- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 10 cấp tỉnh VĨNH PHÚC CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Trang 1/8 - Mã đề thi 141
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
Đề thi có 08 trang
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 CHƯƠNG TRÌNH THPT
NĂM HỌC 2022-2023
Môn: SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh:............................
Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay; không sử dụng tài liệu nào khác.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Câu 1: Khi nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất.
(2). Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme.
(3). Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất.
(4). Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 2: Hình bên dưới thể hiện cấu trúc của một số loại nucleotide cấu tạo nên DNA và RNA.
Có bao nhiêu hình mô tả đúng cấu trúc một nucleotide?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 3: Khi nói đến “điểm kiểm soát chu kì tế bào”. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở đó, các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào luôn đưa ra các đáp ứng đi tiếp của chu kì tế
bào.
B. Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào nhận tín hiệu sẽ đưa ra “quyết định” có nhân đôi DNA để sau đó
bước vào phân bào hay không.
C. Tại điểm kiểm soát soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào rà soát xem tất cả NST đã
gắn vào các vi ống của thoi phân bào hay chưa.
D. Tại điểm kiểm soát G2/M (điểm kiểm soát cuối G2), hệ thống kiểm soát của tế bào “rà soát” quá trình
nhân đôi DNA xem đã hoàn tất và mọi sai sót đã được sửa chữa hay chưa.
Câu 4: Nhận định nào sau đây sai về truyền tin tế bào?
A. Truyền tin tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.
B. Giúp tế bào trả lời các kích thích từ môi trường và điều hòa mọi hoạt động sống.
C. Kết quả của quá trình truyền tín hiệu là sự đáp ứng của tế bào trước thông tin mà nó nhận được.
D. Tế bào chỉ tiếp nhận tín hiệu bằng các thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?
A. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể. B. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.
C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất. D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.
Câu 6: Ở một loài có bộ NST lưỡng bội (2n) là 24. Khi quan sát một tế bào đang thực hiện quá trình phân
bào thấy có 48 NST đơn và đang phân li về 2 cực của tế bào. Tế bào trên đang ở kì nào và của quá trình
phân bào?
A. Kì sau của quá trình nguyên phân. B. Kì sau của quá trình giảm phân.
C. Kì sau của quá trình giảm phân I. D. Kì sau của quá trình giảm phân II.
Câu 7: Khi nói về sự trao đổi chéo giữa các NST trong giảm phân, nội dung nào sau đây đúng?
A. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân đã phân bố lại vị trí các gen trong bộ NST.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề thi: 141
Trang 2/8 - Mã đề thi 141
B. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các chromatid khác nguồn của các cặp NST tương đồng khác
nhau ở kì đầu của quá trình giảm phân I.
C. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các chromatid khác nguồn của cùng một cặp NST tương đồng
ở kì đầu của quá trình giảm phân I.
D. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các chromatid cùng nguồn của cùng một cặp NST tương đồng
ở kì đầu của quá trình giảm phân I.
Câu 8: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. phát triển và tiến hoá không ngừng.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. có khả năng thích nghi với môi trường.
Câu 9: Nấm có phương thức dinh dưỡng theo kiểu
A. hoá tự dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang dị dưỡng. D. quang tự dưỡng.
Câu 10: Điểm giống nhau về cấu tạo của DNA với cấu tạo của tRNA ở sinh vật là
A. đều có cấu tạo hai mạch polynucleotide.
B. đơn phân đều được cấu tạo từ cùng một loại phân tử đường là ribose.
C. tRNA và DNA làm khuôn tạo ra nó, có khối lượng và kích thước bằng nhau.
D. đều có liên kết hydrogen trong phân tử.
Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Colagen là protein cấu trúc, tham gia cấu tạo mô liên kết.
B. Bộ máy Golgi được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.
C. Plasmid là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào vi khuẩn.
D. Mọi tế bào trong cơ thể người đều có nhân.
Câu 12: Đâu là phương pháp nghiên cứu sinh học?
A. Phương pháp tìm kiếm thông tin. B. Phương pháp quan sát.
C. Phương pháp xử lí dữ liệu. D. Phương pháp phân tích.
Câu 13: Vi sinh vật có mặt ở mấy loại môi trường trong các môi trường sau đây?
(1). Môi trường nước. (2). Môi trường đất.
(3). Môi trường không khí. (4). Môi trường cơ thể sinh vật.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác biệt giữa kính hiển vi quang học và kính hiển
vi điện tử?
A. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng
nguồn sáng là điện hay ánh sáng mặt trời.
B. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là điện, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là ánh
sáng mặt trời.
C. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng
nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.
D. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là điện hay ánh sáng mặt trời, kính hiển vi điện tử sử
dụng nguồn sáng là các chùm electron.
Câu 15: Khi nói về nguyên tố carbon trong tế bào, nhận định nào sau đây đúng?
A. Có tính phân cực nên là thành phần bắt buộc của các hợp chất hữu cơ.
B. Có thể tạo nên khung carbon của các phân tử sinh học khác nhau.
C. Có vai trò quan trọng nhất trong tế bào vì chiếm hàm lượng lớn nhất.
D. Là thành phần chính của carbohydrate, nguyên liệu của quá trình hô hấp.
Câu 16: Dựa vào sơ đồ ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme dưới đây:
Trang 1/8 - Mã đề thi 141
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
Đề thi có 08 trang
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 CHƯƠNG TRÌNH THPT
NĂM HỌC 2022-2023
Môn: SINH HỌC 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh:............................
Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay; không sử dụng tài liệu nào khác.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Câu 1: Khi nói về trung tâm hoạt động của enzyme, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Là nơi liên kết chặt chẽ, cố định với cơ chất.
(2). Là chỗ lõm hoặc khe hở trên bề mặt enzyme.
(3). Có cấu hình không gian tương thích với cấu hình không gian cơ chất.
(4). Mọi enzyme đều có trung tâm hoạt động giống nhau.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 2: Hình bên dưới thể hiện cấu trúc của một số loại nucleotide cấu tạo nên DNA và RNA.
Có bao nhiêu hình mô tả đúng cấu trúc một nucleotide?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 3: Khi nói đến “điểm kiểm soát chu kì tế bào”. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở đó, các tín hiệu kích hoạt quá trình truyền tin tế bào luôn đưa ra các đáp ứng đi tiếp của chu kì tế
bào.
B. Tại điểm kiểm soát G1/S, tế bào nhận tín hiệu sẽ đưa ra “quyết định” có nhân đôi DNA để sau đó
bước vào phân bào hay không.
C. Tại điểm kiểm soát soát thoi phân bào, hệ thống kiểm soát chu kì tế bào rà soát xem tất cả NST đã
gắn vào các vi ống của thoi phân bào hay chưa.
D. Tại điểm kiểm soát G2/M (điểm kiểm soát cuối G2), hệ thống kiểm soát của tế bào “rà soát” quá trình
nhân đôi DNA xem đã hoàn tất và mọi sai sót đã được sửa chữa hay chưa.
Câu 4: Nhận định nào sau đây sai về truyền tin tế bào?
A. Truyền tin tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.
B. Giúp tế bào trả lời các kích thích từ môi trường và điều hòa mọi hoạt động sống.
C. Kết quả của quá trình truyền tín hiệu là sự đáp ứng của tế bào trước thông tin mà nó nhận được.
D. Tế bào chỉ tiếp nhận tín hiệu bằng các thụ thể nằm trong tế bào chất.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là kết quả của việc một phân tử tín hiệu liên kết với một thụ thể?
A. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể. B. Sự hoạt hóa enzyme thụ thể.
C. Sự di chuyển của thụ thể trong màng sinh chất. D. Sự giải phóng tín hiệu khỏi thụ thể.
Câu 6: Ở một loài có bộ NST lưỡng bội (2n) là 24. Khi quan sát một tế bào đang thực hiện quá trình phân
bào thấy có 48 NST đơn và đang phân li về 2 cực của tế bào. Tế bào trên đang ở kì nào và của quá trình
phân bào?
A. Kì sau của quá trình nguyên phân. B. Kì sau của quá trình giảm phân.
C. Kì sau của quá trình giảm phân I. D. Kì sau của quá trình giảm phân II.
Câu 7: Khi nói về sự trao đổi chéo giữa các NST trong giảm phân, nội dung nào sau đây đúng?
A. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân đã phân bố lại vị trí các gen trong bộ NST.
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề thi: 141
Trang 2/8 - Mã đề thi 141
B. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các chromatid khác nguồn của các cặp NST tương đồng khác
nhau ở kì đầu của quá trình giảm phân I.
C. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các chromatid khác nguồn của cùng một cặp NST tương đồng
ở kì đầu của quá trình giảm phân I.
D. Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các chromatid cùng nguồn của cùng một cặp NST tương đồng
ở kì đầu của quá trình giảm phân I.
Câu 8: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì
A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. B. phát triển và tiến hoá không ngừng.
C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. D. có khả năng thích nghi với môi trường.
Câu 9: Nấm có phương thức dinh dưỡng theo kiểu
A. hoá tự dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang dị dưỡng. D. quang tự dưỡng.
Câu 10: Điểm giống nhau về cấu tạo của DNA với cấu tạo của tRNA ở sinh vật là
A. đều có cấu tạo hai mạch polynucleotide.
B. đơn phân đều được cấu tạo từ cùng một loại phân tử đường là ribose.
C. tRNA và DNA làm khuôn tạo ra nó, có khối lượng và kích thước bằng nhau.
D. đều có liên kết hydrogen trong phân tử.
Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Colagen là protein cấu trúc, tham gia cấu tạo mô liên kết.
B. Bộ máy Golgi được ví như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào.
C. Plasmid là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào vi khuẩn.
D. Mọi tế bào trong cơ thể người đều có nhân.
Câu 12: Đâu là phương pháp nghiên cứu sinh học?
A. Phương pháp tìm kiếm thông tin. B. Phương pháp quan sát.
C. Phương pháp xử lí dữ liệu. D. Phương pháp phân tích.
Câu 13: Vi sinh vật có mặt ở mấy loại môi trường trong các môi trường sau đây?
(1). Môi trường nước. (2). Môi trường đất.
(3). Môi trường không khí. (4). Môi trường cơ thể sinh vật.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác biệt giữa kính hiển vi quang học và kính hiển
vi điện tử?
A. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng
nguồn sáng là điện hay ánh sáng mặt trời.
B. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là điện, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là ánh
sáng mặt trời.
C. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử dụng
nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.
D. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là điện hay ánh sáng mặt trời, kính hiển vi điện tử sử
dụng nguồn sáng là các chùm electron.
Câu 15: Khi nói về nguyên tố carbon trong tế bào, nhận định nào sau đây đúng?
A. Có tính phân cực nên là thành phần bắt buộc của các hợp chất hữu cơ.
B. Có thể tạo nên khung carbon của các phân tử sinh học khác nhau.
C. Có vai trò quan trọng nhất trong tế bào vì chiếm hàm lượng lớn nhất.
D. Là thành phần chính của carbohydrate, nguyên liệu của quá trình hô hấp.
Câu 16: Dựa vào sơ đồ ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzyme dưới đây: