- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
NỘI DUNG Ôn tập ngữ văn 11 học kì 2 NĂM 2022 - 2023, Nội dung ôn tập Ngữ văn 11 học kỳ 2 năm học 2022-2023 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 3 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về :
- Văn bản: Các vấn đề văn học trong phạm vi các tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao) ; Hai đứa trẻ (Thạch Lam) ; Vội vàng (Xuân Diệu) ; Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) ; Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh; Từ ấy (Tố Hữu); Tôi yêu em (Puskin); Người trong bao (A.P.Sê - khôp) .
-Tiếng Việt: Ngữ cảnh; nghĩa của câu; các phương thức biểu đạt; các bộ phận của câu; các biện pháp nghệ thuật; các phong cách ngôn ngữ.
- Làm văn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; thao tác lập luận phân tích; nghị luận về một nhân vật; một đoạn trích; một tác phẩm văn học.
1.2. Kĩ năng : Học sinh rèn luyện các kĩ năng:
- Tạo lập văn bản nghị luận văn học
- Đọc hiểu văn bản
2. NỘI DUNG
2.1.Ma trận
2.2. Câu hỏi và bài tập minh họa:
- Câu hỏi minh họa phần đọc hiểu (với ngữ liệu là một đoan văn bản đã cho trước):
*/ Với mức độ nhận biết
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản.
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.
Câu 3: Xác định 2 thành phần nghĩa trong một câu văn của văn bản.
Câu 4: Chỉ ra các từ ngữ gợi ra nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong một câu.
Câu 5: Chỉ ra 2 chi tiết (chung một nét nghĩa) trong đoạn văn bản.
Câu 6: Nêu thao tác lập luận chính của đoạn văn bản.
Câu 8: Xác định các bộ phận trong một câu văn.
Câu 9: Chỉ ra các nhân tố của một ngữ cảnh cụ thể.
*/ Với mức độ thông hiểu:
Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của một nhận định xuất hiện trong văn bản.
Câu 3: Em hiểu chi tiết ...trong văn bản như thế nào?
Câu 4: Tại sao tác giả lại nói...?
*/ Với mức độ vận dụng:
Câu 1: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với em, sau khi đọc đoạn văn bản trên.
Câu 2: Từ nội dung của văn bản, trình bày suy nghĩ về.......
Câu 3: Em có đồng ý với quan điểm sau đây ... hay không? Vì sao?
- Câu hỏi minh họa phần tạo lập văn bản:
+ Mỗi câu hỏi sẽ kiểm tra 4 mức độ nhận thức:
*/ Với mức độ nhận biết:
- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
*/ Với mức độ thông hiểu:
- Hiểu được đặc trưng thể loại, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
*/ Với mức độ vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích, vị trí và đóng góp của tác giả.
*/ Với mức độ vận dụng cao:
- So sánh với các văn bản khác, liên hệ với thực tiễn, vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá làm nổi bật vấn đề cần nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn, giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.
+ Các câu hỏi minh họa:
Đề 1: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi điều gì đó tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ” (Trích “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam).
Phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) để làm sáng tỏ câu văn trên. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo của đoạn trích.
Đề 2: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đề 3: Cảm nhận về tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu). Từ đó, nhận xét quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu được thể hiện trong bài thơ.
Đề 4: Phân tích bức tranh thiên nhiên và tiếng lòng tha thiết với tình đời, tình người của thi sĩ Hàn Mặc Tử trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Đề 5: “Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của một tình yêu vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha”. (Ngữ Văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2019, tr.60). Hãy phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 6: Cảm nhận về chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh). Từ đó, nhận xét về bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài thơ.
Đề 7: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh).
Đề 8: Phân tích bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh). Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Bác được thể hiện trong bài thơ.
Đề 9: Phân tích bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) để làm sáng tỏ tâm trạng, nhận thức của người thanh niên yêu nước khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng. Từ đó, trình bày suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay.
Đề 10: Phân tích sự chuyển biến về tâm trạng, nhận thức của cái “tôi” trữ tình trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
Đề 11: Phân tích nhân vật Bê li cốp trong tác phẩm Người trong bao (A.P.Sê khốp).
Đề 12: Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Người trong bao (A.P. Sê khốp).
2.3. Đề minh họa
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“…Đam mê quan trọng hơn cả trí thông minh và tài năng. Tôi đã thấy một số người thực sự tài năng nhưng thất bại vì thiếu đam mê. Tôi vẫn gọi họ là “những con người của ý tưởng”, và có thể bạn cũng từng gặp những người như vậy. Họ luôn có những ý tưởng mới tuyệt vời và dự định sẽ thực hiện vào một ngày nào đó, nhưng dự định vẫn mãi là dự định, bởi họ chẳng làm gì cả.
Với những người này, ý tưởng chỉ xuất hiện và ở yên trong đầu họ, chứ không bao giờ chảy tràn đến tim. Nếu không có tâm huyết thì ý tưởng đó rồi cũng sẽ sớm tiêu tan. Bản thân các ý tưởng vẫn còn là điều mơ hồ và chưa định hình. Muốn trở nên cụ thể, chắc chắn và thông suốt, các ý tưởng luôn cần tới niềm đam mê thực sự lớn lao của những người đang thai nghén chúng. Vì vậy, hãy nghĩ ra các ý tưởng sáng tạo và truyền vào đó niềm đam mê của bạn càng sớm càng tốt trước khi các ý tưởng trở thành hư vô. Đam mê là yếu tố kì diệu giúp bạn có được sự nỗ lực trọn vẹn để thành công. Thực tế, tôi đã thấy nhiều người tài không cao nhưng vẫn đạt được những thành công rực rỡ nhờ niềm đam mê trong mỗi việc họ làm. Phải có đam mê thì bạn mới cạnh tranh và phát triển được trong thế giới này.”
(Nghĩ lớn để thành công, Donald Trump và Bill Zanker, NXB Tổng hợp TP HCM, tr59-60)
Câu 1(0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên.
Câu 2 (0.5đ): Trong đoạn văn bản, những người như thế nào được tác giả gọi là những con người của ý tưởng?
Câu 3 (1.0đ): Em hiểu như thế nào về câu nói: Nếu không có tâm huyết thì ý tưởng đó rồi cũng sẽ sớm tiêu tan?
Câu 4 (1.0đ): Em có đồng tình với quan điểm: Đam mê quan trọng hơn cả trí thông minh và tài năng không? Vì sao?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Chiều tối (Hồ Chí Minh) là bài thơ có sự hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
`NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022- 2023
MÔN : NGỮ VĂN 11
MÔN : NGỮ VĂN 11
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức. Học sinh ôn tập các kiến thức về :
- Văn bản: Các vấn đề văn học trong phạm vi các tác phẩm: Chí Phèo (Nam Cao) ; Hai đứa trẻ (Thạch Lam) ; Vội vàng (Xuân Diệu) ; Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) ; Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh; Từ ấy (Tố Hữu); Tôi yêu em (Puskin); Người trong bao (A.P.Sê - khôp) .
-Tiếng Việt: Ngữ cảnh; nghĩa của câu; các phương thức biểu đạt; các bộ phận của câu; các biện pháp nghệ thuật; các phong cách ngôn ngữ.
- Làm văn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; thao tác lập luận phân tích; nghị luận về một nhân vật; một đoạn trích; một tác phẩm văn học.
1.2. Kĩ năng : Học sinh rèn luyện các kĩ năng:
- Tạo lập văn bản nghị luận văn học
- Đọc hiểu văn bản
2. NỘI DUNG
2.1.Ma trận
TT | Nội dung kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng số câu | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | TL | TN | ||
1 | Đọc hiểu | 10% | 10% | 10% | 4 | 0 | |
2 | Làm văn | 20% | 25% | 15% | 10% | 1 | 0 |
Tổng | Tỉ lệ % | 30% | 35% | 25% | 10% | 5 | 0 |
2.2. Câu hỏi và bài tập minh họa:
- Câu hỏi minh họa phần đọc hiểu (với ngữ liệu là một đoan văn bản đã cho trước):
*/ Với mức độ nhận biết
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản.
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.
Câu 3: Xác định 2 thành phần nghĩa trong một câu văn của văn bản.
Câu 4: Chỉ ra các từ ngữ gợi ra nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong một câu.
Câu 5: Chỉ ra 2 chi tiết (chung một nét nghĩa) trong đoạn văn bản.
Câu 6: Nêu thao tác lập luận chính của đoạn văn bản.
Câu 8: Xác định các bộ phận trong một câu văn.
Câu 9: Chỉ ra các nhân tố của một ngữ cảnh cụ thể.
*/ Với mức độ thông hiểu:
Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của một nhận định xuất hiện trong văn bản.
Câu 3: Em hiểu chi tiết ...trong văn bản như thế nào?
Câu 4: Tại sao tác giả lại nói...?
*/ Với mức độ vận dụng:
Câu 1: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với em, sau khi đọc đoạn văn bản trên.
Câu 2: Từ nội dung của văn bản, trình bày suy nghĩ về.......
Câu 3: Em có đồng ý với quan điểm sau đây ... hay không? Vì sao?
- Câu hỏi minh họa phần tạo lập văn bản:
+ Mỗi câu hỏi sẽ kiểm tra 4 mức độ nhận thức:
*/ Với mức độ nhận biết:
- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
*/ Với mức độ thông hiểu:
- Hiểu được đặc trưng thể loại, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
*/ Với mức độ vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích, vị trí và đóng góp của tác giả.
*/ Với mức độ vận dụng cao:
- So sánh với các văn bản khác, liên hệ với thực tiễn, vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá làm nổi bật vấn đề cần nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn, giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.
+ Các câu hỏi minh họa:
Đề 1: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi điều gì đó tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ” (Trích “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam).
Phân tích cảnh đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) để làm sáng tỏ câu văn trên. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo của đoạn trích.
Đề 2: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đề 3: Cảm nhận về tình yêu cuộc sống trong bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu). Từ đó, nhận xét quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu được thể hiện trong bài thơ.
Đề 4: Phân tích bức tranh thiên nhiên và tiếng lòng tha thiết với tình đời, tình người của thi sĩ Hàn Mặc Tử trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Đề 5: “Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của một tình yêu vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha”. (Ngữ Văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2019, tr.60). Hãy phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 6: Cảm nhận về chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh). Từ đó, nhận xét về bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài thơ.
Đề 7: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh).
Đề 8: Phân tích bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh). Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Bác được thể hiện trong bài thơ.
Đề 9: Phân tích bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) để làm sáng tỏ tâm trạng, nhận thức của người thanh niên yêu nước khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng. Từ đó, trình bày suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay.
Đề 10: Phân tích sự chuyển biến về tâm trạng, nhận thức của cái “tôi” trữ tình trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
Đề 11: Phân tích nhân vật Bê li cốp trong tác phẩm Người trong bao (A.P.Sê khốp).
Đề 12: Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn Người trong bao (A.P. Sê khốp).
2.3. Đề minh họa
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“…Đam mê quan trọng hơn cả trí thông minh và tài năng. Tôi đã thấy một số người thực sự tài năng nhưng thất bại vì thiếu đam mê. Tôi vẫn gọi họ là “những con người của ý tưởng”, và có thể bạn cũng từng gặp những người như vậy. Họ luôn có những ý tưởng mới tuyệt vời và dự định sẽ thực hiện vào một ngày nào đó, nhưng dự định vẫn mãi là dự định, bởi họ chẳng làm gì cả.
Với những người này, ý tưởng chỉ xuất hiện và ở yên trong đầu họ, chứ không bao giờ chảy tràn đến tim. Nếu không có tâm huyết thì ý tưởng đó rồi cũng sẽ sớm tiêu tan. Bản thân các ý tưởng vẫn còn là điều mơ hồ và chưa định hình. Muốn trở nên cụ thể, chắc chắn và thông suốt, các ý tưởng luôn cần tới niềm đam mê thực sự lớn lao của những người đang thai nghén chúng. Vì vậy, hãy nghĩ ra các ý tưởng sáng tạo và truyền vào đó niềm đam mê của bạn càng sớm càng tốt trước khi các ý tưởng trở thành hư vô. Đam mê là yếu tố kì diệu giúp bạn có được sự nỗ lực trọn vẹn để thành công. Thực tế, tôi đã thấy nhiều người tài không cao nhưng vẫn đạt được những thành công rực rỡ nhờ niềm đam mê trong mỗi việc họ làm. Phải có đam mê thì bạn mới cạnh tranh và phát triển được trong thế giới này.”
(Nghĩ lớn để thành công, Donald Trump và Bill Zanker, NXB Tổng hợp TP HCM, tr59-60)
Câu 1(0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên.
Câu 2 (0.5đ): Trong đoạn văn bản, những người như thế nào được tác giả gọi là những con người của ý tưởng?
Câu 3 (1.0đ): Em hiểu như thế nào về câu nói: Nếu không có tâm huyết thì ý tưởng đó rồi cũng sẽ sớm tiêu tan?
Câu 4 (1.0đ): Em có đồng tình với quan điểm: Đam mê quan trọng hơn cả trí thông minh và tài năng không? Vì sao?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Chiều tối (Hồ Chí Minh) là bài thơ có sự hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại. Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.