- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,189
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPPOINT Giáo an âm nhạc lớp 3 kết nối tri thức với cuộc sống HỌC KÌ 1 CHUẨN MỚI được soạn dưới dạng file word , PPT gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo an âm nhạc lớp 3 kết nối tri thức với cuộc sống về ở dưới.
(4 tiết)
* Thời gian thực hiện: …/…/….. đến …/…/…..
* NỘI DUNG:
- Hát: Múa Lân
- Đọc nhạc: Bài số 1.
- Thường thức âm nhạc: Dàn trống dân tộc
- Vận dụng - sáng tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực âm nhạc:
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài Múa Lân, biết hát với nhạc đệm và vận động cơ thể.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1. Biết kết hợp kí hiệu bàn tay, gõ đệm và vận động cơ thể.
- Biểu diễn bài hát đúng tính chất vui tươi, rộn ràng. Có ý tưởng sáng tạo của cá nhân, nhóm.
- Nhận biết được âm sắc của nhạc cụ đã học khi nghe hoặc xem biểu diễn.
* Năng lực chung:
- Biết chia sẻ ý kiến cá nhân khi tham gia hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc ở lớp, trường.
* Phẩm chất:
- Biết yêu quý và gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
HÁT:
* Yêu cầu cần đạt.
- Nhớ được tên bài hát, tên tác giả.
- Hát được giai điệu và lời ca của bài hát Múa Lân.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
ÔN TẬP BÀI HÁT:
ĐỌC NHẠC:
* Yêu cầu cần đạt.
- Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Múa Lân. Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở nhiều hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, ...
- Đọc được bài đọc nhạc số 1 theo kí hiệu bàn tay và biết kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
word
ppt
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
(4 tiết)
* Thời gian thực hiện: …/…/….. đến …/…/…..
* NỘI DUNG:
- Hát: Múa Lân
- Đọc nhạc: Bài số 1.
- Thường thức âm nhạc: Dàn trống dân tộc
- Vận dụng - sáng tạo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực âm nhạc:
- Hát đúng giai điệu và lời ca bài Múa Lân, biết hát với nhạc đệm và vận động cơ thể.
- Đọc đúng cao độ, trường độ bài đọc nhạc số 1. Biết kết hợp kí hiệu bàn tay, gõ đệm và vận động cơ thể.
- Biểu diễn bài hát đúng tính chất vui tươi, rộn ràng. Có ý tưởng sáng tạo của cá nhân, nhóm.
- Nhận biết được âm sắc của nhạc cụ đã học khi nghe hoặc xem biểu diễn.
* Năng lực chung:
- Biết chia sẻ ý kiến cá nhân khi tham gia hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc ở lớp, trường.
* Phẩm chất:
- Biết yêu quý và gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- - Đàn phím điện tử, bài giảng điện tử, loa Bluetooth, nhạc hát, nhạc đệm. Một số tranh ảnh.
- - SGK, SGV, Vở bài tập âm nhạc 3.
- - Nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ tự chế).
TIẾT 1:
HÁT:
MÚA LÂN
* Yêu cầu cần đạt.
- Nhớ được tên bài hát, tên tác giả.
- Hát được giai điệu và lời ca của bài hát Múa Lân.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
Tiến trình bài dạy | Hoạt động của GV và HS |
| - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi đọc và vỗ tay theo tiết tấu. - GV khuyến khích HS tự gõ mẫu tiết tấu theo nhận biết của mình. - GV yêu cầu thực hành theo hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn. - GV nhận xét, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài mới. |
| - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc, hình ảnh Y Vân – Phùng Sửu và giới thiệu về tác giả bài hát Múa Lân. - GV hát/ mở file hát mẫu cho HS nghe và gợi mở để HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát. - Đàn giai điệu cho HS nghe và yêu cầu HS nhẩm theo lời ca. - GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu bài hát. - HS đọc theo nhiều hình thức: Cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV hướng dẫn HS chia câu theo hiểu biết. - GV lưu ý HS một số kí hiệu âm nhạc trong bài hát (dấu nhắc lại, khung thay đổi, … và những chỗ cần lấy hơi khi hát. - GV đàn và hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu. - Yêu cầu HS cảm nhận và luyện cao độ tăng dần. - GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu 2 lần cho HS nghe) hát mẫu và bắt nhịp để HS hát. - Trong khi tập từng câu GV có thể gọi HS hát lại bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - Tập hát tiếp nối các câu cho HS đến hết bài. - HS nhận xét bạn. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có). |
3. Luyện tập, thực hành. - Hát với nhạc đệm. * Thể hiện tính chất nhịp nhàng của bài hát. - Hát kết hợp gõ đệm. - Hát kết hợp vận động cơ thể. - Câu hỏi: + Bài hát Múa lân thường được biểu diễn vào dịp nào trong năm? + Hãy tìm các câu hát có giai điệu giống nhau trong bài? - Lồng ghép giáo dục phẩm chất, năng lực chung. | - GV mở file mp3 và hướng dẫn HS hát theo nhạc đệm. - HS hát lại bài hát bằng nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ. - Khuyến khích HS khi hát có thể kết hợp với vận động cơ thể theo ý thích như lắc lư, nghiên đầu, … - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. - HS hát lại bài hát bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - Khuyến khích HS sử dụng nhạc cụ để gõ đệm cho bài hát. - GV yêu cầu HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV hướng dẫn HS sử dụng tay, chân, vai, đùi, … để vận động gõ đệm cho bài hát. - HS hát lại bài hát bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - Khuyến khích HS sáng tạo động tác vận động cơ thể. - HS nhận xét bạn. GV nhận xét, sửa sai (nếu có). - Giáo viên gợi ý để HS trả lời theo hiểu biết của bản thân. - GV gợi tả để HS nhớ lại những kí ức tuổi thơ tươi đẹp trong những đêm hội trăng rằm. - Giáo dục HS tinh thần nhân ái, chia sẻ, trách nhiệm, hỗ trợ, chủ động, tự tin, cùng tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội. Giáo dục ý thức dọn dẹp vệ sinh môi trường, quang cảnh sạch đẹp. |
4. Vận dụng, trải nghiệm. - Hát kết hợp vận động múa lân theo ý thích. - Tổng kết và nhận xét tiết học. | - GV gợi ý và yêu cầu HS hát kết hợp vận động múa lân theo ý thích và hiểu biết của cá nhân. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Khuyến khích HS về nhà hát và vận động cho người thân nghe. |
TIẾT 2:
ÔN TẬP BÀI HÁT:
MÚA LÂN
ĐỌC NHẠC:
BÀI SỐ 1
* Yêu cầu cần đạt.
- Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Múa Lân. Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở nhiều hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, ...
- Đọc được bài đọc nhạc số 1 theo kí hiệu bàn tay và biết kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
Tiến trình bài dạy | Hoạt động của GV và HS |
1. Mở đầu:
| - GV yêu cầu HS quan sát, nghe và vận động theo ý thích trích đoạn video bài hát. - Đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời. - HS nhận xét bạn. - GV nhận xét, tuyên dương HS và liên kết giới thiệu vào bài học. |
2. Luyện tập, thực hành. Ôn tập bài hát: Múa Lân - Nghe bài hát.- Hát theo nhạc đệm. * Lưu ý: Lấy hơi đúng cách, không hát quá to, phát âm và điều chỉnh hơi thở đúng để thể hiện được sắc thái bài hát. - Hát kết hợp gõ đệm theo phách. | - GV hát/ mở file hát mẫu để HS nghe lại bài hát. Yêu cầu HS nhẩm theo để nhớ lại giai điệu. - GV yêu cầu HS hát theo nhạc đệm và thể hiện được sắc thái bài hát Múa Lân. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có). - GV hướng dẫn và yêu cầu HS hát kết hợp vỗ tay phách mạnh - nhẹ theo bông hoa màu đỏ, vàng. Khuyến khích HS sử dụng nhạc cụ để gõ đệm cho bài hát. - HS hát và gõ đệm bằng nhiều hình thức nhóm/ tổ/ cá nhân. - Yêu cầu HS nhận xét bạn sau mỗi hoạt động. GV nhận xét, khen và sửa sai cho HS (nếu có). - HS quan sát, GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát. - HS thực hiện vận động tay, vai, chân, đùi, … với nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - Khuyến khích HS sáng tạo động tác vận động cơ thể theo ý thích. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có). |
3. Vận dụng – trải nghiệm - Biểu diễn + Nhóm 1: Hát + Nhóm 2: Gõ đệm + Nhóm 3: Vận động cơ thể. | - GV hướng dẫn HS chia nhóm và thực hành biểu diễn kết hợp giữa hát, gõ đệm và vận động cơ thể. - Khuyến khích các nhóm sáng tạo theo ý thích các hình thức biểu diễn. - GV yếu cầu HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). |
4. Hình thành kiến thức mới. Đọc nhạc: Bài số 1 - Tìm hiểu bài đọc nhạc. ? Những tên nốt nhạc nào đã được học ở lớp 2? Hãy thực hiện kí hiệu bàn tay các tên nốt nhạc đã học. - Nghe giai điệu.- Đọc cao độ theo kí hiệu bàn tay. - Tập vỗ tay hoặc gõ theo hình tiết tấu. - Đọc tên nốt. + Chia câu (2 câu) - Tập đọc nhạc từng câu. + Câu 1: + Câu 2: - Câu hỏi: ? Hãy nói những tên nốt nhạc có trong bài đọc nhạc? ? Nốt nào cao nhất? Nốt nào thấp nhất? | - GV yêu cầu HS quan sát tranh, nhớ lại các kiến thức đã học ở lớp 2 và trả lời câu hỏi. - HS nhận xét bạn sau mỗi hoạt động. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). - GV liên kết giới thiệu vào nội dung mới. - GV yêu cầu HS quan sát bản nhạc và giới thiệu về bài đọc nhạc Số 1 để HS nghe. - GV đàn giai điệu/ mở file mp3 bài đọc nhạc cho HS nghe một vài lần. Gợi ý cho HS nêu cảm nhận ban đầu về bài đọc nhạc. - GV hướng dẫn HS tìm các tên nốt nhạc có trong bài đọc nhạc. - GV đàn, HS đọc cao độ các tên nốt nhạc bằng kí hiệu bàn tay. - GV hướng dẫn HS vỗ tay theo hình tiết tấu. - HS thực hiện theo nhiều hình thức: cá nhân/ nhóm/ tổ. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi hoạt động. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). - GV chia bài đọc nhạc làm 2 câu, hướng dẫn để HS đọc tên nốt nhạc có trong bài đọc nhạc. - HS đọc theo tổ/ nhóm/ cá nhân. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). - GV đàn giai điệu một vài lần và bắt nhịp cho HS đọc tên nốt từng câu. - Tập đọc tiếp nối cho đến hết bài. - GV yêu cầu HS thực hiện đọc lại theo tổ/ nhóm/ cá nhân khi tập đọc từng câu. - HS nhận xét bạn/ nhóm bạn sau mỗi phần trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai cho HS (nếu có). - GV yêu cầu HS trả lời và nhận xét bạn. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). |
5. Luyện tập – thực hành. - Đọc với nhạc đệm. - Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. - Đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. - Tổng kết và nhận xét tiết học. | - GV đàn/ mở file mp3 và hướng dẫn HS đọc bài đọc nhạc số 1 theo nhạc đệm. - HS thực hành theo nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu cần). - GV yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách (mạnh – nhẹ). - Khuyến khích HS sử dụng nhạc cụ để gõ đệm. - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu có). - GV yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể bằng tay, đùi, vai, dậm chân, … - HS thực hành bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ. - GV nhận xét, tuyên dương và điều chỉnh cho HS (nếu có). - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà tập hát và đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay cho người thân nghe. |
ppt
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn--KHBD 3 HỌC KÌ I kntt.zip24.7 MB · Lượt tải : 0
- L3 CHỦ ĐỀ 2 TIẾT 4.pptx35.4 MB · Lượt tải : 0
- L3 CHỦ ĐỀ 2 TIẾT 3.pptx24.7 MB · Lượt tải : 0
- L3 CHỦ ĐỀ 2 TIẾT 2.pptx67.2 MB · Lượt tải : 0
- L3 CHỦ ĐỀ 2 TIẾT 1.pptx95.2 MB · Lượt tải : 0
- L3 CHỦ ĐỀ 1 TIẾT 1.pptx76.4 MB · Lượt tải : 0
- L3 CHỦ ĐỀ 1 TIẾT 4.pptx33.9 MB · Lượt tải : 0
- L3 CHỦ ĐỀ 1 TIẾT 3.pptx41.3 MB · Lượt tải : 0
- L3 CHỦ ĐỀ 1 TIẾT 2.pptx57 MB · Lượt tải : 0