- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
DẤU HÓA LÀ GÌ? DẤU HÓA BẤT THƯỜNG, DẤU HÓA THEO KHÓA
Ở đầu mỗi khuông nhạc luôn có 3 ký hiệu để hướng dẫn ta chơi 1 bản nhạc như thế nào, đó là khóa nhạc, số chỉ nhịp và dấu hóa. Sau khi đã tìm hiểu về khóa nhạc và số chỉ nhịp, trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về dấu hóa (key signature).
Dấu hóa là ký hiệu giúp cho bạn biết bài nhạc bạn chơi đang theo hợp âm chủ nào. Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu dấu hóa là gì và cách ghi dấu hóa sao cho đúng cách. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu về dấu hóa, chúng ta cần biết 1 chút về hợp âm chủ.
Mỗi bản nhạc đều được xây dựng dựa trên một hợp âm chủ. Nên khi chơi bản nhạc đó, chúng ta sẽ chơi những hợp âm khác xoay quanh nó để tạo nên sự hài hòa cho bản nhạc. Mỗi hợp âm chủ sẽ có 6 hợp âm phụ đi kèm với nó, bộ hợp âm này là cố định và chỉ dành cho hợp âm chủ đó mà thôi. Chúng ta có các ví dụ sau:
Hợp âm chủ là Đô trưởng (C) hoặc La thứ (Am) thì bản nhạc sẽ có 7 nốt do, re, mi, fa, sol, la, si không thăng không giáng.
Hợp âm chủ là Rê trưởng (D) hoặc Si thứ (Bm) thì bản nhạc sẽ có 7 nốt re, mi, fa#, sol, la, si, do#. Có 2 dấu thăng ở fa# và do#.
Hợp âm chủ là Fa trưởng (F) hoặc Rê thứ (Dm) thì bản nhạc sẽ có 7 nốt fa, sol, la, si giáng, do, re, mi. Có 1 dấu giáng ở nốt si.
Khi bạn hát 1 bài có hợp âm chủ là C sẽ không có thăng, giáng gì cả thì không có gì để nói, nhưng nếu bạn muốn lên tông bài hát thành giọng D thì khi đó bản nhạc sẽ có 2 nốt thăng là Fa# và Do#, người ta dùng dấu hóa đặt trước mỗi khuông nhạc để nhắc người chơi phải chơi 2 nốt fa và do thăng lên nửa cung.
Thứ tự của dấu hóa
Thứ tự của dấu thăng: Fa – Do – Sol – Re – La- Mi – Si
Vd: khi nói bài hát có 3 thăng, các bạn cần biết những nốt thăng đó là fa – do – sol.
Thứ tự của dấu giáng sẽ theo thứ tự ngược lại: Si – Mi – La – Re – Sol – Do – Fa
Vd: khi nói bài hát có 2 giáng, các bạn cần phải biết đó là nốt Si và Mi giáng.
Thứ tự của các dấu hóa rất quan trọng, các bạn cần phải nhớ để trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ học về cách xác định giọng hay còn gọi là hợp âm chủ của bài hát. Chúc các bạn thành công!
Ở đầu mỗi khuông nhạc luôn có 3 ký hiệu để hướng dẫn ta chơi 1 bản nhạc như thế nào, đó là khóa nhạc, số chỉ nhịp và dấu hóa. Sau khi đã tìm hiểu về khóa nhạc và số chỉ nhịp, trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về dấu hóa (key signature).
Dấu hóa là ký hiệu giúp cho bạn biết bài nhạc bạn chơi đang theo hợp âm chủ nào. Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu dấu hóa là gì và cách ghi dấu hóa sao cho đúng cách. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu về dấu hóa, chúng ta cần biết 1 chút về hợp âm chủ.
Mỗi bản nhạc đều được xây dựng dựa trên một hợp âm chủ. Nên khi chơi bản nhạc đó, chúng ta sẽ chơi những hợp âm khác xoay quanh nó để tạo nên sự hài hòa cho bản nhạc. Mỗi hợp âm chủ sẽ có 6 hợp âm phụ đi kèm với nó, bộ hợp âm này là cố định và chỉ dành cho hợp âm chủ đó mà thôi. Chúng ta có các ví dụ sau:
Hợp âm chủ là Đô trưởng (C) hoặc La thứ (Am) thì bản nhạc sẽ có 7 nốt do, re, mi, fa, sol, la, si không thăng không giáng.
Hợp âm chủ là Rê trưởng (D) hoặc Si thứ (Bm) thì bản nhạc sẽ có 7 nốt re, mi, fa#, sol, la, si, do#. Có 2 dấu thăng ở fa# và do#.
Hợp âm chủ là Fa trưởng (F) hoặc Rê thứ (Dm) thì bản nhạc sẽ có 7 nốt fa, sol, la, si giáng, do, re, mi. Có 1 dấu giáng ở nốt si.
Khi bạn hát 1 bài có hợp âm chủ là C sẽ không có thăng, giáng gì cả thì không có gì để nói, nhưng nếu bạn muốn lên tông bài hát thành giọng D thì khi đó bản nhạc sẽ có 2 nốt thăng là Fa# và Do#, người ta dùng dấu hóa đặt trước mỗi khuông nhạc để nhắc người chơi phải chơi 2 nốt fa và do thăng lên nửa cung.
Thứ tự của dấu hóa
Thứ tự của dấu thăng: Fa – Do – Sol – Re – La- Mi – Si
Vd: khi nói bài hát có 3 thăng, các bạn cần biết những nốt thăng đó là fa – do – sol.
Thứ tự của dấu giáng sẽ theo thứ tự ngược lại: Si – Mi – La – Re – Sol – Do – Fa
Vd: khi nói bài hát có 2 giáng, các bạn cần phải biết đó là nốt Si và Mi giáng.
Thứ tự của các dấu hóa rất quan trọng, các bạn cần phải nhớ để trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ học về cách xác định giọng hay còn gọi là hợp âm chủ của bài hát. Chúc các bạn thành công!