- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,348
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Khai thác các tài liệu thực tế để thiết kế bài tập nghe cho học sinh giỏi Quốc Gia trường THPT NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 57 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP |
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN |
1 |
. |
Tên sáng kiến: Khai thác các tài liệu thực tế để thiết kế bài tập nghe cho học |
sinh giỏi Quốc Gia trường THPT Chuyên ............... |
2 3 4 |
. . . |
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10.2023 |
Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không |
Mô tả các giải pháp cũ thường làm: giáo viên sưu tầm các tài liệu đã được thiết kế sẵn trong các sách luyện thi hoặc giáo trình dạy nghe theo chủ đề và mức độ yêu cầu của kì thi, hướng dẫn học sinh kĩ thuật nghe để trả lời các câu hỏi của bài nghe yêu cầu; hoặc tìm kiếm và giới thiệu tài liệu nghe cho học sinh luyện tập thêm, theo lối tư duy “ trăm hay không bằng tay quen” |
Hạn chế của giải pháp này: Học sinh sẽ đạt điểm tốt nếu đó là bài học sinh đã |
được nghe, được luyện nhiều lần do học sinh nhớ đáp án. Ngược lại, học sinh sẽ gặp khó khăn khi nghe các đoạn ghi âm tự do, nghe các tài liệu thực tế trong giao tiếp và vận dụng các kiến thức ngôn ngữ cập nhật trong giao tiếp hàng ngày. Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc giải mã để hiểu các khái niệm, các ý nghĩa khác nhau trong giao tiếp thực tế, hoặc ngôn ngữ mới phát sinh, ví dụ như tiếng lóng, hoặc ngôn ngữ giao tiếp mới c phát sinh của từng lứa tuổi (ví dụ tuổi vị thành niên). |
5 |
. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: |
Nghe là một trong những kĩ năng cần thiết trong quá trình thực hiện giao tiếp. Giống như kĩ năng đọc, nghe cũng là một kĩ năng tiếp nhận, nhưng nghe thường khó hơn đọc, vì ngôn bản tiếp nhận qua nghe là lời nói. Khi ta nói các ý thường không được sắp xếp có trật tự như viết; ý hay lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Hơn nữa khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe có một lần, đòi hỏi người nghe phải tập trung cao độ để nghe đúng ý và bắt kịp tốc độ người nói để có thể hiểu được nội dung cần truyền tải của người nói; còn khi đọc, để hiểu nội dung bài đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản đó. Do đó, khi dạy kĩ năng nghe, ngoài những thủ thuật chung áp dụng cho các kĩ năng tiếp nhận, GV còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động |
1 |
luyện nghe của học sinh. Trong đề thi HSGQG, kỹ năng nghe chiếm 1/4 tổng số điểm. Để làm tốt bài nghe trong đề thi, người học cần làm quen các giọng Anh , Mỹ, Úc và các nước nói tiếng Anh vì đề bài đa dạng hóa nội dung bài nghe. Hơn nữa, trong bài nghe nên có một đoạn tin tức thời sự cập nhật mới nhất (Bầu cử Tổng Thống, Thủ Tướng, Khủng bố...), một đoạn quảng cáo của một công ty hay một tổ chức Chính phủ nào đó, bản tin dự báo thời tiết...Như thế yêu cầu người học phải được luyện nghe các bài tập thực tế để cập nhật và nâng lên phù hợp với mức độ đề Học Sinh Giỏi Quốc Gia. Xét về mặt nền tảng ngôn ngữ, khi bắt đầu học tiếng Anh, học sinh được tiếp xúc với bốn kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ là nghe, nói, đọc, và viết. Đây là những kỹ năng quan trọng của người học ngôn ngữ nước ngoài. Trong bốn kĩ năng đó, nghe là một kỹ năng hàng đầu, quan trọng đối với người học, đòi hỏi người dạy phải biết chọn lọc tài liệu nghe, chủ đề nghe, kiến thức cần truyền đạt đến người học theo đúng mức độ yêu cầu, hoặc theo đúng nội dung ngôn ngữ mà người học cần phải lĩnh hội. Ngoài ra, người dạy cũng cần đưa ra những định hướng nhất định cho người học về nguồn tài liệu để người học chủ động khai thác, cập nhật thông tin và kiến thức ngôn ngữ, đảm bảo ngôn ngữ tiếp nhận và sử dụng của người nghe được làm mới, mang tính thời sự, và thực sự là một “sinh ngữ - living language”. |
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, học sinh cần được tiếp xúc không chỉ với sự đa dạng của tiếng Anh như tiếng Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản hay tiếng Anh Singapore mà còn cả 'ngôn ngữ thực' để có thể đối phó với các phiên bản khác nhau và những thách thức thực sự đang chờ sẵn ở thế giới bên ngoài. |
Có một số lý do tại sao giáo viên nên sử dụng các tài liệu thực tế, đặc biệt là đối với học sinh chuyên Anh ở trường trung học. Đầu tiên, các tài liệu thực tế có một số tính năng không thể tìm thấy trong sách tham khảo. Trong thực tế, có một khoảng cách đáng kể giữa ngôn ngữ ngoài đời và ngôn ngữ trong sách. Gilmore (2007) tuyên bố rằng ngôn ngữ được trình bày cho học sinh trong sách là "một trình bày nghèo nàn của vật thật" (a poor representation of the real thing). Ngôn ngữ sách được sửa đổi từ các nguồn ngôn ngữ thực tế để khuyến khích học sinh. Ngoài ra, các tài liệu được thiết kế thiếu một số yếu tố có trong tiếng Anh nói thực tế (đích thực) như ngữ điệu thực tế, tốc độ nói tự nhiên hoặc tiếng ồn nền, v.v. |
Một lý do quan trọng khác là động lực và sự thích thú của học sinh. Ngôn ngữ thực tế giúp học sinh đến gần hơn với người nói và hiểu họ hơn. Nó có vẻ kỳ lạ và thú vị với hương vị của cuộc sống hàng ngày. Tài liệu thực tế cũng đặc biệt phù hợp với học sinh chuyên Anh, cho một số học sinh có mục đích học tập ở nước ngoài. Vì vậy, |
2 |
DOWNLOAD FILE
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT