- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG VẬT LÝ LỚP 7 CV 5512 NĂM 2021 - 2022 MỚI NHẤT
BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG, VẬT SÁNG.. 2
CHỦ ĐỀ: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG.. 11
BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.. 23
BÀI 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG. 31
BÀI 6 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG.. 36
BÀI 7: GƯƠNG CẦU LỒI 42
BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM... 51
BÀI 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG I – QUANG HỌC.. 58
KIỂM TRA 45 PHÚT.. 65
CHỦ ĐỀ: NGUỒN ÂM- ĐẶC TÍNH CỦA ÂM... 74
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM... 85
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG.. 94
BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN.. 100
BÀI 16: ÔN TẬP, TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC.. 106
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I 115
Tuần: | 1 | | Ngày soạn: | |
Tiết: | 1 | Ngày dạy: |
BÀI 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG, VẬT SÁNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết điều kiện nhận biết được ánh sáng thì ánh sáng đó phải truyền vào mắt ta ; ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta .
- Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng . Nêu được thí dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Làm và quan sát các thí nghiệm để rút ra điều kiện nhận biết ánh sáng và vật sáng.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề nhận biết ánh sáng, nguồn sáng , vật sáng.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác:Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để nhận biết ánh sáng, nguồn sáng vật sáng.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức:
- Xác định được điều kiện mắt ta nhận biết được ánh sáng khi làm thí nghiệm hoặc quan sát hằng ngày. Từ đó phát biểu được điều kiện nhận biết được ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng chiếu tới để biết thế nào là vật sáng, nguồn sáng
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được điều kiện nhận biết ánh sáng, điều kiện nhìn thấy một vật, nguồn sáng vật sáng để giải thích và dự đoán những trường hợp trong thực tế, phân biệt, lấy ví dụ vật sáng, nguồn sáng.
3. Phẩm chất:
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bộ thí nghiệm các hình 1.2 a, b; 1.3
- Hình vẽ phóng to hình 1.1( hoặc 1 cái đèn pin để làm TN như hình)
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh:
- sách giáo khoa, sách bài tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung:Nhận biết được nội dung cơ bản của chương, tìm hiểu khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng
c) Sản phẩm:
- Nhớ được nội dung cơ bản chương thông qua câu hỏi mở đầu?
- Trong trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng?
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ: xuất phát từ tình huống - Giáo viên yêu cầu: ? Một người mắt không bị tật, bệnh có khi nào mở mắt mà không nhìn thấy vật để trước mắt không? - Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? - Yêu cầu HS quan sát ảnh chụp đầu chương(TN) và cho biết trên miếng bìa viết chữ gì? ảnh quan sát được có tính chất gì? GV: hiện tượng trên liên quan đến ánh sáng và ảnh của các vật quan sát được trong gương. -HS quan sát ảnh ở đầu chương(quan sát ảnh thực trên gương) trả lời câu hỏi của GV. -Đọc 6 câu hỏi ở đầu chương để nắm nội dung cần nghiên cứu - GV thực hiện tình huống mở bài: + GV đưa đèn pin ra, bật đèn và chiếu về phía HS. Sau đó để đèn pin ngang trước mắt 1hs và nêu câu hỏi: Em có nhìn thấy as trực tiếp từ đèn phát ra không?Vì sao? - GV đề xuất vấn đề nghiên cứu:Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? - Học sinh tiếp nhận: *Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Trả lời yêu cầu. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. - Dự kiến sản phẩm: HS nghiên cứu sách giáo khao, quan sát thí nghiệm trả lời. *Báo cáo kết quả:HS trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài họcĐể trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
DOWNLOAD FILE
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT