Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN Hoạt đông trải nghiệm cho học sinh lớp 4 CTST CHỦ ĐỀ 4: EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ EM được soạn dưới dạng file word, PPTX gồm 9 file trang. Các bạn xem và tải hoạt đông trải nghiệm cho học sinh lớp 4 về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 4. EM YÊU TRUYỀN THỐNG QUÊ EM



YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau chủ đề này, học sinh:


- Thực hiện được một số hành vi có văn hoá nơi công cộng

- Đề xuất được một số hoạt động kết nối những người sống xunh quanh

- Tham gia tích cực hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống địa phương

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Phẩm chất nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh.

- Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và địa phương mình.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với bạn, với cộng đồng để thực hiện kế hoạch kết nối những người xung quanh.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hoá, phù hợp với truyền thống quê hương để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện tích cực các hoạt động kết nối những người xung quanh, hoạt động đền ơn đáp nghĩa,…



TUẦN 13

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Xác định được các hành vi có văn hoá ở nơi công cộng

- Xử lí được các tình huống để đảm bảo ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hoá, để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm

II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tôi cần! Tôi cần”​
- Trao đổi sau trò chơi:
+ Khi tất cả chúng ta đều cần 1 thứ gì đó, ví dụ như cần mua được vé xem phim, cần mượn cuốn sách ở thư viện,… chúng ta làm thế nào để không mất trật tự?
- GV giới thiệu: Ở bất cứ đâu, chúng ta cần cư xử văn minh, lịch sự. Nhất là ở nơi công cộng, đông người, nếu mọi người không cư xử văn minh, lịch sự thì sẽ gây mất trật tự và có thể xảy ra những điều đáng tiếc. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về ứng xử văn minh nơi công cộng.​

- HS trả lời theo suy nghĩ.​
2. Khám phá chủ đề
HĐ1. Xác định các hành vi có văn hoá nơi cộng cộng
1. Chỉ ra các hành vi có văn hoá hoặc chưa có văn hoá ở nơi công cộng
- GV sử dụng phương pháp động não, khai thác kinh nghiệm của HS: “Kể tên các hành vi có văn hoá hoặc các em biết.”​
- Nhiều HS trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý, GV lắng nghe và ghi nhanh lên bảng các ý kiến của HS.
- GV: Để hiểu rõ hơn về hành vi có văn hoá hoặc chưa có văn hoá nơi cộng cộng, chúng ta cùng thực hiện nhiệm vụ 1, trang 35, SGK.​
- HS mở SGK
- GV yêu cầu: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng quan sát các bức tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Bức tranh quang cảnh gì? Nơi công cộng đó có đặc điểm gì nổi bật?
+ Các nhân vật trong tranh có hành động như thế nào?
+ Hành động đó thể hiện sự có văn hoá hay không có văn hoá?

- HS làm việc theo nhóm. Thảo luận để đưa ra kết quả:
- Dự kiến kết quả:
Tranh 1: Trang nghiêm khi đến nơi thờ tự
+ Bức tranh vẽ cảnh HS đang dâng hương tại đền thờ. (Đây là đền thờ Chu Văn An ở Chí Linh, Hải Dương)
+ Các bạn HS xếp hàng ngay ngắn, trật tự, thể hiện sự nghiêm trang, thành kính khi vào dâng hương.
+ Hành động của các bạn thể hiện nét văn hoá biết ơn tổ tiên / tôn sư trọng đạo / biết ơn người đi trước /…. của con người Việt Nam ta.
Tranh 2: Trật tự lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh
+ Bức tranh vẽ cảnh thầy giáo và các bạn học sinh đang đi thăm quan, nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu. (bối cảnh tranh vẽ là nhà tưởng niệm trong đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở đền thờ Bác Hồ của tỉnh Đồng Tháp)
+ Các bạn HS đang lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu. Một bạn nam chưa chú ý đã được bạn nữ nhắc nhở.
+ Hành động của các bạn thể hiện cách ứng xử văn hoá tôn trọng người khác, tôn trọng quy định nơi công cộng của quê hương ta.
Tranh 3: Giúp đỡ em nhỏ ở hội làng
+ Bức tranh vẽ cảnh hai bạn HS và một em nhỏ tham gia hội làng.
+ Hai bạn HS đang dỗ dành em nhỏ vì em bị lạc, đang khóc tìm mẹ.
+ Hành động của hai bạn thể hiện nét văn hoá khi ứng xử nơi công cộng. Đó cũng là nét đẹp trong truyền thống yêu thương con người của quê hương ta.
Tranh 4. Tuân thủ quy định nơi công cộng
+ Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng nhiều người và gia đình ở bến tàu.
+ Gia đình bạn nhỏ ăn quà ở bến tàu để rác gọn gàng là hành vi có văn hoá, còn hai bạn nhỏ vừa ăn vừa vứt vỏ kẹo bánh ra sàn là hành vi không có văn hoá ở nơi công cộng.
2. Kể về một hành vi có văn hoá hoặc chưa có văn hoá ở nơi công cộng mà em biết hoặc chứng kiến.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, có thể nói hoặc viết các hành vi vào bảng nhóm, giấy thảo luận nhóm. Nếu có điều kiện có thể viết hành vi có văn hoá vào bông hoa, viết hành vi thiếu văn hoá vào tam giác đỏ.
- GV có thể gợi ý thêm:
+ Hành vi đó diễn ra ở đâu (tên của nơi công cộng)
+ Hành vi đó diễn ra như thế nào?
+ Kết quả / hậu quả của hành vi đó?
+ Nhận xét của em?
- HS làm việc theo nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả- Đại diện các nhóm báo cáo. Hình thức báo cáo có thể là 1 bạn trình bày, hoặc kết hợp nhau cùng trình bày, hoặc diễn tả lại hành vi đó để cả lớp đoán.
- GV tổng kết hoạt động: Nơi công cộng là nơi sinh hoạt của nhiều người. Khi đến nơi công cộng, các em cần có ứng xử văn hoá như tuân thủ quy định nơi công cộng, giúp đỡ khi người khác khó khăn, nói chuyện đủ nghe, không vứt rác bừa bãi. Đặc biệt, khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống quê hương ở nơi công cộng như đền, chùa, đình, di tích lịch sử, bảo tàng,… ngoài cách hành vi văn hoá thông thường, các em càng cần thể hiện các hành vi văn hoá tôn trọng truyền thống.
Hoạt động 2. Ứng xử tình huống có văn hoá ở nơi công cộng
- GV chia lớp thành 4 nhóm hoặc 8 nhóm. Đề nghị các nhóm đọc, nghiên cứu 02 tình huống trong SGK (trang 36) và 2 tình huống bổ sung. GV tổ chức cho HS thảo luận về cách xử lí các tình huống. Mỗi nhóm chỉ thảo luận và đóng vai xử lí 1 tình huống.- HS chia nhóm, thảo luận về các tình huống:
Tình huống 1: Ngày chủ nhật, em và Bình rủ nhau đi xem phim. Trong khi xem phim, Bình thường xuyên giơ điện thoại lên quay đoạn mình thích và bình luận với em về đoạn đó. Em sẽ ứng xử như thế nào để thể hiện văn hoá trong rạp chiếu phim?
Tình huống 2: Khi đang ngồi trên xe buýt, tới một bến đỗ, Nam nhìn thấy một bác thương binh chống nạng bước lên xe, đến gần chỗ Nam. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Trâm là bạn cùng lớp với em. Chủ nhật, cả gia đình Trâm đi chơi công viên, mang cả chó cưng đi cùng. Đến công viên, chú chó chạy lung tung, lao cả vào bạt của một gia đình khác đang ăn uống và sủa lên ầm ĩ. Trâm thấy thế lại tỏ vẻ thích thú vì thấy cún con bạo dạn. Em và gia đình cũng đi chơi hôm đó và chứng kiến sự việc. Em sẽ nói gì với Trâm?
Tình huống 4: Đắc Lắc quê hương em có nghề truyền thống làm nhạc cụ. Lớp em được cô giáo tổ chức đi thăm gia đình làm đàn tơ-rưng. Khi vào thăm khu sản xuất đàn tơ-rưng mini, em thấy Trung và Nam lấy các ống đàn cất vào túi rồi thì thầm với nhau là về nhà sẽ làm thử. Khi đó, em sẽ nói và làm gì với hai bạn?
Tình huống 4: Đắc Lắc quê hương em có nghề truyền thống làm nhạc cụ. Lớp em được cô giáo tổ chức đi thăm gia đình làm đàn tơ-rưng. Khi vào thăm khu sản xuất đàn tơ-rưng mini, em thấy Trung và Nam lấy các ống đàn cất vào túi rồi thì thầm với nhau là về nhà sẽ làm thử. Khi đó, em sẽ nói và làm gì với hai bạn?
- GV mời các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử của nhóm mình.- Các nhóm thực hiện trước lớp.
- Các nhóm khác quan sát, nhận xét.
- GV thống nhất về cách ứng xử văn minh ở nơi công cộng.
Tình huống 1. Rạp chiếu phim có quy định không được sử dụng điện thoại trong khi xem, không được quay lại các đoạn phim trong khi xem để đảm bảo tính bản quyền. Em cần chỉ cho Bình thấy quy định đó và nhắc Bình làm đúng quy định.
Tình huống 2. Nếu là Nam, em nhanh chóng đứng lên, đỡ bác thương binh vào chỗ và mời bác ngồi xuống chỗ của mình.
Tình huống 3. Đưa thú cưng đến nơi công cộng mà không đeo rọ mõm, lại còn vui thích khi thú cưng làm phiền người khác là cách ứng xử thiếu văn hoá. Nếu là bạn của Trâm, em sẽ đến gặp và giải thích cho Trâm điều đó.
Tình huống 2. Chứng kiến Trung và Nam lấy các ống đàn tơ-rưng mini của xưởng chế tác khi đi thăm quan, em cần nhắc nhở các bạn không được làm như vậy và trả lại cho xưởng những gì đã lấy. Nếu các bạn không trả lại, em có thể trao đổi riêng với thầy, cô giáo về việc này.
4. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- Trong cuộc sống, chúng ta thường phải hoạt động ở những nơi công cộng. Các em hãy nhớ ứng xử có văn hoá và ghi lại những hành vi tốt mà chúng ta đã thực hiện nhé.

- Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các hành vi có văn hoá và chưa có văn hoá ở nơi công cộng.








Tuần 13

SINH HOẠT LỚP

Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Làm được cây văn hoá thể hiện những hành vi có văn hoá nơi công cộng mình đã thực hiện.

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hoá, để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..

II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 13 và phương hướng hoạt động tuần 14
a. Sơ kết tuần 13
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 13.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: ..
* Tồn tại:…
b. Phương hướng tuần 2:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- Lắng nghe cô giáo nhận xét


b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Làm cây văn hoá
- GV tổ chức trò chơi chia sẻ hành vi có văn hoá mà em đã thực hiện..








- GV nhận xét trò chơi, khen ngợi học sinh.
Tổ chức cho HS làm cây văn hoá.
- GV cho HS đọc yêu cầu 2 của giờ sinh hoạt lớp, hỏi để xác nhận việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV chia HS thành các nhóm. Đề nghị các em thảo luận để đưa ra đề xuất và ý tưởng thực hiện cây văn hoá.
+ Nhóm em định làm cây từ những vật liệu gì?
+ Cây của nhóm em là cây 3D hay 2D?
+ Mô tả cách các em sẽ cùng làm với nhau?
+ Dự kiến phân công công việc của nhóm như thế nào?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện cây văn hoá.
- GV tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu cây văn hoá của nhóm mình trước lớp.
- Cả lớp bình chọn cây văn hoá đẹp và có ý nghĩa.
- HS chơi trò chơi:
Bạn bắt đầu cầm 1 bông hoa, hoặc một trái tim,…. Cả lớp cùng nghe một bài nhạc (bài hát quen thuộc với lớp), vừa nghe vừa hát vừa truyền bông hoa. Nhạc dừng bất kì lúc nào. Khi nhạc dừng, bạn nào đang cầm bông hoa sẽ chia sè về hành vi có văn hoá mà em đã thực hiện theo 3 gợi ý:
+ Nơi công cộng mà em đã đến.
+ Hành vi có văn hoá em đã thực hiện.
+ Cảm xúc của em sau khi thực hiện.


- HS thực hiện làm cây văn hoá, sau đó trưng bày và giới thiệu.
3. Tổng kết / cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại các hành vi có văn hoá chúng ta cần thực hiện.








TUẦN 14

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Xác định được các hoạt động kết nối cộng đồng mà em có thể tham gia

- Lập được kế hoạch tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện tích cực các hoạt động kết nối những người xung quanh, hoạt động đền ơn đáp nghĩa,…

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm

II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tôi cần! Tôi cần”​
- GV giới thiệu: Ở bất cứ đâu, chúng ta cần cư xử văn minh, lịch sự. Nhất là ở nơi công cộng, đông người, nếu mọi người không cư xử văn minh, lịch sự thì sẽ gây mất trật tự và có thể xảy ra những điều đáng tiếc. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về ứng xử văn minh nơi công cộng.​

Hoạt động 3. Xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà em có thể tham gia
1. Chia sẻ những hoạt động kết nối cộng đồng ở địa phương em
- GV đề nghị HS quan sát tranh vẽ trang 38, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Tranh vẽ hoạt động gì?
+ Hoạt động đó thường diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
+ Các nhân vật trong tranh đang tham gia hoạt động như thế nào?
+ Theo em, hoạt động đó giúp gì cho việc kết nối những người xung quanh?
HS quan sát tranh, thảo luận, sau đó đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.​
Tranh 1: Tranh vẽ mọi người đang cùng nhau dọn vệ sinh đường làng. Các nhân vật trong tranh đang tích cực làm việc. Nếu em ở đó, em có thể cùng mọi người tham gia những việc vừa sức như quét đường, gom rác,… Theo em, việc cùng hàng xóm dọn dẹp đường làm ngõ xóm sẽ giúp bảo vệ môi trường và mọi người gần gũi nhau hơn.
Tranh 2. Tranh vẽ mọi người đang cùng nhau chuẩn bị Hội nghị Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là hoạt động diễn ra hằng năm ở các khu dân cư/ làng xóm/ và thường được tổ chức vào ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11 hằng năm). Mọi người đang chuẩn bị rất tích cực, các bạn nhỏ thì cắt xúc xích giấy, các bác nữ thì cắm hoa, các các nam thì treo khẩu hiệu. Nếu em là thành viên của hoạt động em có thể cắt xúc xích hoa cùng các bạn, quét dọn hội trường, cắm hoa cùng các bác nữ, chuẩn bị nước uống cho mọi người,… Việc cùng nhau chuẩn bị cho ngày hội Đại đoàn kết giúp mọi người gần gũi và yêu thương nhau hơn.
Tranh 3. Tranh vẽ các bạn nữ đang học múa truyền thống (múa xêêng tiền) ở sân đình. Thường thì trước lễ hội của làng, xã,… các bạn nam, nữ trong làng thường học hát múa các bài hát truyền thống để biểu diễn trong lễ hội. Ngày nay, nhiều nơi, các câu lạc bộ múa hát truyền thống có sinh hoạt thường kì hằng tuần, hằng tháng… Các bạn nữ tham gia múa rất vui vẻ, say mê. Nếu em là thành viên của hoạt động này, em sẽ tích cực tham gia múa cùng các bạn… Việc tham gia các hoạt động này giúp chúng em hiểu và yêu quê hương mình hơn, cũng làm cho chúng em có thêm nhiều bạn ở nơi mình sinh sống và gần gũi với các cô, các bác hàng xóm hơn.
Tranh 4. Thăm hỏi cựu chiến binh. Hoạt động thăm hỏi cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng thường diễn ra vào các dịp lễ, tết, ngày thương binh, liệt sĩ 27/7. Các nhân vật trong tranh đang tham gia với thái độ chân thành, cởi mở. Nếu em được tham gia hoạt động em có thể làm những món quà nhỏ để tặng bác thương binh, hoặc sẽ giúp bác việc nhà vừa sức,… Việc cùng nhau thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng sẽ thể hiện được nét văn hoá uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam.
- Sau khi HS chia sẻ về các bức tranh, GV đề nghị HS chia sẻ những hoạt động kết nối cộng đồng ở địa phương em mà em biết trước lớp theo gợi ý:
+ Tên hoạt động;
+ Thời gian tổ chức hoạt động;
+ Những người tham gia hoạt động;
+ Ý nghĩa của hoạt động.
- GV nhận xét về các chia sẻ của HS và có thể gợi mở hơn.
- HS chia sẻ cá nhân trước lớp theo kinh nghiệm và kiến thức của bản thân.
2. Ra quyết định về hoạt động kết nối cộng đồng em có thể tham gia.
- GV đề nghị HS đọc kĩ hướng dẫn của việc 2, hoạt động 3, trang 39 và làm theo hướng dẫn.
- GV có thể cung cấp phiếu bài tập để HS thực hiện
- Trước khi học sinh thực hiện phiếu, GV có thể trao đổi, chia sẻ làm rõ các vấn đề sau:
HS thực hiện theo phiếu bài tập, sau đó, báo cáo kết quả trước lớp.
+ Em hiểu thế nào là thuận lợi? Em có những thuận lợi gì để tham gia/thực hiện hoạt động kết nối cộng đồng?+ Thuận lợi bao gồm thế mạnh giúp em thực hiện hoạt động và những điều mà người khác mang lại cho em dễ dàng thực hiện hoạt động hơn.
+ Em hiểu thế nào là khó khăn? Em có những khó khăn để tham gia/thực hiện hoạt động kết nối cộng đồng?+ Khó khăn bao gồm những khó khăn do chính em khó vượt qua và rào cản mà môi trường xung quanh hay người khác mang lại cho em.
+ Em có cách nào / giải pháp nào để tháo gỡ các khó khăn đó không?+ Cách giải quyết: Để tháo gỡ khó khăn, em cần xác định được nguyên nhân của khó khăn và giải quyết hoặc tìm người hỗ trợ.
- GV hướng dẫn: Các em nên quyết định chọn các hoạt động mà em có nhiều thuận lợi để tham gia hoặc thực hiện.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các bạn trong nhóm lần lượt trình bày để các bạn khác góp ý, hỗ trợ. Các bạn có chung quyết định về hành động kết nối cộng đồng có thể lập nhóm riêng và thực hiện cùng nhau.
- GV mời HS trình bày trước lớp và nhận xét và bổ sung các hoạt động khác cho học sinh, nếu cần.
HS thực hiện xác định các về hoạt động kết nối cộng đồng em sẽ tham gia, hoàn thành phiếu bài tập và chia sẻ.
Hoạt động 4. Lập kế hoạch tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng
1. Xây dựng kế hoạch tham gia (hoặc tự thực hiện) hoạt động kết nối cộng đồng
- GV hướng dẫn: Em đã quyết định thực hiện việc Kết nối cộng đồng nào ở hoạt động 3 thì viết hoàn chỉnh kế hoạch tham gia hoặc thực hiện hoạt động kết nối cộng đồng đó ở HĐ4.
- GV có thể phát mẫu kế hoạch cho học sinh thực hiện điền vào.
- HS làm việc theo cá nhân, hoặc theo nhóm tuỳ thuộc vào kết quả của các em ở HĐ3.
- GV theo dõi lớp học và hỗ trợ học sinh.
2. GV tổ chức cho học sinh chia sẻ kế hoạch của mình / nhóm mình trước lớp.
- GV chiếu mẫu kế hoạch và cho HS tự hoàn thiện kế hoạch của nhóm / cá nhân.
3. Tổng kết
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
(Hướng dẫn chuẩn bị cho tuần sau)

1. GV đề nghị HS về nhà thực hiện kế hoạch tham gia kết nối cộng đồng cùng với người thân.
2. Hướng dẫn HS làm báo cáo kế hoạch:
- Trong lúc tham gia hoạt động:
+ Ghi nhớ thông tin về những người tham gia thực hiện cùng em;
+ Ghi nhớ cách tổ chức hoạt động. Nhiệm vụ của từng người;
+ Theo dõi, đánh giá kết quả của kế hoạch;
+ Lưu lại hình ảnh (chụp ảnh) nếu có điều kiện.
- Lựa chọn loại hình báo cáo:
+ Viết bài báo cáo;
+ Vẽ tranh về hoạt động;
+ Làm bài trình chiếu trên PowerPoint;
+ Làm clip báo cáo;
+ Làm sản phẩm tuyên truyền về hoạt động…
HS theo dõi hướng dẫn, ghi lại những điều cần chú ý.




TUẦN 14

SINH HOẠT LỚP

Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Báo cáo được những việc em đã tham gia để kết nối cộng đồng

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực tổ chức hoạt động: Đánh giá hoạt động kết nối cộng đồng mà bản thân đã thực hiện hoặc tham gia, chỉ ra được những điểm cần rút kinh nghiệm, những điểm sẽ phát huy trong kế hoạch cũng như quá trình thực hiện hoạt động.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..

II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 14 và phương hướng hoạt động tuần 13
a. Sơ kết tuần 13
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 13.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: ..
* Tồn tại:…
b. Phương hướng tuần 2:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- Lắng nghe cô giáo nhận xét


b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Tổ chức báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tham gia kết nối cộng đồng
- GV cho HS đọc yêu cầu 2 của giờ sinh hoạt lớp, hỏi để xác nhận việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV chia HS thành các nhóm. Đề nghị các em trưng bày các sản phẩm và thực hiện báo cáo trong nhóm trong nhóm. Sau đó, mỗi nhóm có thể bình chọn báo cáo ấn tượng để báo cáo trước lớp.
- GV dành thời gian cho các nhóm đi tham quan và chia sẻ với nhóm khác để thêm nhiều HS được báo cáo.
- HS trưng bày báo cáo và thực hiện báo cáo hoạt động kết nối mình đã thực hiện theo các cách khác nhau.
Ví dụ:
+ Báo cáo bằng cách trình bày lại tiết mục văn nghệ đã tổ chức trong hoạt động kết nối cộng đồng đã tổ chức, tham gia,
+ Báo cáo bằng trình bày bài viết
+ Báo cáo thông qua giới thiệu anbum chụp ảnh hoạt động,…
- HS bình chọn báo cáo mà em ấn tượng bằng cách dán sticơ lên sản phẩm báo cáo em thích và tổng kết.
3. Tổng kết / cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại các hoạt động Kết nối cộng đồng mà chúng ta có thể thực hiện.




TUẦN 15

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nêu tên và ý nghĩa của những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương.

- Chia sẻ những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương mà em biết hoặc đã tham gia.

- Xây dựng dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương em

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện tích cực các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm

II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi (Thi kể các truyền thống quê hương em). hoặc hát một bài hát về truyền thống quê hương
- GV giới thiệu vào chủ đề: Tuần 15 trong chủ đề Em yêu truyền thống quê hương các em sẽ tìm hiểu và thực hiện dự án để phá huy truyền thống quê hương.​
Hoạt động 5. Nhận diện về hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương
1. Nêu tên và ý nghĩa của những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong SGK trang 41.
- GV theo dõi các nhóm làm việc, sau đó, mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào phiếu làm việc nhóm.


CÂU TRẢ LỜI GỢI Ý​
Tranh 1. Chơi trò chơi dân gian
+ Tranh vẽ cảnh đua thuyền, đây là một trò dân gian thường được tổ chức trong các lễ hội. Những người cùng thuyền cần phải phối hợp, đoàn kết với nhau thì mới có thể chèo thuyền nhanh và thắng cuộc. Những người xem cũng được gần gũi nhau hơn khi cùng cổ vũ cho các đội. Đua thuyền là một trong các trò thể hiện tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam.
+ Hằng năm, trên khắp đất nước Việt Nam có nhiều lễ hội truyền thống. Các lễ hội truyền thống lịch sử giúp các thế hệ sau biết và nhớ về các anh hùng có công với quê hương đất nước. Các lễ hội nghề nghiệp, văn hoá truyền thống lại giúp các thế hệ sau hiểu, tự hào và phát huy nét đẹp, lợi ích của các làng nghề truyền thống, văn hoá dân gian…
Tranh 2. Tìm hiểu thành Nhà Hồ (Tìm hiểu di tích lịch sử)
+ Tranh vẽ thầy giáo cùng các bạn đi thăm di tích lịch sử thành nhà Hồ. Khi được cùng tìm hiểu một vấn đề lịch sử, văn hoá của dân tộc, mọi người sẽ thấy yêu quê hương và đoàn kết với nhau hơn.
+ Hoạt động tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc thể hiện truyền thống yêu quê hương, uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam.
Tranh 3. Thăm bảo tàng lịch sử
+ Tranh vẽ cảnh các bạn học sinh đang tham quan bảo tàng lịch sử.
+ Hoạt động tham quan bảo tàng lịch sử giúp chúng ta hiểu và tự hào hơn về các chiến công của nhân dân và các anh hùng đã có công bảo vệ và xây dựng đất nước. Người Việt Nam có truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc
Tranh 4. Cuộc thi chạy vì trẻ em khuyết tật
+ Tranh vẽ hoạt động giải chạy vì trẻ em khuyết tật.
+ Hoạt động này vừa tuyên truyền với cộng đồng để cộng đồng chia sẻ nhiều hơn với những trẻ em bị khuyết tật vừa giúp lan toả tình yêu thương trong cộng đồng và những người tham gia hoạt động.
+ Hoạt động thi chạy vì trẻ em khuyết tật cho thấy truyền thống yêu thương con người của dân tộc Việt Nam ta. Cộng đồng và những người tham gia chạy cũng thấy rõ hơn truyền thống này khi thực hiện giải.
2. Chia sẻ những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương mà em biết hoặc đã tham gia.
- GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương để chiếu cho học sinh xem. Hoặc có thể chiếu các clip, bộ phim về hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương của đài truyền hình địa phương hoặc trung ương để tác động đến tình cảm, suy nghĩ của HS.
- GV cho HS chia sẻ trong nhóm, sau đó đại diện chia sẻ trước lớp những hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương mà em biết hoặc đã tham gia theo các nội dung được gợi ý:- HS chia sẻ theo các nội dung:
+ Tên hoạt động;
+ Tổ chức (hoặc người) thực hiện;
+ Người / tập thể được đền ơn, đáp nghĩa;
+ Truyền thống quê hương thể hiện qua hoạt động đó.
+ Cảm xúc của em khi tham gia, chứng kiến hoạt động.
- GV nhận xét và động viên HS sau hoạt động.
Hoạt động 6. Xây dựng dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương em
1. Lập nhóm dự án, thảo luận, thống nhất ý tưởng thực hiện dự án của nhóm
- GV mời HS chia sẻ cá nhân về các dự án mà mình mong muốn thực hiện.- HS phát biểu cá nhân theo mong muốn.
- GV ghi tất cả các dự án HS đã đề xuất lên bảng. Phân tích và định hướng chọn 2-4 dự án cho lớp. Sau đó, chia nhóm HS theo dự án.- HS theo dõi và xác định nhóm của mình.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo dự án được phân công và thống nhất: mục tiêu của dự án; Tên của dự án; thời gian thực hiện; Dự kiến hình thức báo cáo.- HS thảo luận và thống nhất:
+ Mục tiêu của dự án
+ Các nội dung về an toàn như an toàn khi tham gia giao thông, an toàn khi sử dụng các thiết bị,… các nội dung về văn hoá ứng xử,… trong quá trình thực hiện dự án.
+ Thống nhất lựa chọn cách thực hiện báo cáo dự án (tương tự như cách làm báo cáo kế hoạch tuần 14).
2. Hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện dự án
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận thống nhất các nội dung cần xác định khi lập kế hoạch thực hiện dự án như trang 42 (SGK) đã gợi ý.

- GV có thể chuẩn bị sẵn mẫu kế hoạch dự án cho HS trình bày.
- Học sinh thảo luận thống nhất các nội dung cần xác định khi lập kế hoạch thực hiện dự án như trang 42
+ Lịch làm việc của nhóm, báo cáo tiến độ dự án cho nhóm trưởng hằng ngày và báo cáo ngay cho GV ngay nếu gặp khó khăn.
- HS thể hiện (viết, vẽ,…) kế hoạch hoàn chỉnh
- GV mời HS trình bày kế hoạch.- Các nhóm báo cáo kết hoạch của nhóm và lắng nghe kế hoạch của các nhóm bạn, phần góp ý của GV để hoàn thiện kế hoạch.
Tổng kết và Hướng dẫn hoạt động tuần tiếp theo
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
1. GV đề nghị HS về nhà thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa hoặc giáo dục truyền thống quê hương với sự hỗ trợ của người thân.
2. GV đề nghị HS lên lịch báo cáo tiến độ dự án cho nhóm trưởng hằng ngày và báo cáo ngay cho GV ngay nếu gặp khó khăn.
3. Đề nghị HS chú ý các nội dung về an toàn như an toàn khi tham gia giao thông, an toàn khi sử dụng các thiết bị,… các nội dung về văn hoá ứng xử,… trong quá trình thực hiện dự án.
4. Hướng dẫn HS làm báo cáo dự án (tương tự như cách làm báo cáo kế hoạch tuần 14).
HS theo dõi và cam kết thực hiện.


TUẦN 15

SINH HOẠT LỚP

Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Báo cáo được tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương



Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực tổ chức hoạt động: Báo cáo tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương đồng thời đưa ra các công việc tiếp theo của dự án và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) để dự án thành công.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..

II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 15 và phương hướng hoạt động tuần 16
a. Sơ kết tuần 15
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 13.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: ..
* Tồn tại:…
b. Phương hướng tuần 2:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- Lắng nghe cô giáo nhận xét


b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Tổ chức báo cáo tiến độ thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương
- GV dành thời gian cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm tự rà soát công việc theo kế hoạch dự án.
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo và đưa ra phương án để HS tháo gỡ khó khăn (nếu có) và cách triển khai công việc tiếp theo.
- GV dành thời gian cho các nhóm đi tham quan và chia sẻ với nhóm khác để thêm nhiều HS được báo cáo.
- HS báo cáo tiến độ dự án, làm một phần báo cáo cho các công việc đã xong
- HS gặp khó khăn xin hỗ trợ và điều chỉnh kế hoạch.
3. Tổng kết / cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại các việc cần chú ý thực hiện để đảm bảo dự án thành công.


TUẦN 16

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

Báo cáo được kết quả thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương, xác định được ý nghĩa của dự án, điều làm được và những điều chưa làm được.

Góp phần hình thành và phát triển:

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập và thực hiện, báo cáo tích cực các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm

II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi (Thi kể các truyền thống quê hương em). hoặc hát một bài hát về truyền thống quê hương
- GV giới thiệu vào chủ đề: Tuần 16 trong chủ đề Em yêu truyền thống quê hương các em sẽ trưng bày kết quả và báo cáo về dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương mà chúng ta đã thực hiện.
- HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ cần làm của tiết hoạt động.​
Hoạt động 7. Báo cáo kết quả thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương
1. GV tổ chức cho HS báo cáo trong nhóm: HS trưng bày bản kế hoạch dự án, các minh chứng và sản phẩm báo cáo dự án đã chuẩn bị (tranh vẽ, bài báo cáo, an-bum ảnh, file trình chiếu,..) và báo cáo trong nhóm.
2. GV mời các nhóm báo cáo và nhận xét đồng thời chia sẻ hỏi đáp để biết thêm về dự án của nhóm bạn.
3. GV tổng kết hoạt động, tuyên dương tinh thần làm việc, hoạt động của tất cả học sinh.


TUẦN 16

SINH HOẠT LỚP

Chủ đề Em yêu truyền thống quê hương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

Đánh giá được dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực tổ chức hoạt động: Báo cáo tiến độ dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương đồng thời đưa ra các công việc tiếp theo của dự án và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) để dự án thành công.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..

II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 16 và phương hướng hoạt động tuần 17
a. Sơ kết tuần 15
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 13.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: ..
* Tồn tại:…
b. Phương hướng tuần 2:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- Lắng nghe cô giáo nhận xét


b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Tổ chức báo cáo tiến độ thực hiện dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống địa phương
GV tổ chức cho HS đánh giá trong nhóm về:
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
- Sản phẩm và thời gian.
- Sự phối hợp với các thành viên trong nhóm.
GV lưu ý HS đánh giá nghiêm túc, lắng nghe nhau đưa ra nhận xét chân thành, không chỉ trích.
3. GV tổ chức bình chọn dự án tiêu biểu của lớp bằng cách cho các nhóm gắn sao hoặc hoa hoặc giơ tay.
HS trưng bày và báo cáo dự án.
3. Tổng kết / cam kết hành động
− GV cho HS khái quát ý nghĩa, cảm xúc của các em khi tham gia các dự án.
4. Đánh giá các hoạt động trong chủ đề
-
GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần Đánh giá hoạt động trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 và phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và người thân đánh giá em.
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đánh giá của mình.

- HS hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân bằng cách tô màu vào số trái tim tương ứng với mức độ bản thân đạt được.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi Phiếu đánh giá cho nhau và thực hiện đánh giá chéo.
- 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác so sánh và nhận xét.

1686904926808.png


THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---HDTN4_CTST_BAN 1_CHU DE 4.zip
    106.4 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ giáo án lớp 4 theo công văn 2345 giáo án atgt lớp 4 giáo án bật qua vật cản lớp 4 5 tuổi giáo án bật xa 35-40cm lớp 4 tuổi giáo án chăm sóc rau hoa lớp 4 giáo án chuyền bóng qua chân lớp 4 tuổi giáo án giải quyết vấn đề lớp 4 giáo án hđngll lớp 4 violet giáo án kể chuyện lớp 4 con vịt xấu xí giáo án khoa học lớp 4 phòng bệnh béo phì giáo án khoa học lớp 4 theo công văn 2345 giáo án kĩ thuật lớp 4 lắp cái đu giáo án kĩ thuật lớp 4 lắp xe nôi giáo án kĩ thuật lớp 4 theo công văn 2345 giáo án kĩ thuật lớp 4 trồng cây rau hoa giáo án làm quen với toán lớp 4-5 tuổi giáo án lớp 4 giáo án lớp 4 bài danh từ giáo án lớp 4 bài de mèn bênh vực kẻ yếu tập 1 giáo án lớp 4 bài dòng sông mặc áo giáo án lớp 4 bài luyện tập trang 128 giáo án lớp 4 bài ngắm trăng giáo án lớp 4 bài ông trạng thả diều giáo án lớp 4 bài thành phố huế giáo án lớp 4 bài văn hay chữ tốt giáo án lớp 4 cả năm giáo án lớp 4 cả năm 2017 violet giáo án lớp 4 cả năm theo công văn 2345 giáo an lớp 4 cả năm theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 cả năm violet giáo án lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng violet giáo án lớp 4 có năng lực phẩm chất giáo án lớp 4 có tích hợp giáo án lớp 4 công văn 2345 giáo án lớp 4 cv 2345 giáo án lớp 4 cv 3969 giáo án lớp 4 dạy online giáo án lớp 4 dế mèn bênh vực kẻ yếu giáo án lớp 4 family and friends giáo án lớp 4 giảm tải giáo án lớp 4 hiện hành giáo án lớp 4 học kì 1 giáo án lớp 4 học kì 2 giáo án lớp 4 khoa học giáo án lớp 4 kì 2 giáo án lớp 4 mới nhất giáo án lớp 4 môn âm nhạc giáo án lớp 4 môn khoa học giáo án lớp 4 môn khoa học theo công văn 2345 giáo án lớp 4 môn kĩ thuật giáo án lớp 4 môn lịch sử giáo án lớp 4 môn thể dục giáo an lớp 4 môn tiếng việt giáo an lớp 4 môn toán giáo án lớp 4 môn địa lí giáo án lớp 4 năm 2020 giáo án lớp 4 năm 2021 giáo án lớp 4 người tìm đường lên các vì sao giáo án lớp 4 nhân với số có một chữ số giáo án lớp 4 phát triển năng lực giáo án lớp 4 phát triển năng lực học sinh giáo án lớp 4 phép cộng giáo án lớp 4 phép trừ giáo án lớp 4 soạn theo công văn 2345 giáo án lớp 4 soạn theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 soạn theo công văn 3969 giáo án lớp 4 soạn theo công văn 5512 giáo án lớp 4 soạn theo cv 2345 giáo án lớp 4 soạn theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 4 soạn theo năng lực phẩm chất giáo án lớp 4 theo công văn 2345 giáo an lớp 4 theo công văn 2345 cả năm giáo an lớp 4 theo công văn 2345 họa tiêu giáo án lớp 4 theo công văn 2345 mới nhất giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn khoa học giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn thể dục giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn tiếng anh giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn toán giáo án lớp 4 theo công văn 2345 soạn ngang giáo án lớp 4 theo công văn 2345 tuần 1 giáo án lớp 4 theo công văn 2345 tuần 9 giáo an lớp 4 theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 theo công văn 2345 vnen giáo án lớp 4 theo công văn 3969 giáo án lớp 4 theo cv 2345 giáo án lớp 4 theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 4 theo tuần giáo án lớp 4 tiếng anh giáo án lớp 4 tiếng việt giáo án lớp 4 tuần 1 giáo án lớp 4 tuần 1 violet giáo án lớp 4 tuần 12 giáo án lớp 4 tuần 2 giáo án lớp 4 tuần 2 violet giáo án lớp 4 tuần 3 giáo án lớp 4 tuần 5 giáo án lớp 4 tuần 6 giáo án lớp 4 tuần 6 cktkn giáo án lớp 4 tuần 6 violet giáo án lớp 4 tuần 8 giáo án lớp 4 tuần 8 cktkn giáo án lớp 4 unit 10 giáo án lớp 4 unit 16 giáo án lớp 4 violet giáo án lớp 4 vnen giáo an lớp 4 vnen theo công văn 2345 giáo án lớp 4 vnen theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 vnen trọn bộ giáo án lớp 5 theo công văn 405 giáo án lớp ghép 3 4 5 tuổi giáo án lớp ghép 3+4 cả năm giáo án lớp ghép 3+4 cả năm violet giáo án lớp ghép 3+4 tuổi giáo án lớp ghép 4+5 giáo án mĩ thuật lớp 4 theo công văn 2345 giáo án một số loại rau lớp 4 tuổi giáo án người ăn xin lớp 4 giáo an ôn tập hè lớp 4 lên 5 giáo án powerpoint lớp 4 giáo án powerpoint lớp 4 môn toán giáo án ptnl lớp 4 giáo án quan sát đồ vật lớp 4 giáo án quyền trẻ em lớp 4 giáo án rèn kĩ năng sống lớp 4 giáo án sầu riêng lớp 4 giáo án tập đọc lớp 4 bài bè xuôi sông la giáo án tập đọc lớp 4 có chí thì nên giáo án thể dục lớp 4 có hình giáo án thể dục lớp 4 có hình minh họa giáo án thể dục lớp 4 theo công văn 2345 giáo án thêu móc xích lớp 4 giáo án thơ em yêu nhà em lớp 4 5 tuổi giáo án thơ ong và bướm lớp 4 tuổi giáo án tiếng anh lớp 10 unit 4 writing giáo án tiếng anh lớp 3 review 4 giáo án tiếng anh lớp 4 2 tiết / tuần giáo án tiếng anh lớp 4 2 tiết / tuần violet giáo án tiếng anh lớp 4 family and friends special edition giáo án tiếng anh lớp 4 theo công văn 2345 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 1 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 12 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 18 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 2 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 3 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 7 giáo án tiếng anh lớp 9 unit 4 write giáo án tin học lớp 4 theo công văn 2345 giáo án toán lớp 4 bài dãy số tự nhiên giáo án toán lớp 4 bài giây thế kỉ giáo án toán lớp 4 bài góc nhọn góc tù góc bẹt giáo án toán lớp 4 bài yến tạ tấn giáo án toán lớp 4 diện tích hình bình hành giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng song song giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng vuông góc giáo án toán lớp 4 học kì 2 violet giáo án toán lớp 4 học kỳ 2 giáo án toán lớp 4 kì 1 giáo án toán lớp 4 kì 2 giáo án toán lớp 4 luyện tập chung trang 149 giáo án toán lớp 4 quy đồng mẫu số giáo án toán lớp 4 violet giáo án toán lớp 4 đề-xi-mét vuông giáo án unit 4 language focus lớp 11 giáo án vệ sinh răng miệng lớp 4 giáo án word lớp 4 giáo án xóa mù chữ lớp 4 giáo án đạo đức lớp 4 có tích hợp giáo án địa lí lớp 4 biển đảo và quần đảo giáo án điện tử lớp 4 download rút kinh nghiệm giáo án lớp 4
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,903
    Thành viên mới nhất
    Cố Tích Triều

    Thành viên Online

    Top