- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,318
- Điểm
- 113
tác giả
GOM Đề đọc hiểu ngữ văn 6 ngoài chương trình, trong SGK *DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề đọc hiểu ngữ văn 6 ngoài chương trình ..về ở dưới.
I. TRUYỆN NGẮN TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
1. TRUYỆN CỔ TÍCH – TRUYỀN THUYẾT
ĐỀ SỐ 1:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, đẻ một quả trứng lớn. Sau đó, giao long lại trườn xuống biển đi mất.
Một lát sau, có một con rùa vàng to lớn từ ngoài khơi xuất hiện và đào đất chôn trứng vào bãi cát. Rùa giới thiệu là thần Kim Quy rồi bảo với ông lão phải chăm sóc quả trứng của Long Quân cho cẩn thận. Đồng thời, để phòng vệ, thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ.
Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn. Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên, trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay.
Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc.
Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành 5 mảnh, biến thành 5 hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp.
Từ đây, ông già dạy dỗ, săn sóc cô gái của Long Quân như con ruột của mình. Ngoài ra, hai người còn dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Truyện Sự tích ngũ hành sơn thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của ông cụ. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của cô gái C. Lời của nhà vua.
Câu 3. Vì sao ông cụ lại cầu cứu móng rùa?
A. Vì gian liều của ông cụ bị đốt cháy. B. Vì bào vệ quả trứng của Long Quân.
C. Vì muốn sống sợ chết. D. Vì thấy không thể đối phó thắng nổi bọn vô lại.
Câu 4. Trong câu: «Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt» có mấy từ phức?
A. Ba từ phức. B. Có 3 từ
C. Hai từ phức D. Không có từ phức nào.
Câu 5. Câu: «Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Biện pháp tu từ nhân hoá. B. Biện pháp tu từ ẩn dụ.
C. Biện pháp tu từ hoán dụ. D. Biện pháp tu từ so sánh.
Câu 6. Điều gì khiến vua sai quan quân đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ.
A. Cô gái xinh đẹp
B. Cô gái thông minh và xinh đẹp.
C. Cô gái xinh đẹp và có tấm lòng nhân hậu.
D. Cô gái có sức mạnh kì diệu.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích ngũ hành sơn?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.
D. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.
Câu 8. Tại sao cả hai nhân vật đều dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo?
A. Vì họ là những người nghèo khổ.
B. Vì họ có tấm lòng nhân hậu và thương người.
C. Vì họ là những người tiên.
D. Vì họ được mọi người cưu mang và giúp đỡ.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Bản thân em phải làm gì khi được đọc văn bản?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ gặp lại người thân sau bao ngày xa cách.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi.
Câu 1. Truyện Sự tích bông hoa cúc thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả. B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
A. Em bé B. Người mẹ C. Ông sư D. Bông hoa
Câu 5: Em bé đã làm gì để mẹ khỏi bệnh?
A. Lập tức đun thuốc chữa bệnh cho mẹ
B. Em bé đi tìm thuốc cho mẹ,
C. Em bé nhờ thầy lang chữa bệnh cho mẹ
FULL FILE
DEMO
YOPO.VN--BỘ ĐỀ LỚP 6 CẤU TRÚC MỚI -
YOPO.VN--40 ĐỀ TN-TL VĂN 6
YOPO.VN--ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 HK1
YOPO.VN--ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 HK2
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
BỘ ĐỀ LỚP 6
BỘ ĐỀ ÔN TẬP LỚP 6 NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH SGK
MỤC LỤC (333 trang)
BỘ ĐỀ ÔN TẬP LỚP 6 NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH SGK
MỤC LỤC (333 trang)
STT | THỂ LOẠI | NỘI DUNG | TRANG |
1 | I. TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT, ĐỒNG THOẠI, TRUYỆN NGÁN 1. TRUYỆN CỔ TÍCH – TRUYỀN THUYẾT. 2. TRUYỆN ĐỒNG THOẠI 3. TRUYỆN NGẮN | 22 ĐỀ 15 ĐỀ 20 ĐỀ | 1-77 77-124 125-186 |
2 | II. THƠ, THƠ LỤC BÁT | 18 ĐỀ | 186 |
240 | |||
3 | III. DU KÍ HỒI KÍ | 5 ĐỀ | 241 |
252 | |||
4 | IV. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN | 12 ĐỀ | 253 |
286 | |||
5 | V. VĂN BẢN THÔNG TIN | 10 ĐỀ | 286 |
326 | |||
TỔNG | 99 ĐỀ | 333 |
BỘ ĐỀ ÔN TẬP THEO THỂ LOẠI VĂN 6 CỦA NHUNG TÂY ĐÃ ĐƯỢC CÀI MÃ BẢO MẬT. NÊN MONG CÁC THẦY CÔ TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHIA SẺ DƯỚI BẤT KÌ HÌNH THỨC NÀO. XIN CẢM ƠN!
I. TRUYỆN NGẮN TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
1. TRUYỆN CỔ TÍCH – TRUYỀN THUYẾT
ĐỀ SỐ 1:
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
SỰ TÍCH NGŨ HÀNH SƠN
Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, đẻ một quả trứng lớn. Sau đó, giao long lại trườn xuống biển đi mất.
Một lát sau, có một con rùa vàng to lớn từ ngoài khơi xuất hiện và đào đất chôn trứng vào bãi cát. Rùa giới thiệu là thần Kim Quy rồi bảo với ông lão phải chăm sóc quả trứng của Long Quân cho cẩn thận. Đồng thời, để phòng vệ, thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ.
Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn. Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên, trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay.
Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc.
Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành 5 mảnh, biến thành 5 hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp.
Từ đây, ông già dạy dỗ, săn sóc cô gái của Long Quân như con ruột của mình. Ngoài ra, hai người còn dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt.
(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Trẻ 2019).
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Truyện Sự tích ngũ hành sơn thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của ông cụ. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của cô gái C. Lời của nhà vua.
Câu 3. Vì sao ông cụ lại cầu cứu móng rùa?
A. Vì gian liều của ông cụ bị đốt cháy. B. Vì bào vệ quả trứng của Long Quân.
C. Vì muốn sống sợ chết. D. Vì thấy không thể đối phó thắng nổi bọn vô lại.
Câu 4. Trong câu: «Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt» có mấy từ phức?
A. Ba từ phức. B. Có 3 từ
C. Hai từ phức D. Không có từ phức nào.
Câu 5. Câu: «Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Biện pháp tu từ nhân hoá. B. Biện pháp tu từ ẩn dụ.
C. Biện pháp tu từ hoán dụ. D. Biện pháp tu từ so sánh.
Câu 6. Điều gì khiến vua sai quan quân đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ.
A. Cô gái xinh đẹp
B. Cô gái thông minh và xinh đẹp.
C. Cô gái xinh đẹp và có tấm lòng nhân hậu.
D. Cô gái có sức mạnh kì diệu.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích ngũ hành sơn?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.
D. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.
Câu 8. Tại sao cả hai nhân vật đều dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo?
A. Vì họ là những người nghèo khổ.
B. Vì họ có tấm lòng nhân hậu và thương người.
C. Vì họ là những người tiên.
D. Vì họ được mọi người cưu mang và giúp đỡ.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Bản thân em phải làm gì khi được đọc văn bản?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ gặp lại người thân sau bao ngày xa cách.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
ĐỀ SỐ 2:Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. - Tác phẩm Sự tích ngũ hành Sơn giúp ta nhận ra sự quan trọng của tôn trọng và biết cảm ơn những giá trị văn hóa truyền thống. Tác phẩm này cho thấy rằng người ta cần phải bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa cổ xưa, đó là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. Từ đó,ta rút ra dc bài học nên tôn trọng và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời học hỏi, tìm hiểu và trân trọng những giá trị mới để góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa của đất nước. | 1,0 | |
10 | Học sinh lí giải phù hợp - Mỗi người đều cần có trách nhiệm với cha mẹ. Cha mẹ là người sinh ta ra, là người đã mang đến cho ta muôn điều hạnh phúc lớn lao trong đời. Vì lẽ đó, bên cạnh việc chỉ biết tận hưởng, ta cần có trách nhiệm, nghĩa vụ với cha mẹ của mình. Trách nhiệm ấy trước hết được thể hiện thông qua nhận thức của ta. Ta hiểu được cha mẹ đã hi sinh vì mình như thế nào. Để rồi từ đó, chúng ta có hành động, suy nghĩ, cư xử, nhận thức sao cho đúng đắn. VIệc thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ qua từng hành động như giúp đỡ cha mẹ công việc nhà, học tập chăm chỉ.. dẫu nhỏ bé nhưng đều có ý nghĩa lớn lao. Thêm vào đó, trách nhiệm ấy không chỉ đơn giản là việc ta chu cấp cho cha mẹ cuộc sống vật chất đầy đủ khi ta lớn lên. Trách nhiệm gắn với việc giúp cha mẹ có được đời sống tinh thần vui vẻ, hạnh phúc. Khong ít người con hiện nay đã và đang chỉ biết đến bản thân mình và ích kỉ, xa cách cha mẹ. Mỗi người chúng ta dù lớn, dù lớn đến đâu thì ta cũng mãi chỉ là đứa trẻ trong lòng cha mẹ. Và chúng ta, hãy sống, hãy hành động sao cho xứng đáng với yêu thương, hi sinh của cha mẹ trong đời. | 1,0 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một giấc mơ đẹp | 0,25 | |
| 1. Mở bài: - Giới thiệu về giấc mơ sẽ kể. - Cách 1: Suy nghĩ về giấc mơ, giấc mơ đẹp của em: Sự kì diệu của giấc mơ cho em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. - Cách 2: Tình huống dẫn đến giấc mơ (một món quà, một kỉ niệm, trở lại nơi cùng người thân đã sống, nỗi khao khát được gặp người thân, ...). 2. Thân bài: - Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì? Tình huống nào em gặp lại người thân? | | |
| - Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói… (Chủ yếu tả người và hành động) - Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? (So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?) Nhận xét và suy nghĩ của em. - Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân. - Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc) - Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em? - Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào? Cảm xúc sâu lắng? | 2.5 | |
| 3. Kết bài: - Giấc mơ tan biến, trở về hiện thực, ấn tượng sâu sắc nhất của em và người thân là gì? - Cảm xúc của em ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này? - Em có cảm nghĩ gì? Sẽ làm gì để người thân vui lòng? Gợi ý bổ sung: Có thể người thân đã qua đời: (ông, bà, cô….) + Nhắc nhở em: Sống tốt, phấn đấu có tương lại sáng lạng hơn. + Là anh (hoặc chị) chết sớm (do lầm lỗi… hoặc tai nạn…) nhắc nhở em biết suy nghĩ chính chắn để có hành động đúng để người thân vui lòng ở cõi hư không | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 | |
| Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, hấp dẫn. | |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi.
Câu 1. Truyện Sự tích bông hoa cúc thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả. B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
A. Em bé B. Người mẹ C. Ông sư D. Bông hoa
Câu 5: Em bé đã làm gì để mẹ khỏi bệnh?
A. Lập tức đun thuốc chữa bệnh cho mẹ
B. Em bé đi tìm thuốc cho mẹ,
C. Em bé nhờ thầy lang chữa bệnh cho mẹ
FULL FILE
DEMO
YOPO.VN--BỘ ĐỀ LỚP 6 CẤU TRÚC MỚI -
YOPO.VN--40 ĐỀ TN-TL VĂN 6
YOPO.VN--ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 HK1
YOPO.VN--ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 6 HK2
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!