- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,023
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 4 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn địa 8 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 - 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 4 file trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra giữa học kì 1 môn địa 8 về ở dưới.
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng nhất. (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh là?
A. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh
B. Sự thay đổi về kinh tế
C. Chính sách tăng thuế
D. Mâu thuẫn giữa Vua với Quốc hội.
Câu 2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
D. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
Câu 3: Kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là?
A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
B. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
C. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
D. Thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Câu 4. Đâu không phải là Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
B. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
C. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa
D. Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là thuộc địa của
A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan.
Câu 6. Các nước thực dân phương Tây đã thực hiện chính sách gì về chính trị ở một số nước Đông Nam Á?
A. Chính sách “chia để trị” B. Chính sách độc quyền
C. Chính sách “ngu dân” D. Chính sách “đồng hóa”
Câu 7: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn ở khu vực nào?
A. Từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau
B. Từ Đà Nẵng đến Cà Mau
C. Từ Cao Bằng đến phía bắc dải Hoành Sơn
D. Từ Thanh Hóa đến mũi Cà Mau
Câu 8: Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay vào năm?
A. 1775 B. 1757 C. 1653 D. 1698
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều?
Câu 2. (1,0 điểm).
Hãy hoàn thành bảng tổng hợp về đặc điểm của cách mạng tư sản của Anh và cách mạng tư sản Pháp.
Câu 3. (0,5 điểm).
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đối với sản xuất?
ĐỀ 2. (Mã đề GKI – Sử 8.2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Kết quả của Cách mạng tư sản Anh là?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Lật đổ ách thống trị của nước ngoài, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
D. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
Câu 3: Đâu không phải là kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
B. Lật đổ chế độ phong kiến
C. Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
D. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Câu 4. Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp là?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
B. Lật đổ ách thống trị của thực dân, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
C. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ phong kiến
D. Lật đổ ách thống trị của phong kiến, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập?
A. Mi-an-ma B. Phi-lip-pin C. Xiêm D.Việt Nam
Câu 6. Dưới ách thống trị của thực dân phương Tây, kinh tế các nước Đông Nam Á có gì nổi bật?
A. Nông nghiệp phát triển
B. Không có công nghiệp nặng, chỉ có công nghiệp nhẹ (công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng)
C. Giao thông được mở mang để phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân.
D. Nhân dân được miễn thuế, kinh tế phát triển.
Câu 7: Nơi Nguyễn Hoàng đặt nền tảng đầu tiên cho quá trình khai phá vùng đất phía Nam của vương triều Nguyễn sau này.
A. Đất Thuận Hóa B. Đất Ninh Bình
C. Đất Bình Thuận D. Đất Thanh Hóa
Câu 8: Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định vào thời gian nào?
A. 1775 B. 1757 C. 1653 D. 1698
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn?
Câu 2. (1,0 điểm).
Hãy hoàn thành bảng tổng hợp về đặc điểm của cách mạng tư sản của Anh và cách mạng tư sản Pháp.
Câu 3. (0,5 điểm).
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đối với đời sống xã hội?
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, điểm lẻ đến 0,25 điểm.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
ĐỀ 1. (Mã đề GKI – Sử 8.1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRƯỜNG THCS | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 8 Thời gian: 90 phút |
I. KHUNG MA TRẬN
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng %, điểm | |||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) | ||||
1 | Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau TK XVI đến TK XVIII | 1. Cách mạng tư sản Anh | 1TN | 1/2TL | 12,5% 1,25đ | ||
2. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ | 2 TN | 5% 0,5đ | |||||
3. Cách mạng tư sản Pháp | 1 TN | 1/2TL | 12,5% 1,25đ | ||||
4. Cách mạng công nghiệp | 1TL | 5% 0,5đ | |||||
2 | Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX | 1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây | 1TN | 2,5% 0,25đ | |||
2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á | 1TN | 2,5% 0,25đ | |||||
3 | Việt nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | 1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn | 1TL | 15% 1,5đ | |||
2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | 2TN | 5% 0,5đ | |||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% | 50% |
II. BẢN ĐẶC TẢ
TT | Chương /Chủ đề | Nội dung /Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||
Phân môn Lịch sử | |||||||
1 | Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau TK XVI đến TK XVIII | 1. Cách mạng tư sản Anh | Nhận biết – Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Anh. Thông hiểu - Trình bày được tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh. Vận dụng - Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh. | 1TN | 1/2TL | ||
2. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ | Nhận biết – Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ Thông hiểu - Trình bày được tính chất và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ Vận dụng - Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. | 2 TN | |||||
3. Cách mạng tư sản Pháp | Nhận biết – Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Pháp. Thông hiểu - Trình bày được tính chất và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp Vận dụng - Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp. | 1 TN | 1/2TL | ||||
4. Cách mạng công nghiệp | Nhận biết – Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp. Vận dụng cao – Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. | 1TL | |||||
2 | Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX | 1. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây | Nhận biết – Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á | 1TN | |||
2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á | Nhận biết – Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây. | 1TN | |||||
3 | Việt nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | 1. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn | Nhận biết – Nêu được những nét chính Mạc Đăng Dung về sự ra đời của Vương triều Mạc. Thông hiểu – Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. Vận dụng – Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. | 1TL | |||
2. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | Nhận biết – Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII. Thông hiểu – Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn. | 2TN | |||||
Số câu/ loại câu | 8 câu TN | 1 câu TL | 1câu TL | 1câu TL | |||
Tỉ lệ % | 20,0% | 15,0% | 10% | 5,0% |
III. ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ 1. (Mã đề GKI – Sử 8.1)
ĐỀ 1. (Mã đề GKI – Sử 8.1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng nhất. (Mỗi câu 0,25 điểm)
Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh là?
A. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh
B. Sự thay đổi về kinh tế
C. Chính sách tăng thuế
D. Mâu thuẫn giữa Vua với Quốc hội.
Câu 2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
D. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
Câu 3: Kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là?
A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
B. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
C. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
D. Thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Câu 4. Đâu không phải là Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
B. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền
C. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa
D. Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là thuộc địa của
A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan.
Câu 6. Các nước thực dân phương Tây đã thực hiện chính sách gì về chính trị ở một số nước Đông Nam Á?
A. Chính sách “chia để trị” B. Chính sách độc quyền
C. Chính sách “ngu dân” D. Chính sách “đồng hóa”
Câu 7: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn ở khu vực nào?
A. Từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau
B. Từ Đà Nẵng đến Cà Mau
C. Từ Cao Bằng đến phía bắc dải Hoành Sơn
D. Từ Thanh Hóa đến mũi Cà Mau
Câu 8: Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay vào năm?
A. 1775 B. 1757 C. 1653 D. 1698
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều?
Câu 2. (1,0 điểm).
Hãy hoàn thành bảng tổng hợp về đặc điểm của cách mạng tư sản của Anh và cách mạng tư sản Pháp.
Đặc điểm | Cách mạng tư sản Anh | Cách mạng tư sản Pháp |
Lực lượng lãnh đạo | ||
Hình thức | ||
Thể chế chính trị trước cách mạng | ||
Thể chế chính trị sau cách mạng. |
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đối với sản xuất?
ĐỀ 2. (Mã đề GKI – Sử 8.2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Kết quả của Cách mạng tư sản Anh là?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
B. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
C. Lật đổ ách thống trị của nước ngoài, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.
B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.
C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.
D. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
Câu 3: Đâu không phải là kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
B. Lật đổ chế độ phong kiến
C. Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
D. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Câu 4. Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp là?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
B. Lật đổ ách thống trị của thực dân, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
C. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ phong kiến
D. Lật đổ ách thống trị của phong kiến, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, nước nào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập?
A. Mi-an-ma B. Phi-lip-pin C. Xiêm D.Việt Nam
Câu 6. Dưới ách thống trị của thực dân phương Tây, kinh tế các nước Đông Nam Á có gì nổi bật?
A. Nông nghiệp phát triển
B. Không có công nghiệp nặng, chỉ có công nghiệp nhẹ (công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng)
C. Giao thông được mở mang để phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân.
D. Nhân dân được miễn thuế, kinh tế phát triển.
Câu 7: Nơi Nguyễn Hoàng đặt nền tảng đầu tiên cho quá trình khai phá vùng đất phía Nam của vương triều Nguyễn sau này.
A. Đất Thuận Hóa B. Đất Ninh Bình
C. Đất Bình Thuận D. Đất Thanh Hóa
Câu 8: Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định vào thời gian nào?
A. 1775 B. 1757 C. 1653 D. 1698
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm). Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn?
Câu 2. (1,0 điểm).
Hãy hoàn thành bảng tổng hợp về đặc điểm của cách mạng tư sản của Anh và cách mạng tư sản Pháp.
Đặc điểm | Cách mạng tư sản Anh | Cách mạng tư sản Pháp |
Lực lượng lãnh đạo | ||
Hình thức | ||
Thể chế chính trị trước cách mạng | ||
Thể chế chính trị sau cách mạng. |
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đối với đời sống xã hội?
IV. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, điểm lẻ đến 0,25 điểm.
B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
ĐỀ 1. (Mã đề GKI – Sử 8.1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | A | C | B | A | A | B |
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm | |||||||||||||||
Câu 1 (1,5 điểm) | - Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều: + Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê. + Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc). Ngay từ đầu, Nam triều đã mâu thuẫn với Bắc triều. Từ năm 1533, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, kéo dài 60 năm, đến năm 1592 mới chấm dứt. | 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||
Câu 2 (1 điểm) |
| 0,25 0,25 0,25 0,25 | |||||||||||||||
Câu 3 (0,5 điểm) | * Tác động đến sản xuất: - Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất: từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc. - Nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội. (HS có thể trình bày ý kiến khác, nếu hợp lý, GV vẫn cho điểm tối đa) | 0,25 0,25 | |||||||||||||||
Tổng | 3,0 |
ĐỀ 2. (Mã đề GKI – Sử 8.2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | B | A | C | B | A | D |
PHẦN II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu | Hướng dẫn chấm | Điểm | |||||||||||||||
Câu 1 (1,5 điểm) | Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn: + Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. + Năm 1558, Nguyễn Hoàng, xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa để tìm cách gây dựng sự nghiệp. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. + Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, tiếp tục củng cố địa vị đã tỏ rõ thái độ đối lập và cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh (chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh). Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ | 0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||
Câu 2 (1 điểm) |
| 0,25 0,25 0,25 0,25 | |||||||||||||||
Câu 3 (0, 5 điểm) | * Tác động đối với đời sống xã hội - Bộ mặt của các nước thay đổi với nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân mọc lên,... - Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản. + Giai cấp tư sản nhờ công nghiệp hoá đã giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp thống trị trong xã hội. + Giai cấp vô sản ngày càng đông đảo và bị tư sản bóc lột nặng nề. -Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc. (HS có thể trình bày ý kiến khác, nếu hợp lý, GV vẫn cho điểm tối đa) | 0,25 0,25 | |||||||||||||||
Tổng | 5,0 |
Ký duyệt của tổ (nhóm) chuyên môn | Trung Tú, ngày tháng năm 2023 NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Sa |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!