Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN Hoạt đông trải nghiệm cho học sinh lớp 4 CTST CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG được soạn dưới dạng file word, pptx gồm 7 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ

NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau chủ đề này, HS:


– Tìm hiểu được những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương.

– Thực hành được một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương và thể hiện sự hứng thú với nghề truyền thống ở địa phương

– Biết giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.

– Thực hiện được một số hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường



Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:


– Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với nghề truyền thống ở địa phương thông qua việc sưu tầm, triển lãm và thiết kế sản phẩm truyền thông, tuyên truyền về nghề truyền thống ở địa phương.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ với bạn về nghề truyền thống ở địa phương và báo cáo kết quả trải nghiệm với nghề truyền thống ở địa phương.

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương và thực hành trải nghiệm với công việc của nghề truyền thống ở địa phương.



TUẦN 32

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Nhận diện được về nghề truyền thống.

- Xây dựng Phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương.

Góp phần hình thành và phát triển :

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Xác định được nghề truyền thống và tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử; tranh ảnh minh hoạ một số nghề truyền thống.

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm

II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn nghề gì?”​
- HS tham gia trò chơi: một bạn lên trước lớp dùng ngôn ngữ cơ thể diễn tả những hành động, việc làm của một nghề, các bạn khác sẽ đoán nghề mà bạn vừa thể hiện.
- Trao đổi sau trò chơi:
+ Kể tên những nghề khác mà em biết?
+ Có những nghề nào có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt?​
- GV giới thiệu: Có những nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay được gọi là nghề truyền thống.

- HS trả lời theo suy nghĩ.​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 1. Nhận diện về nghề truyền thống
1. Nêu tên nghề truyền thống
- GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: chia lớp thành các nhóm 4 -6 HS.
- Tổ chức cho HS quan sát các tranh trong SGK (hoặc có thể sưu tầm thêm các tranh khác về nghề truyền thống) theo các câu hỏi:
+ Đây là nghề gì?
+ Nghề này thường có ở đâu?
+ Em có thích nghề đó không? Vì sao?
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả thảo luận theo từng tranh.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm.
- 6 HS chia sẻ kết quả thảo luận theo từng tranh. Dự kiến câu trả lời:
+ Tranh 1: Nghề làm muối ở vùng biển.
+ Tranh 2: Nghề làm nón lá, thường có ở các tỉnh đồng bằng trên khắp Việt Nam, nổi tiếng là nón Huế.
+ Tranh 3: Nghề làm gốm, nổi tiếng là gốm Bát Tràng.
+ Tranh 4: Nghề làm bánh tráng, nổi tiếng ở các tỉnh Tây Ninh, Phú Yên…
+ Tranh 5: Nghề dệt vải, nổi tiếng là làng nghề dệt lụa ở Vạn Phúc- Hà Đông
+ Tranh 6: Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ ở Bắc Ninh.
2. Chia sẻ với bạn về một nghề truyền thống ở địa phương mà em yêu thích.
- GV yêu cầu từng HS trong nhóm chia sẻ với bạn về một nghề truyền thống ở địa phương mà em yêu thích theo gợi ý:
  • Tên của nghề;
  • Địa chỉ của làng nghề đó;
  • Lí do em thích nghề đó.
- HS chia sẻ về nghề truyền thống yêu thích ở địa phương.
- Dự kiến câu trả lời:
+ Em yêu thích nghề làm bánh Chưng ở quê em đó là bánh chưng Bờ Đậu. Làng nghề nằm trên trục đường chính để Bắc Kạn, Cao Bằng. Tất cả bánh chưng tại làng nghề đều được gói bằng tay, bánh ăn rất ngon và mỗi lần ăn bánh em đều nhớ đến hương vị ngày Tết.
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ.- 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác bổ sung thêm các nghề khác mà địa phương mình có và nhận xét.
- GV tổng kết hoạt động: Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Chúng ta cần giữ gìn và yêu quý nghề truyền thống bởi nó chứa đựng những nét đặc trưng riêng trong văn hoá, cuộc sống của mỗi địa phương.- HS lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
Hoạt động 2. Xây dựng phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương
- GV chia lớp thành các nhóm 4- 6 HS/1 nhóm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xây dựng Phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương theo các gợi ý:
+ Bước 1: Xác định những thông tin chính cần thu thập về nghề truyền thống ở địa phương như: Tên nghề; Sản phẩm của nghề; Nguyên liệu, dụng cụ, … cần có để làm ra sản phẩm; Cách làm để tạo ra sản phẩm; Lợi ích của sản phẩm (sản phẩm được sử dụng để làm gì ?).
+ Bước 2: Làm phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương.
- GV lưu ý HS:
+ Các nhóm có thể bổ sung thêm những thông tin khác nếu muốn tìm hiểu.
+ Các nhóm dựa trên những thông tin chính cần thu thập để thiết kế mẫu Phiếu thu thập thông tin.
- HS chia nhóm, thảo luận và xây dựng Phiếu thu thập thông tin.
- Dự kiến Phiếu thu thập thông tin có thể được trình bày theo bảng; theo cách liệt kê thành từng mục, theo sơ đồ tư duy… nhưng đảm bảo tối thiểu phải làm rõ các nội dung sau:
1. Tên nghề
2. Sản phẩm của nghề
3. Nguyên liệu, dụng cụ,... cần có để làm ra sản phẩm
4. Cách làm để tạo ra sản phẩm
5. Lợi ích của sản phẩm (sản phẩm được sử dụng để làm gì?
- HS có thể trình bày thêm các thông tin khác như: địa chỉ cụ thể của làng nghề; những gia đình ở địa phương đang làm nghề đó; những nghệ nhân trong nghề này (nếu có)… và sáng tạo, trang trí để Phiếu thu thập thông tin đẹp hơn.
- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ về Phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương mà nhóm đã xây dựng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần).- Một số nhóm chia sẻ Phiếu thu thập thông tin được thiết kế trước lớp.
- Các nhóm khác quan sát, nhận xét.
- GV tổ chức HS làm việc chung cả lớp để trả lời câu hỏi:
+ Theo em để tìm hiểu những thông tin về nghề truyền thống ở địa phương như trong phiếu đã thiết kế, các em có thể tìm hiểu ở đâu, qua những kênh thông tin nào và ai có thể giúp các em tìm hiểu?
+ Các em sẽ phân công các thành viên trong nhóm như thế nào để tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương
?
- 2- 3 HS trả lời về cách thu thập thông tin và hoàn thành Phiếu; Đưa ra dự kiến phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương.
GV tổng kết hoạt động: Các em có thể trực tiếp phỏng vấn các gia đình làm nghề truyền thống ở địa phương, có thể tìm thông tin về nghề truyền thống ở địa phương trên mạng (nếu có), có thể hỏi ông bà, bố, mẹ và những người thân trong gia đình, có thể trực tiếp đến trải nghiệm ở các cơ sở hoặc những gia đình làm nghề truyền thống ở địa phương, …
4. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Về nhà HS chia sẻ với người thân và cùng người thân tìm hiểu và thực hiện trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương theo hướng dẫn; Ghi chép lại thông tin trong phiếu (có thể chụp ảnh hoặc quay lại video về cách làm ra sản phẩm) và những phát hiện của mình để chuẩn bị cho phần báo cáo ở tuần tiếp theo.

- Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm về các nghề truyền thống và hoàn thành thiết kế Phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống của địa phương.












SINH HOẠT LỚP

Tuần 32.

Chủ đề: Những người sống quanh em và nghề truyền thống ở địa phương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Giao lưu và trải nghiệm cùng nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương.

Góp phần hình thành và phát triển :

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Xác định được nghề truyền thống và tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, giấy hoặc bảng nhóm..

II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 32 và phương hướng hoạt động tuần 33
a. Sơ kết tuần 32:
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 32.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
b. Phương hướng tuần 32:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét

b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Giao lưu với nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương
- GV tổ chức cho HS trong lớp giao lưu với nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương:
+ GV cử một bạn HS dẫn Chương trình giao lưu.
Gợi ý nội dung giao lưu:
+ Giới thiệu về tên, địa chỉ sinh sống, công việc của nghệ nhân với HS trong lớp;
+ Nghệ nhân nói chuyện với HS.
+ Tổ chức cho HS nêu những câu hỏi.
+ Mời nghệ nhân thực hiện các thao tác làm sản phẩm của nghề truyền thống và hướng dẫn cho HS cùng nghệ nhân thực hành làm sản phẩm.
- HS tham gia giao lưu với nghệ nhân.
- 1 HS dẫn Chương trình giao lưu và tổ chức:
+ Mời nghệ nhân giới thiệu bản thân, công việc.
+ Mời nghệ nhân nói về nghề truyền thống với các nội dung như: tên nghề, lịch sử ra đời của nghề, các sản phẩm của nghề, lợi ích của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm.
+ HS đặt câu hỏi băn khoăn thắc mắc về nghề truyền thống với nghệ nhân và nghệ nhân giải đáp.
+ HS cùng nghệ nhân thực hiện một số thao tác làm sản phẩm của nghề truyền thống.
- GV nêu một số câu hỏi trao đổi với HS:
+ Em đã học được thêm điều gì sau buổi giao lưu với nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương hôm nay?
+ Hãy nêu cảm xúc của em sau khi được giao lưu với nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương.
+ Nếu được nói một câu với nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương em sẽ nói câu gì ?
- HS trả lời câu hỏi và nêu cảm nghĩ, cảm xúc sau buổi giao lưu.
- HS nói lời cảm ơn với nghệ nhân.
3. Tổng kết / cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại lịch sử và ý nghĩa của nghề truyền thống tại địa phương; Nhắc nhở HS yêu quý và giữ gìn nghề truyền thống.

- HS lắng nghe và cùng cam kết thực hiện.


















TUẦN 33

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Thu thập và báo cáo thông tin về nghề truyền thống ở địa phương.

- Báo cáo kết quả trải nghiệm về nghề truyền thống ở địa phương.

Góp phần hình thành và phát triển :

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Xác định được nghề truyền thống và tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A0 hoặc bảng nhóm

II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát bài “Cháu yêu cô thợ dệt” (sáng tác: Thu Hiền)​
- HS hát theo nhạc và lời của bài hát.
- Trao đổi sau bài hát:
+ Bài hát nói đến nghề gì?
+ Em biết những địa phương nào có nghề đó?​
- GV giới thiệu: Tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về một số nghề truyền thống và đã tiến hành trải nghiệm thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ và báo cáo kết quả.

- HS trả lời theo suy nghĩ.​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 3. Trình bày kết quả thu thập thông tin về nghề truyền thống ở địa phương
- GV chia HS thành các nhóm theo các nghề mà HS đã tìm hiểu.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm về:
1. Tên nghề
2. Sản phẩm của nghề
3. Nguyên liệu, dụng cụ,... cần có để làm ra sản phẩm
4. Cách làm để tạo ra sản phẩm
5. Lợi ích của sản phẩm (sản phẩm được sử dụng để làm gì?
- Tổ chức cho các nhóm vẽ sơ đồ tư duy để trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0.
- HS ngồi thảo luận theo nhóm.

- Từng HS chia sẻ trong nhóm về những thông tin mình đã thu thập.







- Các nhóm HS hoàn thành vẽ sơ đồ tư duy để trình bày kết quả tìm hiểu và trang trí, tô màu cho sơ đồ khoa học, đẹp mặt.
- GV yêu cầu HS các nhóm cử đại diện lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình và mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi, động viên các bạn thuyết trình hay, tự tin,
sáng tạo, khen ngợi những nhóm có cách trình bày sơ đồ tư duy khoa học, đẹp mắt.
- Các nhóm HS chia sẻ, các HS nhận xét, bổ sung, khen ngợi các nhóm thực hiện tốt.
- GV tổng kết hoạt động, nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và chuyển sang hoạt động 4.- HS lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
Hoạt động 4. Báo cáo kết quả trải nghiệm về nghề truyền thống ở địa phương
1. Trình bày trong nhóm về kết quả trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương.
- GV chia lớp thành các nhóm 4- 6 HS/1 nhóm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để báo cáo kết quả trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương theo các gợi ý:
– Giới thiệu tên nghề đã trải nghiệm.
– Công việc cụ thể đã trải nghiệm.
– Cảm nhận của bản thân khi trải nghiệm với một số công việc của nghề truyền thống.
– Những điều cần lưu ý để giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.
– Những điều học được sau trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở
địa phương.
- GV tổ chức cho các nhóm ghi tóm tắt các kết quả trải nghiệm trên giấy A1.
- HS chia nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương.











- HS trình bày những kết quả trải nghiệm trên giấy A1 (có thể dán tranh ảnh đã chụp được hoặc chia sẻ video đã quay lại được).
- GV tổ chức cho HS quan sát cách báo cáo của các bạn trong tranh 1, 2 ,3 , 4 (SGK Hoạt động Trải nghiệm 4 trang 89) để tham khảo cách báo cáo kết quả trải nghiệm trước lớp.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK.



- HS báo cáo kết quả trải nghiệm bằng cách hỏi đáp, sắm vai…
2. Chia sẻ về cách giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.
- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi:
+ Nhớ lại những công việc của nghề truyền thống mà em đã trải nghiệm.
+ Trao đổi với bạn cách giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.
- HS thảo luận cặp đôi, có thể hỏi đáp nhau theo các câu hỏi:
+ Bạn đã trải nghiệm nghề gì? Ở đâu?
+ Khi làm nghề đó, cần phải lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn?
GV tổng kết hoạt động: Mỗi nghề đều có những đặc điểm riêng, mang lại các sản phẩm phục vụ cuộc sống con người. Tuy nhiên, khi làm nghề, cần phải lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn như: sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc, sử dụng đúng cách các đồ dùng, vật dụng lao động…
4. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Về nhà sưu tầm sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương.

- Chúng ta cùng tìm hiểu và trải nghiệm báo cáo kết quả thu thập thông tin về nghề truyền thống của địa phương và những điều cần lưu ý để giữ an toàn khi làm nghề truyền thống.




SINH HOẠT LỚP

Tuần 33

Chủ đề: Những người sống quanh em và nghề truyền thống ở địa phương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Chia sẻ các sản phẩm đã sưu tầm của nghề truyền thống ở địa phương.

Góp phần hình thành và phát triển :

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Tìm hiểu về nghề truyền thống và các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Giấy màu, hồ dán, kéo, bút màu, tranh ảnh hoặc vật thật liên quan đến sản phẩm của nghề truyền thống, giấy hoặc bảng nhóm..

II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 33 và phương hướng hoạt động tuần 34
a. Sơ kết tuần 33:
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 33
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
b. Phương hướng tuần 33:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét

b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Sưu tầm sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương
- GV yêu cầu HS nhớ lại những nghề truyền thống ở địa phương mà các em đã tìm hiểu, đã trải nghiệm và đã trình bày trong tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề.
- GV mời một số HS trong lớp nhắc lại về những sản phẩm của nghề truyền thống ở
địa phương.
- GV chia lớp thành các nhóm 4- 6 HS và yêu cầu các nhóm thảo luận về:
+ Cách sưu tầm sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương ;
+ Dự kiến những sản phẩm của nghề truyền thống mà mỗi thành viên trong nhóm có thể sưu tầm được.
- HS nhớ lại những nghề truyền thống ở địa phương đã được tìm hiểu.



- 3- 4 HS trình bày trước lớp về những sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương.

- HS thảo luận theo nhóm. Dự kiến câu trả lời:

+ Cách sưu tầm sản phẩm: nhờ bố mẹ mua, mang từ nhà đến, mượn của người thân…
+ Dự kiến những sản phẩm: tranh vẽ; lọ hoa bằng gốm, sứ; khăn tay, quần áo…
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, chú ý tới việc chia sẻ ý tưởng sưu tầm những sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. Tổng kết / cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại những sản phẩm của nghề truyền thống tại địa phương; Nhắc nhở HS về nhà trao đổi với người thân, cùng người thân sưu tầm những sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương để chuẩn bị cho tiết Hoạt động trải nghiệm vào tuần sau.

- HS lắng nghe và cùng cam kết thực hiện.




TUẦN 34

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

I. MỤC TIÊU

Sau tiết hoạt động, HS:

- Triển lãm sản phẩm về nghề truyền thống ở địa phương.

- Thiết kế sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương.

Góp phần hình thành và phát triển :

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Xác định được các sản phẩm của nghề truyền thống và tuyên truyền, giới thiệu về nghề truyền thống của địa phương.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Sách giáo khoa, bút màu, giấy A0 hoặc bảng nhóm

II. CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phòng viên” để phỏng vấn các bạn trong lớp về tên nghề và các sản phẩm tương ứng với nghề truyền thống.
- HS tham gia trò chơi.
- Trao đổi sau khi chơi: Các bạn đã nhắc đến các sản phẩm nào của nghề truyền thống?
- GV giới thiệu: Tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về cách sưu tầm các sản phẩm của nghề truyền thống và đã tiến hành trải nghiệm sưu tầm các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ và báo cáo kết quả.

- HS trả lời theo suy nghĩ.​
2. Khám phá chủ đề
Hoạt động 5: Triển lãm sản phẩm về nghề truyền thống ở địa phương
- GV cùng HS chuẩn bị không gian lớp học, sắp xếp không gian lớp học thuận lợi cho việc triển lãm sản phẩm về nghề truyền thống ở địa phương (có thể tổ chức ngoài sân trường).
- GV chia lớp thành các nhóm tương ứng với không gian lớp học đã bố trí và yêu cầu các nhóm sắp xếp, trưng bày các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương mà nhóm đã sưa tầm được.
- GV sử dụng kĩ thuật “Phòng tranh”, tổ chức cho HS các nhóm đi tham quan triển lãm các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương theo hình thức luân chuyển, các nhóm sẽ lần lượt đi thăm quan hết sản phẩm của cả lớp.
- HS cùng GV sắp xếp thành các góc để trưng bày, triển lãm các sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương.


- Các nhóm sắp xếp, trưng bày các sản phẩm đã sưu tầm. Lưu ý trưng bày sao cho thật đẹp mắt, có thể sử dụng thêm các dây hoa trang trí hoặc cắt dán các biển tên cho mỗi sản phẩm.
- Mỗi nhóm cử 1 HS ở tại vị trí gian hàng của nhóm mình để giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình, các HS khác trong các nhóm di chuyển đến các gian hàng. Khi đến vị trí của mỗi nhóm, các HS cần lắng nghe bạn đại diện nhóm trình bày và ghi chép lại thông tin.
- GV tổ chức cho đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp về sản phẩm của nhóm mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét,
khen ngợi, động viên các bạn thuyết trình hay, nhóm có sản phẩm hấp dẫn và trưng bày đẹp.
- Đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp.
- GV nêu câu hỏi sau cho cả lớp:
+ Trong hoạt động tham quan triển lãm lãm sản phẩm nghề truyền thống ở địa phương vừa rồi em ấn tượng nhất sản phẩm của nhóm nào? Tại sao?
+ Em hãy nêu ý nghĩa của cuộc triển lãm sản phẩm nghề truyền thống ở địa phương?

- GV mời một số HS trả lời 2.
- HS trả lời và chia sẻ về ý nghĩa, cảm xúc của bản thân sau khi tham quan triển lãm.
GV tổng kết hoạt động: Cuộc triển lãm sản phẩm nghề truyền thống có ý nghĩa tôn vinh nghề truyền thống ở địa phương, nhằm giới thiệu các sản phẩm của nghề đến nhiều người, tuyên truyền mọi người giữ gìn và trân trọng nghề truyền thống và các sản phẩm của nghề truyền thống.
Hoạt động 4. Thiết kế sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS và nêu yêu cầu: Mỗi nhóm sẽ làm một sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương để tuyên truyền, quảng bá cho nghề truyền thống ở địa phương.
- GV gợi ý cho các nhóm cách làm:
+ Chọn một nghề truyền thống ở địa phương mà nhóm muốn tuyên truyền, giới thiệu.
+ Dự kiến nội dung tuyên truyền.
+ Lựa chọn hình thức thể hiện sản phẩm truyền thông sao cho ấn tượng, đẹp, dễ nhớ.
- GV tổ chức cho HS thực hiện.
- HS ngồi theo nhóm và nghe GV yêu cầu.

- Các nhóm HS thảo luận và lên ý tưởng, thể hiện ý tưởng thiết kế:
+ Cả nhóm lên ý tưởng về nghề truyền thống muốn giới thiệu, quảng bá và những nội dung sẽ truyền thông, tuyên truyền về nghề truyền thống ở địa phương.
+ HS chọn hình thức thể hiện sản phẩm truyền thông (ví dụ làm poster, làm tờ rơi, làm băng rôn, khẩu hiệu hoặc vẽ tranh, viết bài báo, làm thơ, viết bài vè, …).
+ HS các nhóm cùng hợp tác để làm sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương theo ý tưởng và hình thức đã chọn.
GV tổng kết hoạt động: Tích cực truyền thông, giới thiệu nghề truyền thống của địa phương cũng là một cách thể hiện tình yêu đối với quê hương và trách nhiệm đối với việc giữ gìn, bảo tồn nghề truyền thống.
4. Tổng kết
- Mời một bạn nhắc lại điều chúng ta đã cùng chia sẻ, trải nghiệm trong tiết học.
- GV nhấn mạnh: Các nhóm hoàn thiện sản phẩm để thực hiện hoạt động truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương vào tiết Sinh hoạt lớp sắp tới và nhắc nhở các nhóm dọn vệ sinh khu vực của nhóm mình sau khi làm xong sản phẩm.

- Chúng ta cùng tìm hiểu và triển lãm sản phẩm nghề truyền thống của địa phương; đồng thời thiết kế các sản phầm truyền thông về nghề truyền thống của địa phương.




SINH HOẠT LỚP

Tuần 34

Chủ đề: Những người sống quanh em và nghề truyền thống ở địa phương


(1 tiết)​

I. MỤC TIÊU

Qua tiết hoạt động, HS:

- Tự đánh giá các hoạt động trong tuần của bản thân và tham gia đánh giá các hoạt động chung của lớp. Xác định được các việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Chia sẻ, giới thiệu các thông tin để truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương.

Góp phần hình thành và phát triển :

Năng lực định hướng nghề nghiệp: Tìm hiểu về nghề truyền thống của địa phương và nêu được một số ý nghĩa, đặc trưng của nghề truyền thống ở địa phương để tuyên truyền, giới thiệu với mọi người.

III. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài giảng điện tử

- HS: Áp phích, tranh ảnh, pa – nô…. Truyền thông về nghề truyền thống địa phương.

II. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG



HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Tổng kết hoạt động tuần 34 và phương hướng hoạt động tuần 35
a. Sơ kết tuần 34:
- Từng tổ báo cáo
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 34
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
b. Phương hướng tuần 35:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
- Thực hiện các hoạt động khác theo phân công
- Thành viên được phân công báo cáo.
- Các thành viên khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe cô giáo nhận xét

b. Lắng nghe và bổ sung ý kiến cho tuần sau
Hoạt động 2. Truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương
- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị sẵn sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương mà nhóm đã làm ở tiết trước;
- GV xem xét sản phẩm truyền thông của các nhóm và hình thức truyền thông để bố trí không gian lớp học cho phù hợp.
- GV tổ chức cho HS sắp xếp không gian lớp học và trưng bày sản phẩm truyền thông.
- GV tổ chức cho HS sắp xếp sản phẩm truyền thông vào khu vực trưng bày.
- HS kiểm tra sản phẩm truyền thông đã chuẩn bị.










- HS trưng bày sản phẩm truyền thông của nhóm mình vào góc được phân công.
- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương và yêu cầu các nhóm chú ý lắng nghe để bình chọn.
- GV tổ chức cho HS cả lớp bình chọn cho nhóm có sản phẩm truyền thông ấn tượng nhất
- Lần lượt các nhóm giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm truyền thông của nhóm mình.


- Các nhóm bình chọn sản phẩm truyền thông ấn tượng.

3. Tổng kết / cam kết hành động
− GV cho HS khái quát lại những sản phẩm của nghề truyền thống tại địa phương; Nhắc nhở HS quảng bá nghề truyền thống của địa phương và trân trọng các sản phẩm của nghề truyền thống.

- HS lắng nghe và cùng cam kết thực hiện.
4. Đánh giá các hoạt động trong chủ đề
-
GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần Đánh giá hoạt động trong SGK Hoạt động trải nghiệm 4 trang 92 và phát cho mỗi HS một Phiếu đánh giá gồm ba phần là tự đánh giá, bạn đánh giá em và người thân đánh giá em.
- GV mời một số HS chia sẻ Phiếu đánh giá của mình.

- HS hoàn thành Phiếu đánh giá cá nhân bằng cách tô màu vào số trái tim tương ứng với mức độ bản thân đạt được.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi Phiếu đánh giá cho nhau và thực hiện đánh giá chéo.
- 2- 3 HS chia sẻ, các HS khác so sánh và nhận xét.


PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Chủ đề 9. Những người sống quanh em
Họ và tên: ……………………… Lớp:………… Trường: …………………………
1. Tự đánh giá
Em tô màu vào các ngôi sao khi em thực hiện những việc dưới đây theo gợi ý:
Hoàn thành tốt: Hoàn thành: Chưa hoàn thành:
STT
Nội dung
Em tự đánh giá
1​
Tìm hiểu những thông tin cơ bản về nghề truyền thống ở địa phương.
2​
Thực hành một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương.
3​
Thể hiện sự hứng thú với nghề truyền thống ở địa phương.
5​
Thiết kế sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương.
6​
Giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.

2. Bạn đánh giá em

Em xin ý kiến của bạn khi em thực hiện những việc dưới đây theo gợi ý:
Hoàn thành tốt: Hoàn thành: Chưa hoàn thành:
STT
Nội dung
Bạn đánh giá em
1​
Tham gia các hoạt động tích cực.
2​
Sáng tạo trong việc thiết kế sản phẩm truyền thông.
3​
Tích cực lắng nghe các bạn trong lớp.
4​
Luôn động viên các bạn trong nhóm.

1686909504432.png


THẦY CÔ TẢI Ạ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---HDTN4_CTST_BAN 1_CHU DE 9.zip
    29.9 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ giáo án lớp 4 theo công văn 2345 giáo án atgt lớp 4 giáo án bật qua vật cản lớp 4 5 tuổi giáo án bật xa 35-40cm lớp 4 tuổi giáo án chăm sóc rau hoa lớp 4 giáo án chuyền bóng qua chân lớp 4 tuổi giáo án giải quyết vấn đề lớp 4 giáo án hđngll lớp 4 violet giáo án kể chuyện lớp 4 con vịt xấu xí giáo án khoa học lớp 4 phòng bệnh béo phì giáo án khoa học lớp 4 theo công văn 2345 giáo án kĩ thuật lớp 4 lắp cái đu giáo án kĩ thuật lớp 4 lắp xe nôi giáo án kĩ thuật lớp 4 theo công văn 2345 giáo án kĩ thuật lớp 4 trồng cây rau hoa giáo án làm quen với toán lớp 4-5 tuổi giáo án lớp 4 giáo án lớp 4 bài danh từ giáo án lớp 4 bài de mèn bênh vực kẻ yếu tập 1 giáo án lớp 4 bài dòng sông mặc áo giáo án lớp 4 bài luyện tập trang 128 giáo án lớp 4 bài ngắm trăng giáo án lớp 4 bài ông trạng thả diều giáo án lớp 4 bài thành phố huế giáo án lớp 4 bài văn hay chữ tốt giáo án lớp 4 cả năm giáo án lớp 4 cả năm 2017 violet giáo án lớp 4 cả năm theo công văn 2345 giáo an lớp 4 cả năm theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 cả năm violet giáo án lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án lớp 4 chuẩn kiến thức kĩ năng violet giáo án lớp 4 có năng lực phẩm chất giáo án lớp 4 có tích hợp giáo án lớp 4 công văn 2345 giáo án lớp 4 cv 2345 giáo án lớp 4 cv 3969 giáo án lớp 4 dạy online giáo án lớp 4 dế mèn bênh vực kẻ yếu giáo án lớp 4 family and friends giáo án lớp 4 giảm tải giáo án lớp 4 hiện hành giáo án lớp 4 học kì 1 giáo án lớp 4 học kì 2 giáo án lớp 4 khoa học giáo án lớp 4 kì 2 giáo án lớp 4 mới nhất giáo án lớp 4 môn âm nhạc giáo án lớp 4 môn khoa học giáo án lớp 4 môn khoa học theo công văn 2345 giáo án lớp 4 môn kĩ thuật giáo án lớp 4 môn lịch sử giáo án lớp 4 môn thể dục giáo an lớp 4 môn tiếng việt giáo an lớp 4 môn toán giáo án lớp 4 môn địa lí giáo án lớp 4 năm 2020 giáo án lớp 4 năm 2021 giáo án lớp 4 người tìm đường lên các vì sao giáo án lớp 4 nhân với số có một chữ số giáo án lớp 4 phát triển năng lực giáo án lớp 4 phát triển năng lực học sinh giáo án lớp 4 phép cộng giáo án lớp 4 phép trừ giáo án lớp 4 soạn theo công văn 2345 giáo án lớp 4 soạn theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 soạn theo công văn 3969 giáo án lớp 4 soạn theo công văn 5512 giáo án lớp 4 soạn theo cv 2345 giáo án lớp 4 soạn theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 4 soạn theo năng lực phẩm chất giáo án lớp 4 theo công văn 2345 giáo an lớp 4 theo công văn 2345 cả năm giáo an lớp 4 theo công văn 2345 họa tiêu giáo án lớp 4 theo công văn 2345 mới nhất giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn khoa học giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn thể dục giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn tiếng anh giáo án lớp 4 theo công văn 2345 môn toán giáo án lớp 4 theo công văn 2345 soạn ngang giáo án lớp 4 theo công văn 2345 tuần 1 giáo án lớp 4 theo công văn 2345 tuần 9 giáo an lớp 4 theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 theo công văn 2345 vnen giáo án lớp 4 theo công văn 3969 giáo án lớp 4 theo cv 2345 giáo án lớp 4 theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 4 theo tuần giáo án lớp 4 tiếng anh giáo án lớp 4 tiếng việt giáo án lớp 4 tuần 1 giáo án lớp 4 tuần 1 violet giáo án lớp 4 tuần 12 giáo án lớp 4 tuần 2 giáo án lớp 4 tuần 2 violet giáo án lớp 4 tuần 3 giáo án lớp 4 tuần 5 giáo án lớp 4 tuần 6 giáo án lớp 4 tuần 6 cktkn giáo án lớp 4 tuần 6 violet giáo án lớp 4 tuần 8 giáo án lớp 4 tuần 8 cktkn giáo án lớp 4 unit 10 giáo án lớp 4 unit 16 giáo án lớp 4 violet giáo án lớp 4 vnen giáo an lớp 4 vnen theo công văn 2345 giáo án lớp 4 vnen theo công văn 2345 violet giáo án lớp 4 vnen trọn bộ giáo án lớp 5 theo công văn 405 giáo án lớp ghép 3 4 5 tuổi giáo án lớp ghép 3+4 cả năm giáo án lớp ghép 3+4 cả năm violet giáo án lớp ghép 3+4 tuổi giáo án lớp ghép 4+5 giáo án mĩ thuật lớp 4 theo công văn 2345 giáo án một số loại rau lớp 4 tuổi giáo án người ăn xin lớp 4 giáo an ôn tập hè lớp 4 lên 5 giáo án powerpoint lớp 4 giáo án powerpoint lớp 4 môn toán giáo án ptnl lớp 4 giáo án quan sát đồ vật lớp 4 giáo án quyền trẻ em lớp 4 giáo án rèn kĩ năng sống lớp 4 giáo án sầu riêng lớp 4 giáo án tập đọc lớp 4 bài bè xuôi sông la giáo án tập đọc lớp 4 có chí thì nên giáo án thể dục lớp 4 có hình giáo án thể dục lớp 4 có hình minh họa giáo án thể dục lớp 4 theo công văn 2345 giáo án thêu móc xích lớp 4 giáo án thơ em yêu nhà em lớp 4 5 tuổi giáo án thơ ong và bướm lớp 4 tuổi giáo án tiếng anh lớp 10 unit 4 writing giáo án tiếng anh lớp 3 review 4 giáo án tiếng anh lớp 4 2 tiết / tuần giáo án tiếng anh lớp 4 2 tiết / tuần violet giáo án tiếng anh lớp 4 family and friends special edition giáo án tiếng anh lớp 4 theo công văn 2345 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 1 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 12 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 18 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 2 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 3 giáo án tiếng anh lớp 4 unit 7 giáo án tiếng anh lớp 9 unit 4 write giáo án tin học lớp 4 theo công văn 2345 giáo án toán lớp 4 bài dãy số tự nhiên giáo án toán lớp 4 bài giây thế kỉ giáo án toán lớp 4 bài góc nhọn góc tù góc bẹt giáo án toán lớp 4 bài yến tạ tấn giáo án toán lớp 4 diện tích hình bình hành giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng song song giáo án toán lớp 4 hai đường thẳng vuông góc giáo án toán lớp 4 học kì 2 violet giáo án toán lớp 4 học kỳ 2 giáo án toán lớp 4 kì 1 giáo án toán lớp 4 kì 2 giáo án toán lớp 4 luyện tập chung trang 149 giáo án toán lớp 4 quy đồng mẫu số giáo án toán lớp 4 violet giáo án toán lớp 4 đề-xi-mét vuông giáo án unit 4 language focus lớp 11 giáo án vệ sinh răng miệng lớp 4 giáo án word lớp 4 giáo án xóa mù chữ lớp 4 giáo án đạo đức lớp 4 có tích hợp giáo án địa lí lớp 4 biển đảo và quần đảo giáo án điện tử lớp 4 download rút kinh nghiệm giáo án lớp 4
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,908
    Thành viên mới nhất
    Đoàn Hữu Tình

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top