- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,022
- Điểm
- 113
tác giả
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU Môn Địa lí 8 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học: 2022 - 2023 PHÒNG GD&ĐT UBND HUYỆN THANH SƠN được soạn dưới dạng file word gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
UBND HUYỆN THANH SƠN ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU
PHÒNG GD&ĐT Năm học: 2022 -2023
Môn: Địa lí 8
(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
Câu 1. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không có vùng biển tiếp giáp với nước ta?
A. Thái Lan. B. Xin-ga-po.
C. Cam-pu-chia. D. Mi-an-ma.
Câu 2. Trong các ý sau đây, ý nào không phù hợp với đặc điểm địa hình của nước ta?
A. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới.
B. Địa hình ít chịu tác động của hoạt động kinh tế xã hội.
C. Phân bậc phức tạp và hướng nghiêng tây bắc - đông nam là chủ yếu.
D. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 cho biết trong các hệ thống sông dưới đây, hệ thống sông nào không đổ vào Biển Đông ở nước ta?
A. Hệ thống sông Cả B. Hệ thống sông Hồng.
C. Hệ thống sông Kì Cùng-Bằng Giang. D. Hệ thống sông Thu Bồn.
Câu 4. Cho các nhận định sau đây về đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc
(1) Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.
(2) Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
(3) Dọc biên giới Việt - Trung có 1 số đỉnh núi cao trên 2000m.
(4) Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo.
(5) Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải núi hình cánh cung chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
Số nhận định sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng về Biển Đông?
A. Biển nóng quanh năm. B. Ít xảy ra thiên tai.
C. Chế độ hải văn theo mùa. D. Có nhiều chế độ triều khác nhau.
Câu 6. Yếu tố nào sau đây có đặc điểm tăng dần từ Bắc vào Nam?
A. Độ ẩm không khí. B. Số giờ nắng trong năm.
C. Lượng mưa trung bình năm. D. Nhiệt độ trung bình năm.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết đâu là cao nguyên đất đỏ ba dan?
A. Cao nguyên Mộc Châu. B. Cao nguyên Đồng Văn.
C. Cao nguyên Mơ Nông. D. Cao nguyên Sín Chải.
Câu 8. Ý nghĩa của vị trí địa lí nằm trọn trong múi giờ thứ 7 của nước ta là
A. tính toán dễ dàng đối với giờ quốc tế.
B. phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.
C. thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương.
D. thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
Câu 9. Ảnh hưởng của biển đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là
A. tăng độ ẩm.
B. làm giảm nền nhiệt độ.
C. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô.
D. mang đến lượng mưa lớn cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 10. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến nên
A. biên độ nhiệt độ trung bình năm không lớn.
B. chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí theo mùa.
C. lượng mưa trung bình năm lớn ở sườn đón gió.
D. nhiệt độ trung bình năm tăng từ Bắc vào Nam.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết nơi nào sau đây có quặng bô xít?
A. Cẩm Phả. B. Thạch Khê. C. Đắk Nông. D. Quỳ Châu.
Câu 12. Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng.
C. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
D. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.
Câu 13. Sự màu mỡ của đất Feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
A. quá trình xâm thực - bồi tụ.
B. nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
C. kĩ thuật canh tác của con người.
D. điều kiện khí hậu ở các vùng núi.
Câu 14. Loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất trên biển của nước ta hiện nay là
A. muối. B. cát trắng
C. dầu mỏ D. cát thủy tinh.
Câu 15. Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có
A. gió mùa, hải lưu ổn định quanh năm.
B. biên độ nhiệt lớn, độ muối khá cao.
C. khí hậu nhiệt đới, sinh vật đa dạng.
D. nền nhiệt độ cao, gió mùa hoạt động.
II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
b) Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ?
Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và ảnh hưởng của địa hình đến mạng lưới sông ngòi của vùng?
b) Dạng địa hình đồng bằng có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?
Câu 3 (4,5 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Tại sao vùng khí hậu Nam Bộ có chế độ nhiệt ổn định nhất trong năm?
b) Nhận xét chế độ nước của sông Hồng (trạm Hà Nội). Giải thích tại sao chế độ nước sông Hồng thất thường?
Câu 4 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện hiện trạng rừng của tỉnh A thời gian trên?
b) Nêu nhận xét sự thay đổi diện tích và độ che phủ rừng của tỉnh A trong giai đoạn trên?
Câu 5 (1,0 điểm). Trình bày những hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số giải pháp phòng chống bão?
Họ và tên thí sinh: ........................................................................................................
Số báo danh: ................................................................................................................
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm)
UBND HUYỆN THANH SƠN ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU
PHÒNG GD&ĐT Năm học: 2022 -2023
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 03 trang) |
(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
Ghi ra giấy thi câu trả lời đúng cho những câu hỏi sau:
Câu 1. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không có vùng biển tiếp giáp với nước ta?
A. Thái Lan. B. Xin-ga-po.
C. Cam-pu-chia. D. Mi-an-ma.
Câu 2. Trong các ý sau đây, ý nào không phù hợp với đặc điểm địa hình của nước ta?
A. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới.
B. Địa hình ít chịu tác động của hoạt động kinh tế xã hội.
C. Phân bậc phức tạp và hướng nghiêng tây bắc - đông nam là chủ yếu.
D. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 cho biết trong các hệ thống sông dưới đây, hệ thống sông nào không đổ vào Biển Đông ở nước ta?
A. Hệ thống sông Cả B. Hệ thống sông Hồng.
C. Hệ thống sông Kì Cùng-Bằng Giang. D. Hệ thống sông Thu Bồn.
Câu 4. Cho các nhận định sau đây về đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc
(1) Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.
(2) Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
(3) Dọc biên giới Việt - Trung có 1 số đỉnh núi cao trên 2000m.
(4) Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, có 4 cánh cung chụm lại ở Tam Đảo.
(5) Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải núi hình cánh cung chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
Số nhận định sai là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng về Biển Đông?
A. Biển nóng quanh năm. B. Ít xảy ra thiên tai.
C. Chế độ hải văn theo mùa. D. Có nhiều chế độ triều khác nhau.
Câu 6. Yếu tố nào sau đây có đặc điểm tăng dần từ Bắc vào Nam?
A. Độ ẩm không khí. B. Số giờ nắng trong năm.
C. Lượng mưa trung bình năm. D. Nhiệt độ trung bình năm.
Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết đâu là cao nguyên đất đỏ ba dan?
A. Cao nguyên Mộc Châu. B. Cao nguyên Đồng Văn.
C. Cao nguyên Mơ Nông. D. Cao nguyên Sín Chải.
Câu 8. Ý nghĩa của vị trí địa lí nằm trọn trong múi giờ thứ 7 của nước ta là
A. tính toán dễ dàng đối với giờ quốc tế.
B. phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.
C. thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương.
D. thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoạt động khác.
Câu 9. Ảnh hưởng của biển đến khí hậu nước ta vào thời kì mùa đông là
A. tăng độ ẩm.
B. làm giảm nền nhiệt độ.
C. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô.
D. mang đến lượng mưa lớn cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 10. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến nên
A. biên độ nhiệt độ trung bình năm không lớn.
B. chịu ảnh hưởng mạnh của khối khí theo mùa.
C. lượng mưa trung bình năm lớn ở sườn đón gió.
D. nhiệt độ trung bình năm tăng từ Bắc vào Nam.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết nơi nào sau đây có quặng bô xít?
A. Cẩm Phả. B. Thạch Khê. C. Đắk Nông. D. Quỳ Châu.
Câu 12. Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng.
C. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
D. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới.
Câu 13. Sự màu mỡ của đất Feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
A. quá trình xâm thực - bồi tụ.
B. nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
C. kĩ thuật canh tác của con người.
D. điều kiện khí hậu ở các vùng núi.
Câu 14. Loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất trên biển của nước ta hiện nay là
A. muối. B. cát trắng
C. dầu mỏ D. cát thủy tinh.
Câu 15. Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có
A. gió mùa, hải lưu ổn định quanh năm.
B. biên độ nhiệt lớn, độ muối khá cao.
C. khí hậu nhiệt đới, sinh vật đa dạng.
D. nền nhiệt độ cao, gió mùa hoạt động.
II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?
b) Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ?
Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và ảnh hưởng của địa hình đến mạng lưới sông ngòi của vùng?
b) Dạng địa hình đồng bằng có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?
Câu 3 (4,5 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Tại sao vùng khí hậu Nam Bộ có chế độ nhiệt ổn định nhất trong năm?
b) Nhận xét chế độ nước của sông Hồng (trạm Hà Nội). Giải thích tại sao chế độ nước sông Hồng thất thường?
Câu 4 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Hiện trạng rừng của tỉnh A từ năm 2014 đến năm 2022
Năm | 2014 | 2017 | 2019 | 2022 | |
Diện tích rừng (nghìn ha) | Tổng | 817,9 | 854,2 | 884,0 | 902,2 |
Rừng tự nhiên | 696,4 | 717,9 | 734,5 | 735,1 | |
Rừng trồng | 212,5 | 136,3 | 149,5 | 167,1 | |
Độ che phủ rừng (%) | 49,1 | 51,0 | 53,1 | 54,6 |
b) Nêu nhận xét sự thay đổi diện tích và độ che phủ rừng của tỉnh A trong giai đoạn trên?
Câu 5 (1,0 điểm). Trình bày những hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số giải pháp phòng chống bão?
------ HẾT-----
Họ và tên thí sinh: ........................................................................................................
Số báo danh: ................................................................................................................
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: ĐỊA LÍ 8
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: ĐỊA LÍ 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 điểm)
(Mỗi đáp án đúng được 0,4 điểm)
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | D | 6 | D | 11 | C |
2 | B | 7 | C | 12 | A |
3 | C | 8 | D | 13 | B |
4 | A | 9 | C | 14 | C |
5 | B | 10 | A | 15 | C |
(HS làm bài theo cách khác tổ chấm thống nhất cho điểm tương ứng với đáp án)
Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2,5 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Trình bày vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? b) Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ? | |
a) Trình bày vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế? | 1,5 |
* Vị trí tiếp giáp: | |
- Trên đất liền giáp 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia | 0,25 |
- Trên biển giáp với biển của 8 quốc gia: Trung Quốc, Cam-pu-chi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây. | 0,25 |
* Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế | |
- Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là vùng kinh tế sôi động bậc nhất Thế giới -> phát triển năng động, tiếp thu kinh nghiệm, khoa học công nghệ. Cũng đặt nước ta vào tình thế cạnh tranh quyết liệt để giữ vững vị thế của đất nước. | 0,25 |
- Vị trí giao thông thuận lợi: nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, nằm trên các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Á, là cửa ngõ ra biển của Lào, đông bắc Thái Lan, Cam-pu-chia và tây nam Trung Quốc | 0,25 |
-> dễ dàng giao lưu với tất cả các nước, đẩy mạnh mở cửa, hội nhập, thu hút đầu tư để phát triển các ngành KT, các vùng KT. | 0,25 |
- Giáp Biển Đông rộng lớn nhiều tiềm năng -> cho phép phát triển tổng hợp KT biển. | 0,25 |
b) Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ? | 1,0 |
* Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta | |
- Các quần đảo xa bờ: Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa) | 0,25 |
- Các đảo và quần đảo ven bờ: đảo Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quốc, quần đảo Cô Tô, Thổ Chu... (HS có thể kể từ 4 đảo và quần đảo trở lên thì cho điểm tối đa) | 0,25 |
* Cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù rất nhỏ vì | | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Là lãnh thổ thiêng liêng của đất nước. Là căn cứ để nước ta tiến ra Biển Đông và khai thác các nguồn lợi từ biển và thềm lục địa (khai thác khoáng sản, thủy sản...) | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Là cơ sở để nước ta khẳng định chủ quyền vùng biển và thềm lục địa với các nước khác. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và ảnh hưởng của địa hình đến mạng lưới sông ngòi của vùng? b) Dạng địa hình đồng bằng có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế? | |||||||||||||||||||||||||||||||
a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và ảnh hưởng của địa hình đến mạng lưới sông ngòi của vùng? | 2,0 | ||||||||||||||||||||||||||||||
*Đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc | | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Vị trí: từ sông Cả đến dãy Bạch Mã (160B), dài khoảng 600km | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Đặc điểm: đây là vùng núi thấp. | |||||||||||||||||||||||||||||||
- Hướng tây bắc - đông nam, chạy theo biên giới Việt - Lào, ngoài ra còn có hướng tây - đông như: Hoành Sơn, Bạch Mã… | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam. + Trường Sơn Bắc thấp, hẹp ngang, cao ở hai đầu (đầu phía bắc là vùng núi tây Nghệ An, đầu phía nam là vùng núi tây Thừa Thiên Huế), thấp ở giữa (khu vực Quảng Bình, Quảng Trị). Có sự bất đối xứng giữa hai sườn đông – tây. | 0,5 | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển, là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
*Ảnh hưởng của địa hình đến mạng lưới sông ngòi của vùng | | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Làm cho sông ngòi ngắn, nhỏ và dốc. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Làm cho lũ lên nhanh và rút nhanh. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Hướng sông: tây bắc - đông nam hoặc tây - đông. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
b) Dạng địa hình đồng bằng có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế? | 1,0 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa nông sản, quan trọng nhất là lúa gạo. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Thuận lợi để tập trung các đô thị, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Thuận lợi phát triển giao thông vận tải (đường bộ, đường sông…) | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên khác như: khoáng sản, thủy sản, lâm sản… | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 3 (4,5 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Tại sao vùng khí hậu Nam Bộ có chế độ nhiệt ổn định nhất trong năm? b) Nhận xét chế độ nước của sông Hồng (trạm Hà Nội). Giải thích tại sao chế độ nước sông Hồng thất thường? | |||||||||||||||||||||||||||||||
a) Cho biết tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện như thế nào? Tại sao vùng khí hậu Nam Bộ có chế độ nhiệt ổn định nhất trong năm? | 2,5 | ||||||||||||||||||||||||||||||
*Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta biểu hiện | | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Nhiệt độ TB năm trên 210C. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Tổng lượng bức xạ nhiệt: 8000 -> 10.000 kcalo, cán cân bức xạ nhiệt luôn dương. Số giờ nắng đạt: 1400 -> 3000 h/năm. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Lượng mưa: TB năm lớn từ 1500 -> 2000 mm/năm, những sườn đón gió lượng mưa lớn: Bắc Quang (Hà Giang) 4.802 mm; Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) 3.552 mm; Huế 2.867 mm. | 0,5 | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Độ ẩm: Trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Gó mùa: Do nằm trong khu vực gió mùa của châu Á, nên nước ta chịu ả/h mạnh mẽ của các loại gió mùa: Có 2 mùa gió: | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 -> 4 năm sau. Với gió mùa đông bắc lạnh và khô. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Gió mùa mùa hạ từ tháng 5 -> 10 với gió mùa tây nam nóng, ẩm. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
*Vùng khí hậu Nam Bộ có chế độ nhiệt ổn định nhất trong năm | | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Do gần xích đạo. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Địa hình tương đối thấp khí hậu không bị phân hóa theo chiều cao. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
b) Nhận xét chế độ nước của sông Hồng (trạm Hà Nội). Giải thích tại sao chế độ nước sông Hồng thất thường? | 2,0 | ||||||||||||||||||||||||||||||
* Nhận xét chế độ nước của sông Hồng (trạm Hà Nội): | | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Lưu lượng nước trung bình năm lớn, đạt 2705,75 m3/s. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Sự phân mùa của chế độ thủy văn: + Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 (kéo dài 5 tháng) với lưu lượng nước trung bình đạt 4770 m3/s, tháng đỉnh lũ là tháng 8. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 (kéo dài 7 tháng) với lưu lượng nước trung bình đạt 1231,29 m3/s, tháng kiệt nhất là tháng 3. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
+ Chênh lệch lượng dòng chảy giữa 2 mùa rất lớn, trung bình lưu lượng nước trong mùa lũ gấp 3,9 lần mùa cạn, tháng đỉnh lũ cao gấp 8,7 lần tháng kiệt nhất. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Đặc điểm lũ lên nhanh, rút chậm. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
* Giải thích tại sao chế độ nước sông Hồng thất thường: | | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Phần lớn diện tích lưu vực sông Hồng chảy trên lãnh thổ Việt Nam, sông chảy trong khu vực địa hình phức tạp. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Lưu vực sông Hồng có dạng hình nan quạt, có chế độ mưa theo mùa; rừng đầu nguồn bị chặt phá. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Có nhiều phụ lưu cùng đổ nước vào sông Hồng, nhưng ở hạ lưu có ít chi lưu để thoát nước. | 0,25 | ||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 4 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: Hiện trạng rừng của tỉnh A từ năm 2014 đến năm 2022
b) Nêu nhận xét sự thay đổi diện tích và độ che phủ rừng của tỉnh A trong giai đoạn trên? | |||||||||||||||||||||||||||||||
a) Vẽ biểu đồ: kết hợp cột chồng và đường. - Diện tích rừng: cột chồng. - Độ che phủ rừng: đường. (HS vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm. Mỗi lỗi sai về biểu đồ trừ 0,25 điểm/lỗi) | 2,0 |
b) Nhận xét: | 1,0 |
Diện tích và độ che phủ rừng của tỉnh A giai đoạn 2014 – 2022 có sự biến động. - Tổng diện tích rừng tăng liên tục, tăng 84,3 nghìn ha (gấp 1,1 lần) | 0,25 |
- Diện tích rừng tự nhiên tăng 38,7 nghìn ha (gấp gần 1,1 lần) | 0,25 |
- Diện tích rừng trồng có sự biến động: + Từ 2014 – 2017 giảm 76,2 nghìn ha (giảm 1,6 lần). + Từ 2017 – 2022 tăng 30,8 nghìn ha (tăng 1,2 lần) + Cả giai đoạn 2014 – 2022 giảm 45,4 nghìn ha (giảm gần 1,3 lần). | 0,25 |
- Độ che phủ rừng tăng liên tục 5,5%. | 0,25 |
Câu 5 (1,0 điểm). Trình bày những hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số giải pháp phòng chống bão? | |
* Hậu quả của bão ở Việt Nam: | |
- Bão thường có gió mạnh và mưa lớn gây đắm tàu thuyền, gây ngập mặn vùng ven biển. Kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về gây ngập lụt diện rộng. | 0,25 |
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là vùng ven biển. | 0,25 |
* Các biện pháp phòng chống bão: | |
- Dự báo chính xác quá trình hình thành, hướng di chuyển, tốc độ, phạm vi và sức ảnh hưởng của bão. Khi có bão, tàu thuyền nhanh chóng tìm nơi tránh, trú ẩn. | 0,25 |
+ Sơ tán dân, củng cố công trình đê biển. Kết hợp chống lụt úng ở đồng bằng, chống lũ, xói mòn ở miền núi. | 0,25 |
TỔNG ĐIỂM TOÀN PHẦN TỰ LUẬN LÀ 14,0 ĐIỂM |