• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 202

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
87,317
Điểm
113
tác giả
“Sài Gòn tôi yêu” là tùy bút được tác giả Minh Hương sáng tác tháng 12 năm 1990, in trong tập “Nhớ Sài Gòn” (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994). Đọc tùy bút bạn đọc sẽ cảm nhận được Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài văn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất "Sài Gòn tôi yêu" của Minh Hương đã được YOPOVN tổng hợp trong bài viết dưới đây.


Bài soạn "Sài Gòn tôi yêu" của Minh Hương số 1​


I. Đôi nét về tác giả Minh Hương
- Minh Hương quê ở Quảng Nam, vào sinh sống ở Sài Gòn từ trước năm 1945
- Thường viết về các thể loại: bút kí, tùy bút, tạp văn, phóng sự…
II. Đôi nét về tác phẩm Sài Gòn tôi yêu
1. Hoàn cảnh ra đời
“Sài Gòn tôi yêu” được tác giả Minh Hương sáng tác tháng 12 năm 1990, in trong tập “Nhớ Sài Gòn” (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994)
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”): Ấn tượng chung và tình yêu Sài Gòn của tác giả
- Phần 2 (tiếp đó đến “hơn trăm triệu”): Cảm nhận và bàn về phong cách sống của người Sài Gòn
- Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu Sài Gòn của tác giả
3. Giá trị nội dung
Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài văn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.
4. Giá trị nghệ thuật
- Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn
- Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp

III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài tùy bút của thể hiện tình cảm yêu mến và những hình ảnh ấn tượng bao quát chung của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện:
+ Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người
- Có thể chia làm ba đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… tông chi họ hàng): Nêu ấn tượng của tác giả về Sài Gòn và tình yêu của tác giả
+ Phần 2 (tiếp… leo lên hơn trăm triệu): Cảm nhận và bình luận về phong cách của người Sài Gòn
+ Phần 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với Sài Gòn

Câu 2 (trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
+ Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt
+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh
→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn
- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp
+ Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ
+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn
- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:
+ Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.
+ Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.
+ Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

Câu 3 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:
+ Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn
+ Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị
+ Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết
+ Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.
Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.

Câu 4 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:
- Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn
- Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn
→ Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.

Câu 5 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nghệ thuật tiêu biểu của bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu
+ Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn
+ Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
Luyện tập

Bài 1 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố ( Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội ( Hoàng Thy)

Bài 2 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Trong tâm trí mọi người quê hương luôn là nơi đẹp đẽ, nâng đỡ con người khôn lớn. Quê hương in sâu vào trái tim mỗi người từ lời hát ru của mẹ của bà, từ những ngày cắp sách tới trường trên con đường nhỏ… Quê hương là nơi che chở, nuôi dưỡng, cho ta, vì thế hai tiếng “quê hương” thật tự hào, xúc động. Quê hương ghi dấu biết bao điều tốt đẹp, làm hành trang nâng đỡ cho con người vươn cao, vươn xa tới những chân trời mới.

-581609.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Sài Gòn tôi yêu" của Minh Hương số 2​


Trả lời câu 1 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.
Lời giải chi tiết:
* Sài gòn tôi yêu là một bài tùy bút của Minh Hương. Bài này thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoat của cư dân nơi đây và phong tục của con người nơi đây.
* Bài tùy bút có ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm của ông đối với nơi đây.
- Đoạn 2: Từ “ờ trên đất địa này đến leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bàn bạc" đánh giá về phong cách con người Sài Gòn.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Nhấn mạnh thêm tình yêu của mình đối với Sài Gòn, thành phố ấy.

Trả lời câu 2 (trang 172 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
Lời giải chi tiết:
a.
- Sự cảm nhận chính xác và tinh tế của nhà văn cho thấy mặt riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn là nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
- Ngoài ra thời tiết Sài Gòn cũng thay đổi nhanh chóng đột ngột “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt là như thủy tinh”.
- Minh Hương cũng cảm nhận được về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn trong những thời khắc khác nhau: “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phổ phường náo động dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làm không khí mát dịu thanh sạch”.
b.
- Tình cảm tác giả: "Tôi yêu Sài Gon da diết". Đối với tác giả, cả sự “trái chứng” thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc trong những giờ của Sài Gòn cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ.
- Biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.

