- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,028
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề ôn lịch sử - địa lý lớp 4 kì 2 CÓ ĐÁP ÁN MỚI NHẤT 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề ôn lịch sử - địa lý lớp 4 kì 2 về ở dưới.
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Thời nhà Trần, quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta mấy lần?
a. Một lần c. Ba lần
b. Hai lần d. Bốn lần
1.2. Quân Mông - Nguyên là đội quân như thế nào?
a. Chưa quen chiến tranh b. Nhiều lần bị bại trận
c. Rất hùng mạnh d. Đã tung hoành khắp châu Âu và châu Á
1.3. Vua tôi nhà Trần có thái độ gì trước họa xâm lược của quân Mông - Nguyên?
a. Lo lắng, run sợ
b. Muốn xin giảng hòa
c. Quyết tâm đánh giặc
d. Xin dâng đất cho giặc để khỏi đương đầu với kẻ thù
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những câu thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên của vua tôi nhà Trần:
a. Trước thế mạnh của giặc, vua Trần hỏi quan Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa?
b. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
c. Vua Trần mời các bô lão trong nước về kinh đô hỏi ý kiến.
d. Trong điện Diên Hồng, các bô lão đều đồng thanh: “Đánh!”.
đ. Nhà Trần coi trọng việc đắp đê phòng lụt.
e. Trần Hưng Đạo là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần.
g. Trần Hưng Đạo đã viết Hịch tướng sĩ để khích lệ toàn quân đánh giặc.
h. Các chiến binh tự mình thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát (giết giặc Mông Cổ).
3. Hãy nối ý đúng với ô vuông (A) ở giữa chỉ mưu kế đánh giặc của nhà Trần.
4. Hãy sắp xếp các sự việc dưới đây rồi ghi vào ô trống trong bảng cho phù hợp với từng cuộc kháng chiến.
a. Bị quân ta tiến công, quân giặc cắm cổ chạy thoát thân.
b. Quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.
c. Trên đường rút chạy, tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát chết.
5. Em hãy nêu tên một số vị anh hùng dân tộc có công lao lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên dưới thời Trần được đặt tên cho các đường phố hoặc trường học mà em biết.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
6. Cột A là câu nói/khẩu hiệu/chủ trương nổi tiếng của một anh hùng dân tộc, cột B
là tên của vị anh hùng dân tộc đó. Em hãy nối ô ở cột A với ô ở cột B sao cho đúng
1. Hãy xếp các việc làm dưới đây vào hai cột A, B cho thích hợp.
a. Chăm lo phát triển nông nghiệp để dân được no ấm.
b. Ăn chơi sa đoạ, không nghĩ đến việc nước.
c. Đặt thêm các chức quan chăm lo đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất, tuyển mộ người khai khẩn đất hoang.
d. Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu.
đ. Mưu tri, dũng cảm quyết tâm đánh giặc bảo vệ đất nước.
e. Không lo việc triều chính, mặc dân đói khổ.
2. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý trả lời đúng.
2.1. Cuối thời Trần, tình hình đất nước ta như thế nào?
a. Dân chúng rơi vào cảnh bần cùng khốn khổ.
b. Đê điều vững chắc, nhà nông được mùa nhiều năm.
c. Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
d. Việc học hành được chú ý.
đ. Giặc Cham-pa phía nam thường ra quấy nhiễu.
2.2. Hồ Quý Ly đã có những cải cách gì nhằm cứu vãn tình hình đất nước?
a. Dùng những người tài giỏi thay thế các quan lại sa đoạ của nhà Trần.
b. Mở rộng bờ cõi.
c. Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.
d. Hạn chế ruộng đất, nô tì của quan lại, quý tộc; ai thừa phải trả lại.
đ. Cho người trong họ được hưởng nhiều quyền lợi.
2.3. Vì sao nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
a. Nhà Hồ không có quân đội.
b. Hồ Quý Ly chỉ dựa vào quân đội, không đoàn kết được toàn dân.
c. Cha con Hồ Quý Ly chỉ lo hưởng thụ, không lo đánh giặc.
3. Ghi các sự việc cho sẵn dưới đây vào chỗ trống trong bảng cho phù hợp với thời gian lịch sử.
a. Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ, dời đô vào Thanh Hóa, đổi tên nước là Đại Ngu.
b. Tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
c. Quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly không chống cự nổi. Nước ta bị nhà Minh đô hộ.
4. Điền từ ngữ vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung cần ghi nhớ.
Từ giữa thế kỉ (1) ………. , nhà Trần bước vào thời kì (2) ………. Vua quan không (3) ………. tới dân. Dân oán hận, nổi dậy (4) ……….. Năm (5) ………., Hồ Quý Ly nhân cơ hội đó đã (6) ………. vua Trần, lập nên (7) ………. Không chống nổi quân xâm lược, nhà Hồ sụp đổ. Đất nước ta bị (8) ………. đô hộ
5. Em hãy đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Thành này còn được gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai. Đó là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ), nằm trên địa phận thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397). Cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỉ nhưng một số đoạn của tòa thành này vẫn còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ngày 27/6/2011, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận đây là Di sản Văn hóa Thế giới.
- Các cụm từ “thành này”, “tòa thành”, “đây là Di sản Văn hóa Thế giới” trong đoạn văn trên muốn nói đến công trình nào?
……………………………….....................................................................................
- Theo em, đặc điểm nổi bật nhất của công trình này là gì?
……………………………….......................................................................................
……………………………….......................................................................................
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Ải Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
a. Hà Giang c. Cao Bằng
b. Lạng Sơn d. Lào Cai
1.2. Vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm nơi phục kích quân giặc?
a. Vị trí ải Chi Lăng gần biên giới với Trung Quốc.
b. Ải Chi Lăng có cảnh quan đẹp.
c. Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, khe sâu, rừng cây um tùm, đường đi nhỏ hẹp.
1.3. Ai là người chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mai phục giặc ở Chi Lăng?
a. Trần Thủ Độ b. Trần Hưng Đạo
c. Nguyễn Trãi d. Lê Lợi
1.4. Mục đích chính của Liễu Thăng khi kéo quân vào Lạng Sơn là gì?
a. Để vơ vét của cải các tỉnh biên giới nước ta.
b. Để giải vây cho quân Minh đang bị quân ta vây hãm ở thành Đông Quan.
c. Để dẹp các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
2. Ghi số thứ tự vào ô ¨ trước các sự việc dưới đây theo trình tự diễn biến của trận Chi Lăng.
¨a. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi theo quân ta, lọt vào ải Chi Lăng, bỏ xa bộ binh theo sau.
¨b. Liễu Thăng dẫn quân đến cửa ải Chi Lăng vào mờ sáng.
¨c. Quân bộ của giặc theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
¨d. Khi chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy thì quân ta mai phục hai bên đồng loạt bắn tên, phóng lao vào quân giặc.
¨đ. Quân ta cho kị binh ra nghênh chiến rồi giả thua quay đầu chạy để dụ địch vào trận địa mai phục.
¨e. Giặc Minh nghe tin Liễu Thăng tử trận càng hoảng loạn. Nhiều tên giặc bị giết, số còn lại rút chạy.
¨g. Liễu Thăng bị chết trong đám loạn quân...
¨h. Mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của giặc tan vỡ. Quân Minh xin hàng và rút về nước.
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Chiến thắng Chi Lăng đã buộc quân Minh phải xin hàng, rút về nước.
¨b. Chiến thắng Chi Lăng đã chấm dứt 40 năm đô hộ của nhà Minh đối với nước ta
¨c. Kể từ đây, phong kiến phương Bắc không dám sang xâm lược nước ta.
¨d. Chiến thắng Chi Lăng mở ra một thời kì ổn định, phồn vinh của nước ta dưới triều vua Lê Lợi.
4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Dựa vào địa hình hiểm trở của (1) …………… nghĩa quân Lam Sơn do (2) …………… chỉ huy đã đánh tan quân Minh. Sau trận ở Chi Lăng và một số trận khác, (3) …………… phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm (4) …………… , mở đầu nhà Hậu Lê.
5. Những thông tin nào dưới đây giới thiệu đúng về thân thế và sự nghiệp của Lê Lợi?
a. Lê Lợi quê ở Diễn Châu (Nghệ An), là một thương nhân giàu có.
b. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa), thông minh, dũng lược và độ lượng hơn người.
c. Không chịu cảnh đất nước bị giặc Minh đô hộ, ông đã chiêu tập binh sĩ, chọn vùng đất Lam Sơn làm căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa.
d. Khi lực lượng nghĩa quân lớn mạnh, Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc.
e. Trận đánh ở Chi Lăng (thuộc Lạng Sơn ngày nay) là một trong nhưng trận đánh quyết định thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn do ông lãnh đạo.
1. Điền vào chỗ trống thời gian phù hợp với sự kiện lịch sử thời Hậu Lê.
2. Ghi chữ Đ vào ô ¨ trước những ý đúng khi nói về việc quản lí đất nước nhà Hậu Lê.
¨a. Khôi phục lại tên nước Đại Việt như trước đây.
¨b. Sử gọi nhà Hậu Lê để phân biệt với nhà Tiền Lê thời Lê Hoàn.
¨c. Tập trung quyền hành tuyệt đối vào tay vua.
¨d. Tuyển con gái đẹp vào cung.
¨đ. Cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức để quản lí đất đai.
¨e. Lập ra các bộ, các viện trong triều đình để giúp vua quản lí đất nước.
¨g. Định ra pháp luật bằng Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền quốc gia và trật tự xã hội.
3. Bộ luật Hồng Đức có những điểm gì đáng lưu ý? Hãy xếp các ý dưới đây vào phần trống tương ứng.
a. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
b. Là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.
c. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ.
d. Khuyến khích phát triển kinh tế.
đ. Thời vua Lê Thánh Tông.
4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Thời (1) ……………, việc tổ chức quản lí đất nước rất (2) …………… Lê Thánh Tông đã cho vẽ (3) …………… và soạn (4) …………… Hồng Đức để (5) …………… chủ quyền của dân tộc và (6) …………… xã hội.
5. Ngày nay, Nhà nước ta còn kế thừa những nội dung nào của Bộ luật Hồng Đức?
a. Bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.
b. Trọng nam, khinh nữ và phân biệt giàu - nghèo trong xã hội.
c. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
d. Ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội.
e. Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ.
6. Dựa vào đâu để khẳng định: Thời Hậu Lê (đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông), nhà vua có uy quyền tuyệt đối?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Hãy đánh dấu X vào ô ¨ thích hợp.
a. Văn Miếu ở Hà Nội hiện nay được lập từ thời Lý. Đúng hay sai?
Ш S¨
b. Đến thời Hậu Lê, giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự được quy định chặt chẽ. Đúng hay sai?
Ш S¨
2. Chọn các từ ngữ cho sẵn dưới đây rồi điền vào chỗ trống trong bảng cho thích hợp
a. Trường Quốc Tử Giám b. Thái học viện
c. Thi Hương d. Nho giáo
đ. Thi Hội e. Lễ vinh quy
g. Bia tiến sĩ h. Lễ xướng danh
3. Hãy xếp các ý dưới đây vào hai cột tương ứng để thấy rõ sự khác nhau về giáo dục của thời Hậu Lê với giáo dục thời Lý - Trần:
a. Nội dung học tập là Phật giáo.
b. Nội dung học tập để thi cử là Nho giáo.
c. Trường Quốc Tử Giám thu nhận cả học sinh giỏi xuất thân từ gia đình thường dân.
d. Quốc Tử Giám chỉ thu nhận con em quan lại vào học.
đ) Bên cạnh trường công còn có các lớp học tư của các thầy đồ.
e. Việc tổ chức dạy học và thi cử bắt đầu có quy củ.
4. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để thành câu hoàn chỉnh khi nói về giáo dục thời Hậu Lê.
5. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích nhân dân học tập?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Hãy đánh dấu x vào ¨ trước ý trả lời đúng.
1.1. Nền văn học chiếm ưu thế ở thời Hậu Lê là:
¨a. Văn học chữ Hán – Nôm. ¨b. Văn học chữ Hán.
¨c. Văn học chữ Nôm. ¨d. Văn học chữ Quốc ngữ.
1.2. Người có nhiều tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm thời Hậu Lê là:
¨a. Lê Thánh Tông. ¨b. Nguyễn Mộng Tuân.
¨c. Nguyễn Trãi. ¨d. Lý Tử Tấn.
1.3. Các tác phẩm Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập, Dư địa chí là của tác giả:
¨a. Ngô Sĩ Liên. ¨b. Nguyễn Trãi.
¨c. Nguyễn Quý Đức. ¨d. Lê Văn Hưu.
2. Hãy nối tên tác phẩm ở cột bên trái với tên tác giả ở cột bên phải sao cho phù hợp:
3. Hãy điền nội dung vào cột bên phải của bảng dưới đây cho phù hợp với tác phẩm ở cột bên trái:
4. Em hãy sử dụng các cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống (….) để thấy rõ sự phát triển của nền văn học và khoa học thời Hậu Lê:
(Quốc âm thi tập, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Bình Ngô đại cáo, chữ Hán, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Hội Tao đàn, Lam Sơn thực lục)
a. Ở thời Hậu Lê, chiếm ưu thế hơn cả là văn học (1) ……………, bên cạnh đó còn có văn học chữ Nôm. Hai trong những tập thơ Nôm xưa nhất, có giá trị còn lưu truyền đến ngày nay là (2) …………… của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của (3) ……………
b. …………… của Nguyễn Trãi là tác phẩm văn học phản ánh khí phách hào hùng và niềm tự hào của dân tộc.
c. Bộ sách ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê là Đại Việt sử kí toàn thư của (1) …………… Ngoài ra, (2) …………… cũng là một trong những nhà sử học lớn, gắn liền với bộ (3) …………… ghi lại khá đầy đủ diễn biến của khởi nghĩa Lam Sơn.
d. Nhà toán học nổi tiếng nước ta thời Hậu Lê là …………… Ông đã biên soạn cuốn Đại thành toán pháp.
e. Lê Thánh Tông còn là người sáng lập ……………, tập hợp được những người yêu thích văn thơ, sáng tác nhiều tác phẩm ca ngợi nhà Hậu Lê.
5. Em hãy kể tên những nhà văn hoá, nhà khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê được đặt tên cho các đường phố Hà Nội hoặc tại địa phương mình.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Vua nào ở triều Lê bị nhân dân mỉa mai gọi là “vua quỷ” và “vua lợn”?
a. Lê Thái Tổ b. Lê Uy Mục
c. Lê Tương Dực d. Lê Chiêu Tông
1.2. “Vua quỷ” và “vua lợn” đã cai quản đất nước như thế nào?
a. Chăm lo phát triển nông nghiệp.
b. Bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện.
c. Để cho quan lại trong triều chia thành bè phái, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lợi.
1.3. Trong hoàn cảnh suy yếu của nhà Lê, điều gì đã xảy ra với đất nước ta?
a. Giặc ngoại xâm kéo vào.
b. Vua Lê bị mất ngôi.
c. Đất nước bị chia cắt.
2. Hãy ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Mạc Đĩnh Chi cầm đầu một số quan lại lật đổ triều Lê, lập nên triều Mạc năm 1527.
¨b. Nam triều và Bắc triều đánh nhau, gây ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm.
¨c. Năm 1592, nhà Lê diệt được nhà Mạc.
¨d. Sau khi chiến tranh Nam - Bắc triều kết thúc, đất nước lại rơi vào cảnh Trịnh - Nguyễn phân tranh.
¨đ. Họ Trịnh cai quản từ sông Gianh trở vào, gọi là Đàng Trong.
¨e. Họ Nguyễn cai quản từ sông Gianh trở ra, gọi là Đàng Ngoài.
3. Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong bảng sau :
4. Hãy xếp các ý dưới đây rồi ghi vào chỗ trống của hai cột A - B cho thích hợp.
a. Nhà Lê suy yếu. Các phe phái trong triều tranh giành quyền lực.
b. Đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
c. Vua quan nhà Lê ăn chơi xa xỉ.
d. Người dân chịu nhiều đau thương do chiến tranh liên miên.
1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Vào cuối thế kỉ XVI, vua chúa nào đã đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang?
a. Vua Lê c. Mạc Đăng Dung b. Chúa Trịnh d. Chúa Nguyễn
1.2. Vùng đất nào được đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích canh tác?
a. Từ Thanh Hoá trở vào b. Đồng bằng Bắc Bộ
c. Từ sông Gianh vào phía nam
2. Hãy dùng mũi tên nối tên các vùng đất được nhân dân ta lần lượt khai hoang từ cuối thế kỉ XVI.
a. Phú Yên c. Tây Nguyên
b.Nam Trung Bộ d. Khánh Hoà
đ. Đồng bằng sông Cửu Long
3. Xếp các ý dưới đây vào hai cột trong bảng cho thích hợp.
a. Nông dân, quân lính được phép đưa cả gia đình vào Nam khai hoang, lập ấp.
b. Công cuộc khẩn hoang đã biến những vùng đất hoang vắng ở phía nam thành những xóm làng đông đúc, trù phú.
c. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ.
d. Dân được chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang.
đ. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng.
e. Khai hoang đến đâu, lập làng, ấp đến đó.
g. Người Việt sống hoà hợp với các dân tộc anh em ở các vùng đất khai hoang, tạo nên khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
h. Nền văn hoá lâu đời của các dân tộc bổ sung cho nhau tạo nên một nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam thống nhất và có nhiều bản sắc.
4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Từ cuối thế kỉ (1) ………. công cuộc khẩn hoang ở (2) ………. xúc tiến mạnh mẽ. Ruộng đất được (3) ………. , xóm làng được (4) ………. và phát triển, tình đoàn kết giữa các (5) ………. ngày càng bền chặt.
5. Em hãy đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
"Từ thế kỉ XII, XIII, cư dân người Việt thuộc nhiều thế hệ đã vào vùng Thuận - Quảng khai phá đất hoang, xây dựng xóm làng. Thế kỉ XVI, trong cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc, nhiều gia đình nông dân nghèo chạy loạn vào đây khai hoang, lập ấp sinh sống. Chúa Nguyễn ra sức khuyến khích họ khẩn hoang thêm. Khi diện tích khá rộng, chúa Nguyễn cho phép họ lập làng theo kiểu làng ở Đàng Ngoài, biến tất cả ruộng đất đang nộp thuế thành ruộng công.
Để khuyến khích nông dân tiếp tục khai hoang và tăng thu nhập, chúa Nguyễn còn cho phép họ khai hoang thêm đất ngoài làng để làm ruộng tư. Nhờ vậy mà đất đai vùng Thuận - Quảng nhanh chóng được khai hoang. Chúa Nguyễn đặc biệt đốc thúc những người bà con họ hàng và các gia đình vốn từ Thanh Hoá theo vào đi khẩn hoang, biến ruộng công thành của tư. Chúa Nguyễn còn trao những chức vụ quan trọng cho họ, biến họ thành chỗ dựa và cơ sở xã hội cho chính quyền nhà Nguyễn. Họ chính là bộ phận địa chủ đầu tiên ở Đàng Trong...
Bằng các biện pháp, chính sách khẩn hoang, lập làng xóm mới, đất đai Đàng Trong được khai thác với tốc độ nhanh. Chẳng bao lâu, Đàng Trong trở thành một xứ giàu có, đông dân. Nền kinh tế nông nghiệp Đàng Trong một thời gian phát triển tương đối ổn định. Đó chính là cơ sở kinh tế vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong."
(Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Tư liệu dạy học Lịch sử 4, Nxb Giáo dục, 2006, tr.88).
- Các chúa Nguyễn đỡ có những chính sách gì để khuyến khích khẩn hoang?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Công cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta thời bấy giờ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Vào thế kỉ XVI - XVII, nước ta có những thành thị sầm uất nào?
