- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
WORD GIÁO ÁN GDĐP LỚP 8 TỈNH NGHỆ AN CHỦ ĐỀ 3 ĐÔ THỊ CỔ Ở NGHỆ AN được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 3 ĐÔ THỊ CỔ Ở NGHỆ AN
MỞ ĐẦU
Thế kỷ XVIII - XIX, trên cơ sở kinh tế hàng hóa phát triển, sự giao lưu giữa các địa phương được mở rộng. Hệ thống chợ huyện, chợ phủ, chợ trấn làm cho thương nghiệp Nghệ An trở nên khá nhộn nhịp. Lam Thành (khu vực chợ Tràng hiện nay) là lỵ sở của Nghệ An thời Lê sơ, đến thời Lê Trung Hưng, trấn ty chuyển vào Dinh Cầu (xã Hà Trung, Kỳ Anh), sau lại dời ra Dũng Quyết (phường Trung Đô, TP Vinh hiện nay). Phố Phù Thạch bên bờ sông Lam cạnh lỵ sở trấn cho đến đầu thế kỷ XIX từng nổi tiếng là một nơi đô hội:
Phồn hoa nổi áng thị thành,
Đây Phù Thạch phố là danh lịch triều.
(Mai đình mộng ký. Nguyễn Huy Hổ)
? Các đô thị ở Nghệ An ra đời, phát triển và có vai trò như thế nào?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Không gian đô thị Vinh từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
Từ trong lịch sử, ngay từ khi chưa trở thành lỵ sở của Nghệ An, Vinh, với chợ Vinh đã được biết đến như một nơi đô hội, một nơi “đất lành chim đậu” cho người tứ phương, trong đó có cả người nước ngoài đến sinh cơ lập nghiệp.
Năm 1786, sau khi đập tan quân Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp Chúa Trịnh đã bỏ đường Thượng đạo mà đi theo đường Gián đạo (qua khe Bãi Vọt sang Lam Thành) đã phát hiện vùng đất Yên Trường (Vinh bây giờ). Sau khi dẹp tan quân Trịnh, thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ đã nghĩ ngay đến việc tìm một vùng đóng đô khác mà có thể khống chế được cả trong Nam, ngoài Bắc. Đầu tiên ông định chọn vùng Phù Thanh (phía dưới núi Thành ven sông Lam) nhưng thấy vùng đất này thường hay bị lũ lụt làm sạt lở, cho nên ngày 03/09 năm Thái Đức XI (tức ngày 01/10/1788) Quang Trung viết chiếu gửi cho Nguyễn Thiếp chọn Yên Trường xây dựng kinh đô. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến vùng Yên Trường thị sát chọn vùng đất giữa núi Quyết và núi con Mèo (Kỳ lân) vì thấy nơi đây là đất "thiêng" hội tụ đầy đủ bốn con vật thiêng mà cha ông đã ngàn đời tôn vinh thờ cúng là: Long - Ly - Quy - Phượng để xây thành gọi là thành
Phượng Hoàng Trung Đô.
Thành Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở dưới chân núi Kỳ Lân (có tên gọi khác là núi con Mèo), nằm ở phía nam núi Quyết, cách khoảng hơn 500 mét. Thành được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng nằm phía tây nam núi Dũng Quyết, ôm lấy núi Con Mèo, sát bên sông Gie (tức sông Cồn Mộc) đổ ra sông Lam, nay thuộc địa phận khối III, phường Trung Đô, thành phố Vinh.
Thành không xây theo một hình dáng nhất định mà lợi dụng địa thế thiên nhiên núi, sông vùng này. Thành có hai lớp: nội và ngoại, cả hai lớp đều lấy núi Dũng Quyết làm mặt chắn phía đông bắc. Hiện nay, thành không còn nguyên vẹn, dấu vết còn lại là những đoạn thành thấp hoặc những đoạn đường thẳng hay gấp khúc. Tuy nhiên từ những vết còn lại cũng có thể hình dung được vị trí, qui mô về thành. Dấu vết thành Phượng Hoàng Trung Đô còn được tìm thấy là nnuwngx viên gạch có khắc chữ Hán: “Gạch màu nâu đỏ, kích thước 29 cm x 14 cm x 5 cm, đặc biệt có gạch hình chữ # nổi ở một bên,…Đây là những viên gạch dùng để xây dựng tòa thành Phượng Hoàng Trung Đô của hoàng đế Quang Trung năm 1788 - 1792”
Em có biết?
