- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 12
Ngày soạn : 5/9/2021
Ngày dạy :
Tiết 1-2. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
2. Kĩ năng : Khái quát vấn đề
3. Tư duy, thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B. Phương tiện:
GV: SGK, soạn giáo án.
HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK, vở ghi.
C. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề, GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
4. Củng cố
-Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Những thành tựu của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Tác gia Hồ Chí Minh.
Ngày soạn: 6/9/2016
Ngày dạy:
A . Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Vận dụng những tri thức đó để phân tích văn thơ của Người.
2. Kĩ năng: Phân tích tác giả văn học.
3. Tư duy, thái độ : Giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn và tinh thần học tập lối sống của Người.
B.Phương tiện:
- GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy, SGK
- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK , vở ghi.
C.Phương pháp:
- Luyện đề.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó, GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.
D.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
Tiết 3-4.
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 12
Ngày soạn : 5/9/2021
Ngày dạy :
Tiết 1-2. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
2. Kĩ năng : Khái quát vấn đề
3. Tư duy, thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B. Phương tiện:
GV: SGK, soạn giáo án.
HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK, vở ghi.
C. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề, GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp | Sĩ số | HS vắng |
12A5 | | |
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
GV nêu câu hỏi: Câu 1: Nêu hoàn cảnh lịch sử văn hóa, xã hội văn học 1945 à 1975. HS trình bày. Câu 2: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về quá trình phát triển và thành tựu của văn học 1945 à 1975? HS trình bày, lấy dẫn chứng minh họa ở các thể loại. Câu 3. Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945 à 1975? HS giải thích các đặc điểm cơ bản và lấy các tác phẩm văn học trong thời kì này làm dẫn chứng. Câu 4. Nêu hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa của VHVN 1975 à hết thế kỷ XX? Câu 5. Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của VHVN từ 1945 -2000? HS nêu những thành tựu cơ bản, lấy các tác phẩm văn học làm dẫn chứng minh họa. | Câu 1. - Sự lãnh đạo, đường lối văn nghệ của Đảng đã tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng, tư tưởng và thế hệ nhà văn kiểu mới: Nhà văn – Chiến sĩ. - Văn học 1945 à 1975 được phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc, sự giao lưu văn hóa ở nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN. Câu 2. a) Chặng đường từ 1945 à 1954 - Chủ đề: + Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp. + Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM. + Biểu dương những tấm lòng vì nước quên mình. - Thành tựu: + Truyện ngắn và ký. + Thơ: Đạt nhiều thành tựu. + Lý luận phê bình văn học. + Kịch: Đã gây sự chú ý cho nhiều người. b) Chặng đường 1955 à 1964: (Chặng đường văn học xây dựng CNXH ở miềm Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam) - Chủ đề: + Ca ngợi hình ảnh người lao động, những thay đổi của đất nước. (Cuộc sống mới và con người mới). + Thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam, nỗi đau chia cắt đất nước, ý chí, khát vọng muốn thống nhất đất nước. - Thành tựu: Văn xuôi. , Thơ. , Kịch nói.--> thể loại phong phú. - Thành tựu: Văn xuôi. , Thơ. , Kịch nói.--> thể loại phong phú c) Chặng đường 1965 à 1975: (Đấu tranh chống Mỹ). - Chủ đề: Bao trùm đề tài chống Mỹ cứu nước, ca ngợi tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng CM. - Thành tựu: + Văn xuôi. + Thơ. + Kịch. Câu 3: a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại nhất của đất nước, tập trung vào các đề tài:Tổ quốc,bảo vệ đất nước, đấu tranh thống nhất đất nước,xây dựng CNXH. b) Nền văn học hướng về đại chúng: + Đối tượng là đại chúng nhân dân họ vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ. + Các tác phẩm văn học thường tìm đến hình thức nghệ thuật dễ hiểu, ngắn gọn. c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Câu 4: - 30/04/1975 lịch sử dân tộc mở ra thời kỳ độc lập tự do và thống nhất đất nước. - Đất nước ta gặp những khó khăn mới nhất là về kinh tế à Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới à nền VH phải đổi mới(1986) Câu 5: a) Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn, trường ca nở rộ. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được chú ý của người đọc văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. b) Từ đầu những năm 80: Tình hình văn đàn trở nên sôi nổi với những tiểu thuyết, truyện ngắn. c) Sau Đại hội Đảng VI (1986) - Văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. - Phóng sự điều tra phát triển. - Văn xuôi phát triển mạnh mẽ. Tóm lại từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn. Văn học phát triển đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Văn học có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường. |
GV nêu câu hỏi: Câu 6. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 có những đặc điểm cơ bản nào? Theo anh/chị đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? HS trình bày những đặc điểm cơ bản, giải thích ngắn gọn các đặc điểm. Có lí giải đúng đắn về đặc điểm quan trọng nhất. Lấy các tác phẩm văn học làm dẫn chứng minh họa. Câu 7. Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975. ? Giải thích về khuynh hướng sử thi trong văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975? Lấy dẫn chứng minh họa. ? Giải thích cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945-1975? Lấy dẫn chứng minh họa. | Câu 6: I. Các đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975: - Nền văn học vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nền văn học hướng về đại chúng. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. II. Đặc điểm quan trọng nhất: - Đặc điểm: “ Nền văn học Việt Nam vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước” là đặc điểm quan trọng nhất của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. - Đây là đặc điểm nói lên bản chất của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975. Đặc điểm này làm nên diện mạo riêng của văn học giai đoạn 1945 đến 1975, và chi phối đến các đặc điểm còn lại của văn học giai đoạn này. Câu 7: Văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. I. Khuynh hướng sử thi: - Văn học đề cập tới những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử gắn với số phận chung của cộng đồng, của toàn dân tộc: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay nô lệ. - Nhà văn quan tâm chủ yếu đế những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng; nhìn con người bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, có tầm vóc dân tộc và thời đại. - Nhân vật chính trong tác phẩm tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước, kết tinh những phẩm chất cao quý của cả cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, nghĩa vụ công dân, ý thúc chính trị, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn. - Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, đẹp một cách tráng lệ và hào hùng. II. Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng lãng mạn trong văn học thời kì này chủ yếu thể hiện ở cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới sự khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. |
-Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Những thành tựu của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài: Tác gia Hồ Chí Minh.
Ngày soạn: 6/9/2016
Ngày dạy:
Tiết 3-4-5-6. TÁC GIA HỒ CHÍ MINH
A . Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Vận dụng những tri thức đó để phân tích văn thơ của Người.
2. Kĩ năng: Phân tích tác giả văn học.
3. Tư duy, thái độ : Giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn và tinh thần học tập lối sống của Người.
B.Phương tiện:
- GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy, SGK
- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK , vở ghi.
C.Phương pháp:
- Luyện đề.
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó, GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.
D.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
Tiết 3-4.