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
a. Thăng Long d. Thanh Hóa
b. Quảng Ninh đ. Huế
c. Phố Hiến e. Hội An
2. Hãy nối tên thành thị ở thế kỉ XVI - XVII với lời mô tả phù hợp:
3. Cảnh buôn bán tấp nập ở các thành thị lớn chứng tỏ điều gì?
Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Nền kinh tế nước ta thời kì này đã khá phát triển.
¨b. Cuộc sống của nhân dân ta ngày càng phồn thịnh
¨c. Tình hình công nghiệp nước ta đã lớn mạnh.
¨d. Nước ta đã có sự trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước.
4. Em hãy kể tên 10 phố cổ ở Hà Nội hiện nay từng có tên trong danh sách 36 phố phường của Thăng Long thời xưa.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
5. Dựa vào lời nhận xét của người nước ngoài về Hội An: “là hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán” và bức tranh cổ cảnh Hội An ở thế kỉ XVII, em hãy trình bày lại cảnh Hội An thời bấy giờ.
Một góc phố Hội An thế kỉ XVII (Tranh cổ)
6. Tổ chức nào đã công nhận phố cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới?
……………………………………………………………………………….
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Trong ba anh em họ Nguyễn, ai là người cầm quân tiến ra Thăng Long?
a. Nguyễn Nhạc b. Nguyễn Huệ c. Nguyễn Lữ
1.2. Trước khi tiến ra Thăng Long, nghĩa quân Tây Sơn đã làm được việc gì?
a. Lật đổ chúa Nguyễn
b. Làm chủ toàn bộ Đàng Trong.
c. Xây dựng kinh thành Phú Xuân
1.3. Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lần này nhằm mục đích gì?
a. Lật đổ chính quyền họ Trịnh
b. Chiếm ngôi nhà Lê
c. Chống quân Thanh xâm lược.
2. Ghi theo số thứ tự vào ô ¨ trước các ý dưới đây cho đúng diễn biến cuộc tiến quân ra thành Thăng Long của Nguyễn Huệ năm 1786.
¨a. Quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng cất giấu của cải, đưa vợ con chạy trốn.
¨b. Năm 1786, Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long.
¨c. Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.
¨d. Trong khi đó, quân Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long.
¨đ. Trịnh Khải tức tốc triệu tập quần thần bàn kế giữ kinh thành và cho quân dàn binh đợi đánh.
¨e. Quân Trịnh tưởng quân Tây Sơn còn ở xa nên bỏ thuyền lên bờ chơi tản mát.
¨g. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp trơ tay, kẻ bỏ chạy, kẻ bị giết rất nhiều.
¨h. Trịnh Khải phất cờ thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến.
¨i. Quân Tây Sơn chớp cơ hội, bắn đạn lửa tiến công. Quân Trịnh đại bại.
¨k. Nguyễn Huệ làm chủ Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê.
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai.
Cuộc tiến công ra Thăng Long của Nguyên Huệ đã thu được kết quả gì?
¨a. Lật đổ được họ Trịnh chuyên quyền
¨b. Làm chủ Thăng Long
¨c. Nguyễn Huệ xưng Hoàng đế
¨d. Giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê
¨đ. Mở đầu cho việc thống nhất đất nước
4. Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, từ tháng 6/1786, quân Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc. Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Thừa thắng, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.
Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê - Trịnh mục nát cực độ. Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hóa và nổi loạn. Quân Tây Sơn với hơn 1000 chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế, chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gẩn 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc, khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước”.
(Theo Từ điển Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2002)
Tại sao “chỉ chưa đầy một tháng”, quân Tây Sơn đã “giải phóng Thăng Long” và “lật đổ chính quyền họ Trịnh”?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm lược nước ta năm nào?
a. 1786 c. 1789
b. 1788 d. 1782
1.2. Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
a. Hỏi tội Lê Chiêu Thống
b. Tiêu diệt quân Thanh xâm lược
c. Truy quét tàn quân họ Trịnh
1.3. Nguyễn Huệ đã làm gì trước khi tiến quân ra Bắc?
a. Xin Nguyễn Nhạc cấp quân ra trận
b. Vận động anh em Nguyễn Lữ cùng ra Bắc
c. Lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung
2. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong bảng để thấy rõ cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung.
3. Trên lược đồ cuộc tiến quân của Quang Trung vào Thăng Long, các mũi tên tiến quân và địa điểm diễn ra trận đánh lớn được ghi số thứ tự. Em hãy chỉ ra mũi tiến quân do Quang Trung trực tiếp chỉ huy và vị trí các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa.
- Số ….. chỉ mũi tiến công do Quang Trung trực tiếp chỉ huy. Số ….. chỉ vị trí đồn Hà Hồi. Số ….. chỉ vị trí đồn Ngọc Hồi. Số ….. chỉ vị trí đồn Đống Đa.
Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh
4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống cho đúng nội dung cần ghi nhớ:
Quân (1) ………. xâm lược-nước ta. Chúng chiếm Thăng Long.
Nguyễn Huệ lên ngôi (2) ………., kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh.
Ở Hà Hồi, (3) ………., Đống Đa, ta thắng lớn. Quân Thanh ở (4) ………. hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
5. Em hãy cho biết bài vè dưới đây nhắc đến tướng nào của nhà Thanh và gắn liền với địa điểm lịch sử nào?
1. Em hãy xếp các việc làm của vua Quang Trung vào ô trống trong bảng cho thích hợp.
1. Ban bố “Chiếu khuyến nông”.
2. Ban bố “Chiếu lập học”.
3. Mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
4. Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm.
5. Chữ Nôm được xem là chữ chính thức của quốc gia.
6. Cho đúc tiền mới.
2. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Chiếu khuyến nông” huy động được dân phiêu tán trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang, làm cho mùa màng trở lại tươi tốt, đất nước thanh bình.
¨b. Việc đúc tiền đồng mới thời Quang Trung không thuận lợi cho việc mua bán.
¨c. Quang Trung mở biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển đã tạo điều kiện cho ¨việc trao đổi buôn bán với nước ngoài được phát triển.
¨d. Quy định chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia thể hiện mong muốn bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc của vua Quang Trung.
¨đ. Việc ban “Chiếu lập học” chứng tỏ vua Quang Trung rất coi trọng tri thức trong việc xây dựng đất nước.
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
Vì sao nhân dân ta đều tiếc thương Quang Trung khi ông mất sớm?
a. Vì ông là một vị tướng tài ba
b. Vì ông đã lên ngôi Hoàng đế
c. Vì ông đã đánh Nguyễn, dẹp Trịnh, chống quân xâm lược Xiêm, Thanh thắng lợi
d. Vì ông đã có nhiều chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục nhằm làm cho đất nước hưng thịnh
4. Điền vào chỗ trống những số thích hợp.
- Quang Trung lên ngôi Hoàng đế năm (1) ……….
- Quang Trung mất năm (2) ……….
- Quang Trung ở ngôi vua được (3) ………. năm.
5. Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Theo em, ý nào sau đây nói về hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý em chọn.
a. Quang Trung là vị vua có nhiều chính sách nhằm phục hưng đất nước.
b. Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần.
c. Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn.
d. Nguyễn Ánh lợi dụng cơ hội Quang Trung mất sớm, đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn.
đ. Năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long.
2. Hãy sắp xếp các việc làm của các vua nhà Nguyễn trong việc cai trị đất nước, ghi vào các ô trống trong bảng cho thích hợp.
1. Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng.
2. Nhà vua trực tiếp điều hành những việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương.
3. Chia quân đội thành nhiều thứ quân: bộ binh, thủy binh, tượng binh.
4. Đặt ra luật pháp hà khắc.
5. Trực tiếp thay đổi các quan trong triều và quan đầu tỉnh.
6. Tự mình điều động quân đội đi đánh xa.
7. Xây dựng thành trì vững chắc ở kinh đô và các tỉnh.
8. Thành lập các trạm ngựa để đưa tin nhanh từ Bắc chí Nam
9. Ban hành luật Gia Long.
10. Quyết định các kì thi Hội ở kinh đô.
3. Hãy xếp tên các vua nhà Nguyễn theo thứ tự thời gian từ năm 1802 đến 1858:
(1) ……. → (2) …….→ (3) …….→ (4) …….
4. Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở ………………..
5. Em hãy nối các ô ở cột A với các ô ở cột B sao cho đúng.
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Triều đại nào xây dựng kinh thành Huế?
a. Triều Trần c. Triều Lê b. Triều Nguyễn d. Triều Lý
1.2. Kinh thành Huế thuộc địa phận tỉnh nào?
a. Thanh Hóa c. Thừa Thiên - Huế b. Quảng Nam d. Quảng Trị
1.3. Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng những công trình gì?
a. Chùa chiền c. Cung điện, lăng tẩm b. Trường học d. Đê điều
1.4. Kinh thành Huế nằm bên con sông nào?
a. Sông Thu Bồn c. Sông Gianh b. Sông Hương d. Sông Lam
2. Dựa vào nội dung mô tả trong bài học, em hãy xác định vị trí Ngọ Môn, hồ sen, điện Thái Hòa ứng với số thứ tự nào trong khu vực Hoàng Thành dưới đây:
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Các vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều lăng tẩm ở Huế.
¨b. Ngày nay, kinh thành Huế vẫn nguyên vẹn như xưa.
¨c. Kinh thành Huế đã để lại những dấu tích của một công trình lao động sáng tạo và tài hoa của nhân dân ta.
¨d. Ngày 12 tháng 11 năm 1995, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
¨đ. Trên tuyến đường Bắc - Nam, từ Thủ đô Hà Nội qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An rồi đến cố đô Huế.
4. Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Kinh thành Huế là một (1) …………… các công trình (2) …………… và (3) …………… tuyệt đẹp. Đây là một (4) …………… văn hóa chứng tỏ sự tài hoa và (5) …………… của nhân dân ta.
1. Tô màu thành phố Hải Phòng và ghi tên vịnh Bắc Bộ và các tỉnh giáp với Hải Phòng (Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình) vào số 1, 2, 3, 4 ở lược đồ sau cho thích hợp.
Lược đồ thành phố Hải Phòng
2. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để Hải Phòng trở thành cảng biển lớn?
a. Những bãi rộng và nhà kho để chứa hàng
b. Nằm bên bờ sông Cấm, cách biển 20km
c. Hải Phòng giáp với Quảng Ninh
d. Những cầu tàu lớn
đ. Nhiều phương tiện phục vụ việc bốc dỡ, chuyên chở hàng hóa
3. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch?
a. Có những di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng
b. Bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà với hang động kì thú
c. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tiện nghi, lịch sự
d. Có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc
đ. Khí hậu có mùa đông lạnh
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Hải Phòng nằm ở tây bắc đồng bằng Bắc Bộ.
¨b. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Hải Phòng.
¨c. Nhà máy cơ khí Hải Phòng là nhà máy duy nhất thuộc ngành công nghiệp đóng tàu.
¨d. Các nhà máy ở Hải Phòng chỉ có khả năng sửa chữa các loại tàu bè.
¨đ. Tàu trong nước và ngoài nước thường xuyên cập bến cảng Hải Phòng.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng Bắc Bộ?
a. tây bắc. b. đông bắc. c. đông nam d. tây nam
Hải Phòng giáp với các tỉnh nào sau đây?
a. Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội. c. Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương.
b. Quảng Ninh, Hải Dương,Thái Bình d. Hải Dương, Hà Nội,Thái Bình
5.3. Hải Phòng giáp biển ở phía nào?
a. Phía đông. b. Phía tây.
c. Phía nam. d. Phía bắc
5.4. Từ Hải Phòng có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
a. Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không, đường biển.
b. Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không.
c. Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không, đường sông.
d. Đường hàng không, đường sông, đường sắt.
5.5. Sân bay của thành phố Hải Phòng có tên là gì?
a. Tân Sơn Nhất. b. Cam Ranh.
c. Cát Bi. d. Nội Bài.
5.6. Cảng Hải Phòng được xây dựng ở bên bờ sông nào?
a. Sông Hổng. b. Sông Thái Bình.
c. Sông Cấm. d. Sông Đà.
1. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hai hệ thống sông (a) ………. và sông (b) ………. bồi đắp nên. Sông Mê Công chảy qua nhiều nước. Đoạn (c) ………. sông chảy trên đất Việt Nam và chia thành (d) ………. nhánh. Sông đổ ra biển bằng (đ) ………. cửa nên có tên là cửu Long.
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Ở đồng bằng Nam Bộ, những loại đất nào có nhiều?
a. Đất mặn, đất chua b. Đất mặn, đất phù sa
c. Đất phù sa, đất chua d. Đất phù sa, đất mặn, đất chua
3. Quan sát hình 2 trang 117 (SGK) rồi khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý đúng.
Những vùng trũng ở đồng bằng Nam Bộ là:
a. Kiên Giang b. Cần Thơ
c. Đồng Tháp Mười d. Thành phố Hổ Chí Minh
đ. Cà Mau
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía bắc nước ta.
¨b. Đồng bằng có diện tích lớn nhất là đồng bằng Nam Bộ.
¨c. Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
¨d. Do đắp đê nên đồng bằng Nam Bộ được bồi đắp phù sa hằng năm.
¨đ. Vào mùa khô, đồng bằng Nam Bộ rất thiếu nước ngọt.
5. Em hãy kể tên một số con sông và nêu đặc điểm hệ thống sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
6. Theo em, vì sao người dân đổng bằng Nam Bộ không đắp đê ven sông?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
a. Dân tộc Khơ-me, Gia-rai, Chăm, Hoa
b. Dân tộc Thái, Kinh, Chăm, Khơ-me
c. Dân tộc Kinh, Khơ-me, Chăm, Tày
d. Dân tộc Khơ-me, Chăm, Kinh, Hoa
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà ở đâu?
a. Trên sườn đồi b. Dọc theo đường ô tô
c. Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch d. Ven biển
3. Nối mỗi tên lễ hội ở cột A với tên một tỉnh ở cột B cho thích hợp.
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Ở đồng bằng Nam Bộ ít có bão lớn nên nhà ở thường làm đơn sơ.
¨b. Người dân ở đồng bằng Nam Bộ sống thành buôn, quây quần bên nhau.
¨c. Cầu được mùa và những điều may mắn ... là những mục đích chính của lễ hội ở đồng bằng Nam Bộ.
¨d. Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn là trang phục phổ biến của người Nam Bộ.
¨đ. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên ở đồng bằng Nam Bộ tàu thủy là phương tiện đi lại chủ yếu.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Dòng nào sau đây nêu đúng các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ
a. Kinh, Khơ-me, Chăm. b. Khơ-me, Chăm, Hoa, Ê-đê.
c. Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. d. Khơ-me, Chăm, Tày, Kinh.
5.2. Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà ở
a. trên các vùng đất cao ráo. b. ven biển.
c. dọc theo sông, ngòi, kênh, rạch. d. cạnh các núi đá.
5.3. Người dân Tây Nam Bộ tổ chức lễ hội là để
a. cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
b. cầu được mùa và cầu sức khoẻ.
c. cầu xin những điều may mắn và sức khoẻ.
d. cầu bình an và may mắn
6. Đánh dấu X vào ¨ trước các lễ hội nổi tiếng ở đổng bằng Nam Bộ
¨ (1) Lễ hội Bà Chúa Xứ. ¨ (2) Hội Lim.
¨ (3) Hội xuân núi Bà Đen. ¨ (4) Hội Chùa Hương.
¨ (5) Lễ cúng Trăng của đổng bào Khơ-me. ¨ (6) Hội Đền Hùng.
¨ (7) Lễ tế thẩn Cá ông (Cá Voi) của các làng chài ven biển.
¨ (8) Hội Gióng.
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất.
Điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước là:
a. Người dân cần cù lao động b. Đất màu mỡ
c. Khí hậu nóng ẩm d. Đồng bằng có diện tích lớn nhất
đ. Cả 4 ý trên
2. Ghi số thứ tự vào ô ¨ trước mỗi việc dưới đây theo quy trình sản xuất gạo xuất khẩu.
¨a. Phơi thóc ¨b. Tuốt lúa
¨c. Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu ¨d. Xay xát gạo và đóng bao
¨đ. Gặt lúa
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ s trước câu sai.
¨a. Lúa gạo, trái cây của đồng bằng Nam Bộ chỉ để xuất khẩu.
¨b. Phần lớn gạo xuất khẩu của nước ta là do đồng bằng Nam Bộ cung cấp.
¨c. Một số loài cây ăn trái được trồng ở đồng bằng Nam Bộ là vải thiều, lê, hồng, mơ.
¨d. Thủy sản của đồng bằng Nam Bộ chỉ nhằm phục vụ trong nước.
¨đ. Nuôi và đánh bắt tôm, cá đã giúp nhiều gia đình ở đồng bằng Nam Bộ giàu lên.
4. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Đồng bằng Nam Bộ thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt (a) ………. Vì ở đây vùng biển có nhiều (b) ………. và mạng lưới sông ngòi (c) ………. . Đồng bằng Nam Bộ là vùng có sản lượng thủy sản (d) ………. cả nước. Thủy sản của đồng bằng Nam Bộ được (đ) ……… ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
5. Chọn ý cho sẵn dưới đây điền vào các ô của sơ đồ sau sao cho đúng:
a. Nhờ có đất đai màu mỡ.
b. Đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
c. Khí hậu nóng ẩm.
d. Người dân cần cù lao động.
6. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gồm:
¨a. Biển nhiều cá tôm và các hải sản khác.
¨b. Có khí hậu nắng ấm quanh năm.
¨c. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
¨d. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
¨e. Người dân làm nhà ở trên bờ các kênh, rạch.
7. Chọn từ ngữ cho sẵn dưới đây điền vào chỗ chấm (...) cho phù hợp:
(lúa gạo, trong nước, trái cây, xuất khẩu, thuỷ sản)
Nhờ có thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động, đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vùng sản xuất (1) ………., (2) ………., (3) ……….. lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đó được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi (4) ………. Và (5) ……….
1. Hãy thay các từ in nghiêng trong đoạn văn sau để thành câu đúng khi nói về hoạt động sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ.
Đồng bằng Nam Bộ là vùng có nghề thủ công phát triển mạnh nhất nước ta. Mỗi năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một phần ba giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Sản xuất điện, khai thác a-pa-tít, dệt, luyện kim, chế biến lương thực, thực phẩm, hóa chất là các ngành công nghiệp nổi tiếng của vùng này.
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
a. Đầu tư xây dựng nhiều nhà máy b. Nguyên liệu sẵn có
c. Khí hậu không có mùa đông lạnh d. Nguồn lao động dồi dào
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
Nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người dân đồng bằng Nam Bộ là:
a. Chợ phiên b. Có nhạc cụ dân tộc
c. Chợ nổi trên sông d. Có hàng trăm nghề thủ công
4. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Chợ nổi thường họp ở những đoạn (a) ………. thuận tiện cho việc (b) ………. của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Từ sáng sớm, hoạt động (c) ………. đã diễn ra tấp nập ở chợ nổi. Nhiều thứ hàng hóa như rau quả, thịt, cá, quần áo … đều có thể mua bán trên (d) ……….
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ¨ trước mỗi câu sau:
¨Chợ nổi họp ở hai bên bờ sông.
¨Chợ nổi trên sông là nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
¨Các loại hàng hóa được trao đổi ở chợ nổi trên sông là máy vi tính, điện thoại, xe máy, xe đạp...
¨Chợ nổi trên sông thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về.
6. Loại hình chợ đặc trưng nào ở miền Tây Nam Bộ được nói đến qua mấy câu sau đây:
1. Tô màu Thành phố Hồ Chí Minh và ghi tên một số tỉnh giáp với Thành phố Hồ Chí Minh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang) vào chỗ có số 1, 2, 3, 4 ở lược đồ sau cho thích hợp
Lược đồ Thành phố Hồ Chí Minh
2. Quan sát bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết:
a. Năm 2003, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và số dân là bao nhiêu?
b. Năm 2003, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và số dân đứng thứ mấy so với các thành phố có trong bảng?
Bảng số liệu về diện tích và dân số của một số thành phố (năm 2003)
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ s trước câu sai.
¨a. Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Tiền.