Trả lời câu 3 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong đoạn 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất địa này... “đến.... “từ 1945 đến 1975”, Minh Hương tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn.
- Theo ông, Sài Gòn là tụ hội của người bốn phương tứ xứ nhưng đã hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là cư dân Sài Gòn, người Sài Gòn.
- Phong cách nổi bật của những con người này là chân thành bộc trực, cởi mở. Thiếu nữ Sài Gòn với vẻ đẹp tự nhiên dễ gần mà ý nhị với dáng vẻ tự nhiên khỏe khoắn vừa ý tứ vừa mạnh dạn tuy có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ.

Trả lời câu 4 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn
Lời giải chi tiết:
Đoạn cuối của bài, một lần nữa tác giả khẳng định lại tình cảm của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Đó như một “tuyên ngôn” của tác giả đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cũng đều dành tình cảm yêu mến cho mảnh đất này.

Trả lời câu 5 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:
- Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm.
- Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu....

Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặt sắc của quê hương em.
Trả lời:
Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố ( Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội ( Hoàng Thy)

Trả lời câu 2 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):


Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.
Trả lời:
Gợi ý: HS có thể tham khảo đoạn văn sau:
Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê hương đã từng viết:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Vâng, quê hương! Hai tiếng thiêng liêng ấy mãi ngân vang trong tâm khảm của mỗi con người. Quê hương tôi nằm bên dòng sông Hoạt thân thương. Con đê ngoằn nghèo, uốn khúc ôm lấy xóm làng như người mẹ hiền ôm ấp, che chở cho đứa con yêu vào lòng. Tôi yêu quê hương buổi sáng mùa xuân với những làn gió nhẹ làm cho sóng lúa nhấp nhô, dập dờn; những cánh cò trắng dang rộng đôi cánh trên bầu trời xanh thẳm; yêu tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi với những buổi mò cua, bắt tép; yêu những buổi chăn trâu thả diều trên cánh đồng bao la bát ngát; yêu những trưa hè được thả hồn mình trên dòng sông quê mát dịu. Ôi! Những kỉ niệm, những hình ảnh thân thuộc của quê hương mãi là hành trang vô giá theo tôi suốt cuộc đời!

VỀ THỂ LOẠI:

Cũng như Một thứ quà của lúa non: Cốm, văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết theo thể tuỳ bút, có khác là Thạch Lam thì thể hiện xúc cảm về một sản vật giản dị, độc đáo mà giàu hương vị của đất nước còn Minh Hương lại miêu tả những nét riêng tạo nên phong cách và vẻ đẹp của một thành phố.

Nội dung chính
Văn bản thể hiện tình cảm đậm đà, sâu sắc của Minh Hương với Sài Gòn. Đó là một thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân thành, trọng đạo nghĩa.

bai-soan-sai-gon-toi-yeu-cua-minh-huong-lop-7-hay-nhat-581608.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Sài Gòn tôi yêu" của Minh Hương số 3​


TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
- Minh Hương quê ở Quảng Nam, sống ở Sài Gòn trên 50 năm.
- Có nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn.
2. Tác phẩm
- Tùy bút Sài Gòn tôi yêu được viết vào tháng 12 - 1990, là bài viết mở đầu tập tuỳ bút - bút kí "Nhớ Sài Gòn"
- Thể loại: Tùy bút
- Nội dung chính: Bài văn thể hiện tình cảm yêu mến chân thành, nồng nhiệt và sự gắn bó sâu đậm của tác giả đối với vùng đất Sài Gòn trù phú này cùng với những chủ nhân của nó.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1 (từ đầu đến "... tông chi họ hàng"): Nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn, tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.
+ Đoạn 2 (từ "Ở trên đất này..." đến "... năm triệu"): Cảm nhận của tác giả về phong cách con người Sài Gòn.
+ Đoạn 3 (còn lại): Khẳng định lại tình yêu Sài Gòn của tác giả.

ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 - Trang 172 SGK

Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.
Trả lời:
Sài Gòn tôi yêu thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng của tác giả về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoat của cư dân nơi đây và phong tục của con người nơi đây.
Bài tùy bút có ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Những ấn tượng chung của tác giả về Sài Gòn và tình cảm của ông đối với nơi đây.
- Đoạn 2: Từ “ở trên đất địa này đến leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bàn bạc, đánh giá về phong cách con người Sài Gòn.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Nhấn mạnh thêm tình yêu của mình đối với Sài Gòn, thành phố ấy.

Câu 2 - Trang 172 SGK

Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
Trả lời:
Trong phần đầu của bài thì tác giả Minh Hương bày tỏ lòng yêu mến của mình đối với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống nơi đây.:
a) Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:
- Sự cảm nhận chính xác và tinh tế của nhà văn cho thấy mặt riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn là nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
- Ngoài ra thời tiết Sài Gòn cũng thay đổi nhanh chóng đột ngột “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”.
- Minh Hương cũng cảm nhận được về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn trong những thời khắc khác nhau: “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làm không khí mát dịu thanh sạch”.
b. "Tôi yêu Sài Gòn da diết...”. Đúng như lời thú nhận, tác giả yêu Sài Gòn bằng một tình yêu nồng nhiệt thiết tha. Từ tình yêu ấy ông đã cảm nhận được nét đặc sắc của thành phố trẻ này. Đối với tác giả, cả sự “trái chứng” thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới ào ạt, sự ồn ào đông đúc trong những giờ cao điểm của Sài Gòn cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. Ông đã biện minh điều này bằng câu ca dao quen thuộc nói về quy luật tâm lí phổ biến của con người "Yêu nhau yêu cả đường đi...”.
Để biểu hiện tính cách của mình, Minh Hương đã sử dụng biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.

Câu 3 - Trang 173 SGK

Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất này” đến “từ 1945 đến 1975”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Đó là những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:
+ Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn.
+ Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị.
+ Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết.
+ Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.
Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.

Câu 4 - Trang 173 SGK

Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn. Qua bài văn này, em cảm nhận được điều gì mới và sâu sắc về Sài Gòn cùng tình cảm với mảnh đất ấy của tác giả?
Trả lời:
Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối: Là đoạn biểu cảm trực tiếp, thể hiện một cách trực diện, chân thực và sâu sắc tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn:
+ Nhà văn thể hiện tình yêu thiên nhiên và cả con người nơi đây.
+ Thể hiện sự trân trọng đối với Sài Gòn.
=> Một lần nữa tác giả khẳng định lại tình cảm của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Đó như một “tuyên ngôn” của tác giả đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cũng đều dành tình cảm yêu mến cho mảnh đất này.
Qua bài văn ta cảm nhận được ấn tượng sâu đậm, tình cảm chân thành, nồng nhiệt của Minh Hương tác giả nhớ Sài Gòn với con người và mảnh đất mà ông đã gắn bó.

Câu 5 - Trang 173 SGK

Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.
Trả lời:
Những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:
- Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả.
- Biểu cảm kết hợp miêu tả.
- Giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm.
- Sử dụng phù hợp và nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa
⇒ Gợi lên hình ảnh một Sài Gòn năng động, đầy sức sống với những con người chân thành, đáng yêu, đáng mến. Qua đó, thể hiện tình yêu sâu sắc, tha thiết của tác giả với Sài Gòn.

LUYỆN TẬP
Câu 1 - Trang 173 SGK

Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.
Gợi ý:
Ở địa phương em có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào => Tìm các tác phẩm, bài viết liên quan trên báo, văn học...
Ví dụ:
Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.
Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khống lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện…
Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này

Câu 2 - Trang 173 SGK

Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.
Gợi ý:
Các em có thể đọc tham khảo đoạn văn sau để nắm được cách làm và tìm ý:
Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê hương đã từng viết:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Vâng, quê hương! Hai tiếng thiêng liêng ấy mãi ngân vang trong tâm khảm của mỗi con người. Quê hương tôi nằm bên dòng sông Hoạt thân thương. Con đê ngoằn nghèo, uốn khúc ôm lấy xóm làng như người mẹ hiền ôm ấp, che chở cho đứa con yêu vào lòng. Tôi yêu quê hương buổi sáng mùa xuân với những làn gió nhẹ làm cho sóng lúa nhấp nhô, dập dờn; những cánh cò trắng dang rộng đôi cánh trên bầu trời xanh thẳm; yêu tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi với những buổi mò cua, bắt tép; yêu những buổi chăn trâu thả diều trên cánh đồng bao la bát ngát; yêu những trưa hè được thả hồn mình trên dòng sông quê mát dịu. Ôi! Những kỉ niệm, những hình ảnh thân thuộc của quê hương mãi là hành trang vô giá theo tôi suốt cuộc đời!
GHI NHỚ:
Sài Gòn tôi yêu diễn tả một Sài Gòn trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài tùy bút còn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.

bai-soan-sai-gon-toi-yeu-cua-minh-huong-so-3-581610.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Sài Gòn tôi yêu" của Minh Hương số 4​


I. Tác giả
- Minh Hương quê ở Quảng Nam, có nhiều năm sống ở Nam Bộ.
- Có nhiều tác phẩm viết về thành phố Sài Gòn.

II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
Sài Gòn tôi yêu được sáng tác cuối tháng 12 năm 1990 và được in trong tập Nhớ Sài Gòn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn.
- Phần 2: Tiếp theo đến “Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.
- Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.

III. Đọc - hiểu văn bản
1. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn

- Sài Gòn vẫn trẻ trung như “một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da đổi thịt”.
- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
Nắng sớm ngọt ngào, biểu chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới bất ngờ.
Thời tiết trái chứng: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
- Nhịp sống Sài Gòn:
Đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.
Phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.
Cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch của một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
=> Những nét đặc trưng hấp dẫn mà chỉ ở Sài Gòn mới có.

2. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn
- Ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi.
- Phần đông ít dàn dựng, tính toán.
- Người Sài Gòn chân thành, bộc trực.
- Hình ảnh các cô gái thị thiềng:
Tóc buông thõng trên vai, trên lưng và có khi tết bím.
Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón Hướng đạo.
Áo bà ba trắng, quần đen rộng.
Mang giày bố trắng hay xăng đan da.
Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn.
Nụ cười tươi tắn, thiệt tình và ít nhiều thơ ngây.
- Không tư thế khúm núm hay màu mè, không mặc cảm tự ti.
- Đến những hồi nghiêm trọng và sục sôi của đất nước thì không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hy sinh cả tính mạng.
=> Phong cách sống khác biệt.

3. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn
- Tình cảm: Yêu Sài Gòn, yêu cả con người nơi đây.
- Mong ước: Ước mong các bạn trẻ đều yêu Sài Gòn như mình.

IV. Tổng kết
- Nội dung: Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, giọng văn tự nhiên…

V. Trả lời câu hỏi
Câu 1
. Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.
- Các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của con người và phong tục của con người.
- Bố cục: Gồm 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Những ấn tượng bạn đầu về thành phố Sài Gòn.
Phần 2: Tiếp theo đến “Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu”. Cảm nhận về lối sống và tính cách của người Sài Gòn.
Phần 3. Còn lại. Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn.

Câu 2
. Trong phần 1 (từ đầu đến “tông chi họ hàng”) tác giả đã bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.
b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
Gợi ý:
a.
- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
Nắng sớm ngọt ngào, biểu chiều gió lộng, cơn mưa nhiệt đới bất ngờ.
Thời tiết trái chứng: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
b.
- Tình cảm của tác giả với mảnh đất Sài Gòn: “Tôi yêu Sài Gòn da diết” - một tình cảm chân thành, tha thiết và nồng hậu.
- Biện pháp tu từ: điệp từ ở đầu câu (Sài Gòn), điệp cấu trúc câu (tôi yêu…) để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn.

Câu 3
. Trong đoạn 2 (từ “ở trên đất này” đến “leo lên hơn năm triệu”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
* Nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn:
- Ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi.
- Phần đông ít dàn dựng, tính toán.
- Người Sài Gòn chân thành, bộc trực.
- Hình ảnh các cô gái thị thiềng:
Tóc buông thõng trên vai, trên lưng và có khi tết bím.
Đội nón vải trắng, vành rộng, như nón Hướng đạo.
Áo bà ba trắng, quần đen rộng.
Mang giày bố trắng hay xăng đan da.
Dáng đi khỏe khoắn, mạnh dạn.
Nụ cười tươi tắn, thiệt tình và ít nhiều thơ ngây.
- Không tư thế khúm núm hay màu mè, không mặc cảm tự ti.
- Đến những hồi nghiêm trọng và sục sôi của đất nước thì không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hy sinh cả tính mạng.
* Thái độ, tình cảm của tác giả với con người Sài Gòn:
- Mượn câu ca dao nói về tình yêu để bộc lộ cảm xúc:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”
=> Tình cảm yêu mến chân thành, thiết tha sâu nặng.

Câu 4
. Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn.
Đoạn cuối trong “Sài Gòn tôi yêu” như một lời khẳng định lại tình cảm mà tác giả đã dành cho Sài Gòn.
Câu 5. Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.
- Bộc lộ cảm xúc qua việc miêu tả về thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm.
- Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây”, “Thương mến bao nhiêu”…
II. Luyện tập

Câu 1
. Hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em.
Gợi ý: Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)...

Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.
Quê hương - hai tiếng gọi đầy thân thương và tự hào. Đối với mỗi con người, dù có đi xa đến đâu thì quê hương vẫn là mảnh đất mà họ muốn đặt chân trở về. Những mái nhà ngói đơn sơ, những con đường đất đỏ, những cánh đồng quê bát ngát... Ngày hôm nay tất cả những nét đẹp thân quen ấy chỉ còn trong ký ức. Thay vào đó là những căn nhà cao tầng hiện đại, những con đường bê tông phẳng lì, những cửa hàng tấp nập… Nhưng dù có thay đổi như thế nào, bất kì ai cũng đều yêu và nhớ về quê hương.

bai-soan-sai-gon-toi-yeu-cua-minh-huong-so-4-581611.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Sài Gòn tôi yêu" của Minh Hương số 5​


A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài văn đã thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1

Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài làm:
Trong bài viết, tác giả đã cảm nhận về Sài Gòn trên các phương diện: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách của con người Sài Gòn.
Bố cục của bài văn bao gồm:
Đoạn 1: Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: thể hiện những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
Đoạn 2: tiếp theo đến “leo lên hơn năm triệu”: Những cảm nhận và những bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
Đoạn 3: Phần còn lại: Khẳng định tình yêu của tác giả với thành phố Sài Gòn.
Câu 2: Trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1
Trong phần đầu bài (từ đầu đến “hàng triệu người khác”) tác giả đả bày tỏ lòng yêu mến của mình với Sài Gòn qua những cảm nhận chung về thiên nhiên và cuộc sống ở nơi ấy. Em hãy nêu lên:a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận khá tinh tế của tác giả.b. Tình cảm của tác giả với Sài Gòn đã được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để biểu hiện tình cảm của tác giả?
Bài làm:
a. Nét riêng biệt của thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn qua sự cảm nhận của tác giả là:
Những hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
Sự đổi thay nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.
Cảm nhận về không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong nhiều thời khắc khác nhau: đêm khuya, những giờ cao điểm, buổi sáng tinh sương
b.
Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.
Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.
Câu 3: Trang 172 sgk ngữ văn 7 tập
Trong phần thứ hai của bài (từ “ở trên đất này” đến “từ 1945 đến 1975”), tác giả tập trung nói về nét nổi bật trong phong cách của người Sài Gòn. Nét đặc trưng của phong cách ấy là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
Bài làm:
Tác giả đã đánh giá: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.
Phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, bộc trực, khỏe khoắn, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Vừa ý tứ mà lại mang những nét đẹp cổ xưa song vẫn toát lên tinh thần dân chủ.
Người Sài Gòn còn hào phóng mở rộng, sẵn sàng dang tay đón nhận người khắp mọi nơi về Sài Gòn sinh sống lập nghiệp, dân số Sài Gòn đã leo lên tới 5 triệu.
Câu 4: Trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1
Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn.
Bài làm:
Đoạn cuối của bài, một lần nữa tác giả khẳng định lại tình cảm của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Đó như một “tuyên ngôn” của tác giả đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cũng đều dành tình cảm yêu mến cho mảnh đất này.
Câu 5: Trang 172 sgk ngữ văn 7 tập 1
Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn.
Bài làm:
Những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn:
Văn bản được thể hiện dưới dạng tùy bút, ghi lại những cảm nhận của tác giả.
Biểu cảm kết hợp miêu tả.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: trang 173 sgk Ngữ Văn 7 tập một

Hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặt sắc của quê hương em.
Bài làm:
Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng (Trích Thương nhớ mười hai)
[...] Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như mộng...
[...] Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. [...]
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,Người các ấp tưng bừng ra chợ tết .Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ;Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,Vài cụ già chống gậy bước lom khom,Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ ,Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu ,Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau .Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa ,Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh ,Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh .Người mua bán ra vào đầy cổng chợ .Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ ,Để lắng nghe người khách nói bô bô .Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ ,Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán .Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản ,Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân .Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm ,Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ .Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ ,Nước thời gian gội tóc trắng phau phau .Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu ,Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu .Áo cụ lý bị người chen sấn kéo ,Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra .Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà ,Quên cả chị bên đường đang đứng gọi .Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi ,Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa .Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha .Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết ,Con gà trống mào thâm như cục tiết ,Một người mua cầm cẳng dốc lên xem. [...]
Xuân về - Nguyễn Bính
Đã thấy xuân về với gió đông.
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe
Lá nõn nhành non ai tráng bạc
Gió về từng trận gió bay đi
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Lần lần tràng hạt niệm nam vô.
Câu 2: Trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1
Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.
Bài làm:
Bài làm tham khảo
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương với mỗi người là một miền kí ức thiêng liêng. Đó có thể là một vùng quê thanh bình, thơ mộng cũng có thể là một thành phố năng động, sôi động. Với tôi, quê hương là một vùng trung du yên ả với đồi núi nhấp nhô, trập trùng. Mảnh đất ấy có con sông nhỏ đưa nước về tưới mát những ruộng lúa, nương dâu xanh tốt. Đất vùng trung du không được màu mỡ, tươi tốt như phù sa đồng bằng, đất chỉ thích hợp với trồng hoa màu và những rừng cọ, đồi chè. Quê hương tôi bình yên đến lạ, là những câu hát vang xa trên những khoảng đồi của người làm nương rẫy, là chia nhau củ sắn ngọt bùi của những người hàng xóm thân quen. Những kỉ niệm ngọt ngào về quê hương sẽ là hàng trang theo tôi suốt cuộc đời.

bai-soan-sai-gon-toi-yeu-cua-minh-huong-so-5-581612.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Sài Gòn tôi yêu" của Minh Hương số 6​


I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Đây là bài mở đầu cho tập tuỳ bút - bút kí Nhớ... Sài Gòn, tập một của Minh Hương (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994), ghi lại những kỉ niệm, những ấn tượng sâu sắc của tác giả với Sài Gòn (nay là thành phố mang tên Bác).
Bài viết tập trung vào những nét đẹp riêng của Sài Gòn với những ấn tượng khó quên về khí hậu, thời tiết, thiên nhiên, cảnh vật của Sài Gòn, nhât là về phong cách con người Sài Gòn, những con người chân thành, bộc trực, luôn sống thắng thắn, hết mình; cũng là những người bất khuất, kiên cường, sẵn sàng dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm không chút do dự.
2. Bài viết còn thể hiện cái nhìn tinh tế, cách cảm và biểu hiện tình cảm rất riêng của tác giả qua những hiểu biết cụ thể nhiều mặt về Sài Gòn.
II - HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1.
Bài tuỳ bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn tượng bao quát chung của tác giả về thành phố Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người.
Có thể chia bài văn làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến "tông chi họ hàng"): Nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến "leo lên hơn năm triệu"): cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
- Đoạn 3 (còn lại): Khẳng định tình yêu của tác giả với thành phố

Câu 2
. Tình yêu của tác giả với Sài Gòn được thể hiện trước hết qua những cảm nhận khá tinh tế về thiên nhiên, khí hậu. Thời tiết Sài Gòn rất đa dạng (nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt). Sự thay đổi đột ngột của thời tiết (trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tình) cũng là một nét riêng độc đáo của thành phố này. Dường như để đồng điệu với thời tiết, khí hậu, nhịp sống cua thành phố cũng rất đa dạng: ban ngày phố phường náo động, dập dìu xe cộ, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, buổi sáng tĩnh lặng với làn không khí mát dịu, thanh sạch.
Trong bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình. Từ tình yêu ấy, tác giả đã cảm nhận được những vẻ đẹp riêng của thành phố. Điệp khúc "Tôi yêu" được nhắc đi nhắc lại cùng với giọng điệu truyền cảm tha thiết ("Tôi yêu Sài Gòn da diết", "Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương", "Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn"...). Thậm chí cả những hiện tượng "trái chứng, giở giời", thay đổi đột ngột và không mây dễ chịu của thời tiết trong tâm trí của tác giả cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ. Đê giải thích điều đó, tác giả đã vận dụng cả câu ca dao nói về quy luật tâm lí của con người: "Yêu nhau yêu cả đường đi..." để nhân manh và khẳng định tình cảm yêu mến của mình với Sài Gòn.

Câu 3.
Trong phần thứ hai của bài (từ "ở trên đất này" đến "từ 1945 đến 1975") tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những đặc điểm chung về cư dân, về phong cách nổi bật của con người Sài Gòn với những nét riêng độc đáo.
Nhận xét về cư dân Sài Gòn, tác giả viết: "ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me..." mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả...". Cách viết đầy ẩn ý ấy đã ngầm bộc lộ một Sài Gòn tuy gồm rất nhiều người từ các nơi khác nhau đến nhưng đều thống nhất với một phong cách, lốì sống chung. Tác giả đã lí giải điều đó rất rõ ràng khiến cho nhận định trên thêm sức thuyết phục: "Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung thừa nhận nơi đây là quê quán của mình".
Nét phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, cởi mở, manh bạo mà vẫn ý nhị. Tác giả đã chứng minh những nhận xét ấy bằng thực tế hiểu biết về con người Sài Gòn của mình qua gần năm mươi năm. Những tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hàng ngày và trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu thơ ngây vừa nhiệt tình, tươi tắn.

Câu 4.
Qua bài văn, ta hiểu thêm nhiều điều về Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), một thành phố lớn nhất ở phương nam của Tổ quốc. Thành phố không chỉ lớn về diện tích, đông về dân cư mà còn rất độc đáo về thời tiết, khí hậu, đặc biệt là con người. Con người nơi đây đến từ mọi miền khác nhau của đất nước nhưng họ đều có chung những nét tính cách rộng mở, phóng khoáng mà vẫn không kém phần tinh tế.
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Em có thể tham khảo đoạn trích sau:
"... Bát ngát xung quanh là một màu trắng xoá. Những đám mây lơ lửng luồn qua ô cửa kính, chui vào cổ áo tôi lành lanh. Đằng trước, đằng sau, bên phải đều không nhìn thấy gì. Nếu không nhận ra mình đang ngồi trong chiếc ô tô quen thuộc thì nghe tiếng máy rì rì đều đều hẳn tôi đã nghĩ mình đang ở trong một chiếc máy bay xuyên qua một đám mây bông dày đặc. Nhìn qua bên trái, thấy mờ mờ mây thân cây bụi cỏ tôi mới hình dung ra xe mình đang đi trên đỉnh đèo.
Mặt trời như một quả cam nhợt nhạt từ từ hiện ra, chẳng mấy chốc đã chuyển sang màu đỏ ối. Sương tan rất nhanh. Những đám mây mù vừa mới cuồn cuộn quanh xe giờ đã biến đâu mất. Những ngọn núi dần dần hiện ra, có ngọn vẫn còn quấn quanh cổ chiếc khăn phu-la mỏng tang và trắng muốt. Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng chưa một lần nhìn thây trong đời, bỗng chớp chớp mắt ngạc nhiên. Ngọn núi bên canh đường không còn một tí mây nào mà sao vẫn như được choàng một chiếc khăn hoa lâm tấm từ trên đỉnh xuống tận chân. Chị tôi bảo đó là hoa ban, loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
... Chị tôi kể rằng: Ngày xưa ở vùng rừng núi Tây Bắc này có một đôi trai gái thương yêu nhau thắm thiết mà không thể lấy được nhau. Cô gái tên Ban, là con tạo bản (trưởng bản) giàu có, chàng trai mồ côi cha mẹ từ sớm, nhà nghèo không kiếm đâu ra một trăm con ữâu, một trăm ché rượu và năm mươi chiếc vòng bạc làm đồ dẫn cưới. Tạo bản không ưng, đem gả con gái cho một nhà giàu có ở mãi nơi xa. Khi chàng trai biết chuyện, đến nơi thì không còn thấy cô đâu nữa. Anh đi khắp các cánh rừng, các con suối, vừa đi vừa khóc gọi tên cô. Tiếng gọi của anh nghe xót xa hơn tiếng con tu hú gọi bạn, tiếng hoẵng gọi bầy. Anh đi mỗi ngày mỗi xa, tiếng gọi, tiếng khóc của anh nhỏ dần rồi im bặt. Chàng trai đi và không bao giờ trở về nữa. Mùa xuân năm ấy bỗng thấy một loài hoa nở trắng các cánh rừng, các con suối, dân bản bảo nhau rằng tiếng khóc của anh đã thấu đến lòng ông Tạo (Trời). Ông Tạo bèn hoá những giọt nước mắt của anh thành muôn cánh hoa. Nhớ tên cô gái là Ban, dân bản đặt luôn tên loài hoa đó là hoa ban.
Tôi nghe chuyện, thây thấm thìa vô cùng, chỉ mong sao được ngắm tận mắt một cành hoa ban. Chị tôi chiều ý, hôm sau đến nơi nhờ người dẫn tôi ra ngay cánh rừng gần trường chị dạy học. Tôi hơi thất vọng khi nhận ra rằng hoa ban chỉ đẹp khi nhìn từ xa, cầm trên tay cũng bình thường, lại chẳng có mùi vị gì. Bù lại, trí tưởng tượng của tôi được thả sức bay bổng. Anh bạn cùng đi dẫn tôi qua sườn núi nhìn sang thung lũng bên kia. Một lần nữa tôi lại không kìm nổi tiếng reo thích thú. Không phải chỉ là một vạt hoa mà cả một thảm hoa trước mặt, một bức tranh hoa. Tôi nói một bức tranh vì trên nền thảm hoa ban trắng xoá, ai đó đã điểm xuyết rất khéo những chùm hoa đào đỏ rực, sự tương phản khiến chúng nổi bật lên rực rỡ mà nhìn trong tổng thể vẫn hết sức hài hoà. Tôi đem câu chuyện của chị tôi ra kể và thắc mắc về những chùm hoa đỏ, anh bạn thoáng trầm ngâm rồi nói:
- Thế thì chúng ta phải bổ sung vào câu chuyện ấy chi tiết này. Ông Tạo (Trời) không chỉ biến những giọt nứớc mắt của chàng trai thành hoa ban ữắng. Chàng trai đi mãi, đi mãi, mặc cho đá sắc, gai nhọn xé rách bàn chân. Những giọt máu nhỏ xuống lại hoá thành muôn vàn bông hoa đổ thắm, được dân bản gọi là hoa đào.
Tôi bật cười khen anh bạn nhanh trí và cũng rất giàu khả năng tưởng tượng.
Mùa xuân năm ấy tôi như được tắm trong lễ hội hoa ban, hoa đào. Những chàng trai, cô gái từ bản xa về, từ trên núi xuống, tham gia vào lễ hội ném còn, kéo co... với những bộ váy áo sặc sỡ có hàng cúc trắng như những cánh hoa ban. Nhìn thây họ túm năm tụm ba, vui cười nhảy múa hoặc ném chò nhau những quả còn nhiều màu, tôi cứ tự hỏi: không biết trong số họ có chàng trai, cô gái trong câu chuyện cổ tích của chị tôi không? Đến đêm, một cảnh tượng khác còn làm tôi xúc cảm hơn nữa: Tây Bắc ngày ây còn chưa có điện, trong đêm tối mênh mang của rừng thắm, nhấp nháy những ánh đèn như những ánh sao đêm đang sà xuống. Và đâu đó trên sườn núi cao hay trong những thung sâu, véo von tiếng sáo gọi bạn. Những tiếng sáo nỉ non, tha thiết như lời tâm sự của lứa đôi. Họ vẫn đang tìm nhau hay đang kê cho nhau nghe về nỗi nhớ trong những ngày xa cách?
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn giữ nguyên ân tượng mạnh mẽ về Tây Bắc, vùng đất của câu chuyện cổ tích diệu huyền về loài hoa thuần khiết, trắng trong".
(Theo Giang Khắc Bình, Báo Nhi đồng, số tết 2003)

bai-soan-sai-gon-toi-yeu-cua-minh-huong-so-6-581613.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top