GIÁO ÁN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 4 KẾT NỐI TRI THỨC THEO CV2345 được soạn dưới dạng file word gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TUẦN 1: MỞ ĐẦU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu...
- Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ, các tư liệu có liên quan, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong sử dụng, thực hành các hoạt động về Lịch sử, Địa lí.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TUẦN 1: MỞ ĐẦU
Bài 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (T1)
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu...
- Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ, các tư liệu có liên quan, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự chủ thực hiện sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thực hiện tốt và có sáng tạo trong thực hiện các hoạt động của môn Lịch sử và địa lí.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm và thực hành.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong sử dụng, thực hành các hoạt động về Lịch sử, Địa lí.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ, ham học hỏi trong tìm hiểu về Lịch sử và Địa lí.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung. - Cách tiến hành: | |
- GV giới thiệu hình ảnh trong sách giáo khoa để khơỉ động bài học. + Hai bạn trong hình đàn trao đổi về nội dung gì?- Kể tên một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí mà em biết. - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới. | - HS quan sát tranh và trả lời một số câu hỏi - Hai bạn trong hình đàn trao đổi về các phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. - Một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí mà em biết: Tranh, ảnh, quả địa cầu, bản đồ, mô hình,.... - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu... + Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ, các tư liệu có liên quan, qua đó góp phần phát triển năng lực khoa học. - Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản đồ, lược đồ? (làm việc chung cả lớp) * Tìm hiểu về bản đồ: - GV giới thiệu bản đồ và giải thích ý nghĩa, tác dụng của bản đồ: Bản đồ là ình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỷ lệ nhất định. - GV nêu câu hỏi: Em hãy quan sát hình 1 và cho biết:+ Đọc tên bản đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào? + Chỉ một nơi có độ cao trên 1500 m trên bản đồ. - GV mời một số HS lên chỉ bản đồ và trả lời các câu hỏi trên. - GV nhận xét, tuyên dương. * Tìm hiểu về lược đồ - GV giới thiệu lược đồ và giải thích ý nghĩa, tác dụng của lược đồ: Lược đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực tỉ lệ nhất định, có nội dung có nội dung giản lược hơn bản đồ.. - GV mời HS sinh hoạt theo nhóm 2, thảo luận và trực hiện 2 nhiệm vụ:+ Đọc tên lược đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào? + Chỉ hướng tiến quân của quân Hai bà Trưng trên lược đồ. - GV nhận xét tuyên dương. - Gv mời 1 HS trình bày các bước sử dụng bản đồ, lược đồ. - GV nhận xét tuyên dương | - HS quan sát bản đồ và lắng nghe GV giải thích ý nghĩa, tác dụng của bản đồ. - HS làm việc chung cả lớp, quan sát bản đồ và trả lời câu hỏi: + Bảng chú thể hiện độ cao của các địa danh theo màu, sông hồ, thủ đô, biên giới và các chữ viết tắt. + Dãy núi Hoàng Liên Sơn,... - Một số Hs lên thực hiện, cả lớp nhận xét bổ sung. - HS quan sát lược đồ và nghe GV giải thích ý nghĩa, tác dụng của lược đồ. + Tên lược đồ: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Bảng chú giải thể hiện vị trí Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa và cac vị trí tấn công cuộc khởi nghĩa. + Đại diện các nhóm lên chỉ vị trí hướng tấn công của quân Hai bà Trưng. - 1 HS trình bày: |
DOWNLOAD FILE
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT