- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 11
YOPOVN xin giới thiệu đến quý thầy cô Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 11. Giáo án được biên soạn dưới dạng file word. Thầy cô download Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 11 tại mục đính kèm dưới đây.
Ngày soạn : 2/9/2021
Ngày dạy :
Tiết 1-2.
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Củng cố , khắc sâu ,rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. (luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý…).
- Củng cố , khắc sâu ,rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý…).
2. Kĩ năng: Viết được bài văn NLXH.
3. Tư duy, thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành.
D. Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kt sách vở của hs
3. Bài mới
XEM THÊM:
YOPOVN xin giới thiệu đến quý thầy cô Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 11. Giáo án được biên soạn dưới dạng file word. Thầy cô download Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 11 tại mục đính kèm dưới đây.
Ngày soạn : 2/9/2021
Ngày dạy :
Tiết 1-2.
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Củng cố , khắc sâu ,rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. (luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý…).
- Củng cố , khắc sâu ,rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý…).
2. Kĩ năng: Viết được bài văn NLXH.
3. Tư duy, thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành.
D. Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định lớp
Lớp | Sĩ số | HS vắng |
11A4 |
2. Kiểm tra bài cũ: Kt sách vở của hs
3. Bài mới
XEM THÊM:
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ NGỮ VĂN LỚP 11
- Đề Thi Olympic Ngữ Văn 11
- Tài liệu ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 11
- Đề Thi HSG Ngữ Văn 11 Cấp Trường
- Đề cương ôn tập ngữ văn 11 học kì 2
- Đề thi ngữ văn lớp 11 học kì 1
- ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ 1
- Bài soạn Ngữ cảnh (Ngữ Văn 11) hay nhất
- Các đề thi ngữ văn lớp 11 cuối học kì 2
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
TIẾT 1 | |
Lưu ý : Đây là thao tác quan trọng và cần thiết giúp phát hiện ra vấn đề cần nghị luận trong yêu cầu cảu đề bài và triển khia theo đúng yêu cầu của đề bài. Vì thao tác này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài viết nên cần phải có sự đầu tư thích đáng. + Giải thích: khái niệm “ sống đẹp” + Phân tích : những biểu hiện của “sống đẹp” + Chứng minh và bình luận: những tấm gương “ sống đẹp”, đánh giá những hành động, việc làm thể hiện cách “ sống đẹp”… Ví dụ: Đề 1 : Sự lựa chọn nghề nghiệp của anh/chị trong tương lai Phân tích đề: Yêu cầu về nội dung: Quan điểm lựa chọn nghề nghiệp Yêu cầu về hình thức: nghị luận, biểu cảm Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội Đề số 2: Môi trường đang bị ô nhiễm A.Phân tích đề: - Yêu cầu về nội dung: ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường. - Yêu cầu về hình thức: thuyết minh, nghị luận, biểu cảm - Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường + Do sự thiếu ý thức của mỗi con người. + Chưa có công nghệ xử lý chất thải + Sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm ôi trường: + Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường cho học sinh cho học sinh phổ thông. + Tăng nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường. Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2. - Ví dụ: Trong đề: Đức phật dạy: “ Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Anh/chị nghĩ gì về lời dạy trên? Viết bài văn bàn về vai trò của cá nhân và tập thể. | I .Phân tích đề, tìm hiểu đề - Đọc kĩ đề, chú ý những từ quan trọng, nhứng khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, nghĩa tượng minh, nghĩa hàm ẩn của câu, đoạn. Chia vế, ngăn đoạn, tìm hiểu mối tương quan giữa các vế: song song, chính phụ, nhân quả, tăng tiến hay đối lập… - Khi phân tích đề phải xác định được ba yêu cầu sau đây: + Vấn đề nghị luận là gì? có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? + Sự dụng tháo tác lập luận gì là chính? Thường là phải sử dụng tổng hợp tất cả các thao tác, nhưng tùy theo từng dạng đề, tùy thuộc vào từng lĩnh vực kiến thức mà thiên về thai tác nào là chính. + Vùng tư liệu được sử dụng cho bài viết: thuppcj lĩnh vực xã hội nào, phạm vi, ảnh hưởng… Ví dụ với đề bài. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn? (Một khúc ca) * Nội dung: + Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề “ sống đẹp” + Để “ sống đẹp” con người cần có những phẩm chất gì? + Người thanh niên, học sinh để trở thành người sống đẹp cần phải học tập và tu dường tốt… * Các thao tác lập luận: * Phạm vi dẫn chứng: + Từ thực tế + Từ thơ văn ( chú ý số lượng vừa phải để tránh lạc sang nghị luận văn học) II. Lập dàn ý a. Tìm ý + Xác định các luận điểm ( ý lớn) . Đề bài có nhiều ý thì ứng với mỗi ý là một luận điểm. . Đề bài có một ý thì ý nhỏ hơn cụ thể của ý đó được xem là những luận điểm. + Tìm luận cứ ( ý nhỏ) cho các luận điểm: Mỗi luận điểm cần được cụ thể hóa thành nhiều ý nhỏ hơn gọi là luận cứ. b. Sắp xếp các ý thành dàn bài MB: Giới thiệu vấn đề xã hội cần nghị luận TB: Triển khai nội dung theo các ý nhỏ và ý lớn đã tìm KB: Tổng kết nội dung đã trình bày, liên hệ, mở rộng, nâng cao vấn đề. Ví dụ: Đề 1 : Sự lựa chọn nghề nghiệp của anh/chị trong tương lai Phân tích đề: Dàn ý: Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận Thân bài: Sự cần thiết của việc lựa chọn nghề đối với mỗi người: + Trong cuộc đời của mỗi con người, sự lựa chọn nghề có ý nghĩa quan trọng quyết định tương lai, hạnh phúc. Những quan điểm khác nhau về lựa chọn nghề đối với mỗi người: + Chọn nghề có thể dễ dàng kiếm được nhiều tiền + Chọn nghề lao động nhẹ nhàng, không vất vả. Sự lựa chọn nghề của bản thân: + Chọn nghề phù hợp với khả năng. Vì lựa chọn nghề phù hợp, bản thân mới có thể phát huy khả năng của mình để hoàn thành hiệu quả công việc. + Lựa chọn nghề phù hợp với điều kiện của gia đình. Vì chọn nghề phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, gia đình mới có thể tạo điều kiện cho mình theo đuổi được nghề nghiệp. + Lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội. Vì xã hội có cần đến nghề mình lựa chọn thì bản thân mình mới có cơ hội tìm kiếm việc làm thuận lợi sau khi học nghề. + Ba yếu tố lựa chọn nghề sẽ giúp cho bản thân có một sự lựa chọn nghề đúng đắn, phù hợp với năng lực của bản thân, điều kiện của bản thân, nhu cầu của xã hội. Thái độ hành động của bản thân: + Phê phán những quan điểm lựa chọn nghề nghiệp không đúng đắn. + Tích cực học tập, phấn đấu đạt được nghề nghiệp mình đã lựa chọn. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề đối với bản thân, với tuổi trẻ. Đề số 2: Môi trường đang bị ô nhiễm Phân tích đề: b. Dàn ý Mở bài: Giới thiệu khái quát về môi trường, vai trò của môi trường Sự ô nhiễm môi trường Thân bài: Giải thích: + Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. +Môi trường sống của con gười theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người. Vai trò của môi trường đối với đời sống con người: + Môi trường là không gian sinh sống cho co người và thế giới sinh vật. + Môi trường chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người + Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải của đời sống và sản xuất. Thực trạng ô nhiễm môi trường: + Môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí…) bị ô nhiễm, bị hủy hoại nghiêm trọng (chứng minh) + Môi trường xã hội cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng (chứng minh những địa bàn nghiện hút, cờ bạc…) ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. Tác hại của ô nhiễm môi trường: + Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người (chứng minh) + Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái (chứng minh) Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm ôi trường: Nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên. Kết bài: - Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của nhân loại trên toàn thế giới. - Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. III. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 1. Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức lí giải cho người khác hiểu vấn đề mà mình đề cập tới. Trong bài văn NLXH, thao tác giải thích thể hiện cụ thể trước hết là đi vào lí giải các từ ngữ, các khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp…Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề. Trong thao tác giải thích, người viết vừa dùng lí lẽ để phân tích, lí giải là chủ yếu, vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, có tính biện chứng, chống lại những cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ về vấn đề xã hội đã được đưa ra. - Thực chất của thao tác này là việc đi vào trả lời các câu hỏi: Vấn đề xã hội đưa ra nghị luận là gì? Cần hiểu vấn đề đó như thế nào? Tại sao lại có cách hiểu như vậy? Và vấn đề đó dẫn đến kết quả như thế nào? Kết thúc thao tác giải thích, người viết phải làm cho người đọc, người nghe hiểu được vấn đề được đưa ra nghị luận, rút ra được chân lí để sau đoa vận dụng vào cuộc sống hiện tại, vào bản thân. - Ví dụ: Trong đề: Đức phật dạy: “ Giọt nước chỉ hòa * Giải thích: - Nghĩa đen: + Giọt nước: Một giọt nước riêng rẽ dễ bay hơi, khó tồn tại. + Biển cả: Triệu triệu giọt nước hòa thành biển cả thì bền vững không cạn Nghĩa bóng: + Mỗi cá nhân là một giọt nước, đứng một mình thì khó tồn tại và phát triển. * Tại sao như vậy? - Cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả, một cá nhân không thể làm hết mọi việc, đáp ứng mọi nhu cầu. - Bước vào tập thể, con người học tập, sẻ chia, giúp đỡ, động viên nhau, xây dựng tập thể vững mạnh trong đó mỗi cá nhân đều được đáp ứng nhu cầu. - Cá nhân và tập thể có mối quan hệ khăng khít: cá nhân xây dựng nên tập thể, tập thể tạo điều kiện cho cá nhân phát triển. Trên cơ sở giải thích ý nghĩa lời dạy, giải thích ý nghĩa của vấn đề xã hội được đưa ra bàn luận: Vai trò cũng như mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. |