- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc LỚP 4, 5
I. LÝ DO:
Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗi con người, mỗi cộng đồng ngày một nâng cao hơn, không những thế, để thích ứng được với môi trường xã hội không ngừng phát triển đa chiều do chính con người tạo ra, ngày nay, đòi hỏi mỗi cá thể bên cạnh sự phát triển về thể chất là sự phát triển về tinh thần, sự hài hoà, cân bằng giữa thể chất và tinh thần mà trong đó yếu tố thẩm mỹ giữ một vai trò quan trọng sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện. Mục tiêu của giáo dục tiểu học đã khẳng định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”
Xuất phát từ nhận thức Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ nhiều năm nay, môn Âm nhạc ở trường tiểu học đã thực sự đáp ứng được nhu cầu đó và thể hiện được tính tích cực, đúng đắn của một bộ môn nghệ thuật. Qua môn học Âm nhạc, trẻ em được tham gia hoạt động, được cảm thụ, được nghe hát, nghe nhạc...những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho trí tuệ, óc tưởng tượng phát triển và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức, bồi bổ thêm sự trong sáng cho tâm hồn của các em, góp phần cùng với các môn học làm cho nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng các hoạt động học tập của trẻ.
II. THỰC TRANG:
Để trẻ phát triển một cách toàn diện, phù hợp với xu thế của thời đại, bên cạnh những môn văn hóa, Bộ GD&ĐT đã đưa các môn Nghệ thuật như Âm nhạc, Mỹ thuật vào chương trình phổ thông. Trong chương trình Âm nhạc lớp 4, 5 có 3 nội dung như: Học hát, Tập đọc nhạc, và Phát triển khả năng Âm nhạc. Qua nội dung Tập đọc nhạc, các em nhận biết về việc đọc đúng cao độ, trường độ của âm thanh, học sinh biết về nhịp, phách, nhớ và nhận biết được một số ký hiệu ghi nhạc.Và qua tập đọc nhạc các em có thể tự hát được một số lời ca đơn giản mà không cần có sự hát mẫu của giáo viên để từ đó kết hợp với các phân môn cũng như các hoạt động âm nhạc khác, học sinh được giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có ý thức tích cực tham gia các hoạt động ca hát tập thể ở lớp và ở trường cũng như ở những nơi khác.
Do vậy, vai trò của người giáo viên đối với các em qua tất cả các nội dung giáo dục là rất quan trọng. Trong đó, môn Âm nhạc lớp 4, 5 nói chung và nội dung Tập đọc nhạc lớp 4,5 nói riêng cũng là phần không thể thiếu cho việc hình thành ý thức cơ bản ban đầu để các em có nền tảng và tiền đề tốt cho môn âm nhạc trong những năm học sau.
Làm thế nào để nội dung học Tập đọc nhạc thực sự đi vào tiềm thức của các em, thực sự cuốn hút hấp dẫn đối với các em, để các em thể hiện sự yêu thích của mình đối với từng âm thanh, nốt nhạc, âm hình tiết tấu của các bài tập đọc nhạc trong chương trình? Đây quả là một điều không dễ đạt được nếu không có sự nỗ lực và sáng tạo hết mình của mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các em.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc đúng giai điệu, tiết tấu các bài Tập đọc nhạc là nền móng vững chắc để hình thành và phát triển các kỹ năng ca hát của các em sau này. Và để dạy hiệu quả phân môn Tập đọc nhạc tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
Trong phân môn Tập đọc nhạc thì cao độ, tiết tấu và vị trí nốt là các yếu tố quan trọng nhất. Thế nhưng học sinh không nhớ vị trí nốt nhạc, không nhớ tên nốt, hình nốt nên khi đến phần Tập đọc nhạc học sinh học rất khó khăn và học một cách máy móc. Do đó sự tiếp thu hay cảm nhận một bài Tập đọc nhạc thật không mấy dễ dàng. Để giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng và học tốt trong giờ học Tập đọc nhạc tôi có những biện pháp cụ thể sau:
I. CÁC BIỆN PHÁP:
*Biện pháp 1: Sáng tạo làm đồ dùng dạy học
Để giúp các em ghi nhớ cao độ, tiết tấu, vị trí nốt nhạc trên khuông ( là yếu tố quan trọng nhất trong phân môn tập đọc nhạc ) tôi đã làm một số đồ dùng dạy học như: “Bộ ký hiệu âm nhạc”, “khuông nhạc bàn tay”, để sử dụng trong bài giảng của mình. Cụ thể như sau:
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO:
Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗi con người, mỗi cộng đồng ngày một nâng cao hơn, không những thế, để thích ứng được với môi trường xã hội không ngừng phát triển đa chiều do chính con người tạo ra, ngày nay, đòi hỏi mỗi cá thể bên cạnh sự phát triển về thể chất là sự phát triển về tinh thần, sự hài hoà, cân bằng giữa thể chất và tinh thần mà trong đó yếu tố thẩm mỹ giữ một vai trò quan trọng sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện. Mục tiêu của giáo dục tiểu học đã khẳng định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”
Xuất phát từ nhận thức Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ nhiều năm nay, môn Âm nhạc ở trường tiểu học đã thực sự đáp ứng được nhu cầu đó và thể hiện được tính tích cực, đúng đắn của một bộ môn nghệ thuật. Qua môn học Âm nhạc, trẻ em được tham gia hoạt động, được cảm thụ, được nghe hát, nghe nhạc...những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho trí tuệ, óc tưởng tượng phát triển và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức, bồi bổ thêm sự trong sáng cho tâm hồn của các em, góp phần cùng với các môn học làm cho nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng các hoạt động học tập của trẻ.
- Nhà sư phạm lỗi lạc thế giới XuKhôm – Linxki đã nhận định về âm nhạc và tác dụng của nó với trẻ em như sau:
- “Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của những điều thiện, tạo được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực trí tuệ mà không một phương tiện nào có thể sánh kịp. Thiếu giáo dục âm nhạc thì không thể phát triển trí tuệ của trẻ em một cách đầy đủ và toàn diện được”.
II. THỰC TRANG:
Để trẻ phát triển một cách toàn diện, phù hợp với xu thế của thời đại, bên cạnh những môn văn hóa, Bộ GD&ĐT đã đưa các môn Nghệ thuật như Âm nhạc, Mỹ thuật vào chương trình phổ thông. Trong chương trình Âm nhạc lớp 4, 5 có 3 nội dung như: Học hát, Tập đọc nhạc, và Phát triển khả năng Âm nhạc. Qua nội dung Tập đọc nhạc, các em nhận biết về việc đọc đúng cao độ, trường độ của âm thanh, học sinh biết về nhịp, phách, nhớ và nhận biết được một số ký hiệu ghi nhạc.Và qua tập đọc nhạc các em có thể tự hát được một số lời ca đơn giản mà không cần có sự hát mẫu của giáo viên để từ đó kết hợp với các phân môn cũng như các hoạt động âm nhạc khác, học sinh được giáo dục tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có ý thức tích cực tham gia các hoạt động ca hát tập thể ở lớp và ở trường cũng như ở những nơi khác.
Do vậy, vai trò của người giáo viên đối với các em qua tất cả các nội dung giáo dục là rất quan trọng. Trong đó, môn Âm nhạc lớp 4, 5 nói chung và nội dung Tập đọc nhạc lớp 4,5 nói riêng cũng là phần không thể thiếu cho việc hình thành ý thức cơ bản ban đầu để các em có nền tảng và tiền đề tốt cho môn âm nhạc trong những năm học sau.
Làm thế nào để nội dung học Tập đọc nhạc thực sự đi vào tiềm thức của các em, thực sự cuốn hút hấp dẫn đối với các em, để các em thể hiện sự yêu thích của mình đối với từng âm thanh, nốt nhạc, âm hình tiết tấu của các bài tập đọc nhạc trong chương trình? Đây quả là một điều không dễ đạt được nếu không có sự nỗ lực và sáng tạo hết mình của mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các em.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc đúng giai điệu, tiết tấu các bài Tập đọc nhạc là nền móng vững chắc để hình thành và phát triển các kỹ năng ca hát của các em sau này. Và để dạy hiệu quả phân môn Tập đọc nhạc tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
B. NỘI DUNG
Trong phân môn Tập đọc nhạc thì cao độ, tiết tấu và vị trí nốt là các yếu tố quan trọng nhất. Thế nhưng học sinh không nhớ vị trí nốt nhạc, không nhớ tên nốt, hình nốt nên khi đến phần Tập đọc nhạc học sinh học rất khó khăn và học một cách máy móc. Do đó sự tiếp thu hay cảm nhận một bài Tập đọc nhạc thật không mấy dễ dàng. Để giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng và học tốt trong giờ học Tập đọc nhạc tôi có những biện pháp cụ thể sau:
I. CÁC BIỆN PHÁP:
*Biện pháp 1: Sáng tạo làm đồ dùng dạy học
Để giúp các em ghi nhớ cao độ, tiết tấu, vị trí nốt nhạc trên khuông ( là yếu tố quan trọng nhất trong phân môn tập đọc nhạc ) tôi đã làm một số đồ dùng dạy học như: “Bộ ký hiệu âm nhạc”, “khuông nhạc bàn tay”, để sử dụng trong bài giảng của mình. Cụ thể như sau: