Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 35 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI UPDATE LIÊN TỤC được soạn dưới dạng file word gồm 35 FILE trang. Các bạn xem và tải sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới môn toán, sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới về ở dưới.
BÀI DEMO 1

MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Mục lục2
I. PHẦN MỞ ĐẦU4
1. Lý do chọn biện pháp giáo dục4
2. Mục đích nghiên cứu4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu4-5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu5
5. Phương pháp nghiên cứu5
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP6
1. Cơ sở lý luận6
2. Cơ sở thực tiễn6-7
2.1. Thực trạng7
2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế7
3. Các biện pháp
8-13​
3.1. Biện pháp 1: Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh.8
3.2. Rèn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ8
3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nắm chắc quy trình viết, cách trình bày, kiểu chữ, cỡ chữ tiêu chuẩn.8-9
3.4. Biện pháp 4: Sửa lỗi chữ viết (độ cao, độ rộng các con chữ, khoảng cách, sai lỗi chính tả...).10-11
3.5. Biện pháp 5: Luyện chữ viết trong giờ tập viết, chính tả và các môn học khác.11-12
3.6. Biện pháp 6: Giao bài tập về nhà cho học sinh.12-13


III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG14
1. Kết quả khi thực hiện biện pháp14
2. Ứng dụng của biện pháp14
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15-16​
1. Kết luận15
2. Kiến nghị16
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO17

PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn biện pháp
Vấn đề chữ viết đã được người xưa rất coi trọng. Cha ông ta thường dùng câu thành ngữ “Văn hay chữ tốt” để khen những người học rộng tài cao. Đặc biệt cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng rất quan tâm vấn đề này: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Điều đó chứng tỏ vấn đề chữ viết được quan tâm như thế nào. Có thể nói chữ viết góp phần nào phản ánh được trình độ văn hóa của con người cũng như của xã hội. Không những chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập, nghiên cứu, truyền thụ kiến thức...mà chữ viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mỹ của con người. Ngày nay mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại, song chữ viết vẫn có vai trog quan trọng đối với xã hội nhất là đối với công cuộc giáo dục “ Nét chữ - Nết người”
Đặc biệt, đối với học sinh lớp 1, giúp học sinh biết đọc, biết viết là mục tiêu tiên quyết để học sinh hoàn thành chương trình lớp học, tạo nền tảng để học tiếp các lớp tiếp theo.
Thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc rèn chữ viết, ngay từ đầu năm học, bên cạnh việc dạy tính toán, dạy đọc tôi đã tập trung rèn chữ viết cho các em, với mục tiêu “ nét chữ, nết người”. Cũng từ đó tôi đã đúc rút lại cho bản thân một số kinh nghiệm và muốn được chia sẻ với mọi người về Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1A3”.
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đưa ra biện pháp cụ thể, thiết thực giúp học sinh có kỹ năng viết chữ đúng và đẹp.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 1A3, nắm bắt thực trạng chữ viết của học sinh, nguyên nhân làm hạn chế chất lượng chữ viết và việc giữ vở sạch. Đồng thời tìm những biện pháp để nâng cao chất lượng chữ viết giúp các em viết chữ đúng mẫu, viết đúng nét, viết đúng chính tả, rõ ràng, viết nhanh, viết đẹp và biết cách giữ gìn sách vở sạch sẽ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài còn giúp cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 1A3 trong Trường Tiểu học (Năm học 2021 - 2022).
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm khoa học giáo dục.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.

NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Cơ sở lí luận
Chữ viết là sáng tạo kỳ diệu của con người. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Chữ viết và dạy chữ viết được mọi người quan tâm.Việc rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh Tiểu học đã được nhiều thế hệ thầy, cô giáo quan tâm, trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy chữ viết. Rèn chữ trước tiên là dạy học sinh có những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo các chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ, hoặc liên kết chữ cái.. .Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, đường nét các con chữ, độ rộng, độ cao sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
Dạy học sinh biết được những kỹ năng và thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp bao gồm những kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng, đếu nét, liền mạch, viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ và cao hơn là viết nhanh, viết đúng, viết đẹp. Ngoài ra, tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở, cách trình bày bài viết cũng là một kỹ năng đặc thù mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.
Cơ sở thực tiễn
Qua việc giảng dạy trên lớp tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc nên tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 1 là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh.
Thực trạng
Trong năm học 2021 - 2022, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1A3. Qua thời gian giảng dạy tôi thấy có những ưu điểm và tồn tại như sau:
Ưu điểm
Một số em đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm và chữ ghi một số tiếng đơn giản, tương đối đúng mẫu, đúng cỡ chữ quy định.
Đa phần phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình.
Tồn tại, hạn chế
Hầu hết học sinh đầu cấp chưa nắm được quy trình viết chữ, chưa biết các nét, các dấu thanh, độ cao độ rộng của các con chữ, chưa nhận biết được dòng kẻ ở bảng con và vở ô li; còn nhiều em chưa thuộc bảng chữ cái.
Học sinh sai tư thế ngồi viết, cầm bút bằng 4 ngón tay.
Vẫn còn một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình ở nhà.
Chưa biết cách trình bày bài viết, khoảng cách giữa các chữ cái, vần, tiếng, từ còn chưa đều.
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Học sinh bước đầu làm quen với việc học là chính, nên ý thức tự giác trong việc học nói chung và trong rèn chữ nói riêng chưa cao, dẫn đến chữ viết còn ẩu, chưa đúng quy định.
Phụ huynh và học sinh còn chưa nhận thấy hết tầm quan trọng của việc viết chữ sạch đẹp.
Một số học sinh còn ngọng, chưa thuộc bảng chữ cái, đọc chậm ,..dẫn đến viết sai các lỗi chính tả.
Các biện pháp
Biện pháp 1: Phối hợp với phụ huynh chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh.

Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã quy định về các loại sách vở cùng đồ dùng học tập:
+ Vở: Phụ huynh nên chọn và tìm mua các loại vở có bìa cứng để tránh tình trạng nhàu nát, rách bìa sau một thời gian sử dụng. Giấy vở tốt, dày, viết không bị lem (vì học sinh lớp 1, 2 khi viết các em tì bút mạnh, mực dễ thấm sang trang khác), vở có 4 ô ly và kẻ ô li rõ ràng.
+ Bút: Bút chì nên dùng bút 2B còn bút máy nên mua bút viết có ngòi trơn hoặc viết mực Hồng Hà.
+ Phấn: Dùng phấn trắng, mềm, tốt nhất là nên dùng phấn không bụi.
Biện pháp 2: Rèn tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
Trước khi viết tôi cho cả lớp nhắc lại đồng thanh về tư thế ngồi viết và cách cầm bút trước mỗi giờ chính tả, tập viết cũng như mỗi giờ khác.
Trong khi viết tôi luôn quan sát, sửa sai và nhắc nhở những học sinh ngồi và cầm bút chưa đúng.
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nắm chắc quy trình viết, cách trình bày, kiểu chữ, cỡ chữ tiêu chuẩn.
* Để hạn chế tối đa các lỗi khi viết của học sinh sau này thì giáo viên cần làm chậm, làm chắc ngay từ những buổi dạy vỡ đầu tiên. Cụ thể như sau:
Giới thiệu cho học sinh 14 nét cơ bản, bảng chữ cái viết thường, hướng dẫn các em viết các nét theo đúng quy trình viết (điểm đặt bút, chuyển hướng, điểm dừng bút), luôn lưu ý kích thước về độ cao, độ rộng và sẽ cần nhắc lại thường xuyên, liên tục trong suốt cả quá trình dạy học sau này.
Giúp học sinh nhận biết đường kẻ ngang, đường kẻ dọc, ô li trong vở và bảng con. Đánh số 1,2,3,4,5,6 ở vị trí đường kẻ ngang trong bảng con để học sinh dễ dàng quan sát hơn khi tập viết; Chỉ cho học sinh nhận biết dòng, hàng ngang, hàng dọc, “ ô vuông to” trong vở giúp học sinh hạn chế lúng túng trong trình bày khi viết.

Phân loại hệ thống chữ cái Tiếng Việt thành các nhóm, mỗi nhóm là các chữ cái có cùng độ cao để học sinh luyện viết.
* Ví dụ: Đối với chữ cỡ vừa:
nhóm độ cao 5 ô ly là b, h, l, k, g, y
nhóm độ cao 4 ô ly là d, đ, p, q
nhóm độ cao 3 ô ly là t
nhóm độ cao 2,5 ô ly là r,s
nhóm độ cao 2 ô ly là a, c, e, o...
Khoảng cách: đối với cỡ chữ vừa, khoảng cách giữa các âm, vần khi viết là “1 ô vuông to”; khoảng cách giữa các tiếng trong một câu là 1 ô li rưỡi; dòng trên và dòng dưới cách nhau 1 “ô vuông to”. Đối với chữ cỡ nhỏ thì không cách dòng.
Khi viết câu văn, đoạn văn, bài thơ, giáo viên cần lưu ý luôn nhắc học sinh khi không có yêu cầu của giáo viên thì cần viết hết dòng rồi mới xuống dòng và phải viết sát lề.
Luôn cố gắng đảm bảo 100% học sinh tập trung quan sát, lắng nghe khi giáo viên hướng dẫn.
Biện pháp 4: Sửa lỗi chữ viết (độ cao, độ rộng các con chữ, khoảng cách, sai lỗi chính tả...).
* Đây có thể nói là biện pháp quan trọng nhất của quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1. Qua biện pháp học sinh sẽ được củng cố, ghi nhớ sâu hơn về đặc điểm, cách viết cơ bản của mỗi con chữ.
- Đối với học sinh viết sai độ cao, độ rộng các con chữ:
+ Trước hết tôi nhắc lại cho học sinh nắm vững các đường kẻ trong vở , bảng con.
+ Thường xuyên nêu lại toạ độ, điểm đặt bút, dừng bút độ rộng, độ cao của các nét, các con chữ; nhấn mạnh cách nối giữa các con chữ khó, ví dụ như nét nối giữa chữ b,v với e, ê.
+ Phát hiện kịp thời các lỗi sai thường gặp của học sinh, sửa lỗi trực tiếp vào vở và viết mẫu hướng dẫn lại trên bảng lớp sau đó cho học sinh viết lại các nét chữ đó vào bảng con hoặc vở ô ly.
+ Cầm tay rèn cho học sinh viết khi học sinh có biểu hiện gặp khó
khăn.
- Đối với học sinh viết sai khoảng cách:
+ Tôi nhắc lại cho học sinh để học sinh nắm vững khoảng cách giữa các con chữ trong một tiếng là nửa con chữ “o”, khoảng cách giữa các tiếng là 1 con chữ “o”.
Đối với học sinh viết sai lôi chính tả (s/x, tr/ch, r/d/gi/, l/n):
+ Tôi rèn cho học sinh thói quen chú ý lắng nghe và quan sát khẩu hình miệng của cô giáo khi phát âm để phân biệt, đồng thời tôi cũng phát âm thật chuẩn khi đọc cho các em nghe viết. Cụ thể, với các tiếng chứa âm đầu s,tr,r khi phát âm nghe sẽ
“ nặng” hơn, các tiếng chứa âm x, ch, d sẽ nhẹ hơn. Với tiếng chứa âm đầu l khi đọc sẽ phải uốn lưỡi, miệng há to hơn; khi đọc tiếng chứa âm n thì cắn lưỡi và khẩu hình miệng sẽ nhỏ hơn.
Biện pháp 5: Luyện chữ viết trong giờ tập viết, chính tả và các môn học khác.
Hướng dẫn kĩ học sinh cách trình bày, luôn nhắc nhở học sinh cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Luôn chú ý quan sát, theo dõi lúc các em viết bài, tránh tình trạng học sinh viết ẩu, chưa nắn nót cẩn thận.
Tuyên dương những học sinh viết đẹp và những học sinh đã có tiến bộ ngay trước lớp.
Sau mỗi bài chính tả, tập viết tôi thường kiểm tra, nhận xét rõ ràng, cụ thể từng học sinh, nêu rõ cần bổ sung điểm nào, sửa chữa vấn đề gì và yêu cầu học sinh khắc phục ngay.
Ngoài các giờ học tập viết, chính tả tôi còn luôn nhắc nhở học sinh rèn luyện chữ viết trong các môn học khác. Có như vậy việc luyện viết mới được củng cố đồng bộ thường xuyên, chất lượng chữ viết của học sinh cũng được nâng lên và những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, khiếu thẩm mĩ của học sinh cũng được hình thành.


■1 ‘cit
CCVTb
í'lý Wrda​
c/wu ificur/i /z/i£ z
vũt n/cvt
Van TKLCbt 'YWcvt
Biện pháp 6: Giao bài về nhà cho học sinh.
- Một trong những việc không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh là giao bài tập về nhà. Thời gian trên lớp rất ít để học sinh có thể luyện chữ được mà đa phần là rèn thêm ở nhà.
+ Tôi thường viết mẫu bài cần viết ra vở ô li sau đó chụp lại gửi vào nhóm zalo của lớp cho phụ huynh tiện quan sát và hướng dẫn học sinh viết, tránh trường hợp phụ huynh cho học sinh viết chữ in hoa, in thường.


■ <o> ◄​
+ Đối với học sinh yếu: Sai phần nào thì tôi giao việc cho học sinh để luyện tập về phần đó. Chẳng hạn: Học sinh sai cách viết nét thẳng thì tôi yêu cầu học sinh luyện viết các chữ có nét thẳng; học sinh viết sai nét cong kín thì tôi cho học sinh luyện viết các chữ có nét cong kín ...
+ Đối với những học sinh có khả năng viết chữ đẹp tôi luôn sưu tầm các bài chữ viết đẹp của những học sinh năm trước hoặc của học sinh lớp khác hay trong sách báo để giới thiệu với các em, làm mẫu cho các em luyện viết theo.
- Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh qua tin nhắn facebook, zalo: Hỏi xem tình hình luyện chữ ở nhà của các em như thế nào, những gì chưa rõ thì phụ huynh sẽ nhắn tin hoặc gọi điện để trao đổi.


BÀI DEMO 2

MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
2​
1. Lý do chọn đề tài
2​
2. Mục đích nghiên cứu
2​
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2​
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2​
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
2​
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
3​
5. Phương pháp nghiên cúu
3​
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3​
1. Cơ sở lí luận
3​
2. Cơ sở thực tiễn
3​
3. Các biện pháp
8​
3.1. Biện pháp 1: Rèn tư thế ngồi và cách cầm bút của học sinh
8​
3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh quy định về dòng kẻ ở bảng con và trong vở tập viết
9​
3.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh khoảng cách giữa các chữ và cách viết dấu thanh đẹp
10​
3.4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực cho học sinh trong học tập
11​
3.5. Biện pháp 5: Tăng cường nhận xét đánh giá, chữa, kiểm tra lại
12​
3.6. Biện pháp 6: Tăng cường phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh
13​
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
15​
1. Kết quả
15​
2. Ứng dụng
18​
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18​
1. Kết luận
18​
2. Kiến nghị
19​
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
20​
PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Chúng ta thường nói: “Rèn chữ viết nắn nết người”. Viết chữ đẹp không chỉ thể hiện tính cách của mỗi con người mà viết chữ đẹp còn thể hiện nét tinh hoa, độc đáo của mỗi dân tộc. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng. Vì thế khi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho các em. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em viết đúng, viết đẹp ngay từ nền tảng lớp 1? Tuy nhiên, thực tế cho thấy phần lớn học sinh lớp tôi không thích viết, coi việc tập viết như một điều bắt buộc, viết mà không hề hứng thú, viết sai cỡ chữ, sai độ rộng, chiều cao hoặc nghiêng ngả không đều con chữ. Vậy làm thế nào để hướng dẫn học sinh viết chữ đúng, đẹp và nâng cao được chất lượng chữ viết, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp vào rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra các biện pháp cụ thể, thiết thực giúp học sinh có kĩ năng viết chữ đúng và đẹp và từ đó nâng cao chất lượng chữ viết ở lớp 1 nói riêng, ở trường tiểu học nói chung.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lí luận làm cơ sở cho đề tài.

Tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh lớp 1 trong lớp mình phụ trách và trong trường mình, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đó, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao.

