- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,022
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi hsg địa lý 8 cấp huyện Gia Viễn Có Đáp Án NĂM 2022 - 2023, Đề thi chọn HSG Địa lí 8 huyện Gia Viễn 2022-2023 có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Họ và tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:....................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị thứ nhất:...........................................................................................
Giám thị thứ hai:..............................................................................................
Câu 1 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Xác định và kể tên các quốc gia tiếp giáp với vùng biển Việt Nam.
b) Cho biết Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?
c) Giải thích tại sao bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề sống còn của nước ta trong mọi thời đại.
Câu 2 (6,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
b) Phân tích tác động của cấu trúc địa hình nước ta đến sông ngòi.
c) So sánh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
Câu 3 (5,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét về sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, đất mặn lớn?
b) Giải thích tại sao sinh vật tự nhiên ở nước ta phong phú và đa dạng nhưng đang bị giảm sút nghiêm trọng.
c) Nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
Câu 4 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Xác định và kể tên hướng gió thịnh hành vào mùa hạ ở nước ta.
b) Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta.
Câu 5 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu:
a) Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng A.
b) Cho biết trạm khí tượng A thuộc miền khí hậu nào ở nước ta? Giải thích nguyên nhân?
c) Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng A.
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
---------------- Hết -----------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA VIỄN
| ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: ĐỊA LÍ Ngày thi: 30/3/2023 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) | |
| Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang |
Họ và tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:....................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị thứ nhất:...........................................................................................
Giám thị thứ hai:..............................................................................................
Câu 1 (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Xác định và kể tên các quốc gia tiếp giáp với vùng biển Việt Nam.
b) Cho biết Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?
c) Giải thích tại sao bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề sống còn của nước ta trong mọi thời đại.
Câu 2 (6,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta.
b) Phân tích tác động của cấu trúc địa hình nước ta đến sông ngòi.
c) So sánh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
Câu 3 (5,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét về sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, đất mặn lớn?
b) Giải thích tại sao sinh vật tự nhiên ở nước ta phong phú và đa dạng nhưng đang bị giảm sút nghiêm trọng.
c) Nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
Câu 4 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Xác định và kể tên hướng gió thịnh hành vào mùa hạ ở nước ta.
b) Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta.
Câu 5 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng A
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ (oC) | 25,8 | 26,7 | 27,9 | 28,9 | 28,3 | 27,5 | 27,1 | 27,1 | 26,8 | 26,7 | 26,4 | 25,7 |
Lượng mưa (mm) | 13,8 | 4,1 | 10,5 | 50,4 | 218,4 | 311,7 | 293,7 | 269,8 | 327,0 | 266,7 | 116,5 | 48,3 |
(Số liệu theo SGK Địa lí 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
a) Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng A.
b) Cho biết trạm khí tượng A thuộc miền khí hậu nào ở nước ta? Giải thích nguyên nhân?
c) Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng A.
---------------- Hết -----------------
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA VIỄN
| HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022-2023 Môn: ĐỊA LÍ Ngày thi: 30/3/2023 Hướng dẫn chấm gồm 03 trang |
Câu | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||||||
1 (3,0 điểm) | a) Xác định và kể tên các quốc gia tiếp giáp với vùng biển Việt Nam. | 1,0 | |||||||||||||||||||
Gồm 8 quốc gia: Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Brunây, Xingapo, Thái Lan, Campuchia. (Thí sinh nêu đúng 4 quốc gia = 0,5 điểm; từ 5-6 quốc gia = 0,75;từ 7-8 quốc gia = 1,0 điểm) | 1,0 | ||||||||||||||||||||
b) Cho biết Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? | 1,0 | ||||||||||||||||||||
- Biển Đông mang đến lượng mưa, độ ẩm lớn… | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Nhờ giáp Biển Đông khí hậu có tính hải dương nên điều hoà hơn: + Giảm tính chất khắc nghiệt lạnh khô trong mùa đông… + Dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè… | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Vùng biển có nhiều thiên tai, nhất là bão… | 0,25 | ||||||||||||||||||||
c) Giải thích tại sao bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề sống còn của nước ta trong mọi thời đại. | 1,0 | ||||||||||||||||||||
- Phạm vi lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn gồm: Vùng đất, vùng biển và vùng trời. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ có nhiều ý nghĩa quan trọng: | | ||||||||||||||||||||
+ Giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, không bị phụ thuộc vào nước ngoài. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
+ Bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ gìn sự hòa bình, ổn định trong nước. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
+ Phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế quốc gia… | 0,25 | ||||||||||||||||||||
2 (6,0 điểm) | a) Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta. | 2,0 | |||||||||||||||||||
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: + Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích. + Địa hình dưới 1000m (gồm đồi núi thấp và đồng bằng) chiếm 85% diện tích, địa hình núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: + Địa hình được vận động Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya nâng lên, trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt, địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: TB - ĐN và vòng cung (dẫn chứng). | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: + Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi... + Quá trình bồi tụ diễn ra nhanh ở vùng đồng bằng... | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (dẫn chứng). | 0,5 | ||||||||||||||||||||
