- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN 11 MỚI NHẤT CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm 89 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
*Với học sinh trung bình:
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.
- Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.
*Với học sinh khá giỏi:
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.
- Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.
b. Kĩ năng
- Phân tích đề văn nghị luận.
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
c. Tư duy, thái độ
- Có ý thức và thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Quy nạp: HS khảo sát bài tập bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm sau đó GV tổng kết, nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới
Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn là một trong những bước quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về yêu cầu đề và những định hướng đúng cho bài viết nói chung và bài văn nghị luận nói riêng. Để giúp học sinh về vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
C. Hoạt động luyện tập
Phân tích bài thơ Tự tình II (Hồ Xuân Hương).
Gợi ý:
I. Mở bài
- Trình bày những nét tiêu biểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ được mệnh danh: “Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều những bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ.
- Giới thiệu bài thơ Tự tình II: Đây là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng.
II. Thân bài
1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:
- Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an
- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng
⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn
• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:
- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng
⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”
⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội
2. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
• Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa
- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu
- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời
⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận
• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề
- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:
+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua
+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người
- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương
- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:
+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu
+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”
+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh
+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 1
PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
*Với học sinh trung bình:
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.
- Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.
*Với học sinh khá giỏi:
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết văn.
- Cách xác định luận điểm luận cứ cho bài văn.
b. Kĩ năng
- Phân tích đề văn nghị luận.
- Lập dàn ý bài văn nghị luận.
c. Tư duy, thái độ
- Có ý thức và thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi làm bài.
2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
2. Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Quy nạp: HS khảo sát bài tập bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm sau đó GV tổng kết, nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | HS vắng |
11 | | | |
11 | | | |
11 | | | |
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn là một trong những bước quan trọng giúp học sinh hiểu sâu hơn về yêu cầu đề và những định hướng đúng cho bài viết nói chung và bài văn nghị luận nói riêng. Để giúp học sinh về vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần nắm vững |
GV hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết. ? Khái niệm phân tích đề. ? Cách thức phân tích đề. ? Khái niệm lập dàn ý. ? Vai trò của dàn ý. ? Các bước lập dàn ý. HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. | I. Ôn tập lí thuyết 1. Phân tích đề Khái niệm Khái niệm: phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề. Phương pháp - Đọc kĩ đề bài - Gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề). - Chú ý các yêu cầu của đề (nếu có). - Xác định yêu cầu của đề: + Tìm hiểu nội dung của đề. + Tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng. 2. Lập dàn ý Khái niệm Lập dàn ý bài văn nghị lận là nhằm thiết kế bố cục và sắp xếp các ý theo một trật tự logic của bài. Vai trò của dàn ý: Tránh thiếu ý, thừa ý, hệ thống ý không chặt chẽ sơ sài. Các bước lập dàn ý: - Từ kết quả tìm hiểu đề, sắp xếp các ý thành hệ thống theo trình tự lôgíc gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. + Thân bài: Triển khai luận đề bằng những luận điểm. + Kết luận: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài học. II. Luyện tập |
C. Hoạt động luyện tập
Phân tích bài thơ Tự tình II (Hồ Xuân Hương).
Gợi ý:
I. Mở bài
- Trình bày những nét tiêu biểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ được mệnh danh: “Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều những bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ.
- Giới thiệu bài thơ Tự tình II: Đây là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng.
II. Thân bài
1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:
- Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an
- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng
⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn
• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:
- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng
⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”
⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội
2. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
• Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa
- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu
- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời
⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận
• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề
- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:
+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua
+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người
- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương
- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:
+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu
+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”
+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh
+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt