Nếu tiếng Việt có bảng chữ cái thì âm nhạc cũng vậy. Phải một bảng chữ cái để có thể chỉ chính xác nốt nhạc đó. Điều này rất có ý nghĩa vì cho dù bạn chơi nhạc cụ gì, guitar, organ, sáo, kèn hay khi bạn hát thì tất cả các nốt nhạc đều giống nhau. Nốt nhạc tự nhiên Để đặt tên cho những nốt nhạc này, người ta sẽ gọi tên chúng bằng các ký hiệu mà chắc chắn bạn đã rất quen thuộc là Do re mi fa sol la si. Có lẽ bạn đã quen với 7 nốt nhạc này qua tên gọi Đô rê mi. Tuy nhiên, trong các ký hiệu âm nhạc, bạn sẽ không tìm ra nốt Đô trong bản nhạc đâu. Người ta đã quy ước ký hiệu chúng bằng những chữ cái từ A đến G. Và cũng không phải bắt đầu từ nốt Đô đâu nhé, mà bắt đầu từ nốt La, hãy chú ý điều này. A = La, B = Si, C = Đô, D = Re, E = Mi, F = Fa và G = Sol Bạn sẽ thấy chỉ có 7 mà không phải 12 như đã đề cập bên trên phải không. Những nốt nhạcnào có tên từ A-G được gọi là Nốt Nhạc Tự Nhiên. Còn có 5 nốt nhạc khác nữa, nhưng chúng ta sẽ đề cập đến chúng sau. Thăng và Giáng Năm nốt nhạc còn lại sẽ là những nốt nhạc nằm giữa những nốt tự nhiên. Khi mới bắt đầu học nhạc, nhiều bạn nhầm lẫn rằng khoảng cách về cao độ giữa những nốt tự nhiên là bằng nhau, nghĩa là nếu từ nốt Đô lên nốt Rê là như thế, thì tất cả các nốt nhạc khác cũng vậy. Thật ra thì khoảng cách giữa những nốt tự nhiên là khác nhau, nốt Đô lên Rê sẽ khác nốt Mi lên nốt Fa. Chính vì vậy, những nốt không tự nhiên sẽ là những nốt chen giữa các nốt tự nhiên và đảm bảo cho khoảng cách của các nốt nhạc luôn đúng bằng nhau. Một nốt thăng sẽ có ký hiệu là #. Ví dụ, A# là nốt La thăng. Có nghĩa là 1 nốt phía trên nốt La. (Bạn hãy lưu ý điều này, một nốt trên nốt La không phải là nốt Si đâu nhé, mà là nốt La thăng). Tương tự, nốt giáng sẽ có ký hiệu ♭. Ví dụ, B♭ là một nốt phía dưới nốt B. được gọi là Si giáng Và đến đây, chắc bạn đã nhận ra điều đặc biệt, đúng vậy, nốt La thăng và nốt Si giáng là một. Chỉ là chúng có 2 tên gọi khác nhau mà thôi. Theo đúng thứ tự thì chúng ta sẽ có những nốt nhạc như sau, hãy nhìn vào phím đàn piano bạn sẽ nhận ra ngay. |