- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Bộ 3 đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 8 CHƯƠNG TRÌNH MỚI CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 3 FILE trang. Các bạn xem và tải bộ đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 8 về ở dưới.
Câu 1. ( 4 điểm) Từ diễn biến những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân thời kì này.
Câu 2. ( 6 điểm) Chứng minh rằng “công xã Pari là nhà nước kiểu mới”. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari? Nhứng điểm nào chứng tỏ công xã khác hẵn nhà nước tư sản? Vì sao công xã Pari là nước nước kiểu mới? Công xã Pari đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu gì cho giai cấp vô sản thế giới? Theo em, chính sách nào của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay?
Câu 3. ( 5 điểm) Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.
Câu 4. ( 5 điểm) Tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ? Những thắng lợi tiêu biểu nào đánh dấu sự nghiệp nhà Tây Sơn? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào đối với lịch sử dân tộc là gì? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì? Vua Quang Trung đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII?
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH
| KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 8 Ngày thi: Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 2. ( 6 điểm) Chứng minh rằng “công xã Pari là nhà nước kiểu mới”. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari? Nhứng điểm nào chứng tỏ công xã khác hẵn nhà nước tư sản? Vì sao công xã Pari là nước nước kiểu mới? Công xã Pari đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu gì cho giai cấp vô sản thế giới? Theo em, chính sách nào của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay?
Câu 3. ( 5 điểm) Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại.
Câu 4. ( 5 điểm) Tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ? Những thắng lợi tiêu biểu nào đánh dấu sự nghiệp nhà Tây Sơn? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào đối với lịch sử dân tộc là gì? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì? Vua Quang Trung đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII?
1 | Từ diễn biến những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân thời kì này. | 4 |
* Diễn biến những cuộc khởi nghĩa của công nhân Anh, Pháp, Đức nửa đầu thế kỉ XIX: - Đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu bùng nổ ngày càng nhiều. - Ở Pháp: + Năm 1831, công nhân dệt ở Li - ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Quyết tâm đấu tranh của họ thể hiện trong khẩu hiệu: "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu". + Năm 1834, công nhân nhà máy tơ ở Li - ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa. - Ở Anh: Trong những năm 1836 – 1848, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra - phong trào Hiến chương. Công nhân mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của công nhân lên nghị viện đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lượng, giảm giờ làm. - Ở Đức: năm 1844, công nhân ở Sơ - lê - din khởi nghĩa mở đầu phong trào đấu tranh của công nhân Đức sau này. - Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. | 0,5 0,5 0,5 0,5 | |
* Ưu điểm và hạn chế: - Ưu điểm: + Trong đấu tranh đã kết hợp được mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị. + Các cuộc đấu tranh có tổ chức, quy mô lớn, được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng. à Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này. - Hạn chế: các cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh, Pháp, Đức đều thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào nói chung | 1 1 | |
2 | Chứng minh rằng “công xã Pari là nhà nước kiểu mới”. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari? Nhứng điểm nào chứng tỏ công xã khác hẵn nhà nước tư sản? Vì sao công xã Pari là nước nước kiểu mới? Công xã Pari đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu gì cho giai cấp vô sản thế giới? Theo em, chính sách nào của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay? | 6 |
* Chứng minh: - Nhiệm vụ cấp thiết của công xã là nhanh chóng đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nên chính quyền của giai cấp vô sản. - Hội đồng công xã là cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri, sau đó là các ủy ban, mỗi ủy ban sẽ có 1 ủy viên công xã đứng đầu và chịu mọi trách nhiệm trước nhân dân. Người này cũng có thể bị bãi miễn. - Giải tán toàn bộ quân đội và bộ máy cảnh sát cũ để thay thành lực lượng vũ trang nhân dân. - Tách nhà thờ ra để hoạt động riêng, còn các trường học, nhà nước không tổ chức dạy kinh thánh. - Nhiều chính sách tiến bộ khác được công xã thi hành như: cho phép công nhân làm chủ các xí nghiệp mà người chủ trước đó bỏ trốn, kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền lương của xí nghiệp, hạn chế những lao động phải làm đêm,… - Chủ trương giáo dục bắt buộc với toàn dân và không mất tiền, cải thiện điều kiện làm việc đặc biệt là những công nhân nữ. Những điều trên cho chúng ta thấy rõ việc tổ chức và hoạt động của Công xã Pa-ri là hoàn toàn mới, tiên tiến hơn, đáp ứng sự mong mỏi của quần chúng nhân dân. Nó hoàn toàn khác so với kiểu nhà nước trước đây, đặc biệt là nhà nước của giai cấp bóc lột. | 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
* Ý nghĩa - Dù là một nhà nước kiểu mới nhưng Công xã Pa-ri vẫn thất bại. Tuy nhiên, đó lại có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng tới các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới - Như Lê-nin từng nói, Công xã Pa-ri đã để lại ““một kinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, một bước tiến nhất định của cách mạng vô sản trên thế giới” - Công xã Pa-ri có sự sáng tạo khi đưa ra những chính sách mới cho một nhà nước mới. Đồng thời, nhà nước này hoạt động để phục vụ lợi ích cho đa số nhân dân lao động | 0,5 0,25 0,25 | |
* Những điểm chứng tỏ công xã khác hẵn nhà nước tư sản - Tách nhà thờ ra để hoạt động riêng, còn các trường học, nhà nước không tổ chức dạy kinh thánh. - Cho phép công nhân làm chủ các xí nghiệp mà người chủ trước đó bỏ trốn - Kiểm soát chặt chẽ chính sách tiền lương của xí nghiệp, hạn chế những lao động phải làm đêm,… - Quy định về giá bán bánh mì. - Chủ trương giáo dục bắt buộc với toàn dân và không mất tiền | 1,25 | |
* Công xã Pari là nước nước kiểu mới, vì - Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sách lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. - Bản chất của công xã là do dân và vì dân, không như nhà nước tư sản chỉ phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản. | 0.5 | |
* Công xã Pari đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản - Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước vô sản. - Phải có đảng tiên phong lãnh đạo. - Phải xây dựng được liên minh công nông. - Triệt để cách mạng, không thỏa hiệp với tư sản phản động. | 1 | |
- Những chính sách của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay: + Giáo dục công miễn phí; + Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước; không dạy giáo lí trong nhà trường. + cấm đánh đập, cúp phạt công nhân. + Bình ổn giá bán của các mặt hàng thiết yếu. | 1 | |
3 | Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. | |
* Nguyên nhân sâu xa: - Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu: + Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882 + Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907. => Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa. | 1 | |
* Nguyên nhân trực tiếp - Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, giới cầm Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),.. => Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới. | 1 | |
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa. - Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương - Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ... - Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD. | 1 | |
* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi (các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…) - Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản: + Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản + Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. + Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,… + Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ. - Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn” - Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. - Trong quá trình chiến tranh, thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. | 2 | |
4 | Tại sao phong trào Tây Sơn bùng nổ? Những thắng lợi tiêu biểu nào đánh dấu sự nghiệp nhà Tây Sơn? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào đối với lịch sử dân tộc là gì? Việc Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì? Vua Quang Trung đã có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc ở thế kỉ XVIII? | |
- Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. | 0,5 | |
- Thắng lợi tiêu biểu: + Lật đổ chúa Nguyễn và chính quyền Lê - Trịnh. + Chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1785). + Chiến thắng quân Thanh xâm lược (1789). | 1 | |
- Nguyên nhân thắng lợi: + Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân + Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ - Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. | 1 | |
- Ý nghĩa lịch sử: + Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia. + Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước. | 1 | |
- Ý nghĩa của việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế + Trước thế mạnh của giặc Thanh, nhân dân Việt Nam cần đoàn kết lực lượng toàn dân trong một mặt trận thống nhất, dưới sự lãnh đạo của một vị vua chính danh vị. Vì vậy, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế, dùng danh nghĩa vua của nước Việt để kêu gọi toàn dân cùng tham gia đánh giặc. + Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã tái khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập, chủ quyền. Do đó, nêu cao được tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến. | 1 | |
Nhận xét về những đóng góp của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân Tây Sơn, cùng với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các tướng lĩnh tài ba khác đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào tiến trình lịch sử dân tộc. - Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh. - Sau khi lên ngôi hoàng đế (năm 1788), vua Quang Trung đã bắt tay vào việc xây dựng và cải cách đất nước. Ông đã cho triển khai nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… theo hướng: khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi kinh tế, ổn định trật tự xã hội, đề cao và phát triển nền văn hóa dân tộc... Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều cho đến khi từ trần, công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí của ông. | 1,5 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!