b) Phân tích tác động của cấu trúc địa hình nước ta đến sông ngòi. | 2,0 | ||||||||||||||||||||
- Địa hình già trẻ lại, nên trên cùng một con sông có nơi dòng chảy chậm, lòng sông rộng; có nơi tốc độ lớn, lòng sông hẹp... | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Địa hình phân bậc, nên sông ở miền đồi núi có nhiều bậc thác ghềnh. | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Hướng nghiêng của địa hình tây bắc – đông nam, nên hầu hết sông ngòi bắt nguồn từ vùng núi phía tây bắc và phía tây đổ ra Biển Đông. | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Hướng núi tây bắc - đông nam và vòng cung nên sông ngòi cũng có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung…. | 0,5 | ||||||||||||||||||||
c) So sánh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam. | 2,0 | ||||||||||||||||||||
| 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 | ||||||||||||||||||||
3 (5,0 điểm) | a) Nhận xét về sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, đất mặn lớn? | 2,0 | |||||||||||||||||||
- Nhận xét về sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long. | | ||||||||||||||||||||
+ Đất phù sa ngọt: Phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
+ Đất phèn: Phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
+ Đất mặn: Phân bố thành vành đai ven biển Đông và Vịnh Thái Lan. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
+ Một số loại đất khác phân bố rải rác trên đồng bằng... | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, đất mặn lớn vì: | | ||||||||||||||||||||
+ Ba mặt giáp biển, không có đê bao bọc. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
+ Địa hình thấp, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. | 0,5 | ||||||||||||||||||||
+ Mùa khô kéo dài làm cho mực nước sông và nước ngầm hạ thấp tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
b) Giải thích tại sao sinh vật tự nhiên ở nước ta phong phú và đa dạng nhưng đang bị giảm sút nghiêm trọng. | 2,0 | ||||||||||||||||||||
* Sinh vật tự nhiên phong phú và đa dạng vì: | | ||||||||||||||||||||
- Vị trí địa lí: Nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều luồng sinh vật... | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng… | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Các yếu tố khác: Sự phân hoá đa dạng của địa hình, đất đai, tác động của con người… | 0,25 | ||||||||||||||||||||
* Sinh vật tự nhiên đang bị giảm sút nghiêm trọng vì: | | ||||||||||||||||||||
- Khai thác thiên nhiên quá mức của con người: Phá rừng, săn bắn, săn bắt, sử dụng các phương tiện thiết bị khai thác có tính tận diệt,… | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Nguyên nhân khác: Ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu,… | 0,5 | ||||||||||||||||||||
c) Nêu các biện pháp chủ yếu để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. | 1,0 | ||||||||||||||||||||
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên... | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Ban hành “Sách ỏ Việt Nam” bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng... | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Quy định chặt chẽ việc khai thác: Thực vật, động vật,... | 0,25 | ||||||||||||||||||||
4 (2,0 điểm) | a) Xác định và kể tên hướng gió thịnh hành vào mùa hạ ở nước ta. | 0,5 | |||||||||||||||||||
Hướng gió thịnh hành: Tây Nam và Đông Nam. | 0,5 | ||||||||||||||||||||
b) Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta. | 1,5 | ||||||||||||||||||||
- Thời gian hoạt động và tính chất: Mạnh nhất từ tháng V đến tháng VIII. Thời tiết đặc trưng rất khô và nóng … | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Hoàn lưu khí quyển: Vào đầu mùa hạ áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh với tâm áp thấp ở Đồng bằng sông Hồng đã hút gió từ phía tây tạo điều kiện để khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam vượt dãy Trường Sơn thổi sang Bắc Trung Bộ. | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Địa hình và bề mặt đệm: + Bắc Trung Bộ là khu vực hẹp ngang, phần lớn diện tích là đồi núi. Phía tây là khu vực Trường Sơn Bắc với nhiều dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, một số đỉnh cao trên 2000m đã tạo nên tính chất khô nóng cho loại gió này. + Phía đông là những đồng bằng ven biển được bồi đắp bởi vật liệu phù sa sông, biển, bề mặt cát rất phổ biến. Tính chất khô nóng của cát, thực vật kém phát triển là những nhân tố góp phần tăng cường sự bốc hơi bề mặt, tăng mức độ khô nóng cho gió tây nam. => Là khu vực hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của gió phơn Tây Nam. | 0,25 0,25 | ||||||||||||||||||||
5 (4,0 điểm) | a) Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng A. | 1,0 | |||||||||||||||||||
- Biểu đồ kết hợp: Cột và đường. (Lưu ý: Các dạng biểu đồ khác không cho điểm) | 1,0 | ||||||||||||||||||||
b) Cho biết trạm khí tượng A thuộc miền khí hậu nào ở nước ta? Giải thích nguyên nhân? | 1,0 | ||||||||||||||||||||
- Trạm khí tượng A thuộc miền khí hậu phía Nam. | 0,5 | ||||||||||||||||||||
- Nguyên nhân: Do có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình năm trên 250C), biên độ nhiệt nhỏ. | 0,5 | ||||||||||||||||||||
c) Phân tích chế độ nhiệt và chế độ mưa của trạm khí tượng A. | 2,0 | ||||||||||||||||||||
* Chế độ nhiệt: | | ||||||||||||||||||||
- Tổng lượng nhiệt trong năm lớn (324,90C), nhiệt độ trung bình năm cao: 27,10C. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 4 là 28,90C. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 là 25,70C. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Biên độ dao động nhiệt độ trong năm nhỏ: 3,20C. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
* Chế độ mưa: | | ||||||||||||||||||||
- Tổng lượng mưa trong năm lớn: 1930,9 mm (tính trung bình lượng mưa theo tháng vẫn cho điểm). | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10 (Mưa nhiều vào mùa hạ). | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Mùa khô: Tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. | 0,25 | ||||||||||||||||||||
- Tháng có lượng mưa cao nhất: Tháng 9 (327 mm), tháng có lượng mưa thấp nhất: Tháng 2 (4,1 mm). | 0,25 | ||||||||||||||||||||
Tổng điểm | 20,0 |
---------------- Hết -----------------