Trong chuyến Bắc tuần lần thứ nhất vào năm 1803, hoàng đế Gia Long quyết định chuyển dời lỵ sở trấn Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về Vĩnh Yên và Yên Trường, thuộc huyện Chân Lộc (tức thành phố Vinh ngày nay). Quốc sử quán triều Nguyễn, khi biên soạn Đại Nam nhất thống chí, phần Nghệ An tỉnh, mục Thành trì, cho biết: “Thành tỉnh Nghệ An ở địa phận hai xã Yên Trường và Vĩnh Yên, huyện Chân Lộc, chu vi 603 trượng, cao 1 trượng 1 thước 5 tấc, mở ba cửa, hào rộng 7 trượng, sâu 8 thước. Đời Lê, lỵ sở Thừa ty và Hiến ty ở huyện Hưng Nguyên gọi là Lam Thành (vì ở đó có rú thành và sông Lam), lỵ sở trấn thủ ở huyện Kỳ Anh gọi là Dinh Cầu, sau dời đến xã Dũng Quyết, huyện Chân Lộc. Bản triều năm Gia Long thứ 3 dời đến chỗ hiện nay và đắp thành bằng đất; năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi xây đá ong” .
Công cuộc chuyển dời lỵ sở Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về Vĩnh Yên và Yên Trường, được thực hiện vào tháng 5-1804. Chỉ trong một thời gian ngắn, một tòa thành đắp bằng đất có hào bao quanh để bảo vệ cùng với nhà cửa dựng tạm bằng tranh, tre, nứa lá dành cho Tổng đốc và bộ máy quan lại dưới quyền đã hoàn thành. Công cuộc chuyển dời lỵ sở Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về Vĩnh Yên và Yên Trường kéo theo sự chuyển dời phần lớn thương nhân ở Phù Thạch (nay thuộc huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) về định cư, buôn bán tại phía Đông Nam trấn thành.
Từ năm 1804 đến năm 1884, mặc dù được các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức chọn làm lỵ sở của trấn (1804 - 1831), tỉnh Nghệ An (1832 - 1884), nhưng không gian đô thị, kiến trúc, dân cư… ở Vinh không có nhiều thay đổi và có nhiều nét tương đồng so với các đô thị khác trên lãnh thổ của vương quốc Đại Nam. Trấn thành/tỉnh thành Nghệ An bị lọt thỏm giữa biển làng xã ở trung du đồng bằng, bản mường ở các châu phủ, có diện tích Đông, Tây, Nam, Bắc đều cách nhau 500 dặm, theo ghi chép của Bùi Dương Lịch trong sách Nghệ An ký. Yếu tố địa chính trị - quân sự lấn át yếu tố địa đô thị và trấn thành/tỉnh thành Nghệ An không đủ khả năng làm thay đổi đời sống kinh tế cũng như trật tự xã hội vốn tồn tại từ nhiều thế kỷ trước ở lưu vực sông Lam là: sĩ, nông, công, thương.
TÀI LIỆU GDĐP LỚP 8
CHỦ ĐỀ 3 ĐÔ THỊ CỔ Ở NGHỆ AN
Học xong chủ đề, em sẽ: Kể được tên một số đô thị ở Nghệ An từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX. Nêu và phân tích được vị trí và vai trò của các đô thị ở Nghệ An đối với lịch sử dân tộc từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIX; Chỉ ra được địa điểm của các đô thị cổ ở Nghệ An với các địa giới hành chính hiện nay. |
MỞ ĐẦU
Thế kỷ XVIII - XIX, trên cơ sở kinh tế hàng hóa phát triển, sự giao lưu giữa các địa phương được mở rộng. Hệ thống chợ huyện, chợ phủ, chợ trấn làm cho thương nghiệp Nghệ An trở nên khá nhộn nhịp. Lam Thành (khu vực chợ Tràng hiện nay) là lỵ sở của Nghệ An thời Lê sơ, đến thời Lê Trung Hưng, trấn ty chuyển vào Dinh Cầu (xã Hà Trung, Kỳ Anh), sau lại dời ra Dũng Quyết (phường Trung Đô, TP Vinh hiện nay). Phố Phù Thạch bên bờ sông Lam cạnh lỵ sở trấn cho đến đầu thế kỷ XIX từng nổi tiếng là một nơi đô hội:
Phồn hoa nổi áng thị thành,
Đây Phù Thạch phố là danh lịch triều.
(Mai đình mộng ký. Nguyễn Huy Hổ)
? Các đô thị ở Nghệ An ra đời, phát triển và có vai trò như thế nào?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Không gian đô thị Vinh từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX
Từ trong lịch sử, ngay từ khi chưa trở thành lỵ sở của Nghệ An, Vinh, với chợ Vinh đã được biết đến như một nơi đô hội, một nơi “đất lành chim đậu” cho người tứ phương, trong đó có cả người nước ngoài đến sinh cơ lập nghiệp.
Năm 1786, sau khi đập tan quân Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp Chúa Trịnh đã bỏ đường Thượng đạo mà đi theo đường Gián đạo (qua khe Bãi Vọt sang Lam Thành) đã phát hiện vùng đất Yên Trường (Vinh bây giờ). Sau khi dẹp tan quân Trịnh, thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ đã nghĩ ngay đến việc tìm một vùng đóng đô khác mà có thể khống chế được cả trong Nam, ngoài Bắc. Đầu tiên ông định chọn vùng Phù Thanh (phía dưới núi Thành ven sông Lam) nhưng thấy vùng đất này thường hay bị lũ lụt làm sạt lở, cho nên ngày 03/09 năm Thái Đức XI (tức ngày 01/10/1788) Quang Trung viết chiếu gửi cho Nguyễn Thiếp chọn Yên Trường xây dựng kinh đô. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đến vùng Yên Trường thị sát chọn vùng đất giữa núi Quyết và núi con Mèo (Kỳ lân) vì thấy nơi đây là đất "thiêng" hội tụ đầy đủ bốn con vật thiêng mà cha ông đã ngàn đời tôn vinh thờ cúng là: Long - Ly - Quy - Phượng để xây thành gọi là thành
Phượng Hoàng Trung Đô.
Thành Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng ở dưới chân núi Kỳ Lân (có tên gọi khác là núi con Mèo), nằm ở phía nam núi Quyết, cách khoảng hơn 500 mét. Thành được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng nằm phía tây nam núi Dũng Quyết, ôm lấy núi Con Mèo, sát bên sông Gie (tức sông Cồn Mộc) đổ ra sông Lam, nay thuộc địa phận khối III, phường Trung Đô, thành phố Vinh.
Thành không xây theo một hình dáng nhất định mà lợi dụng địa thế thiên nhiên núi, sông vùng này. Thành có hai lớp: nội và ngoại, cả hai lớp đều lấy núi Dũng Quyết làm mặt chắn phía đông bắc. Hiện nay, thành không còn nguyên vẹn, dấu vết còn lại là những đoạn thành thấp hoặc những đoạn đường thẳng hay gấp khúc. Tuy nhiên từ những vết còn lại cũng có thể hình dung được vị trí, qui mô về thành. Dấu vết thành Phượng Hoàng Trung Đô còn được tìm thấy là nnuwngx viên gạch có khắc chữ Hán: “Gạch màu nâu đỏ, kích thước 29 cm x 14 cm x 5 cm, đặc biệt có gạch hình chữ # nổi ở một bên,…Đây là những viên gạch dùng để xây dựng tòa thành Phượng Hoàng Trung Đô của hoàng đế Quang Trung năm 1788 - 1792”
Em có biết?
“Vinh cách Huế 400 cây số và cách Hà Nội 296 cây số, có 40 người Âu, 161 người Hoa, 12.000 người Việt, là tỉnh lỵ Nghệ An. Cách đây hai năm, Vinh đã trở thành một thành phố thực sự có những con đường rải đá thẳng xinh đẹp, những đường phố có nhiều hiệu buôn của người Trung Hoa và người Việt Nam và những hiệu làm nghề thủ công, như đồ sắt, đồ thêu, làm lọng, làm đồ mã, buôn gỗ nứa. Khu vực người Hoa kiều ở có nhiều nhà gác cao đẹp, sân xây bằng đá san sát đều nhau” (sách Tổng quát An Nam năm 1901). |
Hình 1.1. Một đường phố ở Vinh đầu TK XX - Ảnh tư liệu
Trong chuyến Bắc tuần lần thứ nhất vào năm 1803, hoàng đế Gia Long quyết định chuyển dời lỵ sở trấn Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về Vĩnh Yên và Yên Trường, thuộc huyện Chân Lộc (tức thành phố Vinh ngày nay). Quốc sử quán triều Nguyễn, khi biên soạn Đại Nam nhất thống chí, phần Nghệ An tỉnh, mục Thành trì, cho biết: “Thành tỉnh Nghệ An ở địa phận hai xã Yên Trường và Vĩnh Yên, huyện Chân Lộc, chu vi 603 trượng, cao 1 trượng 1 thước 5 tấc, mở ba cửa, hào rộng 7 trượng, sâu 8 thước. Đời Lê, lỵ sở Thừa ty và Hiến ty ở huyện Hưng Nguyên gọi là Lam Thành (vì ở đó có rú thành và sông Lam), lỵ sở trấn thủ ở huyện Kỳ Anh gọi là Dinh Cầu, sau dời đến xã Dũng Quyết, huyện Chân Lộc. Bản triều năm Gia Long thứ 3 dời đến chỗ hiện nay và đắp thành bằng đất; năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi xây đá ong” .
Công cuộc chuyển dời lỵ sở Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về Vĩnh Yên và Yên Trường, được thực hiện vào tháng 5-1804. Chỉ trong một thời gian ngắn, một tòa thành đắp bằng đất có hào bao quanh để bảo vệ cùng với nhà cửa dựng tạm bằng tranh, tre, nứa lá dành cho Tổng đốc và bộ máy quan lại dưới quyền đã hoàn thành. Công cuộc chuyển dời lỵ sở Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về Vĩnh Yên và Yên Trường kéo theo sự chuyển dời phần lớn thương nhân ở Phù Thạch (nay thuộc huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) về định cư, buôn bán tại phía Đông Nam trấn thành.
Từ năm 1804 đến năm 1884, mặc dù được các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức chọn làm lỵ sở của trấn (1804 - 1831), tỉnh Nghệ An (1832 - 1884), nhưng không gian đô thị, kiến trúc, dân cư… ở Vinh không có nhiều thay đổi và có nhiều nét tương đồng so với các đô thị khác trên lãnh thổ của vương quốc Đại Nam. Trấn thành/tỉnh thành Nghệ An bị lọt thỏm giữa biển làng xã ở trung du đồng bằng, bản mường ở các châu phủ, có diện tích Đông, Tây, Nam, Bắc đều cách nhau 500 dặm, theo ghi chép của Bùi Dương Lịch trong sách Nghệ An ký. Yếu tố địa chính trị - quân sự lấn át yếu tố địa đô thị và trấn thành/tỉnh thành Nghệ An không đủ khả năng làm thay đổi đời sống kinh tế cũng như trật tự xã hội vốn tồn tại từ nhiều thế kỷ trước ở lưu vực sông Lam là: sĩ, nông, công, thương.