- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,226
- Điểm
- 113
tác giả
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ TOÁN CẤP HUYỆN NĂM 2023 - 2024: KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT TOÁN Bài 19: GIÂY, THẾ KỈ (T1) (THI GIÁO VIÊN GIỎI) được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS sẽ:
- Nhận biết được các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ; mối quan hệ của giây, thế kỉ với các đơn vị đo thời gian đã học.
- Chuyển đổi và tính toán với đơn vị đo thời gian đã học.
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo thời gian.
Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:
1. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, giao tiếp với bạn bè; phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động nhóm.
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao; tham gia tốt trò chơi, vận dụng.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua mô tả các hoạt động quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động.
- Trung thực: Tự tin bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, SGK
- Phiếu học tập nội dung BT1; Bảng nhóm.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT TOÁN
Bài 19: GIÂY, THẾ KỈ (T1)
Người thực hiện: Đàm Thị Lan Anh
Ngày thực hiện: 11/11/2023
Bài 19: GIÂY, THẾ KỈ (T1)
Người thực hiện: Đàm Thị Lan Anh
Ngày thực hiện: 11/11/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS sẽ:
- Nhận biết được các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ; mối quan hệ của giây, thế kỉ với các đơn vị đo thời gian đã học.
- Chuyển đổi và tính toán với đơn vị đo thời gian đã học.
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo thời gian.
Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:
1. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, giao tiếp với bạn bè; phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động nhóm.
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề: Biết tự giác học tập, làm bài tập và các nhiệm vụ được giao; tham gia tốt trò chơi, vận dụng.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua mô tả các hoạt động quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động.
- Trung thực: Tự tin bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, SGK
- Phiếu học tập nội dung BT1; Bảng nhóm.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Dẫn dắt vào bài học mới. - Cách tiến hành: | |
- GV mời HS lên khởi động. - Gv chuyển ý giới thiệu bài. Ghi bảng - Mời HS đọc yêu cầu cần đạt | - 1 HS thể hiện bài rap, cả lớp cùng đọc theo lời bài rap - HS nối tiếp đọc YCCĐ |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Làm quen với các đơn vị thời gian: giây và thể kỉ. - Cách tiến hành: | |
2.1: Tìm hiểu về Giây - GV cho HS chơi trò chơi “ Mảnh ghép bí mật” xuyên suốt giờ học. - Cho HS xem video, yêu cầu HS chú ý đến lời thoại nhân vật để trả lời những câu hỏi. - GV hỏi: + Trong chương trình khám phá khoa học có những nhân vật nào? + Các nhân vật đó đã nói gì với nhau? - GV chốt: Giây là đơn vị đo thời gian dùng để đo những quãng thời gian bé hơn phút. - GV yêu cầu HS quan sát vòng quay của kim giây và sự chuyển động của kim phút rồi đưa ra nhận xét. + GV mời HS chia sẻ. + GV mời HS nhận xét, bổ sung. - GV chốt: Cứ 1 vòng kim giây quay quanh đồng hồ tương ứng với 60 giây thì kim phút sẽ nhích lên 1 vạch tương ứng với 1 phút. Vậy 1 phút = ? giây. - Vậy bạn nào cho cô biết 60 giây = ? phút. - Yêu cầu HS quan sát vòng quay của kim phút và sự chuyển động của kim giờ trong đồng hồ thứ 2 và cho biết 1 giờ bằng bao nhiêu phút ? + GV mời HS chia sẻ. + GV mời HS nhận xét, bổ sung. - GV chốt: 1 giờ = 60 phút. - GV yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa giờ, phút và giây. - Gọi HS đọc kết luận - Mở ra mảnh ghép thứ nhất. - Hỏi thông tin về nhân vật lịch sử có trong mảnh ghép. - Chuyển ý để tìm hiểu mảnh ghép số 2. 2.2: Tìm hiểu về Thế kỉ - GV: Ở phần video cây cổ thụ có nói “ Tớ sống được một thế kỉ rồi”. Vậy thế kỉ là một đơn vị đo thời gian. 1 thế kỉ = 100 năm. - Thế kỉ được dùng bằng số La Mã. -GV cho HS xác định năm bắt đầu và năm kết thúc từ thế kỉ I đến thế kỉ III - Yêu cầu HS nêu quy luật cách tìm năm đầu và năm cuối của từng thế kỉ. -GV: Phát phiếu học tập giao nhiệm vụ. Trong thời gian 2 phút HS thảo luận nhóm 5 và điền năm bắt đầu và kết thúc của từng thế kỉ. - GV yêu cầu HS chia sẻ, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. - Năm nay là năm bao nhiêu? - Năm đó thuộc thế kỉ nào? Vì sao em biết? - GV nhận xét, chốt ý. - GV giới thiệu thêm các cách tính khác. - GV chốt: GV chốt, lật mở mảnh ghép thứ 2. - Hỏi: Đây là nhân vật lịch sử nào? | - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS xem video * Dự kiến trả lời: - “Trong chương trình khám phá khoa học có que diêm, cây cổ thụ. - Que diêm nói : Tớ là que diêm đây, tớ có thể cháy trong 10 giây đấy”. Cây Cổ thụ nói” Tớ sống được một thế kỉ rồi đấy” - HS lắng nghe và trả lời. -HS quan sát. * Dự kiến trả lời: - Cứ 1 vòng kim giây quay quanh đồng hồ thì kim phút sẽ nhích lên 1 vạch. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. HS trả lời “60 giây = 1 phút” - HS quan sát. - HS nêu: 1 phút = 60 giây. - HS nêu: 60 giây = 1 phút - HS nêu: 1 giờ = 60 phút - HS lắng nghe. - HS chia sẻ : Trần Hưng Đạo - HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập. * Dự kiến trả lời: - Năm cuối của thế kỉ I là năm 100 thì năm đầu của thế kỉ II là 101 (lấy 100 + 1). - Vì năm 101 tương ứng với 1 năm; mà 1 thế kỉ = 100 năm nên năm cuối của thế kỉ II là: 101 + 99 =200 ..…. * Dự kiến trả lời: Cách 1: Muốn tìm năm đầu của một thế kỉ, ta lấy năm cuối của thế kỉ liền trước nó cộng 1. Muốn tìm năm cuối của một thế kỉ, ta lấy năm đầu của thế kỉ đó cộng 99. Cách 2: Năm kết thúc thế kỉ I là năm 100; Năm kết thúc thế kỉ II là năm 200; Năm kết thúc thế kỉ III là năm 300;… Từ sự trùng hợp trên mà ta có thể đọc ngay được năm kết thúc của bất kì thế kỉ nào. Rồi lấy kết quả vừa tìm được trừ 99 ta sẽ được năm đầu của thế kỉ đó. -Đại điện nhóm lên chia sẻ. Nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung. * Dự kiến trả lời: - Năm nay là năm 2023. - Năm 2023 thuộc thế kỉ XXI, Hs giải thích theo cách hiểu của mình. * Dự kiến trả lời: - Hs chia sẻ: Nguyễn Trãi |