- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,944
- Điểm
- 113
tác giả
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ VÀ AN NINH TOÀN CẦU(ĐỊA LÍ 11)PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 57 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Việc học tập của học sinh phần lớn là tiếp nhận thông tin một chiều từ giáo viên; chưa có sự nghiên cứu bài học, tìm tòi nâng cao kiến thức, chưa có cơ hội phát triển năng lực cá nhân.
Việc tổ chức dạy học như vậy đã không còn phù hợp với mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất năng lực học sinh bắt đầu thực hiện ở cấp THPT từ năm học 2022-2023 với lớp 10 và lớp 11 đối với năm học tới 2023-2024.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ còn gọi là cuộc cách mạng số đang diễn ra kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện để đổi mới phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá. Chuyển đổi số trong giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giáo viên và học sinh có sức ì lớn, ngại đổi mới…nên việc đổi mới diễn ra chưa đồng bộ; chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trong quá trình dạy học môn Địa lí ở trường THPT tác giả nhận thấy
Giáo viên là người thuyết giảng chính, chịu trách nhiệm chính về thành công của giờ học và sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Một số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp, sử dụng học liệu, phương tiện dạy học đa dạng song cũng chỉ tập trung được vào một số học sinh trong lớp, số còn lại có tâm lý ỷ lại vào các bạn và giáo viên.
Giáo viên chưa chú ý đến việc phát triển năng lực số cho học sinh.
Học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức và thể hiện vai trò mờ nhạt trong giờ học, có tâm lý ỷ lại toàn bộ giờ học vào giáo viên.
Theo tác giả quan sát thấy: mỗi lần giáo viên đặt câu hỏi, học sinh vội lật và nhìn sách giáo khoa tìm đúng chỗ giáo viên hỏi, để khi được gọi đứng lên thì đọc một cách thụ động. Học sinh phần lớn được chỉ định để trả lời, thậm chí có giáo viên vừa đặt câu hỏi xong đã gọi ngay học sinh trả lời. Sự miễn cưỡng đó đã khiến các em trả lời qua loa, chống đối. Chỉ có một số ít học sinh xung phong và trả lời tốt. Những câu hỏi yêu cầu phức tạp hơn thì hầu như các em đứng yên hoặc trả lời nhanh cho xong.
Trong giờ học: việc tổ chức các hoạt động để học sinh được thực sự hoạt động, tương tác và chiếm lĩnh nội dung bài học còn hạn chế. Nghe và ghi chép vẫn là công việc chủ yếu của học sinh trong các giờ học.
Chương trình lớp 10- GDPT 2018 đã được áp dụng gần 1 năm học nhưng nhiều giáo viên, học sinh vẫn bị ảnh hưởng bởi cách dạy và học của chương trình 2006.
Về phía học sinh, phần lớn học sinh có tâm lí coi môn Địa lí là môn phụ nên chưa dành nhiều thời gian cho bộ môn. Điều này làm cũng hạn chế việc hoàn thành mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phát huy phẩm chất, năng lực trong đó có năng lực số của học sinh nói riêng.
Giáo viên mất thời gian để nói lại những vấn đề có thể học sinh đã biết; việc thu thập thông tin phản hồi chỉ diễn ra ở một bộ phận học sinh. Giáo viên cũng không biết kế hoạch bài dạy của mình có phù hợp với học sinh, khó đánh giá mức độ hình thành năng lực đặc biệt là năng lực số của học sinh.
Nguyên nhân: việc đo kết quả học tập chưa có quy trình, tiêu chí, công cụ đánh giá nên chưa phản ánh được mức độ hình thành năng lực.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Tên sáng kiến: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ VÀ AN NINH TOÀN CẦU (ĐỊA LÍ 11) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9/2022.Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.
Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Tổ chức dạy học môn Địa lí 11 được giáo viên thực hiện soạn theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2006, mục tiêu bài học viết theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và giảng dạy theo từng bài trong sách giáo khoa bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu là thuyết trình, giảng giải chưa chú ý đến sự hình thành năng lực của học sinh, trong đó có năng lực số.Việc học tập của học sinh phần lớn là tiếp nhận thông tin một chiều từ giáo viên; chưa có sự nghiên cứu bài học, tìm tòi nâng cao kiến thức, chưa có cơ hội phát triển năng lực cá nhân.
Việc tổ chức dạy học như vậy đã không còn phù hợp với mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất năng lực học sinh bắt đầu thực hiện ở cấp THPT từ năm học 2022-2023 với lớp 10 và lớp 11 đối với năm học tới 2023-2024.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ còn gọi là cuộc cách mạng số đang diễn ra kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện để đổi mới phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá. Chuyển đổi số trong giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giáo viên và học sinh có sức ì lớn, ngại đổi mới…nên việc đổi mới diễn ra chưa đồng bộ; chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trong quá trình dạy học môn Địa lí ở trường THPT tác giả nhận thấy
Giáo viên là người thuyết giảng chính, chịu trách nhiệm chính về thành công của giờ học và sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Một số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp, sử dụng học liệu, phương tiện dạy học đa dạng song cũng chỉ tập trung được vào một số học sinh trong lớp, số còn lại có tâm lý ỷ lại vào các bạn và giáo viên.
Giáo viên chưa chú ý đến việc phát triển năng lực số cho học sinh.
Học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức và thể hiện vai trò mờ nhạt trong giờ học, có tâm lý ỷ lại toàn bộ giờ học vào giáo viên.
Theo tác giả quan sát thấy: mỗi lần giáo viên đặt câu hỏi, học sinh vội lật và nhìn sách giáo khoa tìm đúng chỗ giáo viên hỏi, để khi được gọi đứng lên thì đọc một cách thụ động. Học sinh phần lớn được chỉ định để trả lời, thậm chí có giáo viên vừa đặt câu hỏi xong đã gọi ngay học sinh trả lời. Sự miễn cưỡng đó đã khiến các em trả lời qua loa, chống đối. Chỉ có một số ít học sinh xung phong và trả lời tốt. Những câu hỏi yêu cầu phức tạp hơn thì hầu như các em đứng yên hoặc trả lời nhanh cho xong.
Trong giờ học: việc tổ chức các hoạt động để học sinh được thực sự hoạt động, tương tác và chiếm lĩnh nội dung bài học còn hạn chế. Nghe và ghi chép vẫn là công việc chủ yếu của học sinh trong các giờ học.
Chương trình lớp 10- GDPT 2018 đã được áp dụng gần 1 năm học nhưng nhiều giáo viên, học sinh vẫn bị ảnh hưởng bởi cách dạy và học của chương trình 2006.
Về phía học sinh, phần lớn học sinh có tâm lí coi môn Địa lí là môn phụ nên chưa dành nhiều thời gian cho bộ môn. Điều này làm cũng hạn chế việc hoàn thành mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phát huy phẩm chất, năng lực trong đó có năng lực số của học sinh nói riêng.
Giáo viên mất thời gian để nói lại những vấn đề có thể học sinh đã biết; việc thu thập thông tin phản hồi chỉ diễn ra ở một bộ phận học sinh. Giáo viên cũng không biết kế hoạch bài dạy của mình có phù hợp với học sinh, khó đánh giá mức độ hình thành năng lực đặc biệt là năng lực số của học sinh.
Nguyên nhân: việc đo kết quả học tập chưa có quy trình, tiêu chí, công cụ đánh giá nên chưa phản ánh được mức độ hình thành năng lực.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!