Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN CÔNG NGHỆ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 (THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH được soạn dưới dạng file word gồm 46 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ KĨ THUẬT
TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 (THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ)
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH


LĨNH VỰC: VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ​

Nhóm tác giả :
Nhóm : Vật lý - Công nghệ
Tổ : Tự nhiên




Nghệ An, tháng 4 năm 2023





MỤC LỤC


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.. 1

1. Lí do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu. 1

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2

5. Tính mới, đóng góp của đề tài 2

PHẦN 2: NỘI DUNG.. 3

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.. 3

1. Cơ sở lý luận. 3

1.1. Dạy học phát triển năng lực. 3

1.2. Dạy học phát triển năng lực môn Công nghệ. 4

2.Cơ sở thực tiễn. 5

2.1. Đối với giáo viên. 5

2.2. Đối với học sinh. 5

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP VẼ KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 (THIẾT KẾ VÀ CÔNG NGHỆ) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.. 6

1.Hướng dẫn học sinh vẽ các hình chiếu vuông góc. 6

2. Hướng dẫn học sinh vẽ hình cắt- mặt cắt 16

3.Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu trục đo. 19

4. Hướng dẫn học sinh vẽ hình chiếu phối cảnh. 24

5.Hướng dẫn học sinh lập bản vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính. 28

III.KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT. 34

1. Mục đích khảo sát: 34

2. Nội dung và phương pháp khảo sát 34

2.1.Nội dung khảo sát 34

2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá. 34

4.Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 35

IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM... 38

1. Mục đích thực nghiệm.. 38

2. Đối tượng thực nghiệm.. 38

3. Thời gian thực nghiệm.. 38

4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. 38

5. Kết quả thực nghiệm.. 39

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 42

1. Ý nghĩa, kết luận của đề tài 42

2.Kiến nghị- Đề xuất 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 44









PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài​

Một trong những định hướng lớn hiện nay của giáo dục nước ta trong vấn đề đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học. Muốn vậy, ngoài đổi mới về phương pháp dạy học thì đổi mới về nội dung kiến thức cũng là vấn đề quan trọng của chương trình giáo dục.

Làm thế nào để phát triển năng lực người học ? Làm thế nào để nội dung kiến thức chuyển thành những kĩ năng hành động, tạo nên giá trị cuộc sống ? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay mà chương trình GDPT 2018 đang hướng tới.

Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hóa nhận thức và hoạt động học tập ở học sinh, là phát huy ở các em tính tích cực, tự lực và sáng tạo.

Trong chương giáo dục phổ thông 2018, môn Công nghệ là bộ môn khoa học trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức về hiểu biết kĩ thuật, công nghệ. Nó vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực tiễn. Năng lực công nghệ là một trong những năng lực cốt lõi tất cả học sinh cần phải có. Năng lực này được hình thành và phát triển chủ yếu bởi môn Công nghệ.

Với mong muốn hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; để có được giờ dạy Công nghệ đạt hiệu quả hơn, người giáo viên cần phải thay đổi phương pháp dạy học; giúp cho học sinh có những hiểu biết, kĩ năng về kĩ thuật, công nghệ; những tri thức và kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân thì giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học.

Vẽ kĩ thuật là nội dung mới, khó đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng nhiều; thấy được sự cần thiết khi dạy học, tôi tiến hành thực hiện đề tài Hướng dẫn học sinh làm bài tập Vẽ kĩ thuật trong dạy học Công nghệ 10 (Thiết kế và công nghệ) nhằm phát triển năng lực học sinh ”, để học sinh biết cách lập, đọc, vẽ được các bản vẽ kĩ thuật đơn giản, sử dụng một số phần mềm đồ họa... tạo điều kiện thuận lợi và giúp học sinh thành công khi theo học và lựa chọn nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực về kĩ thuật, công nghệ; đáp ứng được mục tiêu đổi mới hiện nay, thúc đẩy giáo dục STEM

2. Mục đích nghiên cứu​

Đề tài nhằm hướng dẫn học sinh làm bài tập phần Vẽ kĩ thuật để học sinh hiểu rõ hơn về cách lập, đọc bản vẽ, biểu diễn các loại hình... từ đó hình thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực nói chung; đặc biệt phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh, tích cực hóa nhận thức học sinh trong quá trình dạy học.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu​

Các bài tập phần Vẽ kĩ thuật phù hợp với từng nội dung ở chương trình Công Nghệ 10 (Thiết kế và công nghệ) chương trình GDPT 2018

4. Nhiệm vụ nghiên cứu​

Nghiên cứu, hướng dẫn học sinh làm bài tập Vẽ kĩ thuật trong dạy học Công nghệ 10 (Thiết kế và công nghệ) chương trình GDPT 2018

5. Tính mới, đóng góp của đề tài​

- Đề tài này có thể chưa ai đề cập đến hoặc đã đề cập tới nhưng chưa đầy đủ.

- Đề tài xây dựng cho giáo viên cách hướng dẫn học sinh làm bài tập Vẽ kĩ thuật sao cho phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện dạy học góp phần phát huy năng lực tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho học sinh, đem đến cho các em niềm yêu thích môn Công nghệ.

- Thúc đẩy giáo dục STEM.

- Nhằm phát triển phẩm chất, năng lực vận dụng tri thức trong giải quyết các tình huống cuộc sống và thực tiễn.

- Mục tiêu cuối cùng là tạo năng lực cần có để sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội đang thay đổi từng ngày.


PHẦN 2: NỘI DUNG​

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN​

1. Cơ sở lý luận​

1.1. Dạy học phát triển năng lực​

Một trong những điểm mới và cũng là xu thế chung của chương trình giáo dục phổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực người học.

Với Việt Nam đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng những kiến thức đã biết và hiểu vào thực hành, liên hệ và ứng dụng vào các tình huống của đời sống.

Mục tiêu dạy học chú trọng hình thành phẩm chất, năng lực; lấy mục tiêu học để làm, học để cùng chung sống làm trọng tâm. Nội dung dạy học được lựa chọn dựa trên yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực, chú trọng đến các kĩ năng thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Về phương pháp dạy học, giáo viên là người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng; sử dụng nhiều phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực, chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp... Kế hoạch bài dạy được thiết kế dựa vào từng đối tượng học sinh.

Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của học sinh, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, các phẩm chất và năng lực cần có. Học sinh được tự đánh giá và được tham gia vào đánh giá lẫn nhau...

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.

Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao...

1711522731519.png


1711522773762.png


PASS GIẢI NÉN: Yopo.vn

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---SKKN 2022-2023- VE KI THUAT- đã sửa.zip
    19.5 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm công nghệ sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 11 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 12 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 6 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 7 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 8 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 8 an toàn điện sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 9 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ thcs sáng kiến kinh nghiệm công nghệ thông tin sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 10 sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 11 sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 6 sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 7 sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 8 sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 8 violet sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 9 sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ lớp 9 sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ thcs sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn công nghệ thpt sáng kiến môn công nghệ sáng kiến môn công nghệ lớp 3
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,159
    Bài viết
    37,628
    Thành viên
    139,872
    Thành viên mới nhất
    nguyen thien thanh

    Thành viên Online

    Top