Tìm hiểu nhận thức, sự quan tâm của cha mẹ học sinh về việc rèn chữ viết của con mình.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 tại trường Tiểu học nơi tôi công tác.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp khảo sát

Phương pháp đàm thoại

Phương pháp luyện tập, thực hành

Phương pháp đánh giá, tổng hợp

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng đối với học sinh tiểu học. Môn Tiếng Việt phát triển cho học sinh bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Chúng ta không quá coi trọng kĩ năng này mà cũng không coi nhẹ kĩ năng khác. Chúng luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Một học sinh có kĩ năng viết nhanh, đẹp thì việc tiếp thu kiến thức của môn học sẽ tốt hơn, tư duy phát triển nhanh hơn và dẫn đến khả năng đọc, nói cũng tốt hơn.

Chữ viết là một công cụ giao tiếp, trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép, tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Không những thế chữ viết còn thể hiện tính cách con người. Vì vậy, dạy học sinh viết chữ, từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt, cũng như các môn học khác.

Cơ sở thực tiễn

Qua việc giảng dạy sau mỗi tiết học môn tập viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc mà đòi hỏi các em vừa viết đúng viết đẹp ngay là một điều khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với giáo viên cần có sự dạy dỗ công phu, nhiệt tình, tập trung xây dựng biện pháp rèn chữ viết cho phù hợp lứa tuổi, để các em tiếp thu được một cách vững chắc, chúng ta cần sựu kết hợp với gia đình để được sự kèm cặp sát sao của phụ huynh học sinh. Vậy để việc rèn chữ viết đẹp của từng học sinh có hiệu quả, trước tiên cần xây dựng được nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng đó là cơ sở để viết chữ đẹp và cũng chính là yếu tố có tính quyết định việc rèn chữ viết đẹp của các em trong quá trình học tập.

Thực trạng

Sau 2 tuần nhận lớp, trực tiếp giảng dạy và rèn chữ viết cho các em theo đúng quy trình như hướng dẫn, tôi nhận thấy thực trạng chất lượng chữ viết học sinh lớp tôi như sau:

- Kỹ năng cầm bút của học sinh còn lúng túng, ngượng nghịu. Cách cầm bút sai, rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón tay, thậm chí cầm 3 ngón tay nhưng chưa chụm cả 3 ngón tay vào quản bút. Bên cạnh đó do thói quen từ trước, các em chưa ngồi đúng tư thế vậy nên chữ viết còn chưa đúng, chưa

đẹp.


Hình ảnh: Học sinh cầm bút sai








Hình ảnh: Học sinh ngồi sai tư thế viết

- Các em chưa nhớ điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách và độ rộng, độ cao của các con chữ bởi các em mới ở giai đoạn đầu học chữ.


- Dấu thanh, dấu phụ ghi chưa đúng vị trí đa số viết dấu quá to, dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ.

THẦY CÔ XEM FILE THEO HÌNH

1706675278579.png


DOWNLOAD FILE TẠI LINKS ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---SKKN LỚP 1 NĂM 2023 - 2024 TAP 1.zip
    15.3 MB · Lượt xem: 2
  • YOPO.VN---SKKN LỚP 1 NĂM 2023 - 2024 TAP 2.zip
    6.1 MB · Lượt xem: 2
  • YOPO.VN---SKKN LỚP 1 NĂM 2023 - 2024 TAP 3.zip
    2 MB · Lượt xem: 1
  • YOPO.VN---SKKN LỚP 1 NĂM 2023 - 2024 TAP 4.zip
    1.2 MB · Lượt xem: 1
  • YOPO.VN---SKKN LỚP 1 NĂM 2023 - 2024 TAP 5.zip
    1.3 MB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm giỏi lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đạo đức lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm hay lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 công nghệ sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn giáo dục thể chất sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn học vần sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn học vần violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt công nghệ giáo dục violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 môn đạo đức sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2017 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2020 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 năm học 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 rèn chữ viết sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 sách kết nối sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mới môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 theo chương trình mỗi violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 1 vndoc sáng kiến kinh nghiệm luyện viết chữ đẹp lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn toán sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 1 violet sáng kiến kinh nghiệm môn toán tiểu học sáng kiến kinh nghiệm ở lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm rèn chữ giữ vở lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm rèn viết chữ đẹp lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc cho hs lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm toán 10 sáng kiến kinh nghiệm toán 11 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm toán thpt sáng kiến kinh nghiệm trò chơi toán học lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm tự nhiên xã hội lớp 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,152
    Bài viết
    37,621
    Thành viên
    139,840
    Thành viên mới nhất
    linggiedz14_57

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top