¨b. Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi tới các tỉnh khác bằng tất cả các loại đường giao thông.
¨c. Năm 1975, Sài Gòn được mang tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
¨d. Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay và cảng biển lớn bậc nhất cả nước.
¨đ. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
4. Hãy chọn các ý sau rồi điền vào sơ đồ để thể hiện đặc điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh.
a. nhiều rạp hát, rạp chiếu phim; b. các khu vui chơi giải trí hấp dẫn;
c. nhiều chợ và siêu thị lớn; d. các ngành công nghiệp đa dạng;
đ. nhiều viện nghiên cứu, trường đại học.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Tỉnh nào dưới đây không giáp với TP. Hồ Chí Minh?
a. Bà Rịa-VũngTàu. b. Đồng Nai.
c. Cà Mau. d.Tây Ninh.
5.2. Dòng sông nào dưới đây chảy qua TP. Hồ Chí Minh?
a. Sông Cầu. b. Sông Cửu Long. c. Sông Hậu. d. Sông Sài Gòn
5.3. Chợ nào sau đây thuộc TP. Hồ Chí Minh?
a. Chợ Đồng Xuân. c. Chợ Trời.
b. Chợ Đông Ba. d. Chợ Bến Thành.
6. Đánh dấu x vào ¨ trước các loại đường giao thông có thể đi từ TP. Hồ Chí Minh đến
¨a. Đường sắt ¨b. Đường hàng không.
¨c. Đường ô tô ¨d. Đường ống.
7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (...) để hoàn thành đoạn văn sau:
TP. Hồ Chí Minh là một thành phố (1) ………. Thành phố đã trên (2) ………. tuổi. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau như (3) …………... , (4) ……..…… từ năm (5) ………., thành phố được mang tên Bác-TP. Hồ Chí Minh.
1. Tô màu thành phố Cần Thơ và ghi tên một số tỉnh giáp với Cần Thơ (An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang) vào chỗ có các số 1, 2, 3, 4 ở lược đồ sau cho thích hợp.
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những câu trả lời đúng.
Quan sát lược đồ trên và cho biết trong các loại đường giao thông sau, những loại đường nào không thể đi từ Cần Thơ đến các tỉnh khác?
a. Đường ô tô b. Đường biển
c. Đường hàng không d. Đường sông
đ. Đường sắt
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Thành phố Cần Thơ nằm ở đâu?
a. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ b. Nằm bên sông Tiền
c. Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long d. Trung tâm đồng bằng Nam Bộ
4. Hãy chọn các nội dung sau rồi điền vào sơ đồ để thể hiện thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:
a. Đại học Cần Thơ
b. Nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu
c. Trường cao đẳng và trung tâm dạy nghề
d. nơi tiếp nhận và xuất đi hàng nông sản, thủy sản của vùng
đ. Viện nghiên cứu lúa
5. Em hãy chọn tên địa danh cho sẵn để điền vào chỗ chấm (...) hoàn thành những câu hát dưới đây: (Ninh Kiều, Cái Răng, Cần Thơ, Cái Bè)
1. Quan sát hình 1 trang 135 (SGK), em hãy viết tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam vào chỗ trống cho thích hợp.
1: Đồng bằng ……….. 2: …………………….
3: ……………………. 4: …………………….
5: …………………….
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất.
Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
a. Đồng bằng có nhiều cồn cát b. Các dãy núi lan ra sát biển
c. Đồng bằng có nhiều đầm, phá d. Đồng bằng nằm ở ven biển
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Ảnh hưởng của dãy núi Bạch Mã đối với khí hậu của vùng này là:
a. Ngăn cách Huế và Đà Nẵng
b. Tạo thành bức tường chắn gió mùa đông bắc
c. Tạo nên đèo dài nhất Việt Nam
d. Tất cả các ý trên
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Bề mặt đồng bằng duyên hải miền Trung có nhiều cồn cát, đầm, phá.
¨b. Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp bởi hệ thống đê.
¨ c. Người dân ở duyên hải miền Trung trồng thông để ngăn gió di chuyển các cồn cát.
¨ d. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam của duyên hải miền Trung.
¨ đ. Ở duyên hải miền Trung, thiên nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Đặc điểm đúng với khí hậu của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là
a. mùa hạ thường khô, nóng nhưng không bị hạn hán.
b. mưa ít, không khí khô, nóng, sông hồ cạn nước.
c. cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt.
d. khu vực phía nam dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh; khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa hè nóng.
5.2. Ảnh hưởng của dãy núi Bạch Mã đối với khí hậu của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là
a. ngăn cách Huế và Đà Nắng.
b. tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc.
c. tạo nên đèo Hải Vân dài nhất Việt Nam.
d. tất cả các ý trên.
6. Nêu sự khác biệt của khí hậu giữa hai khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Những dân tộc chủ yếu sống ở đồng bằng duyên hải miền Trung là:
a. Dân tộc Kinh, Chăm b. Kinh, Chăm, Hoa
c. Dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai d. Thái, Dao, Mông
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Nghề nào dưới đây không phải là nghề chính của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
a. Nghề nông b. Khai thác khoáng sản
c. Làm muối d. Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản
3. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp.
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp nên dân cư thưa thớt.
¨b. Người Kinh và người Chăm sống bên nhau hòa thuận.
¨c. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung, ngoài trồng lúa, người dân còn trồng nhiều mía.
¨d. Phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh có trang phục giống nhau.
¨đ. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung do có nhiều đầm phá nên nghề làm muối khá phát triển.
5. Vì sao dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Những điều kiện nào giúp đồng bằng duyên hải miền Trung phát triển du lịch?
a. Bãi biển đẹp b. Nước biển trong xanh
c. Nhiều di sản văn hóa d. Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều
đ. Cả 4 ý trên
2. Nối mỗi tên chỉ địa điểm du lịch ở cột A với tên một tỉnh (thành phố) ở cột B cho thích hợp
3. Chọn và viết các ý sau vào sơ đồ để thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
a. Trồng mía b. Đất cát pha
c. Khí hậu nóng d. Sản xuất đường
4. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Ở (a) ………. có lễ hội Tháp Bà. Lễ hội này được tổ chức vào (b) ………. Người dân tập trung tại khu (c) ………. để làm lễ ca ngợi công đức của (d) ………. và cầu chúc một cuộc sống hạnh phúc. Sau đó là phần hội với các hoạt động văn nghệ, thể thao diễn ra rất sôi nổi.
5. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn giới thiệu đôi nét về lễ hội Tháp Bà:
Ở (1) …………… có lễ hộiTháp Bà. Lễ hội này được tổ chức vào (2) …………… Người dân tập trung tại khu (3) …………… để làm lễ ca ngợi công đức của (4) …………… và cầu chúc một cuộc sống hạnh phúc. Sau đó là phần hội với các hoạt động văn nghệ, thể thao như: (5) …………… diễn ra rất sôi nổi.
6. Vì sao các tỉnh duyên hải miền Trung lại có các nhà máy sản xuất đường và sửa chữa tàu thuyền?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Huế nằm trên vùng chuyển tiếp từ (a) ………. sang (b) ………. Huế ở cách biển (c) ………. Và tựa lưng vào (d) ………. Cố đô Huế nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc của các vua chúa triều (đ) ……….
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Huế là thành phố du lịch vì có:
a. Sông chảy qua thành phố
b. Cảnh thiên nhiên đẹp và nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao
c. Khí hậu quanh năm mát mẻ
d. Nhiều ngành công nghiệp
3. Gạch chân những địa danh của thành phố Huế trong các địa danh ghi dưới đây: Chợ Bến Thành, sông Hương, cầu Trường Tiền, vườn cò Bằng Lăng, lăng Tự Đức, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình, Thảo Cầm Viên, chùa Thiên Mụ.
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
¨b. Huế có các công trình kiến trúc cổ.
¨c. Huế sắp được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
¨d. Khách du lịch đến Huế sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo.
¨đ. Đi thuyền trên hồ Xuân Hương và nghe các bài dân ca cũng là những thú vui cho du khách khi đến Huế.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?
a. Quảng Trị. b. Quảng Nam.
c. Thừa Thiên - Huế. d. Đà Nẵng.
5.2. Dòng sông nào sau đây chảy qua thành phố Huế?
a. Sông Hồng. b. Sông Hương. c. Sông Hậu. d. Sông Tiền.
6. Từ thành phố Huế có thể đi tới các nơi khác bằng những phương tiện nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Tô màu thành phố Đà Nẵng và ghi tên các địa danh (Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, bán đảo Sơn Trà, vịnh Đà Nẵng) vào chỗ có số 1, 2, 3, 4 trên lược đồ sau cho thích hợp.
Lược đồ thành phố Đà Nẵng
2. Hãy chọn các ý sau rồi điền vào sơ đồ để thể hiện đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng.
a. Cảng trên sông Hàn b. đóng tàu
c. bảo tàng Chăm d. cảng biển Tiên Sa
đ. bãi biển đẹp e. chế biến thực phẩm
g. sản xuất vật liệu xây dựng h. núi Non Nước
i. dệt k. sản xuất hàng tiêu dùng.
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
a. Có nhiều bãi biển đẹp
b. Có thể đến Đà Nẵng bằng các loại đường giao thông
c. Có núi Non Nước
d. Có bảo tàng Chăm
đ. Tất cả các ý trên
4. Hãy nối từ ngữ chỉ một số hàng hóa được vận chuyển bằng tàu biển với các từ ngữ ở cột A và cột B cho thích hợp.
5. Hãy giải mã tên thành phố sau:
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
a. Phía đông và phía tây b. Phía tây và phía nam
c. Phía đông, phía bắc và đông bắc d. Phía đông, phía nam và phía tây nam
2. Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam rồi ghi các đảo và quần đảo dưới đây vào 3 cột trong bảng cho thích hợp.
a. Cái Bàu b. Lý Sơn c. Cát Bà
d. Phú Quốc đ. Côn Đảo e. Phú Quý
g. Hoàng Sa h. Trường Sa
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
a. Điều hòa khí hậu
b. Là kho muối vô tận
c. Cung cấp nhiều khoáng sản, hải sản
d. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, xây dựng hải cảng
đ. Cả 4 ý trên
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ s trước câu sai.
¨a. Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
¨b. Vịnh Hạ Long đã được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
¨c. Vùng biển nước ta phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vịnh Thái Lan.
¨d. Vịnh Thái Lan là nơi có nhiều đảo nhất nước ta.
¨đ. Đảo Phú Quốc nổi tiếng về việc khai thác nhiều tổ yến
5. Biển Đông có vai trò như thế nào đối với nước ta?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Ở Biển Đông, nước ta đang khai thác:
a. Muối, than, dầu mỏ, khí đốt
b. Dầu mỏ, khí đốt, muối, a-pa-tít
c. Cát trắng, muối, dầu mỏ, khí đốt
d. Khí đốt, dầu mỏ, cát trắng, sắt
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất nước ta?
a. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi
b. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
c. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang
d. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Vũng Tàu
3. Ghi số 1,2, 3, 4, 5 vào ô ¨ trước mỗi việc dưới đây theo thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
¨a. Đóng gói cá đã chế biến
¨b. Chế biến cá đông lạnh
¨c. Khai thác cá biển
¨d. Đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu
¨đ. Chuyên chở sản phẩm ra bến cảng
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
¨a. Dầu khí đang được khai thác ở vùng biển phía bắc nước ta.
¨b. Ở nước ta, dầu khí được khai thác chỉ để xuất khẩu.
¨c. Khắp các vùng biển Việt Nam, ngành đánh bắt và nuôi hải sản phát triển.
¨d. Nước ta khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh.
¨đ. Nhiều vùng ven biển nuôi hải sản vì biển nước ta rất nghèo hải sản.
5. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết một số biện pháp để tránh tình trạng cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN 4 ĐÁP ÁN ĐỊA LÝ
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo hướng dẫn
I. Phần Lịch sử : (5 điểm)
Câu 1(1đ): Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
Vẽ bản đồ đất nước.
Quản lí đất nước không cần định ra luật.
Cho soạn Bộ luật Hồng Đức.
Quản lí bằng thu thuế cao.
Câu 2(1đ): Em hãy sắp xếp theo thứ tự diễn biến trận Chi Lăng bằng cách đánh số vào ô sau:
Kị binh ta nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Từ hai bên sườn núi, những chùm tên và mũi lao vun vút phóng xuống.
Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua sông lầy thì bỗng một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm.
Phục binh của ta từ hai bên sườn núi, từ sườn khe, nhất tề xông ra tấn công.
Câu 3(1đ): Điền các từ sau vào chỗ trống sao cho thích hợp: Hậu Lê, tiêu biểu, thành tựu
Dưới thời..............(thế kỉ XV), văn học và khoa học của nước ta đã đạt được những ..................... đáng kể. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả ................ của thời kì đó.
Câu 4(1đ): Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp:
Câu 5(1đ): Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm mục đích gì?
Phát triển kinh tế.
Bảo vệ chính quyền.
Bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
Người dân biết chữ.
II. Phần Địa lí (5 điểm)
Câu 1(1đ): Đồng bằng Nam Bộ do các hệ thống sông nào bồi đắp?
Sông Tiền và sông Hậu.
Sông Mê Công và sông Sài Gòn.
Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
Sông Mê Công và sông Đồng Nai.
Câu 2(1đ): Hãy chỉ ra một vài đặc điểm cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Câu 3(1đ): Vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung lại nhỏ, hẹp?
Đồng bằng nằm ở ven biển.
Đồng bằng có nhiều cồn cát.
Đồng bằng có nhiều đàm phá.
Núi lan ra sát biển.
Câu 4(1đ): Chọn các từ ngữ sau điền vào ô trống sau theo thứ tự công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản: Khai thác cá biển, đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu, đóng gói cá đã chế biến, chế biến cá đông lạnh, chuyên chở sản phẩm.
Câu 5(1đ): Biển Đông có vai trò gì đối với nước ta?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Lịch sử
Câu 1: C
Câu 2: 1-3-4-2
Câu 3: Hậu Lê, thành tựu, tiêu biểu
Câu 4:
Câu 5: C
Địa lí
Câu 1: D
Câu 2:
- Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước.
- Là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu cả nước.
- Có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước,....
Câu 3: D
Câu 4: Khai thác cá biển, chế biến đông lạnh, đóng gói cá đã chế biến, chuyên chở sản phẩm, đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu.
Câu 5: Biển Đông là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hòa khí hậu .Ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng cảng biển.
PHẦN 1/ LỊCH SỬ (5 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
a. Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán?
A. Chữ Nôm gần gũi hơn với văn hóa truyền thống của dân tộc.
B. Vua Quang Trung là người sáng tạo ra chữ Nôm.
C. Mong muốn của vua Quang Trung là bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
D. Vua Quang Trung thấy chữ Hán không phong phú và hay bằng chữ Nôm.
b. Ai là người chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mai phục giặc ở Chi Lăng?
A. Trần Thủ Độ C. Nguyễn Trãi
B. Trần Hưng Đạo D. Lê Lợi
Câu 2. (0,5 điểm) Vị vua nào dưới đây đã cho soạn Bộ luật Hồng Đức?
A. Đinh Tiên Hoàng B. Lê Lợi C. Lê Thánh Tông D. Lê Hoàn
Câu 3. (1 điểm) Viện lí do nào mà nhà Nam Hán đem quân sang đánh chiếm nước ta?
A. Nước ta là nước nhỏ, nên phải chấp nhận cho nhà Nam Hán xâm lược.
B. Ngô Quyền là một vị tướng rất có tài, được Dương Đình Nghệ tin dùng và gả con gái cho.
C. Kiều Công Tiễn cũng là một vị tướng giỏi, nhưng lòng dạ rất nham hiểm, đã sát hại Dương Đình Nghệ, làm cho mọi người căm giận. Ngô Quyền liền đem quân đi bắt giết để báo thù.
D. Nhà Nam Hán (ở Trung Quốc) đã có âm mưu xâm lược nước ta từ lâu, nhân cơ hội Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu đã đem quân sang đánh nước ta.
Câu 4. (1,5 điểm) Hãy điền các từ: lập căn cứ; khởi nghĩa; lật đổ; toàn bộ vùng đất; họ Nguyễn; thượng đạo vào chỗ chấm cho thích hợp:
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn..................... (1), ……………… (2) dựng cờ ................................................ (3) Trước khi tiến ra Thăng Long Nguyễn Huệ đã làm chủ ................................... (4) Đàng Trong, ............................. (5) chính quyền ......................... (6).
Câu 5. (1 điểm) Em hãy viết ngắn gọn về cách tổ chức quân đội nhà Nguyễn
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHẦN 2/ ĐỊA LÝ (5 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Trong các loại đường sau, loại đường nào không thể đi từ Hà Nội đến nơi khác?
A. Đường sắt B. Đường biển
C. Đường sông D. Đường hàng không
Câu 2. (0,5 điểm) Ở đồng bằng Nam Bộ, những loại đất nào có nhiều?
A. Đất mặn, đất chua B. Đất mặn, đất phù sa
C. Đất phù sa, đất chua D. Đất phù sa, đất mặn, đất chua
Câu 3. (0,5 điểm): Những dân tộc chủ yếu sống ở đồng bằng duyên hải miền Trung là:
A. Kinh, Chăm B. Kinh, Chăm, Hoa
C. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai D. Thái, Dao, Mông
Câu 4. (2 điểm) Nêu đặc điểm tự nhiên của Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ bằng cách nối ô ở vế trái với các ô ở vế phải.
Câu 5: (1,5 điểm) Hãy nêu một số đặc điểm chứng tỏ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHẦN 1. LỊCH SỬ (5 điểm)
Câu 4. (1,5 điểm) Mỗi thông tin đúng được 0,25 điểm
(1) thượng đạo (4) toàn bộ vùng đất
(2) lập căn cứ (5) lật đổ
(3) khởi nghĩa (6) nhà Nguyễn
Câu 5. (1 điểm): Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh...), ở kinh đô cũng như các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc. Để kịp thời chuyển tin tức, nhà Nguyễn đã cho xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.
PHẦN 2. ĐỊA LÝ (5 điểm)
Câu 4. (2 điểm) Mỗi ý nối đúng được 0,5 điểm
Câu 5. (1,5 điểm)
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP 4
I. PHẦN LỊCH SỬ ( 5 điểm ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào câu trả lời trong các câu sau:
Câu 1 ( 0,5 điểm) : Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
Mờ sáng chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra………………………….rồi quay đầu………………………………để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang…………………………….. vượt qua đồng lầy thì…………………. một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên …………………., những chùm tên và những mũi lao ……………………… phóng xuống.
Câu 6 ( 1,5 điểm ): Em hãy điền những sự kiện chính vào chỗ trống cho phù hợp với mốc thời gian?
- Năm 1788: .....................................................................................
- Ngày 20 tháng Chạp năm 1788:.....................................................
..........................................................................................................
- Đêm mồng 3 Tết năm 1789: ..........................................................
..........................................................................................................
- Mờ sáng mồng 5 Tết năm 1789:....................................................
..........................................................................................................
- Cũng mờ sáng mồng 5 Tết:............................................................
..........................................................................................................
II. PHẦN ĐỊA LÍ ( 5 điểm ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng, viết tiếp vào câu trả lời trong các câu sau:
Câu 1( 0,5 điểm): Ý nào nói về vị trí, đặc điểm của khu phố cổ ở Hà Nội?
Có vị trí gần Hồ Tây, có nhiều nhà cao tầng
Có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm, đường phố hẹp, nơi buôn bán tấp nập; tên các phố thường có chữ đầu là “Hàng”
Có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm, có nhiều nhà cao tầng, đường phố rộng.
Câu 2 ( 0,5 điểm ): Đồng bằng Nam bộ do hệ thống của các sông nào bồi đắp nên?
Sông Tiền và sông Hậu
Sông Mê Kong và sông Sài Gòn
Sông Mê Kong và sông Đồng Nai.
Câu 3 ( 0,5 điểm ): Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
Phía Bắc và phía Tây.
Phía Đông và phía Tây.
Phía Nam và phía Tây.
Phía Đông, phía Nam và Tây Nam
Câu 4 ( 0,5 điểm ): Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là:
Đồng, sắt b. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt c. Dầu mỏ và khí đốt
Câu 5 ( 1 điểm ): Theo em, những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất ở nước ta?
Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau.
Câu 6 ( 2 điểm ): Hãy nêu một số dấu hiệu chứng tỏ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 1: b Câu 2: b Câu 3: d Câu 4: d
Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 5: 1,5 điểm, mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Thứ tự điền: nghênh chiến, giả vờ thua, bì bõm, bỗng nhiên, sườn núi, vun vút.
Câu 6: 1,5 điểm, mỗi ý đúng được 0,3 điểm
Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: d Câu 4: c Câu 5: c
Các câu 1, 2, 3, 4: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 5: 1 điểm
Câu 6: 2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm
I. PHẦN LỊCH SỬ (5 điểm): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào câu trả lời trong các câu sau:
Câu 1(0,5 điểm). Vị vua nào dưới đây đã cho soạn Bộ luật Hồng Đức?
A. Đinh Tiên Hoàng B. Lê Lợi C. Lê Thánh Tông D. Lê Hoàn
Câu 2 (0,5đ). Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long để làm gì?
A. Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn
B. Lật đổ chính quyền nhà Lê
C. Đánh quân Nam Hán
D. Đại phá quân Thanh
Câu 3 (0,5 đ ). Các trận đánh lớn của quân Tây Sơn trong cuộc đại phá quân Thanh là:
A. Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa.
B. Sơn Tây, Khương Thượng, Hải Dương.
C. Yên Thế, Lạng Giang, Phượng Nhãn.
D. Hà Hồi, Đống Đa, Tây Sơn.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc
B. Để bảo vệ trật tự xã hội
C. Để bảo vệ quyền lợi của vua
D. Để bảo vệ quyền lợi của nhân dân
Câu 5 (0,5 đ). Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là:
A.Chia ruộng đất cho nông dân
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7 (1,5 điểm) Hãy điền các từ: lập căn cứ; khởi nghĩa; lật đổ; toàn bộ vùng đất; họ Nguyễn; thượng đạo vào chỗ chấm cho thích hợp:
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn ....................., ……………… dựng cờ ................................................... Trước khi tiến ra Thăng Long Nguyễn Huệ đã làm chủ ...................................... Đàng Trong, ............................. chính quyền .........................
II. PHẦN ĐỊA LÍ ( 5 đ ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng, viết tiếp vào câu trả lời trong các câu sau:
Câu 1(0,5đ). Hà Nội có vị trí ở:
A. Hai bên sông Hồng, có sông Đuống chảy qua.
B. Phía Tây của tỉnh Bắc Ninh, phía Nam của Thái Nguyên.
C. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng chảy qua
Câu 2 (0,5 đ). Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
Sản xuất đường mía C. Hoạt động du lịch
Khai thác a-pa-tít D. Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền
Câu 3 (0,5đ). Theo em, những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất ở nước ta?
A. Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
B. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi.
C. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
D. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau.
Câu 4 (1,5đ). Đúng ghi Đ, sai ghi S:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Phần Lịch sử:
Câu 1(0,5 điểm): C Câu 2 (0,5 điểm): A
Câu 3 (0,5 điểm): A Câu 4 (0,5 điểm): A Câu 5 (0,5 điểm): D
Câu 6 (1 điểm): Mỗi ý điền đúng được 0,5 điểm:
- Đánh tan mưu đồ cứu viện của nhà Minh
- Góp phần giúp cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn. Lê Lợi lên ngôi vua, mở đầu thời kì Hậu Lê
Câu 7 (1,5 điểm): Mỗi từ điền đúng được 0,25đ.
Lần lượt các từ cần điền là: thượng đạo, lập căn cứ, khởi nghĩa, toàn bộ vùng đất, lật đổ, nhà Nguyễn.
Phần Địa lí:
Các câu 1, 2, 3: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: c
Câu 4: 1,5 điểm Mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm
Lần lượt điền là: Đ, S, Đ, Đ, S, Đ
Câu 5: 2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
BỘ ĐỀ ÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ KÌ 2 LỚP 4
MỤC LỤC | Trang | |
Bài tập | Đáp án | |
LỊCH SỬ | | |
BÀI 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN | 2 | 52 |
BÀI 2: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN | 5 | 52 |
BÀI 3: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG | 7 | 52 |
BÀI 4: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC | 9 | 52 |
BÀI 5: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ | 11 | 53 |
BÀI 6: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ | 13 | 53 |
BÀI 7: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH | 15 | 53 |
BÀI 8: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG | 17 | 53 |
BÀI 9: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII | 19 | 54 |
BÀI 10: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (Năm 1786) | 21 | 54 |
BÀI 11: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789) | 23 | 55 |
BÀI 12: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG | 25 | 55 |
BÀI 13: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP | 27 | 55 |
BÀI 14: KINH THÀNH HUẾ | 29 | 56 |
ĐỊA LÍ | | |
BÀI 1: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG | 30 | 56 |
BÀI 2: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ | 31 | 56 |
BÀI 3: BÀI 3: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ | 33 | 56 |
BÀI 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ | 35 | 57 |
BÀI 5: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂNỞ ĐỒNG BẰNG NAM BỘ | 37 | 57 |
BÀI 6: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | 38 | 57 |
BÀI 7: THÀNH PHỐ CẦN THƠ | 40 | 57 |
BÀI 8: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG | 42 | 58 |
BÀI 9: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG | 44 | 58 |
BÀI 10: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tiếp theo) | 45 | 58 |
BÀI 11: THÀNH PHỐ HUẾ | 45 | 59 |
BÀI 12: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG | 48 | 59 |
BÀI 13: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO | 50 | 59 |
BÀI 14: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM | 51 | 59 |
5 ĐỀ ÔN TẬP CÓ ĐÁP ÁN VÀ MA TRẬN | | |
PHẦN 1 LỊCH SỬ LỚP 4
BÀI 1
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
BÀI 1
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Thời nhà Trần, quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta mấy lần?
a. Một lần c. Ba lần
b. Hai lần d. Bốn lần
1.2. Quân Mông - Nguyên là đội quân như thế nào?
a. Chưa quen chiến tranh b. Nhiều lần bị bại trận
c. Rất hùng mạnh d. Đã tung hoành khắp châu Âu và châu Á
1.3. Vua tôi nhà Trần có thái độ gì trước họa xâm lược của quân Mông - Nguyên?
a. Lo lắng, run sợ
b. Muốn xin giảng hòa
c. Quyết tâm đánh giặc
d. Xin dâng đất cho giặc để khỏi đương đầu với kẻ thù
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những câu thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên của vua tôi nhà Trần:
a. Trước thế mạnh của giặc, vua Trần hỏi quan Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa?
b. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
c. Vua Trần mời các bô lão trong nước về kinh đô hỏi ý kiến.
d. Trong điện Diên Hồng, các bô lão đều đồng thanh: “Đánh!”.
đ. Nhà Trần coi trọng việc đắp đê phòng lụt.
e. Trần Hưng Đạo là tổng chỉ huy quân đội nhà Trần.
g. Trần Hưng Đạo đã viết Hịch tướng sĩ để khích lệ toàn quân đánh giặc.
h. Các chiến binh tự mình thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát (giết giặc Mông Cổ).
3. Hãy nối ý đúng với ô vuông (A) ở giữa chỉ mưu kế đánh giặc của nhà Trần.
a. Chọn tướng giỏi ra đánh phủ đầu quân giặc | b. Rút khỏi kinh thành Thăng Long để lại vườn không, nhà trống | |||
(A) Mưu kế đánh giặc của nhà Trần | ||||
c. Chờ cho quân giặc mệt mỏi, đói khát mới đem quân đến đánh | d. Đào hầm ngầm, đưa quân vào trong thành đánh địch |
a. Bị quân ta tiến công, quân giặc cắm cổ chạy thoát thân.
b. Quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.
c. Trên đường rút chạy, tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát chết.
1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất | …………………………………………. …………………………………………. |
2. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai | …………………………………………. …………………………………………. |
3. Cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba | …………………………………………. …………………………………………. |
5. Em hãy nêu tên một số vị anh hùng dân tộc có công lao lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên dưới thời Trần được đặt tên cho các đường phố hoặc trường học mà em biết.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
6. Cột A là câu nói/khẩu hiệu/chủ trương nổi tiếng của một anh hùng dân tộc, cột B
là tên của vị anh hùng dân tộc đó. Em hãy nối ô ở cột A với ô ở cột B sao cho đúng
Cột A | | Cột B |
1. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. | a.Trần Hưng Đạo | |
2. “Nếu bệ hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần trước đã”. | b. Trần Thủ Độ | |
3. “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. | c.Trần QuốcToản | |
4. “Phá cường địch, báo hoàng ân”. | d.Trần Bình Trọng |
BÀI 2
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
1. Hãy xếp các việc làm dưới đây vào hai cột A, B cho thích hợp.
a. Chăm lo phát triển nông nghiệp để dân được no ấm.
b. Ăn chơi sa đoạ, không nghĩ đến việc nước.
c. Đặt thêm các chức quan chăm lo đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất, tuyển mộ người khai khẩn đất hoang.
d. Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu.
đ. Mưu tri, dũng cảm quyết tâm đánh giặc bảo vệ đất nước.
e. Không lo việc triều chính, mặc dân đói khổ.
A Các vua thời đầu nhà Trần | B Các vua thời cuối nhà Trần |
………………………………. | ………………………………. |
2. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý trả lời đúng.
2.1. Cuối thời Trần, tình hình đất nước ta như thế nào?
a. Dân chúng rơi vào cảnh bần cùng khốn khổ.
b. Đê điều vững chắc, nhà nông được mùa nhiều năm.
c. Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
d. Việc học hành được chú ý.
đ. Giặc Cham-pa phía nam thường ra quấy nhiễu.
2.2. Hồ Quý Ly đã có những cải cách gì nhằm cứu vãn tình hình đất nước?
a. Dùng những người tài giỏi thay thế các quan lại sa đoạ của nhà Trần.
b. Mở rộng bờ cõi.
c. Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.
d. Hạn chế ruộng đất, nô tì của quan lại, quý tộc; ai thừa phải trả lại.
đ. Cho người trong họ được hưởng nhiều quyền lợi.
2.3. Vì sao nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược?
a. Nhà Hồ không có quân đội.
b. Hồ Quý Ly chỉ dựa vào quân đội, không đoàn kết được toàn dân.
c. Cha con Hồ Quý Ly chỉ lo hưởng thụ, không lo đánh giặc.
3. Ghi các sự việc cho sẵn dưới đây vào chỗ trống trong bảng cho phù hợp với thời gian lịch sử.
a. Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ, dời đô vào Thanh Hóa, đổi tên nước là Đại Ngu.
b. Tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
c. Quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly không chống cự nổi. Nước ta bị nhà Minh đô hộ.
Thời gian | Sự việc |
1. Giữa thế kỉ XIV | |
2. Năm 1400 | |
3. Năm 1406 | |
Từ giữa thế kỉ (1) ………. , nhà Trần bước vào thời kì (2) ………. Vua quan không (3) ………. tới dân. Dân oán hận, nổi dậy (4) ……….. Năm (5) ………., Hồ Quý Ly nhân cơ hội đó đã (6) ………. vua Trần, lập nên (7) ………. Không chống nổi quân xâm lược, nhà Hồ sụp đổ. Đất nước ta bị (8) ………. đô hộ
5. Em hãy đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Thành này còn được gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai. Đó là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ), nằm trên địa phận thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397). Cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỉ nhưng một số đoạn của tòa thành này vẫn còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ngày 27/6/2011, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận đây là Di sản Văn hóa Thế giới.
- Các cụm từ “thành này”, “tòa thành”, “đây là Di sản Văn hóa Thế giới” trong đoạn văn trên muốn nói đến công trình nào?
……………………………….....................................................................................
- Theo em, đặc điểm nổi bật nhất của công trình này là gì?
……………………………….......................................................................................
……………………………….......................................................................................
BÀI 3
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Ải Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
a. Hà Giang c. Cao Bằng
b. Lạng Sơn d. Lào Cai
1.2. Vì sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm nơi phục kích quân giặc?
a. Vị trí ải Chi Lăng gần biên giới với Trung Quốc.
b. Ải Chi Lăng có cảnh quan đẹp.
c. Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, khe sâu, rừng cây um tùm, đường đi nhỏ hẹp.
1.3. Ai là người chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mai phục giặc ở Chi Lăng?
a. Trần Thủ Độ b. Trần Hưng Đạo
c. Nguyễn Trãi d. Lê Lợi
1.4. Mục đích chính của Liễu Thăng khi kéo quân vào Lạng Sơn là gì?
a. Để vơ vét của cải các tỉnh biên giới nước ta.
b. Để giải vây cho quân Minh đang bị quân ta vây hãm ở thành Đông Quan.
c. Để dẹp các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
2. Ghi số thứ tự vào ô ¨ trước các sự việc dưới đây theo trình tự diễn biến của trận Chi Lăng.
¨a. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi theo quân ta, lọt vào ải Chi Lăng, bỏ xa bộ binh theo sau.
¨b. Liễu Thăng dẫn quân đến cửa ải Chi Lăng vào mờ sáng.
¨c. Quân bộ của giặc theo sau cũng bị phục binh của ta tấn công.
¨d. Khi chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy thì quân ta mai phục hai bên đồng loạt bắn tên, phóng lao vào quân giặc.
¨đ. Quân ta cho kị binh ra nghênh chiến rồi giả thua quay đầu chạy để dụ địch vào trận địa mai phục.
¨e. Giặc Minh nghe tin Liễu Thăng tử trận càng hoảng loạn. Nhiều tên giặc bị giết, số còn lại rút chạy.
¨g. Liễu Thăng bị chết trong đám loạn quân...
¨h. Mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của giặc tan vỡ. Quân Minh xin hàng và rút về nước.
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Chiến thắng Chi Lăng đã buộc quân Minh phải xin hàng, rút về nước.
¨b. Chiến thắng Chi Lăng đã chấm dứt 40 năm đô hộ của nhà Minh đối với nước ta
¨c. Kể từ đây, phong kiến phương Bắc không dám sang xâm lược nước ta.
¨d. Chiến thắng Chi Lăng mở ra một thời kì ổn định, phồn vinh của nước ta dưới triều vua Lê Lợi.
4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Dựa vào địa hình hiểm trở của (1) …………… nghĩa quân Lam Sơn do (2) …………… chỉ huy đã đánh tan quân Minh. Sau trận ở Chi Lăng và một số trận khác, (3) …………… phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm (4) …………… , mở đầu nhà Hậu Lê.
5. Những thông tin nào dưới đây giới thiệu đúng về thân thế và sự nghiệp của Lê Lợi?
a. Lê Lợi quê ở Diễn Châu (Nghệ An), là một thương nhân giàu có.
b. Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa), thông minh, dũng lược và độ lượng hơn người.
c. Không chịu cảnh đất nước bị giặc Minh đô hộ, ông đã chiêu tập binh sĩ, chọn vùng đất Lam Sơn làm căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa.
d. Khi lực lượng nghĩa quân lớn mạnh, Lê Lợi quyết định tiến quân ra Bắc.
e. Trận đánh ở Chi Lăng (thuộc Lạng Sơn ngày nay) là một trong nhưng trận đánh quyết định thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn do ông lãnh đạo.
BÀI 4
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
1. Điền vào chỗ trống thời gian phù hợp với sự kiện lịch sử thời Hậu Lê.
Sự kiện | Thời gian |
a. Lê Lợi chính thức lên ngôi | ………… |
b. Việc tổ chức quản lí đất nước đạt đến đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông | ………… |
2. Ghi chữ Đ vào ô ¨ trước những ý đúng khi nói về việc quản lí đất nước nhà Hậu Lê.
¨a. Khôi phục lại tên nước Đại Việt như trước đây.
¨b. Sử gọi nhà Hậu Lê để phân biệt với nhà Tiền Lê thời Lê Hoàn.
¨c. Tập trung quyền hành tuyệt đối vào tay vua.
¨d. Tuyển con gái đẹp vào cung.
¨đ. Cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức để quản lí đất đai.
¨e. Lập ra các bộ, các viện trong triều đình để giúp vua quản lí đất nước.
¨g. Định ra pháp luật bằng Bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền quốc gia và trật tự xã hội.
3. Bộ luật Hồng Đức có những điểm gì đáng lưu ý? Hãy xếp các ý dưới đây vào phần trống tương ứng.
a. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
b. Là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta.
c. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ.
d. Khuyến khích phát triển kinh tế.
đ. Thời vua Lê Thánh Tông.
1. Thời gian Bộ luật Hồng Đức ra đời | …………………………… |
2. Vị trí của Bộ luật Hồng Đức trong lịch sử | …………………………… |
3. Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức | …………………………… |
Thời (1) ……………, việc tổ chức quản lí đất nước rất (2) …………… Lê Thánh Tông đã cho vẽ (3) …………… và soạn (4) …………… Hồng Đức để (5) …………… chủ quyền của dân tộc và (6) …………… xã hội.
5. Ngày nay, Nhà nước ta còn kế thừa những nội dung nào của Bộ luật Hồng Đức?
a. Bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia.
b. Trọng nam, khinh nữ và phân biệt giàu - nghèo trong xã hội.
c. Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
d. Ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội.
e. Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ.
6. Dựa vào đâu để khẳng định: Thời Hậu Lê (đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông), nhà vua có uy quyền tuyệt đối?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 5
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
1. Hãy đánh dấu X vào ô ¨ thích hợp.
a. Văn Miếu ở Hà Nội hiện nay được lập từ thời Lý. Đúng hay sai?
Ш S¨
b. Đến thời Hậu Lê, giáo dục được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự được quy định chặt chẽ. Đúng hay sai?
Ш S¨
2. Chọn các từ ngữ cho sẵn dưới đây rồi điền vào chỗ trống trong bảng cho thích hợp
a. Trường Quốc Tử Giám b. Thái học viện
c. Thi Hương d. Nho giáo
đ. Thi Hội e. Lễ vinh quy
g. Bia tiến sĩ h. Lễ xướng danh
Nội dung | Tên gọi |
1. Cơ quan lo việc giáo dục cho cả nước | ………………………… |
2. Nơi thu nhận mọi học sinh giỏi vào học | ………………………… |
3. Nội dung học tập để thi cử | ………………………… |
4. Ba năm thi một lần ở các địa phương | ………………………… |
5. Ba năm thi một lần ở kinh thành | ………………………… |
6. Lễ đọc tên người thi đỗ | ………………………… |
7. Lễ đón rước người đỗ về làng | ………………………… |
8. Bia đá khắc tên tuổi người đỗ cao | ………………………… |
3. Hãy xếp các ý dưới đây vào hai cột tương ứng để thấy rõ sự khác nhau về giáo dục của thời Hậu Lê với giáo dục thời Lý - Trần:
a. Nội dung học tập là Phật giáo.
b. Nội dung học tập để thi cử là Nho giáo.
c. Trường Quốc Tử Giám thu nhận cả học sinh giỏi xuất thân từ gia đình thường dân.
d. Quốc Tử Giám chỉ thu nhận con em quan lại vào học.
đ) Bên cạnh trường công còn có các lớp học tư của các thầy đồ.
e. Việc tổ chức dạy học và thi cử bắt đầu có quy củ.
(1) Giáo dục thời Lý - Trần | (2) Giáo dục thời Hậu Lê |
………………………………. | …………………………………… |
4. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B để thành câu hoàn chỉnh khi nói về giáo dục thời Hậu Lê.
a. So với các triều đại trước | 1. trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước. | |
b. Nhà trường thời Lê nhằm đào tạo những người | 2. giáo dục thời Hậu Lê có nền nếp và quy củ |
5. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích nhân dân học tập?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 6
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
1. Hãy đánh dấu x vào ¨ trước ý trả lời đúng.
1.1. Nền văn học chiếm ưu thế ở thời Hậu Lê là:
¨a. Văn học chữ Hán – Nôm. ¨b. Văn học chữ Hán.
¨c. Văn học chữ Nôm. ¨d. Văn học chữ Quốc ngữ.
1.2. Người có nhiều tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm thời Hậu Lê là:
¨a. Lê Thánh Tông. ¨b. Nguyễn Mộng Tuân.
¨c. Nguyễn Trãi. ¨d. Lý Tử Tấn.
1.3. Các tác phẩm Quốc âm thi tập, ức Trai thi tập, Dư địa chí là của tác giả:
¨a. Ngô Sĩ Liên. ¨b. Nguyễn Trãi.
¨c. Nguyễn Quý Đức. ¨d. Lê Văn Hưu.
2. Hãy nối tên tác phẩm ở cột bên trái với tên tác giả ở cột bên phải sao cho phù hợp:
a. Bình Ngô đại cáo | 1. Ngô Sĩ Liên | |
b. Hồng Đức quốc âm thi tập | 2. Lương Thế Vinh | |
c. Đại thành toán pháp | 3. Nguyễn Trãi | |
d. Đại Việt sử kí toàn thư | 4. Lê Thánh Tông |
Tên tác phẩm | Nội dung |
a. Đại Việt sử kí toàn thư | ………………………………………………………… |
b. Lam Sơn thực lục | ………………………………………………………… |
c. Dư địa chí | ………………………………………………………… |
(Quốc âm thi tập, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Bình Ngô đại cáo, chữ Hán, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Hội Tao đàn, Lam Sơn thực lục)
a. Ở thời Hậu Lê, chiếm ưu thế hơn cả là văn học (1) ……………, bên cạnh đó còn có văn học chữ Nôm. Hai trong những tập thơ Nôm xưa nhất, có giá trị còn lưu truyền đến ngày nay là (2) …………… của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của (3) ……………
b. …………… của Nguyễn Trãi là tác phẩm văn học phản ánh khí phách hào hùng và niềm tự hào của dân tộc.
c. Bộ sách ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê là Đại Việt sử kí toàn thư của (1) …………… Ngoài ra, (2) …………… cũng là một trong những nhà sử học lớn, gắn liền với bộ (3) …………… ghi lại khá đầy đủ diễn biến của khởi nghĩa Lam Sơn.
d. Nhà toán học nổi tiếng nước ta thời Hậu Lê là …………… Ông đã biên soạn cuốn Đại thành toán pháp.
e. Lê Thánh Tông còn là người sáng lập ……………, tập hợp được những người yêu thích văn thơ, sáng tác nhiều tác phẩm ca ngợi nhà Hậu Lê.
5. Em hãy kể tên những nhà văn hoá, nhà khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê được đặt tên cho các đường phố Hà Nội hoặc tại địa phương mình.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BÀI 7
TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH
1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Vua nào ở triều Lê bị nhân dân mỉa mai gọi là “vua quỷ” và “vua lợn”?
a. Lê Thái Tổ b. Lê Uy Mục
c. Lê Tương Dực d. Lê Chiêu Tông
1.2. “Vua quỷ” và “vua lợn” đã cai quản đất nước như thế nào?
a. Chăm lo phát triển nông nghiệp.
b. Bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm và xây dựng cung điện.
c. Để cho quan lại trong triều chia thành bè phái, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lợi.
1.3. Trong hoàn cảnh suy yếu của nhà Lê, điều gì đã xảy ra với đất nước ta?
a. Giặc ngoại xâm kéo vào.
b. Vua Lê bị mất ngôi.
c. Đất nước bị chia cắt.
2. Hãy ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Mạc Đĩnh Chi cầm đầu một số quan lại lật đổ triều Lê, lập nên triều Mạc năm 1527.
¨b. Nam triều và Bắc triều đánh nhau, gây ra cuộc nội chiến kéo dài hơn 50 năm.
¨c. Năm 1592, nhà Lê diệt được nhà Mạc.
¨d. Sau khi chiến tranh Nam - Bắc triều kết thúc, đất nước lại rơi vào cảnh Trịnh - Nguyễn phân tranh.
¨đ. Họ Trịnh cai quản từ sông Gianh trở vào, gọi là Đàng Trong.
¨e. Họ Nguyễn cai quản từ sông Gianh trở ra, gọi là Đàng Ngoài.
3. Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong bảng sau :
Thời gian | Sự kiện | Hậu quả |
a. …… | Mạc Đăng Dung lật đổ triều Lê, lập nên triều Mạc. | b. ……………............. ………………………. |
1592 | Nhà Lê diệt được nhà Mạc nhưng (c) ………. mỗi họ một phương ……………………… | Đất nước lại bị chia cắt thành Đàng Ngoài và (d) ………………………….. kéo dài hơn (đ) ……….. |
4. Hãy xếp các ý dưới đây rồi ghi vào chỗ trống của hai cột A - B cho thích hợp.
a. Nhà Lê suy yếu. Các phe phái trong triều tranh giành quyền lực.
b. Đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
c. Vua quan nhà Lê ăn chơi xa xỉ.
d. Người dân chịu nhiều đau thương do chiến tranh liên miên.
A | B | |
Nguyên nhân làm cho đất nước lâm vào thời kì bị chia cắt | Hậu quả của sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến | |
…………………………………….. | ………………………………………… |
BÀI 8
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Vào cuối thế kỉ XVI, vua chúa nào đã đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang?
a. Vua Lê c. Mạc Đăng Dung b. Chúa Trịnh d. Chúa Nguyễn
1.2. Vùng đất nào được đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích canh tác?
a. Từ Thanh Hoá trở vào b. Đồng bằng Bắc Bộ
c. Từ sông Gianh vào phía nam
2. Hãy dùng mũi tên nối tên các vùng đất được nhân dân ta lần lượt khai hoang từ cuối thế kỉ XVI.
a. Phú Yên c. Tây Nguyên
b.Nam Trung Bộ d. Khánh Hoà
đ. Đồng bằng sông Cửu Long
3. Xếp các ý dưới đây vào hai cột trong bảng cho thích hợp.
a. Nông dân, quân lính được phép đưa cả gia đình vào Nam khai hoang, lập ấp.
b. Công cuộc khẩn hoang đã biến những vùng đất hoang vắng ở phía nam thành những xóm làng đông đúc, trù phú.
c. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ.
d. Dân được chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang.
đ. Lãnh thổ quốc gia được mở rộng.
e. Khai hoang đến đâu, lập làng, ấp đến đó.
g. Người Việt sống hoà hợp với các dân tộc anh em ở các vùng đất khai hoang, tạo nên khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
h. Nền văn hoá lâu đời của các dân tộc bổ sung cho nhau tạo nên một nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam thống nhất và có nhiều bản sắc.
(1) Biện pháp khẩn hoang của Chúa Nguyễn | (2) Kết quả của cuộc khẩn hoang | |
…………………………………….. | ………………………………………… |
4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau:
Từ cuối thế kỉ (1) ………. công cuộc khẩn hoang ở (2) ………. xúc tiến mạnh mẽ. Ruộng đất được (3) ………. , xóm làng được (4) ………. và phát triển, tình đoàn kết giữa các (5) ………. ngày càng bền chặt.
5. Em hãy đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
"Từ thế kỉ XII, XIII, cư dân người Việt thuộc nhiều thế hệ đã vào vùng Thuận - Quảng khai phá đất hoang, xây dựng xóm làng. Thế kỉ XVI, trong cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc, nhiều gia đình nông dân nghèo chạy loạn vào đây khai hoang, lập ấp sinh sống. Chúa Nguyễn ra sức khuyến khích họ khẩn hoang thêm. Khi diện tích khá rộng, chúa Nguyễn cho phép họ lập làng theo kiểu làng ở Đàng Ngoài, biến tất cả ruộng đất đang nộp thuế thành ruộng công.
Để khuyến khích nông dân tiếp tục khai hoang và tăng thu nhập, chúa Nguyễn còn cho phép họ khai hoang thêm đất ngoài làng để làm ruộng tư. Nhờ vậy mà đất đai vùng Thuận - Quảng nhanh chóng được khai hoang. Chúa Nguyễn đặc biệt đốc thúc những người bà con họ hàng và các gia đình vốn từ Thanh Hoá theo vào đi khẩn hoang, biến ruộng công thành của tư. Chúa Nguyễn còn trao những chức vụ quan trọng cho họ, biến họ thành chỗ dựa và cơ sở xã hội cho chính quyền nhà Nguyễn. Họ chính là bộ phận địa chủ đầu tiên ở Đàng Trong...
Bằng các biện pháp, chính sách khẩn hoang, lập làng xóm mới, đất đai Đàng Trong được khai thác với tốc độ nhanh. Chẳng bao lâu, Đàng Trong trở thành một xứ giàu có, đông dân. Nền kinh tế nông nghiệp Đàng Trong một thời gian phát triển tương đối ổn định. Đó chính là cơ sở kinh tế vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong."
(Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Tư liệu dạy học Lịch sử 4, Nxb Giáo dục, 2006, tr.88).
- Các chúa Nguyễn đỡ có những chính sách gì để khuyến khích khẩn hoang?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Công cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta thời bấy giờ?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 9
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
1. Vào thế kỉ XVI - XVII, nước ta có những thành thị sầm uất nào?
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
a. Thăng Long d. Thanh Hóa
b. Quảng Ninh đ. Huế
c. Phố Hiến e. Hội An
2. Hãy nối tên thành thị ở thế kỉ XVI - XVII với lời mô tả phù hợp:
1. Thăng Long | a. Có trên 2000 nóc nhà của cư dân nhiều nước đến ở, trong đó có rất đông người Trung Quốc và người Nhật Bản. Nơi đây buôn bán tấp nập. | |
| b. Có thể so sánh với nhiều thành thị ở châu Á nhưng lại đông dân hơn. | |
2. Hội An | c. Là thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong. Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán. | |
| d. Phố Hàng Ngang, Hàng Đào là nơi buôn bán áo, các thứ tơ, lụa, vóc, nhiễu... Hàng Buồm cũng là nơi buôn bán sầm uất. | |
3. Phố Hiến | đ. Ngày 5-12-1999, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. |
3. Cảnh buôn bán tấp nập ở các thành thị lớn chứng tỏ điều gì?
Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Nền kinh tế nước ta thời kì này đã khá phát triển.
¨b. Cuộc sống của nhân dân ta ngày càng phồn thịnh
¨c. Tình hình công nghiệp nước ta đã lớn mạnh.
¨d. Nước ta đã có sự trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước.
4. Em hãy kể tên 10 phố cổ ở Hà Nội hiện nay từng có tên trong danh sách 36 phố phường của Thăng Long thời xưa.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
5. Dựa vào lời nhận xét của người nước ngoài về Hội An: “là hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán” và bức tranh cổ cảnh Hội An ở thế kỉ XVII, em hãy trình bày lại cảnh Hội An thời bấy giờ.
Một góc phố Hội An thế kỉ XVII (Tranh cổ)
6. Tổ chức nào đã công nhận phố cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới?
……………………………………………………………………………….
BÀI 10
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (Năm 1786)
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (Năm 1786)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Trong ba anh em họ Nguyễn, ai là người cầm quân tiến ra Thăng Long?
a. Nguyễn Nhạc b. Nguyễn Huệ c. Nguyễn Lữ
1.2. Trước khi tiến ra Thăng Long, nghĩa quân Tây Sơn đã làm được việc gì?
a. Lật đổ chúa Nguyễn
b. Làm chủ toàn bộ Đàng Trong.
c. Xây dựng kinh thành Phú Xuân
1.3. Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lần này nhằm mục đích gì?
a. Lật đổ chính quyền họ Trịnh
b. Chiếm ngôi nhà Lê
c. Chống quân Thanh xâm lược.
2. Ghi theo số thứ tự vào ô ¨ trước các ý dưới đây cho đúng diễn biến cuộc tiến quân ra thành Thăng Long của Nguyễn Huệ năm 1786.
¨a. Quan tướng họ Trịnh sợ hãi, cuống cuồng cất giấu của cải, đưa vợ con chạy trốn.
¨b. Năm 1786, Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long.
¨c. Trịnh Khải vội cởi áo chúa bỏ chạy, bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.
¨d. Trong khi đó, quân Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về phía Thăng Long.
¨đ. Trịnh Khải tức tốc triệu tập quần thần bàn kế giữ kinh thành và cho quân dàn binh đợi đánh.
¨e. Quân Trịnh tưởng quân Tây Sơn còn ở xa nên bỏ thuyền lên bờ chơi tản mát.
¨g. Khi quân Tây Sơn ập đến, quân Trịnh không kịp trơ tay, kẻ bỏ chạy, kẻ bị giết rất nhiều.
¨h. Trịnh Khải phất cờ thúc quân đánh trả nhưng tướng sĩ nhìn nhau không dám tiến.
¨i. Quân Tây Sơn chớp cơ hội, bắn đạn lửa tiến công. Quân Trịnh đại bại.
¨k. Nguyễn Huệ làm chủ Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê.
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai.
Cuộc tiến công ra Thăng Long của Nguyên Huệ đã thu được kết quả gì?
¨a. Lật đổ được họ Trịnh chuyên quyền
¨b. Làm chủ Thăng Long
¨c. Nguyễn Huệ xưng Hoàng đế
¨d. Giao quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê
¨đ. Mở đầu cho việc thống nhất đất nước
4. Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, từ tháng 6/1786, quân Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc. Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Thừa thắng, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.
Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê - Trịnh mục nát cực độ. Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hóa và nổi loạn. Quân Tây Sơn với hơn 1000 chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế, chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gẩn 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc, khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước”.
(Theo Từ điển Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 2002)
Tại sao “chỉ chưa đầy một tháng”, quân Tây Sơn đã “giải phóng Thăng Long” và “lật đổ chính quyền họ Trịnh”?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 11
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789)
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang xâm lược nước ta năm nào?
a. 1786 c. 1789
b. 1788 d. 1782
1.2. Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
a. Hỏi tội Lê Chiêu Thống
b. Tiêu diệt quân Thanh xâm lược
c. Truy quét tàn quân họ Trịnh
1.3. Nguyễn Huệ đã làm gì trước khi tiến quân ra Bắc?
a. Xin Nguyễn Nhạc cấp quân ra trận
b. Vận động anh em Nguyễn Lữ cùng ra Bắc
c. Lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung
2. Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong bảng để thấy rõ cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung.
Thời gian | Địa điểm tớ | Diễn biến |
20 tháng chạp năm Mậu Thân | (1) ……………… ………………….. | Quân lính được ăn Tết trước, chia thành 5 đạo tiến về Thăng Long |
(2) ……………. ………………… | Đồn Hà Hồi | (3) ……………………………………… …………………………………………. |
(4) ……………. ………………… | Đồn Ngọc Hồi | Quang Trung cưỡi voi chỉ huy quân ta xông vào như vũ bão, tiêu diệt rất nhiều quân giặc. |
Trong ngày mùng 5 Tết | (5) ……………… ………………….. | Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị cùng tàn quân bỏ chạy về phương Bắc. |
3. Trên lược đồ cuộc tiến quân của Quang Trung vào Thăng Long, các mũi tên tiến quân và địa điểm diễn ra trận đánh lớn được ghi số thứ tự. Em hãy chỉ ra mũi tiến quân do Quang Trung trực tiếp chỉ huy và vị trí các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa.
- Số ….. chỉ mũi tiến công do Quang Trung trực tiếp chỉ huy. Số ….. chỉ vị trí đồn Hà Hồi. Số ….. chỉ vị trí đồn Ngọc Hồi. Số ….. chỉ vị trí đồn Đống Đa.
Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh
4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống cho đúng nội dung cần ghi nhớ:
Quân (1) ………. xâm lược-nước ta. Chúng chiếm Thăng Long.
Nguyễn Huệ lên ngôi (2) ………., kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh.
Ở Hà Hồi, (3) ………., Đống Đa, ta thắng lớn. Quân Thanh ở (4) ………. hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
5. Em hãy cho biết bài vè dưới đây nhắc đến tướng nào của nhà Thanh và gắn liền với địa điểm lịch sử nào?
“Tướng giặc tên Đống
Không còn đường sống
Chạy lên gò Đống
Thắt cổ treo cây”.
Không còn đường sống
Chạy lên gò Đống
Thắt cổ treo cây”.
BÀI 12
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG
1. Em hãy xếp các việc làm của vua Quang Trung vào ô trống trong bảng cho thích hợp.
1. Ban bố “Chiếu khuyến nông”.
2. Ban bố “Chiếu lập học”.
3. Mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển để thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
4. Cho dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm.
5. Chữ Nôm được xem là chữ chính thức của quốc gia.
6. Cho đúc tiền mới.
A | B | |
Chính sách về kinh tế | Chính sách về văn hoá, giáo dục | |
…………………………………….. | ………………………………………… |
¨a. Chiếu khuyến nông” huy động được dân phiêu tán trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang, làm cho mùa màng trở lại tươi tốt, đất nước thanh bình.
¨b. Việc đúc tiền đồng mới thời Quang Trung không thuận lợi cho việc mua bán.
¨c. Quang Trung mở biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển đã tạo điều kiện cho ¨việc trao đổi buôn bán với nước ngoài được phát triển.
¨d. Quy định chữ Nôm là chữ chính thức của quốc gia thể hiện mong muốn bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc của vua Quang Trung.
¨đ. Việc ban “Chiếu lập học” chứng tỏ vua Quang Trung rất coi trọng tri thức trong việc xây dựng đất nước.
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
Vì sao nhân dân ta đều tiếc thương Quang Trung khi ông mất sớm?
a. Vì ông là một vị tướng tài ba
b. Vì ông đã lên ngôi Hoàng đế
c. Vì ông đã đánh Nguyễn, dẹp Trịnh, chống quân xâm lược Xiêm, Thanh thắng lợi
d. Vì ông đã có nhiều chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục nhằm làm cho đất nước hưng thịnh
4. Điền vào chỗ trống những số thích hợp.
- Quang Trung lên ngôi Hoàng đế năm (1) ……….
- Quang Trung mất năm (2) ……….
- Quang Trung ở ngôi vua được (3) ………. năm.
5. Em hiểu câu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 13
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
1. Theo em, ý nào sau đây nói về hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý em chọn.
a. Quang Trung là vị vua có nhiều chính sách nhằm phục hưng đất nước.
b. Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần.
c. Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn.
d. Nguyễn Ánh lợi dụng cơ hội Quang Trung mất sớm, đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn.
đ. Năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long.
2. Hãy sắp xếp các việc làm của các vua nhà Nguyễn trong việc cai trị đất nước, ghi vào các ô trống trong bảng cho thích hợp.
1. Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng.
2. Nhà vua trực tiếp điều hành những việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương.
3. Chia quân đội thành nhiều thứ quân: bộ binh, thủy binh, tượng binh.
4. Đặt ra luật pháp hà khắc.
5. Trực tiếp thay đổi các quan trong triều và quan đầu tỉnh.
6. Tự mình điều động quân đội đi đánh xa.
7. Xây dựng thành trì vững chắc ở kinh đô và các tỉnh.
8. Thành lập các trạm ngựa để đưa tin nhanh từ Bắc chí Nam
9. Ban hành luật Gia Long.
10. Quyết định các kì thi Hội ở kinh đô.
A. Tập trung quyền lực vào nhà vua | B. Quốc phòng | C. Pháp luật | D. Giao thông, liên lạc |
………………….. | ……………….. | …………………. | ……………… |
3. Hãy xếp tên các vua nhà Nguyễn theo thứ tự thời gian từ năm 1802 đến 1858:
(1) ……. → (2) …….→ (3) …….→ (4) …….
4. Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở ………………..
5. Em hãy nối các ô ở cột A với các ô ở cột B sao cho đúng.
Cột A | Cột B | |
1. Nguyễn Ánh | a. Kinh đô nhà Nguyễn. | |
2. Phú Xuân (Huế) | b. Sáng lập triều Nguyễn. | |
3. Luật Gia Long | c. Niên hiệu của Nguyễn Ánh. | |
4. Gia Long | d. Bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, đề cao địa vị quan lại, trừng trị kẻ chống đối. |
BÀI 14
KINH THÀNH HUẾ
KINH THÀNH HUẾ
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1.1. Triều đại nào xây dựng kinh thành Huế?
a. Triều Trần c. Triều Lê b. Triều Nguyễn d. Triều Lý
1.2. Kinh thành Huế thuộc địa phận tỉnh nào?
a. Thanh Hóa c. Thừa Thiên - Huế b. Quảng Nam d. Quảng Trị
1.3. Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng những công trình gì?
a. Chùa chiền c. Cung điện, lăng tẩm b. Trường học d. Đê điều
1.4. Kinh thành Huế nằm bên con sông nào?
a. Sông Thu Bồn c. Sông Gianh b. Sông Hương d. Sông Lam
2. Dựa vào nội dung mô tả trong bài học, em hãy xác định vị trí Ngọ Môn, hồ sen, điện Thái Hòa ứng với số thứ tự nào trong khu vực Hoàng Thành dưới đây:
Khu vực Hoàng Thành 1 3 2 |
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Các vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều lăng tẩm ở Huế.
¨b. Ngày nay, kinh thành Huế vẫn nguyên vẹn như xưa.
¨c. Kinh thành Huế đã để lại những dấu tích của một công trình lao động sáng tạo và tài hoa của nhân dân ta.
¨d. Ngày 12 tháng 11 năm 1995, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
¨đ. Trên tuyến đường Bắc - Nam, từ Thủ đô Hà Nội qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nghệ An rồi đến cố đô Huế.
4. Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
Kinh thành Huế là một (1) …………… các công trình (2) …………… và (3) …………… tuyệt đẹp. Đây là một (4) …………… văn hóa chứng tỏ sự tài hoa và (5) …………… của nhân dân ta.
PHẦN 2 ĐỊA LÝ
BÀI1: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
BÀI1: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1. Tô màu thành phố Hải Phòng và ghi tên vịnh Bắc Bộ và các tỉnh giáp với Hải Phòng (Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình) vào số 1, 2, 3, 4 ở lược đồ sau cho thích hợp.
Lược đồ thành phố Hải Phòng
2. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để Hải Phòng trở thành cảng biển lớn?
a. Những bãi rộng và nhà kho để chứa hàng
b. Nằm bên bờ sông Cấm, cách biển 20km
c. Hải Phòng giáp với Quảng Ninh
d. Những cầu tàu lớn
đ. Nhiều phương tiện phục vụ việc bốc dỡ, chuyên chở hàng hóa
3. Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch?
a. Có những di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng
b. Bãi biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà với hang động kì thú
c. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tiện nghi, lịch sự
d. Có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc
đ. Khí hậu có mùa đông lạnh
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Hải Phòng nằm ở tây bắc đồng bằng Bắc Bộ.
¨b. Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Hải Phòng.
¨c. Nhà máy cơ khí Hải Phòng là nhà máy duy nhất thuộc ngành công nghiệp đóng tàu.
¨d. Các nhà máy ở Hải Phòng chỉ có khả năng sửa chữa các loại tàu bè.
¨đ. Tàu trong nước và ngoài nước thường xuyên cập bến cảng Hải Phòng.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Hải Phòng nằm ở phía nào của đồng bằng Bắc Bộ?
a. tây bắc. b. đông bắc. c. đông nam d. tây nam
Hải Phòng giáp với các tỉnh nào sau đây?
a. Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội. c. Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương.
b. Quảng Ninh, Hải Dương,Thái Bình d. Hải Dương, Hà Nội,Thái Bình
5.3. Hải Phòng giáp biển ở phía nào?
a. Phía đông. b. Phía tây.
c. Phía nam. d. Phía bắc
5.4. Từ Hải Phòng có thể đi đến các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
a. Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không, đường biển.
b. Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không.
c. Đường sắt, đường ô tô, đường hàng không, đường sông.
d. Đường hàng không, đường sông, đường sắt.
5.5. Sân bay của thành phố Hải Phòng có tên là gì?
a. Tân Sơn Nhất. b. Cam Ranh.
c. Cát Bi. d. Nội Bài.
5.6. Cảng Hải Phòng được xây dựng ở bên bờ sông nào?
a. Sông Hổng. b. Sông Thái Bình.
c. Sông Cấm. d. Sông Đà.
BÀI 2: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
1. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hai hệ thống sông (a) ………. và sông (b) ………. bồi đắp nên. Sông Mê Công chảy qua nhiều nước. Đoạn (c) ………. sông chảy trên đất Việt Nam và chia thành (d) ………. nhánh. Sông đổ ra biển bằng (đ) ………. cửa nên có tên là cửu Long.
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Ở đồng bằng Nam Bộ, những loại đất nào có nhiều?
a. Đất mặn, đất chua b. Đất mặn, đất phù sa
c. Đất phù sa, đất chua d. Đất phù sa, đất mặn, đất chua
3. Quan sát hình 2 trang 117 (SGK) rồi khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý đúng.
Những vùng trũng ở đồng bằng Nam Bộ là:
a. Kiên Giang b. Cần Thơ
c. Đồng Tháp Mười d. Thành phố Hổ Chí Minh
đ. Cà Mau
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía bắc nước ta.
¨b. Đồng bằng có diện tích lớn nhất là đồng bằng Nam Bộ.
¨c. Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
¨d. Do đắp đê nên đồng bằng Nam Bộ được bồi đắp phù sa hằng năm.
¨đ. Vào mùa khô, đồng bằng Nam Bộ rất thiếu nước ngọt.
5. Em hãy kể tên một số con sông và nêu đặc điểm hệ thống sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
6. Theo em, vì sao người dân đổng bằng Nam Bộ không đắp đê ven sông?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 3: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
a. Dân tộc Khơ-me, Gia-rai, Chăm, Hoa
b. Dân tộc Thái, Kinh, Chăm, Khơ-me
c. Dân tộc Kinh, Khơ-me, Chăm, Tày
d. Dân tộc Khơ-me, Chăm, Kinh, Hoa
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà ở đâu?
a. Trên sườn đồi b. Dọc theo đường ô tô
c. Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch d. Ven biển
3. Nối mỗi tên lễ hội ở cột A với tên một tỉnh ở cột B cho thích hợp.
A: Tên lễ hội | B: Địa điểm diễn ra lễ hội (tỉnh) |
1. Hội xuân núi Bà | a. Vĩnh Long |
2. Lễ tế thần cá Ông (cá voi) | b. An Giang |
3. Hội Bà Chúa Xứ | c. Tây Ninh |
¨a. Ở đồng bằng Nam Bộ ít có bão lớn nên nhà ở thường làm đơn sơ.
¨b. Người dân ở đồng bằng Nam Bộ sống thành buôn, quây quần bên nhau.
¨c. Cầu được mùa và những điều may mắn ... là những mục đích chính của lễ hội ở đồng bằng Nam Bộ.
¨d. Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn là trang phục phổ biến của người Nam Bộ.
¨đ. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên ở đồng bằng Nam Bộ tàu thủy là phương tiện đi lại chủ yếu.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Dòng nào sau đây nêu đúng các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ
a. Kinh, Khơ-me, Chăm. b. Khơ-me, Chăm, Hoa, Ê-đê.
c. Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. d. Khơ-me, Chăm, Tày, Kinh.
5.2. Ở Tây Nam Bộ, người dân thường làm nhà ở
a. trên các vùng đất cao ráo. b. ven biển.
c. dọc theo sông, ngòi, kênh, rạch. d. cạnh các núi đá.
5.3. Người dân Tây Nam Bộ tổ chức lễ hội là để
a. cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
b. cầu được mùa và cầu sức khoẻ.
c. cầu xin những điều may mắn và sức khoẻ.
d. cầu bình an và may mắn
6. Đánh dấu X vào ¨ trước các lễ hội nổi tiếng ở đổng bằng Nam Bộ
¨ (1) Lễ hội Bà Chúa Xứ. ¨ (2) Hội Lim.
¨ (3) Hội xuân núi Bà Đen. ¨ (4) Hội Chùa Hương.
¨ (5) Lễ cúng Trăng của đổng bào Khơ-me. ¨ (6) Hội Đền Hùng.
¨ (7) Lễ tế thẩn Cá ông (Cá Voi) của các làng chài ven biển.
¨ (8) Hội Gióng.
BÀI 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất.
Điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước là:
a. Người dân cần cù lao động b. Đất màu mỡ
c. Khí hậu nóng ẩm d. Đồng bằng có diện tích lớn nhất
đ. Cả 4 ý trên
2. Ghi số thứ tự vào ô ¨ trước mỗi việc dưới đây theo quy trình sản xuất gạo xuất khẩu.
¨a. Phơi thóc ¨b. Tuốt lúa
¨c. Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu ¨d. Xay xát gạo và đóng bao
¨đ. Gặt lúa
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ s trước câu sai.
¨a. Lúa gạo, trái cây của đồng bằng Nam Bộ chỉ để xuất khẩu.
¨b. Phần lớn gạo xuất khẩu của nước ta là do đồng bằng Nam Bộ cung cấp.
¨c. Một số loài cây ăn trái được trồng ở đồng bằng Nam Bộ là vải thiều, lê, hồng, mơ.
¨d. Thủy sản của đồng bằng Nam Bộ chỉ nhằm phục vụ trong nước.
¨đ. Nuôi và đánh bắt tôm, cá đã giúp nhiều gia đình ở đồng bằng Nam Bộ giàu lên.
4. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Đồng bằng Nam Bộ thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt (a) ………. Vì ở đây vùng biển có nhiều (b) ………. và mạng lưới sông ngòi (c) ………. . Đồng bằng Nam Bộ là vùng có sản lượng thủy sản (d) ………. cả nước. Thủy sản của đồng bằng Nam Bộ được (đ) ……… ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
5. Chọn ý cho sẵn dưới đây điền vào các ô của sơ đồ sau sao cho đúng:
a. Nhờ có đất đai màu mỡ.
b. Đồng bằng Nam Bộ là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
c. Khí hậu nóng ẩm.
d. Người dân cần cù lao động.
(1) | ||
(2) | (4) | |
(3) |
6. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gồm:
¨a. Biển nhiều cá tôm và các hải sản khác.
¨b. Có khí hậu nắng ấm quanh năm.
¨c. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
¨d. Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
¨e. Người dân làm nhà ở trên bờ các kênh, rạch.
7. Chọn từ ngữ cho sẵn dưới đây điền vào chỗ chấm (...) cho phù hợp:
(lúa gạo, trong nước, trái cây, xuất khẩu, thuỷ sản)
Nhờ có thiên nhiên ưu đãi, người dân cần cù lao động, đồng bằng Nam Bộ đã trở thành vùng sản xuất (1) ………., (2) ………., (3) ……….. lớn nhất cả nước. Các sản phẩm đó được đưa đi tiêu thụ ở nhiều nơi (4) ………. Và (5) ……….
BÀI 5: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tiếp theo)
Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tiếp theo)
1. Hãy thay các từ in nghiêng trong đoạn văn sau để thành câu đúng khi nói về hoạt động sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ.
Đồng bằng Nam Bộ là vùng có nghề thủ công phát triển mạnh nhất nước ta. Mỗi năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một phần ba giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Sản xuất điện, khai thác a-pa-tít, dệt, luyện kim, chế biến lương thực, thực phẩm, hóa chất là các ngành công nghiệp nổi tiếng của vùng này.
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta?
a. Đầu tư xây dựng nhiều nhà máy b. Nguyên liệu sẵn có
c. Khí hậu không có mùa đông lạnh d. Nguồn lao động dồi dào
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
Nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt của người dân đồng bằng Nam Bộ là:
a. Chợ phiên b. Có nhạc cụ dân tộc
c. Chợ nổi trên sông d. Có hàng trăm nghề thủ công
4. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Chợ nổi thường họp ở những đoạn (a) ………. thuận tiện cho việc (b) ………. của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về. Từ sáng sớm, hoạt động (c) ………. đã diễn ra tấp nập ở chợ nổi. Nhiều thứ hàng hóa như rau quả, thịt, cá, quần áo … đều có thể mua bán trên (d) ……….
5. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ¨ trước mỗi câu sau:
¨Chợ nổi họp ở hai bên bờ sông.
¨Chợ nổi trên sông là nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
¨Các loại hàng hóa được trao đổi ở chợ nổi trên sông là máy vi tính, điện thoại, xe máy, xe đạp...
¨Chợ nổi trên sông thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về.
6. Loại hình chợ đặc trưng nào ở miền Tây Nam Bộ được nói đến qua mấy câu sau đây:
Ai ơi ghé đến Cần Thơ,
Nhắc nhau lui tới khu chợ trên sông.
Nào thuyền, nào quán rất đông,
Tất cả chung một dòng sông hiền hòa.
Nhắc nhau lui tới khu chợ trên sông.
Nào thuyền, nào quán rất đông,
Tất cả chung một dòng sông hiền hòa.
BÀI 6: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Tô màu Thành phố Hồ Chí Minh và ghi tên một số tỉnh giáp với Thành phố Hồ Chí Minh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang) vào chỗ có số 1, 2, 3, 4 ở lược đồ sau cho thích hợp
Lược đồ Thành phố Hồ Chí Minh
2. Quan sát bảng số liệu dưới đây, hãy cho biết:
a. Năm 2003, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và số dân là bao nhiêu?
b. Năm 2003, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và số dân đứng thứ mấy so với các thành phố có trong bảng?
Thành phố | Diện tích (km2) | Số dân (người) |
Hà Nội | 921 | 2 800 000 |
Hải Phòng | 1503 | 1 700 000 |
Đà Nẵng | 1247 | 700 000 |
Thành phố Hồ Chí Minh | 2090 | 5 400 000 |
Cần Thơ | 1389 | 1 112 000 |
3. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ s trước câu sai.
¨a. Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Tiền.
¨b. Từ Thành phố Hồ Chí Minh có thể đi tới các tỉnh khác bằng tất cả các loại đường giao thông.
¨c. Năm 1975, Sài Gòn được mang tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
¨d. Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay và cảng biển lớn bậc nhất cả nước.
¨đ. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
4. Hãy chọn các ý sau rồi điền vào sơ đồ để thể hiện đặc điểm tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh.
a. nhiều rạp hát, rạp chiếu phim; b. các khu vui chơi giải trí hấp dẫn;
c. nhiều chợ và siêu thị lớn; d. các ngành công nghiệp đa dạng;
đ. nhiều viện nghiên cứu, trường đại học.
Thành phố Hồ Chí Minh |
Trung tâm kinh tế lớn (1) | | Trung tâm văn hóa, khoa học lớn (2) |
………………………….. | …………………………………… |
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Tỉnh nào dưới đây không giáp với TP. Hồ Chí Minh?
a. Bà Rịa-VũngTàu. b. Đồng Nai.
c. Cà Mau. d.Tây Ninh.
5.2. Dòng sông nào dưới đây chảy qua TP. Hồ Chí Minh?
a. Sông Cầu. b. Sông Cửu Long. c. Sông Hậu. d. Sông Sài Gòn
5.3. Chợ nào sau đây thuộc TP. Hồ Chí Minh?
a. Chợ Đồng Xuân. c. Chợ Trời.
b. Chợ Đông Ba. d. Chợ Bến Thành.
6. Đánh dấu x vào ¨ trước các loại đường giao thông có thể đi từ TP. Hồ Chí Minh đến
¨a. Đường sắt ¨b. Đường hàng không.
¨c. Đường ô tô ¨d. Đường ống.
7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm (...) để hoàn thành đoạn văn sau:
TP. Hồ Chí Minh là một thành phố (1) ………. Thành phố đã trên (2) ………. tuổi. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau như (3) …………... , (4) ……..…… từ năm (5) ………., thành phố được mang tên Bác-TP. Hồ Chí Minh.
BÀI 7: THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1. Tô màu thành phố Cần Thơ và ghi tên một số tỉnh giáp với Cần Thơ (An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang) vào chỗ có các số 1, 2, 3, 4 ở lược đồ sau cho thích hợp.
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những câu trả lời đúng.
Quan sát lược đồ trên và cho biết trong các loại đường giao thông sau, những loại đường nào không thể đi từ Cần Thơ đến các tỉnh khác?
a. Đường ô tô b. Đường biển
c. Đường hàng không d. Đường sông
đ. Đường sắt
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Thành phố Cần Thơ nằm ở đâu?
a. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ b. Nằm bên sông Tiền
c. Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long d. Trung tâm đồng bằng Nam Bộ
4. Hãy chọn các nội dung sau rồi điền vào sơ đồ để thể hiện thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:
a. Đại học Cần Thơ
b. Nơi sản xuất máy nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu
c. Trường cao đẳng và trung tâm dạy nghề
d. nơi tiếp nhận và xuất đi hàng nông sản, thủy sản của vùng
đ. Viện nghiên cứu lúa
Thành phố Cần Thơ |
Trung tâm kinh tế (1) | | Trung tâm văn hóa, khoa học (2) |
………………………….. | …………………………………… |
5. Em hãy chọn tên địa danh cho sẵn để điền vào chỗ chấm (...) hoàn thành những câu hát dưới đây: (Ninh Kiều, Cái Răng, Cần Thơ, Cái Bè)
"(1) ………. gạo trắng, nước trong"
Một lần ghé để lòng vương câu thề.
(2) ………. Gió thổi bùa mê
Đưa anh xuống bến, xuôi về (3) ……….
Tàu em cưỡi sóng băng băng
Đến thăm chợ nổi vẫn hằng ước ao."
Một lần ghé để lòng vương câu thề.
(2) ………. Gió thổi bùa mê
Đưa anh xuống bến, xuôi về (3) ……….
Tàu em cưỡi sóng băng băng
Đến thăm chợ nổi vẫn hằng ước ao."
BÀI 8: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
1. Quan sát hình 1 trang 135 (SGK), em hãy viết tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam vào chỗ trống cho thích hợp.
1: Đồng bằng ……….. 2: …………………….
3: ……………………. 4: …………………….
5: …………………….
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất.
Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
a. Đồng bằng có nhiều cồn cát b. Các dãy núi lan ra sát biển
c. Đồng bằng có nhiều đầm, phá d. Đồng bằng nằm ở ven biển
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Ảnh hưởng của dãy núi Bạch Mã đối với khí hậu của vùng này là:
a. Ngăn cách Huế và Đà Nẵng
b. Tạo thành bức tường chắn gió mùa đông bắc
c. Tạo nên đèo dài nhất Việt Nam
d. Tất cả các ý trên
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Bề mặt đồng bằng duyên hải miền Trung có nhiều cồn cát, đầm, phá.
¨b. Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp bởi hệ thống đê.
¨ c. Người dân ở duyên hải miền Trung trồng thông để ngăn gió di chuyển các cồn cát.
¨ d. Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam của duyên hải miền Trung.
¨ đ. Ở duyên hải miền Trung, thiên nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Đặc điểm đúng với khí hậu của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là
a. mùa hạ thường khô, nóng nhưng không bị hạn hán.
b. mưa ít, không khí khô, nóng, sông hồ cạn nước.
c. cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt.
d. khu vực phía nam dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh; khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa hè nóng.
5.2. Ảnh hưởng của dãy núi Bạch Mã đối với khí hậu của vùng đồng bằng duyên hải miền Trung là
a. ngăn cách Huế và Đà Nắng.
b. tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc.
c. tạo nên đèo Hải Vân dài nhất Việt Nam.
d. tất cả các ý trên.
6. Nêu sự khác biệt của khí hậu giữa hai khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 9: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Những dân tộc chủ yếu sống ở đồng bằng duyên hải miền Trung là:
a. Dân tộc Kinh, Chăm b. Kinh, Chăm, Hoa
c. Dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai d. Thái, Dao, Mông
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Nghề nào dưới đây không phải là nghề chính của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
a. Nghề nông b. Khai thác khoáng sản
c. Làm muối d. Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản
3. Nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho thích hợp.
A : Tên hoạt động sản xuất | B : Điều kiện phù hợp để sản xuất | |
1. Nuôi, đánh bắt thủy sản | a. Đất cát pha, khí hậu nóng | |
2. Trồng mía, lạc | b. Nước biển mặn, nhiều nắng | |
3. Trồng lúa | c. Giáp biển, có sông, đầm, phá, người dân có kinh nghiệm nuôi, đánh bắt và chế biến thủy sản | |
4. Làm muối | d. Đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm |
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp nên dân cư thưa thớt.
¨b. Người Kinh và người Chăm sống bên nhau hòa thuận.
¨c. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung, ngoài trồng lúa, người dân còn trồng nhiều mía.
¨d. Phụ nữ Chăm và phụ nữ Kinh có trang phục giống nhau.
¨đ. Ở đồng bằng duyên hải miền Trung do có nhiều đầm phá nên nghề làm muối khá phát triển.
5. Vì sao dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 10: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tiếp theo)
DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tiếp theo)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Những điều kiện nào giúp đồng bằng duyên hải miền Trung phát triển du lịch?
a. Bãi biển đẹp b. Nước biển trong xanh
c. Nhiều di sản văn hóa d. Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều
đ. Cả 4 ý trên
2. Nối mỗi tên chỉ địa điểm du lịch ở cột A với tên một tỉnh (thành phố) ở cột B cho thích hợp
A: Địa điểm du lịch | B: Tỉnh (thành phố) | |
1. Mũi Né | a. Đà Nẵng | |
2. Hội An | b. Thừa Thiên - Huế | |
3. Sầm Sơn | c. Bình Thuận | |
4. Non Nước | d. Khánh Hòa | |
5. Nha Trang | đ. Thanh Hóa | |
6. Cố đô Huế | e. Bình Định | |
g. Quảng Nam |
a. Trồng mía b. Đất cát pha
c. Khí hậu nóng d. Sản xuất đường
……………… (1) | ||||
……………… (3) | | ……………… (4) | ||
……………… (2) |
4. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Ở (a) ………. có lễ hội Tháp Bà. Lễ hội này được tổ chức vào (b) ………. Người dân tập trung tại khu (c) ………. để làm lễ ca ngợi công đức của (d) ………. và cầu chúc một cuộc sống hạnh phúc. Sau đó là phần hội với các hoạt động văn nghệ, thể thao diễn ra rất sôi nổi.
5. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn giới thiệu đôi nét về lễ hội Tháp Bà:
Ở (1) …………… có lễ hộiTháp Bà. Lễ hội này được tổ chức vào (2) …………… Người dân tập trung tại khu (3) …………… để làm lễ ca ngợi công đức của (4) …………… và cầu chúc một cuộc sống hạnh phúc. Sau đó là phần hội với các hoạt động văn nghệ, thể thao như: (5) …………… diễn ra rất sôi nổi.
6. Vì sao các tỉnh duyên hải miền Trung lại có các nhà máy sản xuất đường và sửa chữa tàu thuyền?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 11: THÀNH PHỐ HUẾ
1. Điền từ vào chỗ trống cho thích hợp.
Huế nằm trên vùng chuyển tiếp từ (a) ………. sang (b) ………. Huế ở cách biển (c) ………. Và tựa lưng vào (d) ………. Cố đô Huế nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc của các vua chúa triều (đ) ……….
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Huế là thành phố du lịch vì có:
a. Sông chảy qua thành phố
b. Cảnh thiên nhiên đẹp và nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao
c. Khí hậu quanh năm mát mẻ
d. Nhiều ngành công nghiệp
3. Gạch chân những địa danh của thành phố Huế trong các địa danh ghi dưới đây: Chợ Bến Thành, sông Hương, cầu Trường Tiền, vườn cò Bằng Lăng, lăng Tự Đức, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình, Thảo Cầm Viên, chùa Thiên Mụ.
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.
¨a. Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
¨b. Huế có các công trình kiến trúc cổ.
¨c. Huế sắp được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
¨d. Khách du lịch đến Huế sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản độc đáo.
¨đ. Đi thuyền trên hồ Xuân Hương và nghe các bài dân ca cũng là những thú vui cho du khách khi đến Huế.
5. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
5.1. Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?
a. Quảng Trị. b. Quảng Nam.
c. Thừa Thiên - Huế. d. Đà Nẵng.
5.2. Dòng sông nào sau đây chảy qua thành phố Huế?
a. Sông Hồng. b. Sông Hương. c. Sông Hậu. d. Sông Tiền.
6. Từ thành phố Huế có thể đi tới các nơi khác bằng những phương tiện nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 12: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Tô màu thành phố Đà Nẵng và ghi tên các địa danh (Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, bán đảo Sơn Trà, vịnh Đà Nẵng) vào chỗ có số 1, 2, 3, 4 trên lược đồ sau cho thích hợp.
Lược đồ thành phố Đà Nẵng
2. Hãy chọn các ý sau rồi điền vào sơ đồ để thể hiện đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng.
a. Cảng trên sông Hàn b. đóng tàu
c. bảo tàng Chăm d. cảng biển Tiên Sa
đ. bãi biển đẹp e. chế biến thực phẩm
g. sản xuất vật liệu xây dựng h. núi Non Nước
i. dệt k. sản xuất hàng tiêu dùng.
Thành Phố Đà Nẵng |
Thành phố cảng (1) | | Trung tâm công nghiệp (2) | | Địa điểm du lịch (3) |
………………….. | Các cơ sở …………… | Có …………….. |
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch?
a. Có nhiều bãi biển đẹp
b. Có thể đến Đà Nẵng bằng các loại đường giao thông
c. Có núi Non Nước
d. Có bảo tàng Chăm
đ. Tất cả các ý trên
4. Hãy nối từ ngữ chỉ một số hàng hóa được vận chuyển bằng tàu biển với các từ ngữ ở cột A và cột B cho thích hợp.
Hàng hóa | ||||
A Hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng | a. Hải sản b. Hàng may mặc c. Vật liệu xây dựng d. Vải may mặc đ. Đồ dùng sinh hoạt e. Ô tô g. Đá mĩ nghệ h. Máy móc, thiết bị | B Hàng hóa từ Đà Nẵng đưa đi nơi khác |
5. Hãy giải mã tên thành phố sau:
Đố bạn thành phố tên chi?
Núi cao biển bạc khí hậu trong lành
Quanh co một dải sông Hàn,
Lô nhô năm ngọn Ngũ Hành vây quanh.
Núi cao biển bạc khí hậu trong lành
Quanh co một dải sông Hàn,
Lô nhô năm ngọn Ngũ Hành vây quanh.
BÀI 13: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
a. Phía đông và phía tây b. Phía tây và phía nam
c. Phía đông, phía bắc và đông bắc d. Phía đông, phía nam và phía tây nam
2. Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam rồi ghi các đảo và quần đảo dưới đây vào 3 cột trong bảng cho thích hợp.
a. Cái Bàu b. Lý Sơn c. Cát Bà
d. Phú Quốc đ. Côn Đảo e. Phú Quý
g. Hoàng Sa h. Trường Sa
Một số đảo và quần đảo | ||
Vùng biển phía Bắc | Vùng biển miền Trung | Vùng biển phía Nam |
…………………… | …………………….. | …………………….. |
Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
a. Điều hòa khí hậu
b. Là kho muối vô tận
c. Cung cấp nhiều khoáng sản, hải sản
d. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, xây dựng hải cảng
đ. Cả 4 ý trên
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ s trước câu sai.
¨a. Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông.
¨b. Vịnh Hạ Long đã được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
¨c. Vùng biển nước ta phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vịnh Thái Lan.
¨d. Vịnh Thái Lan là nơi có nhiều đảo nhất nước ta.
¨đ. Đảo Phú Quốc nổi tiếng về việc khai thác nhiều tổ yến
5. Biển Đông có vai trò như thế nào đối với nước ta?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
BÀI 14: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng.
Ở Biển Đông, nước ta đang khai thác:
a. Muối, than, dầu mỏ, khí đốt
b. Dầu mỏ, khí đốt, muối, a-pa-tít
c. Cát trắng, muối, dầu mỏ, khí đốt
d. Khí đốt, dầu mỏ, cát trắng, sắt
2. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất nước ta?
a. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi
b. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang
c. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang
d. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Vũng Tàu
3. Ghi số 1,2, 3, 4, 5 vào ô ¨ trước mỗi việc dưới đây theo thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
¨a. Đóng gói cá đã chế biến
¨b. Chế biến cá đông lạnh
¨c. Khai thác cá biển
¨d. Đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu
¨đ. Chuyên chở sản phẩm ra bến cảng
4. Ghi vào ô ¨ chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
¨a. Dầu khí đang được khai thác ở vùng biển phía bắc nước ta.
¨b. Ở nước ta, dầu khí được khai thác chỉ để xuất khẩu.
¨c. Khắp các vùng biển Việt Nam, ngành đánh bắt và nuôi hải sản phát triển.
¨d. Nước ta khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh.
¨đ. Nhiều vùng ven biển nuôi hải sản vì biển nước ta rất nghèo hải sản.
5. Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy cho biết một số biện pháp để tránh tình trạng cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN 3 ĐÁP ÁN LỊCH SỬ
BÀI 1: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN | ||
Câu | Đáp án | |
1 | 1.1. c; 1.2. c,d; 1.3. c | |
2 | b, d, g, h | |
3 | Nối (A) với b và c | |
4 | 1-a; 2-c; 3-b | |
5 | Trần Thủ Độ; Trần Hưng Đạo; Trần Khánh Dư, Trần Thánh Tông; Trần Quốc Toản; Phạm Ngũ Lão... | |
6 | Nối: 1 - b; 2 - a; 3 - d; 4 - c. | |
BÀI 2: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN | ||
Câu | Đáp án | |
1 | A- a, c, đ B- b, d, e | |
2 | 1 - a, c; 2 - a, c, d; 3 - b | |
3 | 1-b; 2-a; 3-c | |
4 | (1) XIV; (2) suy yếu; (3) quan tâm; (4) khởi nghĩa (5) 1400; (6) truất ngôi; (7) nhà Hồ; (8) nhà Minh | |
5 | - Tên công trình là “Thành nhà Hồ” hoặc “Thành Tây Đô”. - Thành nhà Hồ là công trình thành lũy bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam... Ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. | |
BÀI 3: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG | ||
Câu | Đáp án | |
1 | 1-b; 2-c; 3-d; 4-b | |
2 | 1b; 2đ; 3a; 4d; 5g; 6c; 7e; 8h | |
3 | Đ: a,d; S: b,c | |
4 | (1) ải Chi Lăng; (2) Lê Lợi (3) quân Minh xâm lược; (4) 1428 | |
5 | b, c, d, e. | |
BÀI 4: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC | ||
Câu | Đáp án | |
1 | a: Năm 1428 b: 1460-1497 | |
2 | a, c, đ, e, g | |
3 | 1: đ; 2: b; 3: a, c, d | |
4 | (1) Hậu Lê; (2) chặt chẽ; (3) bản đồ; (4) bộ luật (5) bảo vệ; (6) trật tự | |
5 | a, c, d. | |
6 | Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các bộ và các viện | |
BÀI 5: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ | ||
Câu | Đáp án | |
1 | a: Đ; b: Đ | |
2 | 1-b; 2-a; 3-d; 4-c; 5-đ; 6-h; 7-e; 8-g | |
3 | A: a, d; B: b, c, đ, e | |
4 | a - 2; b - 1 | |
5 | - Cho dựng lại nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám. - Mở trường công bên cạnh các trường tư. - Tổ chức thi Hương, thi Hội và thi Đình. - Đặt lễ xướng danh, khắc tên người đỗ đạt vào bia đá. | |
BÀI 6: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ | ||
Câu | Đáp án | |
1 | 1.1. b 1.2. a, c 1.3. b | |
2 | Nối 1-d, 2-c, 3-a, 4-b | |
3 | HS dựa vào bài học trong SGK để trả lời | |
4 | a. (1) chữ Hán, (2) Quốc âm thi tập, (3) Lê Thánh Tông b. Bình Ngô đại cáo c. (1) Ngô Sĩ Liên, (2) Nguyễn Trãi, (3) Lam Sơn thực lục d. Lương Thế Vinh e. Hội Tao đàn | |
5 | HS tự tìm hiểu và trả lời | |
BÀI 7: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH | ||
Câu | Đáp án | |
1 | 1- b, c 2- b, c 3- c | |
2 | Đ: b, c, d; S: a, đ, e | |
3 | a. 1527 b. Chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài hơn 50 năm c. Họ Trịnh, họ Nguyễn hùng cứ d. Đàng Trong đ. 200 năm | |
4 | A- a, c. B- b, d | |
BÀI 8: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG | ||
Câu | Đáp án | |
1 | 1-d 2-c | |
2 | a→d→b→c→đ | |
3 | (1): a, c, d, e (2): b, đ, g, h | |
4 | (1) XVI, (2) Đàng Trong, (3) khai phá, (4)hình thành, (5) dân tộc | |
5 | - Chính sách khẩn hoang của các chúa Nguyễn: + Khuyến khích nông dân nghèo chạy loạn khai hoang, lập ấp. + Cho phép nông dân khai hoang đất ngoài làng để làm ruộng tư. + Đốc thúc bà con họ hàng khẩn hoang, biến ruộng công thành ruộng tư. - Công cuộc khẩn hoang đã biến một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú. Nền kinh tê nông nghiệp Đàng Trong một thời gian phát triển tương đối ổn định, là cơ cở kinh tế vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của các chúa Nguyễn Ở ĐàngTrong. | |
BÀI 9: THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII | ||
Câu | Đáp án | |
1 | a, c, e | |
2 | 1-b,d; 2-c,đ; 3-a | |
3 | Đ : a, b, d; S: c | |
4 | Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Hàng Mã, Hàng Thiếc, Hàng Mành, Hàng Gà, Hàng Điếu, Hàng Lược... | |
5 | HS dựa vào bài viết trong sách giáo khoa (trang 58) để trình bày. | |
6 | UNESCO (Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc). | |
BÀI 10: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (Năm 1786) | ||
Câu | Đáp án | |
1 | 1-b 2-a,b 3-a | |
2 | 1b, 2a, 3đ, 4d, 5e, 6g, 7h, 8i, 9c, 10k | |
3 | Đ : a, b, d, đ; S : c | |
4 | Tại vì tình hình Bắc Hà lúc đó “đang rối loạn”, chính quyền Lê - Trịnh ở tình trạng “mục nát cực độ”... |
BÀI 11: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789) | |
Câu | Đáp án |
1 | 1-b 2-b 3-c |
2 | (1) Tam Điệp (Ninh Bình) (2) Đêm mồng 3 Tết năm Kỉ Dậu (3) Nghĩa quân vây kín đồn, giặc phải xin hàng (4) Mờ sáng mồng 5 Tết (5) Đồn Đống Đa |
3 | Số 1 : Quang Trung Số 2 : Hà Hồi Số 3 : Ngọc Hồi Số 4 : Đống Đa |
4 | (1) Thanh, (2) Hoàng đế, (3) Ngọc Hồi, (4) Thăng Long |
5 | Sầm Nghi Đống thắt cổ trên gò Đống Đa (Hà Nội ngày nay) |
BÀI 12: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CỦA VUA QUANG TRUNG | |
Câu | Đáp án |
1 | A-1,3,6 B-2,4,5 |
2 | Đ : a, c, d, đ; S : b |
3 | a, c, d |
4 | (1) 1788, (2) 1792, (3) 4 năm |
5 | HS tự tìm hiểu và trả lời |
BÀI 13: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP | |
Câu | Đáp án |
1 | b, c, d, đ |
2 | A-1,2,5,6,10 B-3,7 C-4,9 D-8 |
3 | (1) Gia Long (2) Minh Mạng (3) Thiệu Trị (4) Tự Đức |
4 | Phú Xuân (Huế) |
5 | Nối: 1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - c. |
BÀI 14: KINH THÀNH HUẾ | |
Câu | |
1 | 1-b; 2-c; 3-c; 4-b; |
2 | 1- điện Thái Hoà 2- Ngọ Môn 3- hồ sen |
3 | Đ: a, c; S: b, d, đ |
4 | (1) quần thể, (2) kiến trúc,(3) nghệ thuật, (4) di sản, (5) sáng tạo |
BÀI 1: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG | ||
Câu | Đáp án | |
1 | (1): Hải Dương; (2):Thái Bình (3): Quảng Ninh; (4): Vịnh Bắc Bộ | |
2 | c | |
3 | đ | |
4 | Ghi Đ vào b, đ Ghi S vào a, c, d | |
5 | 5.1. b; 5.2. b; 5.3. a; 5.4. a; 5.5. c; 5.6. c | |
BÀI 2: ĐỒNG BẰNG NAM B Ộ | ||
Câu | Đáp án | |
1 | (a): Mê Công; (b): Đồng Nai (c) : hạ lưu; (d): hai (đ): chín | |
2 | d | |
3 | a, c, d | |
4 | Ghi Đ vào b, c, đ; Ghi S vào a, d | |
5 | - Một số con sông là: sông Bé, sông Đồng Nai, sông Mê Công... - Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ chằng chịt và dày đặc. | |
6 | Người dân đồng bằng Nam Bộ không đắp đê ven sông là vì: Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi đắp thêm một lớp phù sa màu mỡ, mang lại nguồn nước ngọt lớn và nhiều thủy sản... | |
BÀI 3: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ | ||
Câu | Đáp án | |
1 | d | |
2 | c | |
3 | 1 nối với c; 2 nối với a; 3 nối với b | |
4 | Ghi Đ vào a,c,d; Ghi S vào b,đ | |
5 | 5.1. c; 5.2. c; 5.3. a | |
6 | Đánh dấu trước các lễ hội: (1), (3), (5), (7) | |
BÀI 4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ | ||
Câu | Đáp án | |
1 | đ | |
2 | Ghi 1 ở đ; ghi 2 ở b; ghi 3 ở a; ghi 4 ở d; ghi 5 ở c | |
3 | Ghi Đ vào b, đ Ghi s vào a, c, d | |
4 | (a): thuỷ sản; (b): hải sản; (c): dày đặc; (d): lớn nhất; (đ) : tiêu thụ | |
5 | (1) a; (2) c; (3) d; (4) b | |
6 | a, c | |
7 | (1) lúa gạo, (2) trái cây, (3) thủy sản, (4) trong nước, (5) xuất khẩu | |
BÀI 5: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ (tiếp theo) | ||
Câu | Đáp án | |
1 | Sửa lại: ngành công nghiệp; một nửa; dầu khí; may mặc | |
2 | c | |
3 | c | |
4 | (a): sông; (b): gặp gỡ; (c): mua bán; (d):xuồng, ghe | |
5 | Ghi lần lượt là: S —> Đ —> S —> Đ | |
6 | Chợ nổi | |
BÀI 6: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | ||
Câu | Đáp án | |
1 | (1): Long An; (2): Đồng Nai (3): Bình Dương; (4): Tiền Giang | |
2 | a. Diện tích : 2090 km2 Dân số: 5 400 000 người b. Tp. Hồ Chí Minh có diện tích và dân số đứng thứ nhất trong các thành phố nêu trong bảng | |
3 | Ghi Đ vào b, d, đ; Ghi s vào a, c | |
4 | (1): c,d; (2): a, b, đ | |
5 | 5.1. c; 5.2. d; 5.3. d | |
6 | a, b, c | |
7 | (1) trẻ; (2) 300; (3) Sài Gòn; (4) Gia Định; (5) 1976 | |
BÀI 7: THÀNH PHỐ CẦN THƠ | ||
Câu | Đáp án | |
1 | (1): Kiên Giang; (2): An Giang (3): Đồng Tháp; (4): Hậu Giang | |
2 | b, đ | |
3 | c | |
4 | (1):b, d; (2): a, c, đ | |
5 | (1) Cần Thơ; (2) Ninh Kiều; (3) Cái Răng | |
BÀI 8: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG | ||
Câu | Đáp án | |
1 | (1): Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh (2): Đồng bằng Bình - Trị Thiên (3): Đồng bằng Nam - Ngãi (4): Đồng bằng Bình Phú - Khánh Hoà (5): Đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận | |
2 | b | |
3 | b | |
4 | Ghi Đ vào a, d, đ Ghi s vào b, c | |
5 | 5.1. c; 5.2. b | |
6 | Sự khác biệt của khí hậu giữa hai khu vực phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã là: - Phía bắc dãy Bạch Mã: Có mùa đông lạnh. Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ. - Phía nam dãy Bạch Mã: Không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm. | |
BÀI 9: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG | ||
Câu | Đáp án | |
1 | a | |
2 | b | |
3 | Nối 1 với c, nối 2 với a, nối 3 với d, nối 4 với b | |
4 | Ghi Đ vào b, c; Ghi S vào a, d, đ | |
5 | Dân cư tập trung đông đúc ở đổng bằng duyên hải miền Trung vì: có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. | |
BÀI 10: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tiếp theo) | ||
Câu | Đáp án | |
1 | đ | |
2 | Nối 1 với c, nối 2 với g, nối 3 với đ, nối 4 với a, nối 5 với d, nối 6 với b | |
3 | Ô (1) viết c hoặc b; Ô (2) viết b hoặc c Ô (3) viết a; Ô (4) viết d | |
4 | (a):Nha Trang; (b): đầu mùa hạ (c): Tháp Bà; (d):Nữ thần | |
5 | (1) Nha Trang; (2) đầu mùa hạ; (3) Tháp Bà (4) Nữ thần; (5) múa, hát, bơi thuyền... | |
6 | Các tỉnh duyên hải miền Trung có các nhà máy sản xuất đường và sửa chữa tàu thuyền vì: - Người dân ở đây dựa vào điều kiện tự nhiên có khí hậu nóng ẩm, đất cát pha rất thuận lợi cho việc trồng mía → đã trồng những cánh đồng mía bạt ngàn. - Người dân đi đánh bắt cá ngoài khơi và đến các vùng khác bằng đường biển để trao đổi hoặc đón các tàu thuyền từ nơi khác đến đi lại nhiều bằng tàu, thuyền. | |
BÀI 11: THÀNH PHỐ HUẾ | ||
Câu | Đáp án | |
1 | (a) đồi thấp; (b) đồng bằng; (c) không xa (d) dãy Trường Sơn; (đ) Nguyễn | |
2 | b | |
3 | sông Hương; chùa Thiên Mụ; lăng Tự Đức; cầu Trường Tiền; núi Ngự Bình | |
4 | Ghi Đ vào a, b, d Ghi s vào c, đ | |
5 | 5.1. c; 5.2. b | |
6 | Từ thành phố Huế có thể đi tới các nơi khác bằng những phương tiện: ô tô, tàu hoả, máy bay. | |
BÀI 12: THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG | ||
Câu | Đáp án | |
1 | (1) Vịnh Đà Nẵng; (2) Quảng Nam (3) Bán đảo Sơn Trà; (4) Thừa thiên - Huế | |
2 | (1): a, d; (2): b, e, g, i, k; (3): c, đ, h | |
3 | đ | |
4 | b, d, e, h nối với A. a, c, đ, g nối với B | |
5 | Đà Nẵng | |
BÀI 13: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO | ||
Câu | Đáp án | |
1 | d | |
2 | (1): a, c; (2): b, e, g, h; (3): d, đ | |
3 | đ | |
4 | Ghi Đ vào a, b,c; Ghi s vào d, đ | |
5 | Biển Đông có vai trò quan trọng đối với nước ta: điều hòa khí hậu; đem lại nhiều giá trị kinh tế: muối, khoáng sản, hải sản, giao thông, du lịch; giá trị quốc phòng - an ninh.. | |
BÀI 14: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM | ||
Câu | Đáp án | |
1 | c | |
2 | c | |
3 | Ghi 1 vào ô □ trước c; Ghi 2 vào ô □ trước b Ghi 3 vào ô □ trước a; Ghi 4 vào ô □ trước đ Ghi 5 vào ô □ trước d | |
4 | Ghi Đ vào c, d; Ghi s vào a, b, đ | |
5 | Biện pháp để tránh cạn kiện nguồn hải sản ven bờ là: Giữ vệ sinh môi trường biển; Không xả rác, dẩu xuống biển; Đánh bắt, khai thác hải sản theo đúng quy trình, hợp lí... |
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – LỚP 4
MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – LỚP 4
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo hướng dẫn
I. Phần Lịch sử : (5 điểm)
Câu 1(1đ): Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
Vẽ bản đồ đất nước.
Quản lí đất nước không cần định ra luật.
Cho soạn Bộ luật Hồng Đức.
Quản lí bằng thu thuế cao.
Câu 2(1đ): Em hãy sắp xếp theo thứ tự diễn biến trận Chi Lăng bằng cách đánh số vào ô sau:
Kị binh ta nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Từ hai bên sườn núi, những chùm tên và mũi lao vun vút phóng xuống.
Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua sông lầy thì bỗng một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm.
Phục binh của ta từ hai bên sườn núi, từ sườn khe, nhất tề xông ra tấn công.
Câu 3(1đ): Điền các từ sau vào chỗ trống sao cho thích hợp: Hậu Lê, tiêu biểu, thành tựu
Dưới thời..............(thế kỉ XV), văn học và khoa học của nước ta đã đạt được những ..................... đáng kể. Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là những tác giả ................ của thời kì đó.
Câu 4(1đ): Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp:
A | | B |
“Chiếu khuyến nông” | Phát triển giáo dục | |
Mở cửa biển, mở cửa biên giới | Phát triển nông nghiệp | |
“Chiếu lập học” | Phát triển buôn bán |
Câu 5(1đ): Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm mục đích gì?
Phát triển kinh tế.
Bảo vệ chính quyền.
Bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
Người dân biết chữ.
II. Phần Địa lí (5 điểm)
Câu 1(1đ): Đồng bằng Nam Bộ do các hệ thống sông nào bồi đắp?
Sông Tiền và sông Hậu.
Sông Mê Công và sông Sài Gòn.
Sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
Sông Mê Công và sông Đồng Nai.
Câu 2(1đ): Hãy chỉ ra một vài đặc điểm cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị của cả nước, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Câu 3(1đ): Vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung lại nhỏ, hẹp?
Đồng bằng nằm ở ven biển.
Đồng bằng có nhiều cồn cát.
Đồng bằng có nhiều đàm phá.
Núi lan ra sát biển.
Câu 4(1đ): Chọn các từ ngữ sau điền vào ô trống sau theo thứ tự công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản: Khai thác cá biển, đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu, đóng gói cá đã chế biến, chế biến cá đông lạnh, chuyên chở sản phẩm.
Câu 5(1đ): Biển Đông có vai trò gì đối với nước ta?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Lịch sử
Câu 1: C
Câu 2: 1-3-4-2
Câu 3: Hậu Lê, thành tựu, tiêu biểu
Câu 4:
A | | B |
“Chiếu khuyến nông” | Phát triển giáo dục | |
Mở cửa biển, mở cửa biên giới | Phát triển nông nghiệp | |
“Chiếu lập học” | Phát triển buôn bán |
Câu 5: C
Địa lí
Câu 1: D
Câu 2:
- Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước.
- Là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu cả nước.
- Có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước,....
Câu 3: D
Câu 4: Khai thác cá biển, chế biến đông lạnh, đóng gói cá đã chế biến, chuyên chở sản phẩm, đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu.
Câu 5: Biển Đông là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý và có vai trò điều hòa khí hậu .Ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng cảng biển.
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ – LỚP 4
MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ – LỚP 4
PHẦN 1/ LỊCH SỬ (5 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
a. Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán?
A. Chữ Nôm gần gũi hơn với văn hóa truyền thống của dân tộc.
B. Vua Quang Trung là người sáng tạo ra chữ Nôm.
C. Mong muốn của vua Quang Trung là bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
D. Vua Quang Trung thấy chữ Hán không phong phú và hay bằng chữ Nôm.
b. Ai là người chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn mai phục giặc ở Chi Lăng?
A. Trần Thủ Độ C. Nguyễn Trãi
B. Trần Hưng Đạo D. Lê Lợi
Câu 2. (0,5 điểm) Vị vua nào dưới đây đã cho soạn Bộ luật Hồng Đức?
A. Đinh Tiên Hoàng B. Lê Lợi C. Lê Thánh Tông D. Lê Hoàn
Câu 3. (1 điểm) Viện lí do nào mà nhà Nam Hán đem quân sang đánh chiếm nước ta?
A. Nước ta là nước nhỏ, nên phải chấp nhận cho nhà Nam Hán xâm lược.
B. Ngô Quyền là một vị tướng rất có tài, được Dương Đình Nghệ tin dùng và gả con gái cho.
C. Kiều Công Tiễn cũng là một vị tướng giỏi, nhưng lòng dạ rất nham hiểm, đã sát hại Dương Đình Nghệ, làm cho mọi người căm giận. Ngô Quyền liền đem quân đi bắt giết để báo thù.
D. Nhà Nam Hán (ở Trung Quốc) đã có âm mưu xâm lược nước ta từ lâu, nhân cơ hội Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu đã đem quân sang đánh nước ta.
Câu 4. (1,5 điểm) Hãy điền các từ: lập căn cứ; khởi nghĩa; lật đổ; toàn bộ vùng đất; họ Nguyễn; thượng đạo vào chỗ chấm cho thích hợp:
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn..................... (1), ……………… (2) dựng cờ ................................................ (3) Trước khi tiến ra Thăng Long Nguyễn Huệ đã làm chủ ................................... (4) Đàng Trong, ............................. (5) chính quyền ......................... (6).
Câu 5. (1 điểm) Em hãy viết ngắn gọn về cách tổ chức quân đội nhà Nguyễn
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHẦN 2/ ĐỊA LÝ (5 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Trong các loại đường sau, loại đường nào không thể đi từ Hà Nội đến nơi khác?
A. Đường sắt B. Đường biển
C. Đường sông D. Đường hàng không
Câu 2. (0,5 điểm) Ở đồng bằng Nam Bộ, những loại đất nào có nhiều?
A. Đất mặn, đất chua B. Đất mặn, đất phù sa
C. Đất phù sa, đất chua D. Đất phù sa, đất mặn, đất chua
Câu 3. (0,5 điểm): Những dân tộc chủ yếu sống ở đồng bằng duyên hải miền Trung là:
A. Kinh, Chăm B. Kinh, Chăm, Hoa
C. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai D. Thái, Dao, Mông
Câu 4. (2 điểm) Nêu đặc điểm tự nhiên của Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ bằng cách nối ô ở vế trái với các ô ở vế phải.
Tây Nam Bộ |
Đông Nam Bộ |
Có địa hình thấp trong đồng bằng, nhiều vùng trũng |
Mùa mưa, nhiều vùng ngập nước |
Địa hình cao trong đồng bằng, có nhiều hồ chứa nước |
Có nhiều kênh rạch |
Câu 5: (1,5 điểm) Hãy nêu một số đặc điểm chứng tỏ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ 2
PHẦN 1. LỊCH SỬ (5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 |
Đáp án | a.A,C b.D | C | D |
Điểm | 1 | 0,5 | 1 |
Câu 4. (1,5 điểm) Mỗi thông tin đúng được 0,25 điểm
(1) thượng đạo (4) toàn bộ vùng đất
(2) lập căn cứ (5) lật đổ
(3) khởi nghĩa (6) nhà Nguyễn
Câu 5. (1 điểm): Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh...), ở kinh đô cũng như các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc. Để kịp thời chuyển tin tức, nhà Nguyễn đã cho xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.
PHẦN 2. ĐỊA LÝ (5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 |
Đáp án | B | D | A |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Tây Nam Bộ |
Đông Nam Bộ |
Có địa hình thấp trong đồng bằng, nhiều vùng trũng |
Mùa mưa, nhiều vùng ngập nước |
Địa hình cao trong đồng bằng, có nhiều hồ chứa nước |
Có nhiều kênh rạch |
Câu 5. (1,5 điểm)
- - Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước.
- - Quốc Tử Giám ở Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
- - Hà Nội còn có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- - Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện.
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ – LỚP 4
I. PHẦN LỊCH SỬ ( 5 điểm ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào câu trả lời trong các câu sau:
Câu 1 ( 0,5 điểm) : Nhà Hậu Lê đã làm gì để quản lí đất nước?
- Vẽ bản đồ đất nước và soạn bộ luật Hồng Đức
- Đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.
- Vua điều hành đất nước theo ý nhân dân .
- Câu 2 ( 0,5 điểm ): Bộ Luật Hồng Đức do vua nào ban hành?
- a. Lê Thái Tổ
b. Lê Thánh Tông
c. Lê Nhân Tông
- Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
- Chia ruộng đất cho nông dân
- Chia thóc gạo cho nông dân
- Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng
- Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
Mờ sáng chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra………………………….rồi quay đầu………………………………để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy. Khi ngựa của chúng đang…………………………….. vượt qua đồng lầy thì…………………. một loạt pháo hiệu nổ vang như sấm dậy. Lập tức từ hai bên …………………., những chùm tên và những mũi lao ……………………… phóng xuống.
Câu 6 ( 1,5 điểm ): Em hãy điền những sự kiện chính vào chỗ trống cho phù hợp với mốc thời gian?
- Năm 1788: .....................................................................................
- Ngày 20 tháng Chạp năm 1788:.....................................................
..........................................................................................................
- Đêm mồng 3 Tết năm 1789: ..........................................................
..........................................................................................................
- Mờ sáng mồng 5 Tết năm 1789:....................................................
..........................................................................................................
- Cũng mờ sáng mồng 5 Tết:............................................................
..........................................................................................................
II. PHẦN ĐỊA LÍ ( 5 điểm ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng, viết tiếp vào câu trả lời trong các câu sau:
Câu 1( 0,5 điểm): Ý nào nói về vị trí, đặc điểm của khu phố cổ ở Hà Nội?
Có vị trí gần Hồ Tây, có nhiều nhà cao tầng
Có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm, đường phố hẹp, nơi buôn bán tấp nập; tên các phố thường có chữ đầu là “Hàng”
Có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm, có nhiều nhà cao tầng, đường phố rộng.
Câu 2 ( 0,5 điểm ): Đồng bằng Nam bộ do hệ thống của các sông nào bồi đắp nên?
Sông Tiền và sông Hậu
Sông Mê Kong và sông Sài Gòn
Sông Mê Kong và sông Đồng Nai.
Câu 3 ( 0,5 điểm ): Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
Phía Bắc và phía Tây.
Phía Đông và phía Tây.
Phía Nam và phía Tây.
Phía Đông, phía Nam và Tây Nam
Câu 4 ( 0,5 điểm ): Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là:
Đồng, sắt b. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt c. Dầu mỏ và khí đốt
Câu 5 ( 1 điểm ): Theo em, những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất ở nước ta?
Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau.
Câu 6 ( 2 điểm ): Hãy nêu một số dấu hiệu chứng tỏ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Phần Lịch sử:
Phần Lịch sử:
Câu 1: b Câu 2: b Câu 3: d Câu 4: d
Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 5: 1,5 điểm, mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Thứ tự điền: nghênh chiến, giả vờ thua, bì bõm, bỗng nhiên, sườn núi, vun vút.
Câu 6: 1,5 điểm, mỗi ý đúng được 0,3 điểm
- - Cuối năm 1788, Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
- - Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân, Quang Trung cho quân ăn Tết trước rồi chia thành 5 đạo quân tiến về Thăng Long.
- - Đêm mồng 3 Tết năm 1789, quân ta tấn công và nhanh chóng chiếm được đồn Hà Hồi.
- - Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta tấn công, chiếm được đồn Ngọc Hồi.
- - Cũng mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Xác giặc chất thành gò đống. Tôn Sĩ Nghị cùng đám tàn quân vượt qua sông Hồng chạy về phương Bắc. Quân ta toàn thắng.
Phần Địa lí:
Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: d Câu 4: c Câu 5: c
Các câu 1, 2, 3, 4: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 5: 1 điểm
Câu 6: 2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- - Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước.
- - Quốc Tử Giám ở Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
- - Hà Nội còn có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện.
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ - LỚP 4
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ - LỚP 4
I. PHẦN LỊCH SỬ (5 điểm): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào câu trả lời trong các câu sau:
Câu 1(0,5 điểm). Vị vua nào dưới đây đã cho soạn Bộ luật Hồng Đức?
A. Đinh Tiên Hoàng B. Lê Lợi C. Lê Thánh Tông D. Lê Hoàn
Câu 2 (0,5đ). Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long để làm gì?
A. Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn
B. Lật đổ chính quyền nhà Lê
C. Đánh quân Nam Hán
D. Đại phá quân Thanh
Câu 3 (0,5 đ ). Các trận đánh lớn của quân Tây Sơn trong cuộc đại phá quân Thanh là:
A. Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa.
B. Sơn Tây, Khương Thượng, Hải Dương.
C. Yên Thế, Lạng Giang, Phượng Nhãn.
D. Hà Hồi, Đống Đa, Tây Sơn.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?
A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc
B. Để bảo vệ trật tự xã hội
C. Để bảo vệ quyền lợi của vua
D. Để bảo vệ quyền lợi của nhân dân
Câu 5 (0,5 đ). Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là:
A.Chia ruộng đất cho nông dân
- B.Chia thóc gạo cho nông dân
- C. Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng
- D. Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7 (1,5 điểm) Hãy điền các từ: lập căn cứ; khởi nghĩa; lật đổ; toàn bộ vùng đất; họ Nguyễn; thượng đạo vào chỗ chấm cho thích hợp:
Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn ....................., ……………… dựng cờ ................................................... Trước khi tiến ra Thăng Long Nguyễn Huệ đã làm chủ ...................................... Đàng Trong, ............................. chính quyền .........................
II. PHẦN ĐỊA LÍ ( 5 đ ): Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng, viết tiếp vào câu trả lời trong các câu sau:
Câu 1(0,5đ). Hà Nội có vị trí ở:
A. Hai bên sông Hồng, có sông Đuống chảy qua.
B. Phía Tây của tỉnh Bắc Ninh, phía Nam của Thái Nguyên.
C. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng chảy qua
Câu 2 (0,5 đ). Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
Sản xuất đường mía C. Hoạt động du lịch
Khai thác a-pa-tít D. Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền
Câu 3 (0,5đ). Theo em, những nơi nào đánh bắt nhiều hải sản nhất ở nước ta?
A. Các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam.
B. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi.
C. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
D. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau.
Câu 4 (1,5đ). Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- Nước ta có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo.
- Biển Đông bao bọc phía Bắc và phía Đông phần đất liền nước ta.
- Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra khắp vùng biển Việt Nam.
- Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
- Dầu khí được khai thác ở vùng biển phía Bắc nước ta.
- Biển cho ta nhiều tài nguyên quý.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Phần Lịch sử:
Câu 1(0,5 điểm): C Câu 2 (0,5 điểm): A
Câu 3 (0,5 điểm): A Câu 4 (0,5 điểm): A Câu 5 (0,5 điểm): D
Câu 6 (1 điểm): Mỗi ý điền đúng được 0,5 điểm:
- Đánh tan mưu đồ cứu viện của nhà Minh
- Góp phần giúp cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn. Lê Lợi lên ngôi vua, mở đầu thời kì Hậu Lê
Câu 7 (1,5 điểm): Mỗi từ điền đúng được 0,25đ.
Lần lượt các từ cần điền là: thượng đạo, lập căn cứ, khởi nghĩa, toàn bộ vùng đất, lật đổ, nhà Nguyễn.
Phần Địa lí:
Các câu 1, 2, 3: mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: c
Câu 4: 1,5 điểm Mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm
Lần lượt điền là: Đ, S, Đ, Đ, S, Đ
Câu 5: 2 điểm, mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- - Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước.
- - Quốc Tử Giám ở Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
- - Hà Nội còn có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- - Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện.
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
DOWNLOAD FILE
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT