- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6 MỚI NHẤT NĂM 2021 - 2022
Ngày xây dựng kế hoạch: /10/2021
Chủ đề 3: TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
Sau bài học này học sinh sẽ sẽ nhận diện được một số trang phục truyền thống của người dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên qua kiểu dáng hoa văn trang trí tiêu biểu hiểu được ý nghĩa của trang phục dân tộc biết trân trọng và có ý thức giữ gìn giá trị truyền thống vận dụng một số họa tiết trang trí trên trang phục dân tộc trong sản phẩm sáng tạo của cá nhân2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại hội hoạ, đồ hoa tranh in, điêu khắc, thiết kế đồ hoạ, thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất:
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật tạo hình và ứng dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm mĩ thuật trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: Mĩ thuật tạo hình (tranh vẽ, tranh khắc, tranh in, tượng, phù điêu) và mĩ thuật ứng dụng (sản phẩm thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang).
- Máy tính, máy chiếu, mẫu vật thật (nếu có).
2. Đối với học sinh.
- SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Họa phẩm (màu vẽ, giấy vẽ, bút chì , tẩy) họa liệu (đất nặn, tấm bìa, dao dùng để nặn đất nặn).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 6A:…………6B…………….
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:
3. Hoạt động dạy học.
Tiết 1:
Ngày thực hiện: 6A:……/ 10 /2021; 6B:……/ 10 /2021
Ngày xây dựng kế hoạch: /10/2021
Chủ đề 3: TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
Sau bài học này học sinh sẽ sẽ nhận diện được một số trang phục truyền thống của người dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên qua kiểu dáng hoa văn trang trí tiêu biểu hiểu được ý nghĩa của trang phục dân tộc biết trân trọng và có ý thức giữ gìn giá trị truyền thống vận dụng một số họa tiết trang trí trên trang phục dân tộc trong sản phẩm sáng tạo của cá nhân2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thể loại hội hoạ, đồ hoa tranh in, điêu khắc, thiết kế đồ hoạ, thiết kế công nghiệp qua tìm hiểu một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất:
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật tạo hình và ứng dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên.
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như tác phẩm mĩ thuật, sản phẩm mĩ thuật trình chiếu trên PowerPoint để HS quan sát như: Mĩ thuật tạo hình (tranh vẽ, tranh khắc, tranh in, tượng, phù điêu) và mĩ thuật ứng dụng (sản phẩm thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ hoạ, thiết kế thời trang).
- Máy tính, máy chiếu, mẫu vật thật (nếu có).
2. Đối với học sinh.
- SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Họa phẩm (màu vẽ, giấy vẽ, bút chì , tẩy) họa liệu (đất nặn, tấm bìa, dao dùng để nặn đất nặn).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 6A:…………6B…………….
2. Kiểm tra đồ dùng học tập:
3. Hoạt động dạy học.
Tiết 1:
Ngày thực hiện: 6A:……/ 10 /2021; 6B:……/ 10 /2021
| NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Tô chức thực hiện: GV yêu cầu HS trà lời cáu hói: Em hãy quan sát những hình ảnh sau đây và cho biết màu sắc chủ đạo và các chi tiết nào trên bộ trang phục khiến cho em ấn tượng Trang phục nam giới và trang phục nữ giới khác nhau như thế nào. Đây là trang phục trong sinh hoạt đời thường hay sinh hoạt dịp lễ đặc biệt nào. HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời cảu hỏi: Một số loại sàn phấm mĩ thuật: tranh vẽ, điêu khẳc, tượng đài,... GV đặt vấn đề dẫn học sinh váo bài. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu: - Biết hình dáng, màu sắc, họa tiết trang trí trên trang phục của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: - GV đưa trực quan cho học sinh quan sát. * GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (5 p) - GV yêu cầu HS mở sgk trang 33-36, quan sát ảnh và tranh và trả lời câu hỏi trong trang 6 SGK: 1.Em có nhận xét gì về bộ trang phục truyền thống của đồng bào người Tày ở Thái Nguyên. 2. Em hãy cho biết những nét tương đồng và khác biệt trong trang phục của người Dao Lô Giang và người Dao quần chẹt ở Thái Nguyên. 3. Bộ trang phục của người sán chỉ ở Thái Nguyên bao gồm những gì. 4. Em hãy mô tả những bộ phận của trang phục đó. Em Có biết: Trước đây, mỗi ngôi nhà của người dân tộc Nùng ở Thái Nguyên đều có bộ khung dệt vải để người phụ nữ có thể tự tay làm ra những bộ trang phục đòi hỏi sự khéo léo, kỳ công. Các công đoạn tạo ra tấm vải là cán bông, bật bông, xe sợi và dệt vải. Tấm vải trắng được nhuộm bằng nước lá tràm nhiều lần cho đến khi nó được màu sắc mong muốn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình (tiến độ hoàn thành SP) - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, tuyên dương, khuyến khích HS, nhóm HS có SP đẹp, động viên HS có SP chưa hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức trung bình. Tiết 2: Ngày thực hiện: 6A:……/ 10 /2021; 6B:……/ 10 /2021 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: - GV đưa trực quan cho học sinh quan sát. - GV yêu cầu HS mở sgk trang 37-38, quan sát ảnh và tranh và trả lời câu hỏi trong trang 39 SGK: * GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi (5’) - GV đưa câu hỏi gợi ý: ? Em hãy kể một số loại hoa văn trang trí tiêu biểu trên trang phục của các dân tộc ít người ở Thái Nguyên. ? Em có nhận xét gì về hoa văn trang trí trên trang phục các nhóm người dao ở Thái Nguyên. ? Theo em hoa văn trang trí có vai trò như thế nào trên bộ trang phục của đồng bào dân tộc? Em có biết: Người giao chủ yếu dùng kỹ thuật thêu thủ công để tạo ra hoa văn trên bộ trang phục của mình. Các mẫu thêu đều được truyền lại từ thế hệ trước với những hoa văn gắn bó với đời sống đồng bào dân tộc dao từ lâu đời những sợi len nhiều màu sắc rực rỡ được lựa chọn để nổi bật trên nền vải chàm. Kỹ thuật thêu khá đặc biệt khi thêu ở mặt trong trang phục, các đường nét sẽ dần hiện ra ở bên ngoài. Hoa văn còn được thêu trên lưng áo theo quan niệm truyền thống rằng kể cả khi cúi xuống làm nương rẫy thì nhờ những hình trang trí, ông trời vẫn nhận ra đó là người Dao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số bạn HS đứng dậy trình bày sản phẩm mĩ thuật của mình (tiến độ hoàn thành SP) - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, tuyên dương, khuyến khích HS, nhóm HS có SP đẹp, động viên HS có SP chưa hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức trung bình. | 1. Một số trang phục của người dân tộc ở Thái Nguyên. Trang phục truyền thống của người dân tộc ở Thái Nguyên vẫn lưu giữ được cách làm thủ công kiểu dáng hoa văn đa dạng và màu sắc phong phú phản ánh những nét văn hóa đặc trưng riêng. Áo quần của nam giới thường đơn giản ít thêu hoa văn. Nữ giới thường tô điểm thêm cho bộ trang phục của mình thêm phần độc đáo sinh động. a, Trang phục của người Tày Bộ trang phục của cả nam và nữ đều khá đơn giản, hầu như không có chi tiết trang trí, thường được may bằng vải bông nhuộm tràm. Nữ giới mặc áo dài quá đầu gối, cài khuy cạnh sườn cùng với quần hoặc váy cùng màu. Khăn có hai loại là khăn đội đầu và khăn vấn tóc. Trang sức đi kèm là vòng bạc xà tích và dây dao. b, Trang phục của người Nùng Bộ trang phục của nữ giới gồm có áo mũ thân hoặc cùng quần ống rộng bằng vải nhuộm chàm ,ít hoa văn trang trí. Thắt lưng là dây vải tua rua nhiều màu sắc. Khăn trùm đầu hình vuông, kiểu buộc khăn tương tự như khăn mỏ quạ. Nam giới mặc áo xẻ ngực, cổ tròn, cài cúc vải C. Trang phục của người Dao Lô Giang. Trang phục của người Dao Lô Giang nổi bật với những họa tiết trang trí sinh động, trên áo các chi tiết như nẹp cổ viền vạt áo viền tay áo đều được thêu tỉ mỉ. Yếm đeo cổ thường được đính hình ngôi sao làm bằng bạc, kết hợp cùng với quần màu chàm may ống rộng. Chiếc khăn đội đầu gồm nhiều lớp khăn vuông chồng lên nhau. Xà cạp cũng được thêu họa tiết rất đẹp mắt. d. Trang phục của người Dao quần chẹt. Trang phục bao gồm áo may bằng vải bông nhuộm tràm kiểu may xẻ ngực, không có khuy cổ, khâu bằng những đường chỉ trắng nổi bậ. Điểm nhấn là chiếc yếm hình ngũ giác đeo trên cổ thêu thùa nhiều hoa văn trang trí. Quần may ống nhỏ, kết hợp với xà cạp có màu rực rỡ dài tới bắp chân. Khăn đội đầu thêu hoa văn, đính ttua trang trí hoặc bông len đỏ. e. Trang phục của người Sán Chỉ. Bộ trang phục có ít hoa văn trang trí làm, nổi bật màu sắc của vải nhuộm chàm. Phụ nữ mặc áo ngoài dài tới ngang bắp chân, may kiểu xẻ tà và khâu chéo sang phải, áo trong thường có màu sáng. Các mép áo may viền màu đỏ kết hợp cùng với chân váy ngang chiều dài áo. Thắt lưng là giải luạ màu xanh, đỏ, kết hợp với nhau tạo vẻ bắt mắt. Phụ kiện là khăn đội đầu và các loại trang sức như vòng cổ, vòng tay, lắc bạc. f. Trang phục của người H’mông trắng - Phụ nữ người H'mông trắng thường mặc những trang phục gồm áo kết hợp với váy áo ngắn may xẻ ngực, nẹp áo chạy dọc theo hai vai xuống theo hình chữ vV bằng những vải sáng màu nối với miếng vải sau lưng. Thân áo có nhiều màu sắc, hoa văn, tay áo được ghép lại bằng nhiều loại vải khác nhau. Chân váy xếp li, thường là màu trắng không có chi tiết trang trí. Ngoài ra còn có tạp dề trước và sau váy, khăn đội đầu dài cuốn thành nhiều vòng, mép khăn được dấu vào phía trong. 2. Hoa văn trên trang phục người dân tộc ở Thái Nguyên. Ngoài kiểu dáng của trang phục, hoa văn là nét đẹp thể hiện thẩm mỹ đặc trưng của từng dân tộc. Đồng bào người dao người H'mông ở Thái Nguyên vẫn duy trì truyền thống trang trí cho trang phục bằng các hoa văn độc đáo và gắn bó mật thiết với đời sống của dân tộc mình. Có nhiều loại hoa văn khác nhau nhưng phần lớn lấy cảm hứng từ những hình tượng gần gũi từ cuộc sống xung quanh. Các dạng hoa văn cơ bản là: - Hoa văn hình kỷ hà được cách điệu từ những hình học đơn giản như hình vuông, hình thoi, hình tròn,… các hoa văn này được lặp đi lặp lại thành những đường diềm trang trí trên những vị trí khác nhau như tà áo, vạt áo chân váy. Các hoa văn như hình răng cưa ô trám hay hình xoắn ốc xuất hiện nhiều trên trang phục của người H'mông. - Hoa văn hiện thực được cách điệu mô phỏng từ hình dáng của các loài động vật thực vật gần gũi với đời sống của người dân tộc. Chẳng hạn hoa văn cây cỏ hoa lá trên trang phục người Dao Lô Giang được sáng tạo bởi trí tưởng tượng phong phú không theo quy tắc nào. hoa văn hình con chó thường xuyên được sử dụng do gắn liền với câu chuyện lịch sử của người dao quần chẹt. |