Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN Hoạt đông trải nghiệm cho học sinh lớp 4 CTST CHỦ ĐỀ 8. EM VÀ CUỘC SỐNG XANH được soạn dưới dạng file word, pptx gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 8. EM VÀ CUỘC SỐNG XANH



YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau chủ đề này, học sinh:


- Giới thiệu được vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương với bạn bè, người thân.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể để chăm sóc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh trường lớp.

- Lập và thực hiện được kế hoạch lao động trong nhà trường để làm đẹp trường lớp.

- Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và thực hiện các việc làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.

- Phẩm chất yêu nước: thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào và ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của địa phương.

- Phẩm chất trung thực: Phản ánh chính xác kết quả điều tra về thực trạng vệ sinh trường, lớp.

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp môi trường trường, lớp.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch “Làm đẹp trường lớp”.

- Năng lực thích ứng: Đề xuất ý tưởng và thực hiện các việc làm để thay đổi một số góc không gian trường lớp cho sạch đẹp hơn phù hợp với thực tế của trường lớp mình.

TUẦN 28

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Giới thiệu được được với bạn bè, người thân về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Xây dựng được kế hoạch tham quan và chăm sóc một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Đề xuất ý tưởng lập kế hoạch tham quan và chăm sóc một số góc không gian trường lớp cho sạch đẹp hơn phù hợp với thực tế của trường lớp mình.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK Hoạt động trải nghiệm 4, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 4 (nếu có); Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán; máy ảnh (nếu có); Tư liệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên của địa phương: tranh ảnh, bài viết, phim,…; Một số đồ dùng, dụng cụ để làm đẹp trường, lớp.

- HS: SGK Hoạt động trải nghiệm 4, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 4 (nếu có); Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán; máy ảnh (nếu có); Tư liệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên của địa phương: tranh ảnh, bài viết, phim,…; Một số đồ dùng, dụng cụ để làm đẹp trường, lớp; Giấy vụn, vỏ lon, vỏ chai để tham gia Kế hoạch nhỏ; Một số đồ dùng, dụng cụ để làm đẹp trường lớp…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn tranh đoán địa danh?”
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Quan sát và đoán các địa danh trong mỗi bức tranh ở đâu, giơ tay thật nhanh để giành quyền trả lời.
+ Luật chơi: Khi được gọi tên mới được trả lời.
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi với các hình ảnh về địa danh: Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh, Đền Trần – Nam Định, Hồ Gươm – Hà Nội, Thác Bản Giốc – Cao Bằng, Đền Hùng – Phú Thọ…

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.​
- Trao đổi sau trò chơi: GV gọi một số HS giới thiệu thêm về địa danh trong trò chơi.
- GV giới thiệu: Lãnh thổ Việt Nam được chia thành 3 vùng và 8 miền với 63 tỉnh thành. Mỗi vùng miền ở nước ta trải dài từ Bắc vào Nam đều có những nét đẹp riêng với những phong cảnh đặc trưng từng vùng miên. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm về những cảnh quan thiên nhiên ở địa phương chúng ta nhé.
- HS trả lời theo suy nghĩ.​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 1. Chơi trò chơi “Trồng cây”
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của Hoạt động 1 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 80 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi theo đội: Chia lớp thành hai đội tương ứng với 2 cây trên bảng lớp.
- GV dán 2 hình cây (chỉ có thân và cành, chưa có lá, hoa,...) lên bảng lớp.
- GV phát cho mỗi HS một vài mảnh giấy nhỏ (giấy màu hình vuông, kích thước khoảng 4cm × 4cm để cắt hoa hoặc lá), yêu cầu HS cắt mỗi mảnh giấy thành một chiếc lá hoặc một bông hoa rồi viết tên một cảnh quan thiên nhiên (ví dụ: sông Đà, núi Chúa, hồ Ba Bể,...) vào bông hoa hoặc chiếc lá đó.
- Các nhóm tự phân công các thành viên lần lượt lên dán hoa và lá đã được viết tên các địa danh để làm cho cây của đội mình thêm xanh tốt.
- Sau khi hết thời gian: Đại diện các nhóm lên đọc tên các cảnh quan thiên nhiên mà nhóm mình đã liệt kê được.
- GV tổng kết trò chơi: đếm số hoa và lá từng đội dán được lên cây.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn.
- HS chọn đội chơi và tham gia chơi theo yêu cầu.
- GV tổng kết và dẫn dắt chuyển tiếp sang hoạt động sau
Hoạt động 2. Chia sẻ về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà em biết
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của Hoạt động 2 SGK trong Hoạt động trải nghiệm 4 trang 80.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ 1: Lựa chọn 1 cảnh quan thiên nhiên mà em biết và suy nghĩ để giới thiệu theo gợi ý trong SGK.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm 5 (hoặc 6), chia sẻ với bạn những nội dung em vừa chuẩn bị: giới thiệu về cảnh quan mà em chọn. Lần lượt từng HS chia sẻ trước nhóm.
- Lưu ý: GV cho tất cả HS được chia sẻ.
- GV tổ chức cho một số nhóm lên trình bày phần chia sẻ của nhóm mình trước lớp.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
- GV hỏi vấn đáp (hoặc tổ chức cho HS hỏi đáp) về những cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
- HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK.

- HS độc lập thực hiện nhiệm vụ 1.


- HS tham gia thảo luận và chia sẻ trước nhóm (5 hoặc 6).



- HS trình bày phần chia sẻ của nhóm mình trước lớp.

- HS nhận xét và đặt câu hỏi và trả lời cho nhau về những nội dung cần được làm rõ trong phần trình bày.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
Hoạt động 3. Xây dựng kế hoạch tham quan một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ và phần gợi ý trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 81.
- GV gợi ý cho HS cách xây dựng kế hoạch tham quan một cảnh quan ở địa phương.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 em. Mỗi nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
+ Thảo luận để lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên của địa phương mà nhóm dự kiến sẽ đến tham quan.
+ Các thành viên trong nhóm trao đổi, thảo luận để thống nhất kế hoạch dựa vào những kế hoạch đã từng làm ở những năm học trước, những chủ đề trước. HS cùng trao đổi trong nhóm để xây dựng cho lớp một kế hoạch tham quan. Nội dung phiếu thu hoạch khi tham quan cảnh quan đó dựa vào những nội dung phiếu thu hoạch được gợi ý trong SGK.
+ Thiết kế phiếu thu hoạch đảm bảo đủ nội dung, đẹp, khoa học. Có thể lựa chọn các cách sau:
Cách 1: Cả nhóm cùng thiết kế mẫu phiếu theo nội dung đã thống nhất rồi photo
Cách 2: Mỗi thành viên tự thiết kế mẫu phiếu của mình theo những nội dung đã thống nhất trong nhóm.
- GV tổ chức cho một số nhóm lên báo cáo chia sẻ về kế hoạch tham quan và mẫu phiếu thu hoạch của nhóm mình (nội dung, cách thiết kế,…).
- GV yêu cầu các nhóm còn lại đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
- GV hướng dẫn HS tham quan theo kế hoạch (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể) và hoàn thành những nội dung trong phiếu thu hoạch. Nếu có điều kiện, GV có thể tổ chức cho HS đi tham quan.
- GV nhận xét hoạt động.
- HS đọc nhiệm vụ trong SGK.
- HS lên ý tưởng thực hiện nhiệm vụ.




- HS tham gia thảo luận và chia sẻ trước nhóm (4 - 6).


















- HS trình bày kế hoạch của nhóm mình trước lớp.


- HS nhận xét và đặt câu hỏi và trả lời cho nhau về những nội dung cần được làm rõ trong phần trình bày.
3. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Thiên nhiên, cảnh quan của đất nước ta thật đẹp, mỗi một địa danh lại có những điều kỳ thú riêng, những giá trị tốt đẹp. Trân trọng và gìn giữ những cảnh quan thiên nhiên là góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

- Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về những cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Thực hiện việc tham quan, chăm sóc một cảnh quan thiên nhiên và hoàn thành phiếu thu hoạch (mẫu SGK trang 78).
- Chuẩn bị sản phẩm báo cáo thueo một trong các hình thức: cẩm nang du lịch, bài trình chiếu, tranh vẽ, bài viết, đoạn phim ngắn








SINH HOẠT LỚP

Tuần 28. Chủ đề Em và cuộc sống xanh


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Hưởng ứng phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”.

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định mục tiêu, lập kế hoạch tham gia phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử…

- HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ…

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 28 và phương hướng hoạt động tuần 29
a. Sơ kết tuần 28:
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 28.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét
b. Phương hướng tuần 29
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Hưởng ứng phong trào “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”

- GV tổ chức cho HS tập trung đúng vị trí để toạ đàm về chủ đề “Môi trường xanh – Cuộc sống xanh”.​

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi tham gia chương trình.
- Gợi ý:
Em thấy việc tham dự buổi tọa đàm hôm nay có vui không? Nó có ý nghĩa gì trong việc kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp?
- HS tập trung đúng vị trí.


- Tham gia suy nghĩ và chia sẻ cảm xúc của bản than khi tham gia chương trình.
Tổng kết /cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại nhiệm vụ rèn luyện của bản thân trong tuần.








TUẦN 29

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Giới thiệu được cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mình sinh sống.

- Báo cáo được những hoạt động chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở điạ phương mình tham gia.

- Có ý thức tuyên truyền chủ đề “Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên”.

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Thực hiện và tự đánh giá được những việc đã làm để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở điạ phương.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử, bức tranh sau cơn lũ, phiếu học tập…

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS quan sát bức tranh sau cơn lũ:​
- GV đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh này?

- HS quan sát bức tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.​
- GV giới thiệu: Đó là hình ảnh về những trận lũ lụt, mà nguyên nhân là do sự tàn phá thiên nhiên của con nguời. Vì vậy để bảo vệ cuộc sống của mình và loài người, mỗi người phải có ý thức về vấn đề môi truờng. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta tiếp tục tìm hiểu chủ đề “Em và cuộc sống xanh”.
- HS tạo tâm thế cho các nội dung hoạt động.​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 4. Trò chơi giải ô chữ về cảnh quan thiên nhiên
GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ và nội dung gợi ý của hoạt động 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 82.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm một số cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của nước ta.
- GV tổ chức cho HS nêu một số cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của nước ta mà các em vừa tìm được.
- GV tổ chức cho HS tham gia giải ô chữ theo một số gợi ý sau:
- Cách 1: Chơi cá nhân như hình thức vòng “Vượt chướng ngại vật” của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”.
Luật chơi: mỗi HS được phát một lá cờ. GV đọc câu hỏi tương ứng với từng hàng ngang. HS nào phất cờ trước sẽ giành quyền trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền cho người khác. HS nào trả lời được từ hàng dọc được 50 điểm. Nếu trả lời sai từ hàng dọc sẽ mất quyền tham gia trò chơi.
- Cách 2: Chơi theo đội, từ 6 - 8 HS/đội.
Luật chơi tương tự cách 1 nhưng áp dụng cho đơn vị “đội chơi”. Các đội cùng tìm đáp án và phát cờ giành quyền trả lời.
- GV tổng kết điểm số cho từng thành viên tham gia trò chơi (đội hoặc cá nhân).
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
NỘI DUNG CÁC Ô CHỮ
HÀNG NGANG:
1. Từ hàng ngang thứ nhất gồm 3 tiếng có 11 chữ cái. Đây là tên một thác nước nổi tiếng của nước ta, là thác nước lớn thứ tư thế giới, thuộc tỉnh Cao Bằng, nằm giữa biên giới Việt Nam và Trung Quốc. (Thác Bản Giốc)
2. Từ hàng ngang thứ hai gồm 2 tiếng có 7 chữ cái. Đây là tên một quần đảo nổi tiếng được mệnh danh là “Đảo Ngọc” ở miền Nam của nước ta, là hòn đảo du lịch biển lớn nhất Việt Nam với những bãi cát trắng phau, nước biển xanh, trong vắt và những bãi san hô tuyệt đẹp. (Phú Quốc)
3. Từ hàng ngang thứ ba gồm 2 tiếng có 5 chữ cái. Đây là địa danh du lịch thuộc thành phố Phan Thiết, tỉnh Ninh Thuận, nổi tiếng với những bãi biển trải dài. Đặc biệt nơi đây có những “đồi cát bay” với màu sắc được biến đổi theo thời tiết vô cùng kì thú và đẹp mắt. (Mũi Né)
4. Từ hàng ngang thứ tư gồm 3 tiếng có 6 chữ cái. Đây là hồ nước ngọt thiên nhiên lớn nhất Việt Nam và là 1 trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ theo đánh giá của UNESCO. Hồ thuộc quần thể vườn quốc gia của tỉnh Bắc Cạn. (Hồ Ba Bể)
5. Từ hàng ngang thứ năm gồm 2 tiếng có 8 chữ cái. Đây là thắng cảnh tiêu biểu nhất trong quần thể hang động tại Vườn quốc gia nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Nơi đây đã được bình chọn là một trong những động đẹp nhất thế giới với các tiêu chí: sông ngầm dài nhất thế giới và hồ nước ngầm đẹp nhất thế giới. (Phong Nha)
6. Từ hàng ngang thứ sáu gồm 2 tiếng có 8 chữ cái. Đây là tên một hang mới được Hiệp hội Nghiên cứu Hang động Hoàng gia Anh khám phá và được công bố là hang động lớn nhất thế giới năm 2009 - 2010. Hang này nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình (Sơn Đoòng)
7. Từ hàng ngang thứ bảy gồm 2 tiếng có 7 chữ cái. Đây là ngọn núi lớn nhất, cao nhất và đẹp nhất trong số những ngọn núi thuộc Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Ngọn núi này còn được gọi là Hòn Non Nước (Thủy Sơn)
8. Từ hàng ngang thứ tám gồm 2 tiếng có 6 chữ cái. Đây là bãi biển đẹp thuộc quần đảo Phú Quốc với bờ cát trắng trải dài, những hàng dừa xanh cao vút bên bờ biển cong hình lưỡi liềm. Tên của bãi này là do mỗi khi màn đêm buông xuống, hàng ngàn con sao biển di chuyển lên bờ cát trắng phủ đầy một vùng. (Bãi Sao)
9. Từ hàng ngang thứ chín gồm 3 tiếng có 12 chữ cái. Đây là tên một dãy núi ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Tên gọi của dãy núi này được đặt là do trên dãy núi có rất nhiều cây hoàng liên. (Hoàng Liên Sơn)
10. Từ hàng ngang thứ mười gồm 3 tiếng có 10 chữ cái. Đây là một vịnh thuộc tỉnh Quảng Ninh, được UNESCO nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hình kì vĩ và sống động (Vịnh Hạ Long)
- Từ hàng dọc: THIÊN NHIÊN
- Cảnh quan thiên nhiên chính là những cảnh đẹp tự nhiên do thiên nhiên tạo ra, chưa có sự tác động của con người.
- HS đọc nhiệm vụ trong SGK.

- HS tìm hiểu nhiệm vụ và thảo luận theo nhóm đôi.
- HS phát biểu các cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng vừa tìm được.
- HS tham gia giải ô chữ theo hướng dẫn và gợi ý của GV.
Hoạt động 5. Giới thiệu cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 5 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 83 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV dành thời gian cho các nhóm hoàn thiện phần báo cáo của nhóm đã được chuẩn bị ở tiết sinh hoạt lớp.
- GV tổ chức cho các nhóm lần lượt lên báo cáo với chủ đề “Giới thiệu cảnh quan thiên nhiên địa phương” theo các tiêu chí sau:
- Thời gian: mỗi nhóm giới thiệu 3 - 4 phút.
- Nội dung: giới thiệu được những nét đặc trưng của cảnh quan, thể hiện niềm tự hào về cảnh đẹp của địa phương.
- Cách thức thể hiện: trình bày ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, logic.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
- GV yêu cầu HS chia sẻ kỹ về những việc em đã là để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nơi em đến thăm quan.
- HS đọc nhiệm vụ 1 trong SGK.


- HS hoàn thiện phần báo cáo theo nhóm.

- HS báo cáo theo tiêu chí hướng dẫn.







- HS chia sẻ kỹ về những việc em đã là để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, nơi em đến thăm quan.
- GV đánh giá, tổng kết hoạt động.- HS lắng nghe và theo dõi.
Hoạt động 6. Báo cáo chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (4 đến 6 em): Tự đánh giá những việc làm của em và đánh giá những việc bạn em đã làm để góp phần chăm sóc, bảo vệ cảnh quan (gợi ý đánh giá trang 79).
- Mỗi HS chia sẻ về những việc em đã làm để góp phần chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. GV có thể gợi ý thêm một số việc làm vừa sức với các em để thực hiện ở những lần sau.
- Mỗi HS nêu ý kiến đánh giá của mình về những việc bạn khác đã làm để bảo vệ cảnh quan.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
- HS chia sẻ theo nhóm theo gợi ý của GV.





- HS nêu ý kiến đánh giá của bản thân về những việc bạn khác đã làm để bảo vệ cảnh quan và nhận xét đánh giá ban.
4. Hoạt động tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.

- Lập kế hoạch và lập bảng theo dõi những việc em đã làm để góp phần chăm sóc, bảo vệ cảnh quan.
- Dự kiến: chỉ cần ghi đơn giản như: thực hiện tốt, đã thực hiện nhưng chưa tốt, chưa thực hiện…








SINH HOẠT LỚP

Tuần 29. Chủ đề Em và cuộc sống xanh


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Tham gia hoạt động: “Chung tay bảo vệ môi trường”.

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: tham gia lên ý tưởng giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, môi trường xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: SGK, Giấy A4, bút viết, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 29 và phương hướng hoạt động tuần 30
a. Sơ kết tuần 29:
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 29.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét
b. Phương hướng tuần 30
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Tham gia hoạt động: “Chung tay bảo vệ môi trường”.
- GV nhắc nhở HS suy nghĩ về các ý tưởng tổ chức hoạt động để lan toả thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người (VD: diễu hành, chiến dịch làm đẹp đường làng ngõ xóm…).
- GV tổ chức cho HS tập trung theo đội hình quy định để tham gia hoạt động.
- GV hướng dẫn HS tham gia chia sẻ ý tưởng đã chuẩn bị.
- HS lên ý tưởng tổ chức hoạt động để lan toả thông điệp bảo vệ môi trường đến mọi người.

- HS tập trung theo đội hình quy định để tham gia hoạt động.
- HS tham gia chia sẻ ý tưởng đã chuẩn bị.
3. Tổng kết /cam kết hành động:
− GV cho HS khái quát lại những việc HS đã làm được và khuyến khích, động viên HS tiếp tục thực hiện những việc làm góp phần bảo vệ môi trường.
4. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhắc HS thu gom giấy vụn, vỏ chai, vỏ lon… và phân loại để chuẩn bị tham gia kế hoạch nhỏ.






TUẦN 30

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Khảo sát được thực trạng vệ sinh trường, lớp.

- Chia sẻ được ý tưởng làm đẹp trường, lớp.

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch “Làm đẹp trường lớp”.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK Hoạt động trải nghiệm 4, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 4 (nếu có); Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán; máy ảnh (nếu có); Một số đồ dùng, dụng cụ để làm đẹp trường, lớp.

- HS: SGK Hoạt động trải nghiệm 4, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 4 (nếu có); Giấy A4, A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán; máy ảnh (nếu có); Một số đồ dùng, dụng cụ để làm đẹp trường, lớp; Giấy vụn, vỏ lon, vỏ chai để tham gia Kế hoạch nhỏ; Một số đồ dùng, dụng cụ để làm đẹp trường lớp…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát bài: “Điều đó phụ thuộc vào hành động của bạn” sáng tác: Vũ Kim Dung.
"Tổ quốc Việt Nam xanh ngát
Có sạch đẹp mãi được không
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc hành vào bạn mà thôi
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc hành vào bạn mà thôi

Củng cố màu xanh đất nước
Giữ đẹp cuộc sống dài lâu
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc hành vào bạn mà thôi
Điều đó tùy thuộc hành động của bạn
Chỉ thuộc hành vào bạn mà thôi".

- HS hát và nhún nhảy theo nhạc.​
- GV giới thiệu: Bài hát truyền tải thông điệm bảo vệ môi trường rất ý nghĩa. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm và suy ngẫm về những hành động đối với môi trường quanh chúng ta.​
- HS sẵn sàng tâm thế khám phá chủ đề.​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 7. Khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ và phần gợi ý trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 84.
- GV gợi ý cho HS một số cách thức có thể sử dụng để tìm hiểu về thực trạng vệ sinh trường lớp, ví dụ:
+ Soạn phiếu khảo sát (dựa vào nội dung gợi ý trong SGK);
+ Chụp ảnh hiện trạng vệ sinh trường lớp (nếu có thể);
+ Quan sát và mô tả hiện trạng;
+ Phỏng vấn những thành viên trong nhà trường: GV, HS, các bác phụ huynh,…;
- GV cùng HS phân tích các bước thực hiện:
+ Bước 1: Chú ý quan sát khu vực trường, lớp: sân chơi, cầu thang, hành lang, các khu vực công cộng, các lớp học, các phòng chức năng, nhà vệ sinh,…
+ Bước 2: Chụp ảnh/ghi chép hiện trạng vệ sinh trường, lớp;
+ Bước 3: Điền vào phiếu khảo sát khi quan sát và phỏng vấn. Đánh giá mức độ vệ sinh: sạch sẽ/chưa sạch sẽ;
+ Bước 4: Tổng hợp các tư liệu thu gom được thành báo cáo.
- GV hướng dẫn HS một số kĩ năng khi tìm hiểu thực trạng vệ sinh trường lớp:
+ Quan sát khu vực được quy định để tập kết của nhà trường: thùng rác công cộng,…
+ Khi chụp ảnh cần chọn góc máy để lột tả rõ nhất hiện trạng.
+ Khi trao đổi với mọi người cần ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận, đặc biệt chú ý đến các con số (nếu có).
+ GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thiện kết quả khảo sát thực trạng vệ sinh trường lớp theo hướng dẫn (có thể giao nhiệm vụ cá nhân hoặc nhóm).
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu thực trạng vệ sinh trường, lớp và đề xuất giải pháp để trường, lớp sạch đẹp hơn.
- GV tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm để kiểm tra lại báo cáo. Trong báo cáo bao gồm hai phần: hiện trạng vệ sinh trường, lớp và đề xuất giải pháp để trường, lớp sạch đẹp hơn.
- GV mời một số nhóm lên trình bày. Các nhóm khác đặt câu hỏi và bổ sung.
- GV tổng kết hoạt động.
- HS đọc nhiệm vụ và suy nghĩ theo gợi ý.
- HS lựa chọn cách thức để tìm hiểu thực trạng vệ sinh trường, lớp và thực hiện.






















- HS rút ra kinh nghiệm khi tìm hiểu thực trạng vệ sinh trường, lớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ phân công của GV.

- HS báo cáo kết quả tìm hiểu thực trạng vệ sinh trường, lớp và đề xuất giải pháp để trường, lớp sạch đẹp hơn.
- HS trao đổi trong nhóm để kiểm tra lại báo cáo.


- HS trình bày kết quả sau trao đổi nhóm.
Hoạt động 8. Chia sẻ ý tưởng làm đẹp trường lớp
1. Vẽ thiết kế lại một góc trong trường mà em muốn cải thiện cho sạch đẹp hơn.
- Dựa vào gợi ý trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 85, GV cho HS nêu ý kiến về những góc em mong muốn được cải thiện để trường, lớp sạch đẹp hơn. GV có thể gợi ý: hành lang, cầu thang, góc sân trường, bệ cửa sổ,…
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (giấy, màu vẽ,…).
- GV tổ chức cho HS làm theo nhóm tự chọn.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ ý tưởng trong nhóm.
- HS đọc nhiệm vụ, nêu ý kiến về những góc em mong muốn được cải thiện để trường, lớp sạch đẹp hơn.



- HS hoạt động theo nhóm tự chọn, thảo luận và chia sẻ ý tưởng trong nhóm
2. Trưng bày ý tưởng “Làm đẹp trường lớp”
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của cả lớp: bản thiết kế, giá, kệ, đồ dùng để dán và treo.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS sắp xếp bản thiết kế/ý tưởng vào khu vực trưng bày.
- GV tuyên bố khai mạc triển lãm và tổ chức cho HS xem các ý tưởng thiết kế. Các tác giả của từng ý tưởng sẽ giới thiệu bản thiết kế của mình theo nội dung gợi ý trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 85.
- GV hướng dẫn HS cách đánh giá các bản thiết kế trong quá trình xem: gắn hoa vào bản vẽ mà em thấy thích nhất.
- GV nhận xét, tổng kết số hoa của mỗi bản vẽ thiết kế và công bố ý tưởng được nhiều lựa chọn nhất.
- HS chuẩn bị đồ dùng.

- HS thực hiện sắp xếp bản thiết kế/ý tưởng vào khu vực trưng bày theo nhóm.
- HS tham gia triển lãm; giới thiệu thiết kế của mình theo hướng dẫn và đánh giá các bản thiết kế trong quá trình xem.
3. Tổng kết:
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học và tổng kết lại chủ đề.






SINH HOẠT LỚP

Tuần 30. Chủ đề Em và cuộc sống xanh


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Tham gia “Ngày hội đọc sách”.

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tham gia đọc sách và chia sẻ sách hay với bạn bè.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy A4, bút viết, bút dạ..

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 30 và phương hướng hoạt động tuần 31
a. Sơ kết tuần 30:
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 30.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét
b. Phương hướng tuần 31
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Tham gia “Ngày hội đọc sách”
- GV yêu cầu HS cùng chuẩn bị để tổ chức góc chia sẻ “Sách hay của bạn”: Chuẩn bị một số cuốn sách yêu thích của em, tóm lược nội dung cuốn sách, chuẩn bị phần giới thiệu về cuốn sách.
- GV hướng dẫn HS chủ động chia sẻ cuốn sách của mình với bạn.
- GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động trong ngày hội, có kĩ năng tham gia các hoạt động trong ngày hội và kĩ năng lựa chọn những cuốn sách mình yêu thích và trao đổi sách với bạn.
- Lắng nghe GV phổ biến và chuẩn bị một số cuốn sách yêu thích của em, tóm lược nội dung cuốn sách, chuẩn bị phần giới thiệu về cuốn sách.
- HS chia sẻ cuốn sách của mình với bạn.

- HS tham gia các hoạt động trong ngày hội.

3. Tổng kết /cam kết hành động
− GV cho HS khái quát ý nghĩa của việc chia sẻ sách cùng bạn bè.







TUẦN 31

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Lập được kế hoạnh cải tạo một góc không gian trong trường hoặc lớp học theo bản vẽ đã lựa chọn.

- Chia sẻ được kế hoạch thực hiện.

- Triển khai được các hoạt động theo kế hoạch đề ra nhằm cải tạo một góc không gian trong trường hoặc lớp học.

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch “Làm đẹp trường lớp”.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử;

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A4 hoặc bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát bài: “Em vẽ môi trường màu xanh” sáng tác: Giáng Tiên.
"Em vẽ môi trường màu xanh
Chung quanh đầy những ánh nắng
Hàng cây xanh đường thẳng tắp
Ánh sáng tràn ngập bình minh
Em vẽ môi trường quanh em màu mỗi ngày tươi thắm
Và ta chung tay chăm sóc màu xanh bảo vệ môi trường
A! Môi trường xanh
Ta cùng nhau giữ cho trong lành
Bầu không khí chung quanh hòa cùng dòng nước mát xanh
Bầu trời xanh có mây
Hòa cùng bao cỏ cây
Tuổi thơ em ở đây
Ngày xanh mát ơi!!!
Lá la la là la
Lá la la là la Lá la la là la là la”

- HS hát và nhún nhảy theo nhạc.​
- GV giới thiệu: Em vẽ môi trường màu xanh là ca khúc của nhạc sỹ Giáng Tiên về môi trường dành cho thiếu nhi. Lời ca với ý tứ tươi đẹp kể về một giấc mơ xanh, một môi trường đáng sống cho nhân loại. Bài hát nói lên khát vọng về một trái đất xanh tươi với những hàng cây xanh tốt và những ánh sáng bình minh hòa bình đẹp đẽ. Chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất nhé.
- HS sẵn sàng tâm thế khám phá chủ đề.​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 9. Lập kế hoạch “Làm đẹp trường, lớp”
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 7 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 86 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV tổ chức cho HS cùng xây dựng kế hoạch cải tạo góc trường/lớp theo bản thiết kế đã được lựa chọn theo các bước sau:
+ Bước 1: GV cho HS xem lại bản vẽ thiết kế được nhiều lựa chọn nhất.
+ Bước 2: Cả lớp cho ý kiến đề xuất về những nội dung cần điều chỉnh của bản thiết kế cho phù hợp với thực tế.
+ Bước 3: Tham khảo mẫu kế hoạch trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 86.
+ Bước 4: Xây dựng kế hoạch. Phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
- HS đọc nhiệm vụ của hoạt động.


- HS cùng xây dựng kế hoạch cải tạo góc trường/lớp theo bản thiết kế đã được lựa chọn.
Hoạt động 10. Thực hiện kế hoạch “Làm đẹp trường, lớp”
- GV kiểm tra công tác chuẩn bị của HS.
- GV cho HS xem lại bản vẽ thiết kế đã được điều chỉnh.
- GV tổ chức triển khai công việc theo từng nhóm HS đã được phân công trong kế hoạch.
- GV công bố thời gian dành cho từng công việc cụ thể: dọn dẹp, sắp xếp lại, trang trí,…
- GV giám sát lộ trình thực hiện của từng nhóm và hỗ trợ HS khi cần thiết.
- GV tổ chức cho HS kiểm tra lại kết quả của hoạt động, đối chiếu thực tế với bản vẽ thiết kế.
- HS chuẩn bị và xem lại bản vẽ thiết kế đã được điều chỉnh.

- HS thực hiện công việc theo phân công của nhóm.



- HS kiểm tra lại kết quả của hoạt động, đối chiếu thực tế với bản vẽ thiết kế.
4. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh lại một số nội dung chính của chủ đề.

- HS nhắc lại và ghi nhớ.
5. Đánh giá hoạt động
- GV tổ chức cho HS trao đổi và nêu những việc mình đã học được để cùng giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- GV phát Phiếu đánh giá và yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV đọc từng nội dung để HS đánh giá và tô màu vào số ngôi sao tương ứng với những việc các em đã làm hoặc GV phát Phiếu đánh giá cho HS tự thực hiện.
- GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.
- GV yêu cầu HS về xin ý kiến người thân vào Phiếu đánh giá.
- GV ghi nhận xét vào Phiếu đánh giá.
- Gợi ý phiếu đánh giá:
Phiếu đánh giá
Họ và tên: Lớp: Trường:
- Tô màu vào. mỗi nội dung đánh giá
(Hoàn thành tốt: ; Hoàn thành: ; Chưa hoàn thành: )​
STT
Nội dung
Em đánh giá
Bạn bè đánh giá
1​
Làm được phiếu thu hoạch để giới thiệu với bạn bè, người thân về cảnh quan thiên nhiên của địa phương
2​
Thực hiện được một số việc làm cụ thể để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của địa phương
3​
Khảo sát được thực trạng vệ sinh trường lớp
4​
Lập và thực hiện được kế hoạch lao động trong nhà trường để trường lớp sạch đẹp hơn
5​
Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp.
Người thân đánh giá em:
Em xin ý kiến của người thân bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng với mức độ của con theo gợi ý:


STT

Nội dung
Mức độ
Tốt
Khá
Bình thường
1​
Kĩ năng giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
2​
Kĩ năng trao đổi, chia sẻ với người khác: diễn đạt, rõ ràng, mạch lạc nội dung cần trao đổi.
Tư thế tác phong khi trao đổi: tự tin
3​
Thực hiện các việc làm để chăm sóc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
4​
Thể hiện thái độ tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên


GV có thể sử dụng Thư gửi phụ huynh để phối hợp với gia đình trong việc giáo dục HS (nếu có điều kiện)

GV sử dụng Thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình HS trong những nội dung sau:

Hỗ trợ con trong việc chuẩn bị cho các hoạt động trong chủ đề.
Ghi thông tin đánh giá HS theo các nội dung trong phiếu (Thái độ làm việc của các em; Ý thức tự giác thực hiện; Mức độ thực hiện).
Tiếp tục quan sát và cùng con thực hiện những việc làm để chăm sóc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương; nhắc nhở con thực hiện những việc làm và ghi lại các hoạt động














SINH HOẠT LỚP

Tuần 31. Chủ đề Em và cuộc sống xanh


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Tham gia hoạt động làm kế hoạch nhỏ

Góp phần hình thành và phát triển :

- Năng lực thích ứng: Tham gia thu gom giấy vụn, vỏ chai, vỏ lon để dưới sự hỗ trợ của thầy/cô Tổng phụ trách.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Sách giáo khoa, bút.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 31 và phương hướng hoạt động tuần 32
a. Sơ kết tuần 31:
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 31.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét
b. Phương hướng tuần 32
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau.
Hoạt động 2. Tham gia hoạt động làm kế hoạch nhỏ
- GV tổ chức cho HS thu gom giấy vụn, vỏ chai, vỏ lon theo đơn vị lớp.
- GV hướng dẫn HS hỗ trợ thầy/cô Tổng phụ trách đi thu gom giấy vụn, vỏ lon của các lớp.
- GV hướng dẫn HS hỗ trợ thầy/cô Tổng phụ trách tổng hợp kết quả làm Kế hoạch nhỏ của toàn trường.
- HS thu gom giấy vụn, vỏ chai, vỏ lon theo đơn vị lớp.
- HS mang giấy vụn, vỏ lon, vỏ chai…đã tập trung của lớp đến khu vực tập kết theo sự hướng dẫn của nhà trường.
3. Tổng kết /cam kết hành động
− GV cho HS khái quát ý nghĩa của hoạt động làm kế hoạch nhỏ, nhắc nhở HS hoàn thiện bản thiết kế để chuẩn bị tham gia triển lãm.


1686909372402.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---HDTN4_CTST_BAN 1_CHU DE 8.zip
    44.2 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ giáo án lớp 4 theo công văn 2345 giáo án atgt lớp 4 giáo án bật qua vật cản lớp 4 5 tuổi giáo án bật xa 35-40cm lớp 4 tuổi giáo án chăm sóc rau hoa lớp 4 giáo án chuyền bóng qua chân lớp 4 tuổi giáo án giải quyết vấn đề lớp 4 giáo án hđngll lớp 4 violet giáo án kể chuyện lớp 4 con vịt xấu xí giáo án khoa học lớp 4 phòng bệnh béo phì giáo án khoa học lớp 4 theo công văn 2345 giáo án kĩ thuật lớp 4 lắp cái đu giáo án kĩ thuật lớp 4 lắp xe nôi giáo án kĩ thuật lớp 4 theo công văn 2345 giáo án kĩ thuật lớp 4 trồng cây rau hoa giáo án làm quen với toán lớp 4-5 tuổi giáo án lớp 4 giáo án lớp 4 bài danh từ giáo án lớp 4 bài de mèn bênh vực kẻ yếu tập 1 giáo án lớp 4 bài dòng sông mặc áo giáo án lớp 4 bài luyện tập trang 128 giáo án lớp 4 bài ngắm trăng giáo án lớp 4 bài ông trạng thả diều giáo án lớp 4 bài thành phố huế giáo án lớp 4 bài văn hay chữ tốt giáo án lớp 4 cả năm giáo án lớp 4 cả năm 2017 violet giáo án lớp 4 cả năm theo công văn 2345 giáo an lớp 4 cả năm theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 cả năm violet giáo án lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng violet giáo án lớp 4 có năng lực phẩm chất giáo án lớp 4 có tích hợp giáo án lớp 4 công văn 2345 giáo án lớp 4 cv 2345 giáo án lớp 4 cv 3969 giáo án lớp 4 dạy online giáo án lớp 4 dế mèn bênh vực kẻ yếu giáo án lớp 4 family and friends giáo án lớp 4 giảm tải giáo án lớp 4 hiện hành giáo án lớp 4 học kì 1 giáo án lớp 4 học kì 2 giáo án lớp 4 khoa học giáo án lớp 4 kì 2 giáo án lớp 4 mới nhất giáo án lớp 4 môn âm nhạc giáo án lớp 4 môn khoa học giáo án lớp 4 môn khoa học theo công văn 2345 giáo án lớp 4 môn kĩ thuật giáo án lớp 4 môn lịch sử giáo án lớp 4 môn thể dục giáo an lớp 4 môn tiếng việt giáo an lớp 4 môn toán giáo án lớp 4 môn địa lí giáo án lớp 4 năm 2020 giáo án lớp 4 năm 2021 giáo án lớp 4 người tìm đường lên các vì sao giáo án lớp 4 nhân với số có một chữ số giáo án lớp 4 phát triển năng lực giáo án lớp 4 phát triển năng lực học sinh giáo án lớp 4 phép cộng giáo án lớp 4 phép trừ giáo án lớp 4 soạn theo công văn 2345 giáo án lớp 4 soạn theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 soạn theo công văn 3969 giáo án lớp 4 soạn theo công văn 5512 giáo án lớp 4 soạn theo cv 2345 giáo án lớp 4 soạn theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 4 soạn theo năng lực phẩm chất giáo án lớp 4 theo công văn 2345 giáo an lớp 4 theo công văn 2345 cả năm giáo an lớp 4 theo công văn 2345 họa tiêu giáo án lớp 4 theo công văn 2345 mới nhất giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn khoa học giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn thể dục giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn tiếng anh giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn toán giáo án lớp 4 theo công văn 2345 soạn ngang giáo án lớp 4 theo công văn 2345 tuần 1 giáo án lớp 4 theo công văn 2345 tuần 9 giáo an lớp 4 theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 theo công văn 2345 vnen giáo án lớp 4 theo công văn 3969 giáo án lớp 4 theo cv 2345 giáo án lớp 4 theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 4 theo tuần giáo án lớp 4 tiếng anh giáo án lớp 4 tiếng việt giáo án lớp 4 tuần 1 giáo án lớp 4 tuần 1 violet giáo án lớp 4 tuần 12 giáo án lớp 4 tuần 2 giáo án lớp 4 tuần 2 violet giáo án lớp 4 tuần 3 giáo án lớp 4 tuần 5 giáo án lớp 4 tuần 6 giáo án lớp 4 tuần 6 cktkn giáo án lớp 4 tuần 6 violet giáo án lớp 4 tuần 8 giáo án lớp 4 tuần 8 cktkn giáo án lớp 4 unit 10 giáo án lớp 4 unit 16 giáo án lớp 4 violet giáo án lớp 4 vnen giáo an lớp 4 vnen theo công văn 2345 giáo án lớp 4 vnen theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 vnen trọn bộ giáo án lớp 5 theo công văn 405 giáo án lớp ghép 3 4 5 tuổi giáo án lớp ghép 3+4 cả năm giáo án lớp ghép 3+4 cả năm violet giáo án lớp ghép 3+4 tuổi giáo án lớp ghép 4+5 giáo án mĩ thuật lớp 4 theo công văn 2345 giáo án một số loại rau lớp 4 tuổi giáo án người ăn xin lớp 4 giáo an ôn tập hè lớp 4 lên 5 giáo án powerpoint lớp 4 giáo án powerpoint lớp 4 môn toán giáo án ptnl lớp 4 giáo án quan sát đồ vật lớp 4 giáo án quyền trẻ em lớp 4 giáo án rèn kĩ năng sống lớp 4 giáo án sầu riêng lớp 4 giáo án tập đọc lớp 4 bài bè xuôi sông la giáo án tập đọc lớp 4 có chí thì nên giáo án thể dục lớp 4 có hình giáo án thể dục lớp 4 có hình minh họa giáo án thể dục lớp 4 theo công văn 2345 giáo án thêu móc xích lớp 4 giáo án thơ em yêu nhà em lớp 4 5 tuổi giáo án thơ ong và bướm lớp 4 tuổi giáo án tiếng anh lớp 10 unit 4 writing giáo án tiếng anh lớp 3 review 4 giáo án tiếng anh lớp 4 2 tiết / tuần giáo án tiếng anh lớp 4 2 tiết / tuần violet giáo án tiếng anh lớp 4 family and friends special edition giáo án tiếng anh lớp 4 theo công văn 2345 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 1 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 12 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 18 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 2 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 3 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 7 giáo án tiếng anh lớp 9 unit 4 write giáo án tin học lớp 4 theo công văn 2345 giáo án toán lớp 4 bài dãy số tự nhiên giáo án toán lớp 4 bài giây thế kỉ giáo án toán lớp 4 bài góc nhọn góc tù góc bẹt giáo án toán lớp 4 bài yến tạ tấn giáo án toán lớp 4 diện tích hình bình hành giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng song song giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng vuông góc giáo án toán lớp 4 học kì 2 violet giáo án toán lớp 4 học kỳ 2 giáo án toán lớp 4 kì 1 giáo án toán lớp 4 kì 2 giáo án toán lớp 4 luyện tập chung trang 149 giáo án toán lớp 4 quy đồng mẫu số giáo án toán lớp 4 violet giáo án toán lớp 4 đề-xi-mét vuông giáo án unit 4 language focus lớp 11 giáo án vệ sinh răng miệng lớp 4 giáo án word lớp 4 giáo án xóa mù chữ lớp 4 giáo án đạo đức lớp 4 có tích hợp giáo án địa lí lớp 4 biển đảo và quần đảo giáo án điện tử lớp 4 download rút kinh nghiệm giáo án lớp 4
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,920
    Thành viên mới nhất
    hamy2011

    Thành viên Online

    Top