– GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ trước lớp về những ấn tượng hoặc kỉ niệm của các em về một người thầy/cô giáo.
+ GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Mỗi chúng ta đều có nhiều kỉ niệm với thầy cô, bạn bè. Các em có quyền giữ những kỉ niệm đó cho riêng mình nhưng cũng có thể chia sẻ để lan toả sự yêu thương, gắn bó của chúng ta đến với mọi người. Để giúp các em có thêm nhiều kỉ niệm đẹp với thầy cô, chúng ta sẽ thực hiện tiếp hoạt động 2, Tìm hiểu những lời nói, việc làm duy trì, phát triển mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo
1. Mục tiêu– HS biết cách thực hiện những lời nói, những việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo.
– Giáo dục Quyền con người: HS hiểu các em có quyền nêu ý kiến của mình trong quan hệ với thầy cô giáo một cách lễ phép, văn minh, có quyền thực hiện những việc làm để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. Thầy cô là người đáng tin cận để các em tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, khi cần thiết.
2. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 26 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nêu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ với thầy, cô trong các tranh minh họa ở trang 28.
Gợi ý trả lời:
+ Tranh 1: Học sinh xin cô giáo tư vấn về việc tham gia câu lạc bộ.
+ Tranh 2: Học sinh làm món quà tặng sinh nhật cô giáo.
– Sau khi HS đã trao đổi trong nhóm xong, GV gọi 2 HS nêu những lời nói, việc làm của các bạn trong tranh và phân tích những lời nói, việc đó duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo như thế nào.
– GV đưa ra tình huống: Khi biết Nam đang làm khung ảnh để tặng sinh nhật thầy giáo. Lâm bèn nói rằng Nam đang tìm cách để “nịnh” thầy, để được thầy quan tâm hơn các bạn trong lớp. Em có đồng tình với ý kiến của Lâm không? Vì sao?
– GV mời HS trong lớp nêu ý kiến. Sau đó, GV trao đổi thêm: Thầy cô là người dạy dỗ các em hằng ngày, luôn mong muốn các em trưởng thành. Các em đều có quyền nêu ý kiến của mình với thầy cô, cũng có quyền thể hiện tình cảm thông qua lời nói, hành động cụ thể với thầy cô và cần tôn trọng cách thể hiện tình cảm của các bạn khác. Trong quá trình thực hiện những lời nói, việc làm để quy trì mối quan hệ với các thầy cô, các em cần đảm bảo sự lễ phép, chân thành.
– GV chuyển tiếp sang hoạt động 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè
1. Mục tiêu
– HS biết cách thực hiện những lời nói, những việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
– Giáo dục Quyền con người: HS hiểu các em có quyền tự do kết bạn, nêu ý kiến của mình trong quan hệ với bạn bè, có quyền thực hiện các việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn và cũng có quyền nhận sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè mà không ai có quyền ai ngăn cấm.
2. Cách tiến hành
– GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1, hoạt động 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 27 cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa.
– GV yêu cầu HS chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ trao đổi về những lời nói, việc làm các em có thể thực hiện trong tình huống sau:
+ Nhóm 1: Khi bạn cần sự giúp đỡ.
+ Nhóm 2: Khi bạn bị ốm.
+ Nhóm 3: Khi bạn đạt thành tích cao, tiến bộ (trong học tập, trong thi đấu thể thao…).
+ Nhóm 4: Khi bạn gặp chuyện buồn hay khó khăn trong học tập, trong cuộc sống
+ Nhóm 5: Khi bạn bị bắt nạt
– GV gọi lần lượt đại diện các nhóm trình bày trước lớp những lời nói, việc làm các em có thể thực hiện để duy trình và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè. GV có thể khuyến khích HS trình bày bằng miệng, bằng sơ đồ hình cây, sơ đồ tư duy hay diễn tiểu phẩm để báo cáo. GV giảng thêm về quyền được chăm sóc, bảo vệ, học tập, vui chơi phát triển của HS. Dặn dò các em, khi thấy bạn mình hay ai đó chưa được đảm bảo những quyền này có thể trao đổi với cô giáo và cơ quan hỗ trợ.
– GV tổ chức cho HS trao đổi thêm: Hồng và Mai là hai bạn thân trong lớp. Hoàn cảnh gia đình nhà Hồng thì khá giả nhưng nhà Mai lại nghèo khó hơn, vì thế Hồng thường quy giúp đỡ Mai. Thấy vậy, mẹ Hồng nhiều lần nhắc nhở, không cho Hồng giúp đỡ Mai và yêu cầu Hồng không chơi với Mai nữa. Theo em, Hồng nên nói và làm gì để giữ được tình bạn đẹp với Mai.
– GV mời HS tự do phát biểu ý kiến quan điểm cá nhân của mình trước lớp.
– GV nhận xét, tổng kết hoạt động và khẳng định: Các em có quyền tự do kết bạn, nêu ý kiến của mình trong quan hệ với bạn bè, có quyền thực hiện các việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn và cũng có quyền nhận sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè mà không ai có quyền ai ngăn cấm.
Hoạt động nối tiếp: GV dặn dò HS: về nhà tìm hiểu và sưu tầm một số bài thơ, câu chuyện hay nói về thầy, cô giáo và mang đến lớp vào tiết sinh hoạt lớp.
SINH HOẠT LỚP
Chia sẻ bài thơ, câu chuyện về thầy, cô giáo
1. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả rèn luyện của tuầnGV tổ chức cho HS báo cáo kết quả rèn luyện của tuần học trước, khen ngợi các em đã tiến bộ, làm tốt, động viên các em cần cố gắng hơn trong tuần tới về các mặt học tập, tham gia sinh hoạt chung, giữ gìn nền nếp. Chú ý, không gây áp lực cho HS.
2. Tổ chức Chia sẻ bài thơ, câu chuyện về thầy, cô giáo
– GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: một số bài thơ, câu chuyện hay nói về thầy, cô giáo mà HS đã sưu tầm– GV tổ chức cho HS chia sẻ một số bài thơ, câu chuyện hay nói về thầy, cô giáo các em đã sưu tầm trong nhóm 4 - 6.
– GV gọi 4 - 5 HS đọc các bài thơ, câu chuyện mà các nhóm tâm đắc để chia sẻ trước lớp.
– GV tổng kết hoạt động.
PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH
Kế hoạch bài dạy trên được thiết kế để tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho tuần 9 chủ đề Biết ơn thầy cô, yêu quý bạn bè với cả 3 loại hình. Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp. Kế hoạch được thiết kế theo hướng dẫn trong Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ban hành ngày 07/6/2021. Nội dung quyền con người được tích hợp bộ phận trong cả 3 loại hình, được thể hiện từng hoạt động.
Sinh hoạt dưới cờ: Với chủ đề Sinh hoạt dưới cờ Tham gia tháng hành động em là học sinh thân thiện, HS được tham gia biểu diễn văn nghệ, múa hát, kịch,… để thể hiện khả năng của mình. Hoạt động sinh hoạt dưới cờ này góp phần giáo dục Quyền con người ở các khía cạnh: HS tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường đề thực hiện quyền được học tập, tham gia hoạt động,... HS tôn trọng người khác thể hiện qua việc cổ vũ văn minh cho các tiết mục văn nghệ được trình diễn.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề, thực hiện 01 tiết với 02 hoạt động.
Hoạt động 1: Chia sẻ những ấn tượng hoặc kỉ niệm của em về thầy cô và bạn bè. Khi tham gia hoạt động này, HS chia sẻ được những kỉ niệm của bản thân về thầy cô và bạn bè, từ đó thêm gắn bó, yêu thương với thầy cô, bạn bè, nhà trường. Trong quá trình thực hiện hoạt động, HS thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến đồng thời lắng nghe tích cực và tôn trọng ý kiến của người khác trong quá trình tham gia hoạt động. GV lưu ý, trong trường hợp HS có kỉ niệm buồn, không muốn chia sẻ cần nhận được sự cảm thông, yêu thương, tôn trọng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo. Để thực hiện hoạt động này, GV cho HS phân tích tình huống để các em biết cách thực hiện những lời nói, những việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo. Trong quá trình tổ chức, các em hiểu các em có quyền nêu ý kiến của mình trong quan hệ với thầy cô giáo một cách lễ phép, văn minh, có quyền thực hiện những việc làm để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. Thầy cô là người đáng tin cận để các em tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, khi cần thiết. Đây chính là tích hợp hướng dẫn các em thực hiện quyền con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè. Quá trình thực hiện hoạt động này, HS đưa các cách thực hiện những lời nói, những việc làm để duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với bạn bè trong các trường hợp cụ thể: Khi bạn cần sự giúp đỡ; Khi bạn bị ốm; Khi bạn đạt thành tích cao, tiến bộ (trong học tập, trong thi đấu thể thao…); Khi bạn gặp chuyện buồn hay khó khăn trong học tập, trong cuộc sống; Khi bạn bị bắt nạt. Tham gia hoạt động, HS hiểu và thực hiện quyền tự do kết bạn, nêu ý kiến của mình trong quan hệ với bạn bè, có quyền thực hiện các việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn và cũng có quyền nhận sự quan tâm, giúp đỡ của bạn bè. Nhất là khi các em cùng nhau xử lí tình huống về bạn Hồng và bạn Mai muốn chơi với nhau nhưng lại bị mẹ Hồng ngăn cấm, các em được tự do phát biểu ý kiến quan điểm cá nhân của mình trước lớp và đưa đến khẳng định không ai có quyền ai ngăn cấm các em kết giao bạn bè nhưng các em cũng có trách nhiệm để xây dựng quan hệ bạn bè tốt đẹp, tôn trọng nhau.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động, GV cũng cần thể hiện các nguyên tắc quyền con người và nội dung của bài học. Đó là thể hiện sự tôn trọng đối với HS, duy trì mối quan hệ bình đẳng trong tương tác, giao tiếp với HS, và không phân biệt đối xử với học sinh bằng cách không chê bai, bêu riếu khi HS làm sai, có ý kiến hay cách làm khác biệt với mọi người hay với ý tưởng ban đầu của cô. GV cần thể hiện sự cởi mở và thân thiện trong suốt quá trình dạy bài học.
Sinh hoạt lớp:
Trong tiết sinh hoạt lớp HS có hai hoạt động chính: Một là: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả rèn luyện của tuần; hai là Chia sẻ bài thơ, câu chuyện về thầy, cô giáo. Hoạt động sinh hoạt lớp này HS tự mình nhận xét những gì bản thân và lớp đã làm được, chưa làm được trong tuần vừa qua liên quan đến học tập, rèn luyện, vệ sinh trường lớp, nề nếp,… góp phần giáo dục Quyền được sống và phát triển, Quyền được tự do biểu đạt, quyền được được tôn trọng và lắng nghe.
LINKS 1
LINKS 2
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Sửa lần cuối: