Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,029
Điểm
113
tác giả
BỘ Đề thi khảo sát cuối năm lớp 6 môn văn CÁC TRƯỜNG, CÁC NĂM MỚI NHẤT

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em BỘ Đề thi khảo sát cuối năm lớp 6 môn văn CÁC TRƯỜNG, CÁC NĂM MỚI NHẤT. Đây là bộ Đề thi khảo sát cuối năm lớp 6 môn văn , đề thi văn lớp 6 cuối kì 2 năm 2021, đề thi cuối năm ngữ văn 6, đề thi văn cuối kì 2 lớp 6 năm 2019, đề thi văn lớp 6 cuối kì 1 năm 2020, đề thi cuối kì 2 văn 6 năm 2021,.... được soạn tổng hợp bằng file word. Thầy cô, các em download file BỘ Đề thi khảo sát cuối năm lớp 6 môn văn CÁC TRƯỜNG, CÁC NĂM MỚI NHẤT tại mục đính kèm.


ĐỀ CÁC TRƯỜNG CUỐI NĂM LỚP 6

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN XUÂN TRƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

TRƯỜNG THCS ĐẶNG XUÂN KHU MÔN : NGỮ VĂN 6


Thời gian : 90 phút

Phần I. Đọc hiểu: (5 điểm)

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Quà tặng cuộc sống – Bài học yêu thương của thầy, Mai Hương)

I.1. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Thứ nhất B. Thứ ba C. Thứ hai D. Cả A và B

Câu 3. Câu văn “Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo’’có bao nhiêu từ láy?

A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ

Câu 4. Trong câu "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh" có mấy cụm danh từ?

A. Một cụm B. Hai cụm C.Ba cụm D. Bốn cụm

Câu 5. Trạng ngữ trong câu “Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời’’ có chức năng gì?

Chỉ thời gian B. Chỉ mục đích

C. Chỉ nguyên nhân D.Liên kết với câu trước

Câu 6. Thông điệp mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc là gì?

Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

Tình yêu thương mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.

Các đáp án trên đều đúng.

Câu 7. Trong câu: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh." dấu ngoặc kép dùng để làm gì?

Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

Đánh dấu từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Dấu ngoặc kép dùng phía cuối câu hỏi.

Câu 8. Trong câu: "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật...." Từ tay là:

Từ đồng âm B. Từ đa nghĩa C.Từ đơn nghĩa D.Từ trái nghĩa

I.2. Trả lời câu hỏi: (3 điểm)

Câu 1: (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?

Câu 2: (0.5 điểm) Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?

Câu 3: (1.0 điểm) Douglas vẽ bàn tay ai? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4: (1.0 điểm) Nếu em gặp một bạn như Douglas em sẽ nói gì với bạn ấy?

II. Viết ( 5,0 điểm) Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.



III. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Đọc hiểu

I.1. Trắc nghiệm.
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm, sai không có điểm



Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
AAADADBC
I.2. Trả lời câu hỏi :

Câu 1. Cô giáo đã yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề: vẽ điều gì làm em thích nhất trong đời.

- 0,5 điểm: Trả lời đúng và đầy đủ theo hướng trên.

- 0,25 điểm: Trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ, trả lời chung chung, chưa rõ ý.

- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2. (0,5 điểm)

- Bởi vì cô nghĩ: chắc học sinh sẽ vẽ những món quà những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh .Thế nhưng bức tranh của bạn Douglas lại vẽ 1 bàn tay.

- 0,5 điểm: Trả lời đúng và đầy đủ theo hướng trên.

- 0,25 điểm: Trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ, trả lời chung chung, chưa rõ ý.

- 0 điểm: Trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 3.(1,0 điểm)

- Douglas vẽ bàn tay cô giáo(0,25 điểm)

- Điều đó cho thấy bàn tay cô giáo chính là biểu tượng mà em thích nhất(0,75 điểm)

Câu 4. (1,0 điểm): Câu hỏi mở tùy thuộc vào ý hs ,trả lời sao cho phù hợp với nhân vật của câu chuyện. Ví dụ như:

- Em có thể nói với bạn: Chính tình yêu thương của cô giáo đã sưởi ấm trái tim bạn.

- Bạn đã cho mình hiểu được ý nghĩa của tình yêu thương.

- Chúng ta hãy cùng nhau vun đắp lòng nhân ái, tình yêu thương bạn nhé!

II: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Yêu cầu về nội dung
Điểm
a) Yêu cầu chung
- Đảm bảo yêu cầu một bài văn nghị luận văn học: có kết cấu 3 phần, có lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay.
- Diễn đạt trong sáng, rõ ràng, không mắc các lỗi diễn chính tả, lỗi về việc dùng từ,…


0,5 đ



1) Mở bài: - Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến “nghiện”...
0,5 đ
2) Thân bài
Giải thích: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính....Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn đến nghiện
Biểu hiện : Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ..., bỏ bê học hành, công việc...
Nguyên nhân: Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội.
Chủ quan: Do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân,...
Tác hại:
+ Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém
+Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bênh về mắt: Cận thị, loạn thị...cơ thể suy nhược, gầy yếu...
+Tinh thần: Bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực...
+Ảnh hưởng đến đaọ đức, nhân cách của con người: trộm cắp, giết người...sa vào các tệ nạn xã hội...
Bài học: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng...
Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện...Tập trung cố gắng nỗ lực học tập...
4,0 đ











PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG​
TRƯỜNG ĐẶNG XUÂN KHU
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN 6
Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

a.Đọc và chọn câu trả lời đúng nhất


Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

( Nguồn internet)

Câu 1:phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
A. Tự sựB. Miêu tảC. Nghị luậnD. Thuyết minh
Câu 2: Nghĩa của từ “môi trường” là:
A. Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
B. Nơi sinh sống của con người
C. Nơi sinh sống của các loài vật.
D. Nơi sinh sống của con người và muôn loài.
Câu 3: Trong câu “Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân”, trạng ngữ “đầu tiên” được dùng với chức năng gì?
A. Chỉ thời gianB. Chỉ nguyên nhânC. Chỉ mục đíchD. Chỉ địa điểm
Câu 4: Từ nào trong dãy từ sau được mượn từ ngôn nữ châu Âu?
A. khẩu hiệuB. nylonC. tấm biểnD. đại dương
Câu 5 : Cụm từ “ vứt ngay tại chỗ” là cụm từ gì?

A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị

Câu 6: Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm

A. 5% B. 6% C. 7% D. 8%

Câu 7: Theo tác giả : Nhiều người cho rằng những việc mình làm là

A. rất quan trọng B. bình thường

C. nhỏ bé D.quá nhỏ bé, không đủ làm hại môi trường

Câu 8 : Thực trạng ô nhiễm môi trường nước chủ yếu là do đâu?

A. ý thức kém của con người B.xác động vật phân huỷ C.lượng dư thừa thuốc trừ sâu D.tai nạn tàu thuyền làm loang dầu

b. Trả lời các câu hỏi sau.

Câu 1:
Chủ đề của văn bản trên là gì? Tìm những chi tiết kể về hành động thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người trong văn bản trên?( 1,5 điểm)

Câu 2: Nêu thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng ta.? (1,5 điểm)

Phần II: Viết (5 điểm).

Câu 1:
Hãy viết đoạn văn 6-7 câu nêu những việc chúng ta cần làm mỗi ngày để bảo vệ môi trường nước nơi em đang sống.( 1,5 điểm)

Câu 2: Hãy giới thiệu về một lễ hội ở quê hương em.( 3,5 điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM.

PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (5 điểm)

Trắc nghiệm: 2,0 điểm
. Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
7​
8​
Đáp án
C​
A​
A​
B​
B​
C​
D​
A​
b. Trả lời câu hỏi

Câu
Yêu cầu cần đạt
điểm


Câu 1

Ý 1: Chủ đề của văn bản
Nêu đúng chủ đề văn bản:
- Thực trạng thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam

0,5
Nêu chủ đề nhưng chưa thật sát, còn chung chung0,25
Nêu sai hoặc không nêu0,0

Ý 2: Nêu thông điệp
-Hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường không đúng nơi quy định0,5
-Sau khi ăn xong thay vào vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ vứt ngay tại chỗ.0,5
Đáp án không đúng hoặc chép cả đoạn văn thì không cho điểm0,0
Câu 2-Nêu đúng thông điệp mà văn bản muốn gửi:
Hãy có ý thức trong việc xả rác, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
-Nêu thông điệp không đầy đủ, chưa rõ ràng
- Nêu sai thông điệp
1,5


0,7
PHẦN II: PHẦN VIẾT ( 5 điểm).

Câu 1
: ( 1,5 điểm)

Học sinh sẽ trình bày thành đoạn văn, hướng về những việc làm cụ thể thiết thực: bỏ rác đúng quy định, hạn chế sử dụng túi nylon, xử lí nước thải trước khi thải ra môi trường,phân loại rác…

Câu 2:Tiêu chí 1: cấu trúc bài văn ( 0,5 điểm)

Điểm
Mô tả tiêu chí
Ghi chú
0,5
Đầy đủ 3 phẩn: Mở bài-thân bài-kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí, nêu được đối tượng thuyết minh.
Phần Thân bài biết tổ chức phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn trình bày một ý làm rõ đặc điểm của lễ hội.
Kết bài nêu cảm xúc.
Mở bài: giới thiệu về quê hương, sơ lược về lễ hội
Thân bài:
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội.
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội.
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
Kết bài
-Cảm nghĩ về lễ hội.
0,25
Bài văn đủ 3 phần nhưng chưa được đầy đủ như trên. Thân bài viết liền một đoạn.
0
Cấu trúc chưa rõ, có thể thiếu mở bài hoặc kết bài.




* Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

1. Yêu cầu về kỹ năng:

- Đảm bảo được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

- Phần thân bài khi triển khai các ý, mỗi ý phải trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

2. Yêu cầu về nội dung:

- Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

b. Thân bài: Lần lượt đưa ra ý kiến bàn luận:

+ Nêu ý 1 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 2 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 3 (lí lẽ, bằng chứng)

Lưu ý: Đây là dạng đề mở nên học sinh có thể lựa chọn một trong các hiện tượng đời sống mà hs muốn trình bày

- Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay. - Thái độ đối với người khuyết tật. - Đáng giá khả năng của bản thân.

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. - Noi gương những người thành công.



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học 2021 – 2022
Môn Ngữ văn 6
Phần I. Đọc- hiểu văn bản (5,0 điểm)

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát ly hẳn nghe anh!

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.


1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

A. Rải truyền đơn B.Đi chợ C.Đi liên lạc D. Mua vũ khí

2: Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:

A. Được B. Mừng C. Lo D. Không

3:Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

C. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. D. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

D. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

5: Vì sao chị Út muốn được thoát li?

A. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị muốn rải truyền đơn, kết hợp đi bán cá để phụ giúp gia đình.

C. Vì chị muốn rời khỏi gia đình, không muốn sống cùng bố mẹ nữa.

D. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

6: Câu: “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán B. Câu cầu khiến C. Câu hỏi D. Câu kể

7: Dấu phẩy trong câu: “Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. D. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

8: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?

A. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Giỏi giang B. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang.

C. Chăm chỉ, Bất khuất, Trung hậu, Cần cù. D. Dũng cảm, Bất khuất, Trung hậu, Chịu khó.

Câu 2(0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3(0,5 điểm). Em hiểu “ tỉ mỉ” nghĩa là gì?

Câu 3(1,0 điểm). Em thấy nhân vật chị Út là người như thế nào?

Câu 4(1,0 điểm). Em mơ ước khi lớn lên mình sẽ làm nghề gì để góp phần xây dựng đất nước? Vì sao?

Phần II: Viết (5,0 điểm):

Câu 1(1,5 điểm): Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng dũng cảm.

Câu 2( 3,5 điểm): Em hãy kể lại truyện “ Cây khế” bằng lời của nhân vật người em trai.



HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần II. Đọc – hiểu văn bản
(3,0 điểm)

Câu 1: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm. Tổng điểm là 2,0 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A​
A​
C​
B​
D​
C​
B​
B​


Câu
Yêu cầu
Câu 2Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
Câu 3- Tỉ mỉ: hết sức cẩn thận, chú ý đầy đủ đến từng chi tiết nhỏ.
Câu 4Nhân vật chị Út là người:
- Trẻ tuổi nhưng có lòng yêu nước, muốn cống hiến sức mình cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Là người gan dạ, dũng cảm không sợ hiểm nguy, không lùi bước trước khó khăn.
- Là người có trách nhiệm trong công việc, biết sáng tạo, linh hoạt trong công việc.
- Có tinh thần tự lập, không phụ thuộc, ỷ lại vào người khác.
- Là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngày nay học tập
Câu 5- Đây là câu hỏi mở học sinh trả lời theo mong ước của bản thân
III. Phần tập làm văn (5,0 điểm)

Câu 1( 1,5 điểm)- Hình thức: Là một đoạn văn đúng hình thức (lùi đầu dòng một lần, không xuống dòng). Đảm bảo dung lượng khoảng từ 10-12 câu văn.
- Nội dung:
* Hiểu đúng yêu cầu NLXH: Vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
* Vận dụng các thao tác lập luận, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu để triển khai đúng vấn đề. Sau đây là 1 số gợi ý định hướng:
-Giới thiệu về lòng dũng cảm
-Nêu khái niệm lòng dũng cảm: Dũng cảm là dám đối mặt với khó khăn, thử thách, gian khổ, dám đương đầu, dân thân làm những việc mà người khác không dám làm; dám đối diện với sự thật, với chính mình.. Lòng dũng cảm được biểu hiện vô cùng đa dạng: Dám đối mặt với thử thách vạch trần cái sai,bảo vệ cái đúng, tự nhận lỗi... Đây là đức tính tốt đẹp và cần thiết đối với mỗi con người.
-Bàn luận mở rộng
+ trong cuộc sống luôn có khó khăn, thử thách, lòng dũng cảm là sức mạnh để con người đối mặt và vượt qua những khó khăn đó.
+Người có lòng dũng cảm thường là những người có ý chí theo đuổi mục tiêu cao, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống.
+Người có lòng dũng cảm sẽ thường đạt được thành công bởi họ dám dấn thân, dám trải nghiệm.
+Người có lòng dũng cảm tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá.
- Dẫn chứng cụ thể một tấm tấm gương về lòng kiên nhẫn mà em biết.
- Phê phán những người yếu đuối, lúc nào cũng sợ hãi không có lòng dũng cảm
-Bài học nhận thức và hành động
+Lòng dũng cảm là một đức tính đáng quý và đáng có của con người.
+Tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự lòng dũng cảm hàng ngày. Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khăn gian khổ

Câu 2( 3,5 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS phải nắm được các yêu cầu của bài văn tự sự, chọn đúng ngôi kể; kể lại diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. Không được tự ý thay đổi thêm bớt tình tiết làm ảnh hưởng đến nội dung tư tưởng, chủ đề của câu chuyện.
- Diễn đạt rõ ràng, trong sáng.
- Khuyến khích những bài viết có lời kể sáng tạo, câu chuyện kể sinh động, có hồn.


2. Yêu cầu về kiến thức:
A. Mở bài:
Giới thiệu chung về câu chuyện (thời gian, hoàn cảnh, nhân vật…)
0,25
B. Thân bài:
1. Chọn đúng ngôi kể trong suốt câu chuyện (là người em trai- xưng tôi).
(Nếu HS chọn đúng ngôi kể nhưng quá trình kể có sự nhầm lẫn ngôi kể thì cho 0,0đ. Chọn sai ngôi kể thì toàn bài tập làm văn cho tối đa 2,0 điểm).
2. Kể lại diễn biến câu chuyện.
Bám sát những sự việc chính như sau:
- Cha mẹ mất sớm, hai anh em sống yêu thương đùm bọc nhau.
- Vợ chồng người anh chia gia tài cho vợ chồng người em.
- Vợ chồng người em chăm sóc cây khế và gặp được chim thần tới ăn khế..
- Người em được chim đưa ra đảo, lấy được vàng bạc châu báu rồi trở lên giàu có..
-.Vợ chồng người anh gạ đổi gia tài cho em và gặp được chim thần.
- Người anh tham lam lấy quá nhiều vàng bạc nên bị rơi xuống biển chết .
Lưu ý:
- Đảm bảo đủ các sự việc trong truyện. Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát ly truyện gốc; không làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện.
- Sắp xếp hợp lí các chi tiết và đảm bảo có sự kết nối giữa các sự việc. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
- Cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay bộc lộ cảm xúc, đánh giá của nhân vật.
3,0
0,25




0,25
0,25
0,75
0,5

0,5
0,5​
C. Kết bài:
Nêu kết thúc câu chuyện.
0,25​




PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG​
TRƯỜNG THCS T.T XUÂN TRƯỜNG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2021 – 2022
Môn Ngữ văn 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Đề thi gồm 2 trang​


ĐỀ BÀI

Phần I: Đọc –hiểu : (5 điểm
) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông". -Sưu tầm-

Trắc nghiệm: chọn đáp án đúng nhất

Câu 1:
Từ láy “run run” diễn tả điều gì?

Hành động của nhân vật tôi C. Hành động của ông lão

Thái độ của nhân vật tôi D. Thái độ của ông lão

Câu 2: Đôi mắt ông lão đỏ hoe vì sao?

Vì bụi bay vào mắt C. Vì khóc

Vì đói quá D. Vì mọi người không cho ông gì

Câu 3: Cụm từ “ Cháu ơi” thuộc kiểu cấu trúc câu gì?

Câu đơn B.Câu rút gọn C. Câu đặc biệt D.Câu ghép

Câu 4: Đoạn trích có mấy từ láy?

Hai từ. B.Bốn từ. C. Ba từ. D.Năm từ.

Câu 5: Dấu gạch đầu dòng có tác dụng gì?

Đánh dấu các câu đơn. B.Đánh dấu lời nói trực tiếp trong hội thoại.

C.Đánh dấu lời nói của mọi người D.Đánh dấu các câu đặc biệt.

Câu 6: Ông lão nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi” là cho thứ gì ?

Tiền bạc C. Quần áo đồ dùng

Sự cảm thông và chia sẻ D. Cái nắm tay thật chặt

Câu 7: Tại sao ông lão đang khóc lại cười khi nắm tay nhân vật tôi ?

Ông hết buồn bực C. Vì nhân vật tôi nghèo quá.

Ông thấy vui vì được chia sẻ D. Vì ông không có gì trong tay.

Câu 8: Dấu ngoặc kép đầu và cuối đoạn văn có tác dụng gì?

Chốt đầu và cuối đoạn văn. B.Ngăn cách đoạn văn với đoạn văn khác.

Trích dẫn đoạn văn. D.Bắt đầu và kết thúc đoạn văn.

Đọc hiểu

Câu 1: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

Câu 2: Khi nhận được hành động chìa tay xin của ông lão ăn xin về phía mình, cậu bé đã cư xử với ông lão như thế nào?

Câu 3: Em hiểu câu nói của ông lão đã nói với cậu bé: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”nghĩa là gì? Cậu bé nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?

Phần II: Viết (5,0 điểm): Em hãy thuyết minh về một lễ hội truyền thống quê hương em.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I Đọc hiểu

Trắc nghiệm trả lời đúng mỗi câu 0,25 điểm


Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
B
B
A
C
C
B​
2. Đọc- hiểu văn bản : 3đ

Nội dung
Điểm
Câu 1: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất? Nhân vật tôi là người kể chuyện
Trả lời đúng mỗi ý 0,25 điểm. Sai không cho điểm
0,5đ
Câu 2: Khi nhận được hành động chìa tay xin của ông xin của ông lão ăn xin về phía mình, cậu bé đã cư xử với ông lão như thế nào?
Lục túi để tìm xem có thứ gì để cho ông lão mà không có
Nắm chặt tay ông lão và nói với ông Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả
Trả lời đúng mỗi ý 0,5 điểm. Sai không cho điểm
1,0đ
Câu 3: Em hiểu câu nói của ông lão đã nói với cậu bé: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”nghĩa là ông lão hiểu tấm lòng của cậu bé
Cậu bé nhận được sự chia sẻ từ ông lão

0,5đ
Câu 4: HS nêu bài học
Cần cảm thông và chia sẻ với người có hoàn cảnh không bằng mình
Cho đi tình thương sẽ nhận lại tình thương.
Hạnh phúc là biết chia sẻ và yêu thương

1,0 đ
Phần II. Viết

Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
- Tạo lập bài văn tự sự có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm, không sai chính tả, trình bày và chữ viết đẹp.
Học sinh không đảm bảo đúng được nội dung yêu cầu không cho điểm phần này

0,5đ
b. Yêu cầu về nội dung kiến thức:
Mở bài ( gọi ý thuyết minh về lễ hội đền Hùng)

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.
Thân bài
Lịch sử lễ hội:

- Đã có từ lâu đời
- Từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng.
* Thời gian diễn ra: Ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
Do Trung ương phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh và bộ văn hóa tổ chức
* Quy mô : Lớn, được xem là quốc lễ
* Hình thức :
- Phần lễ:
+ Gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương
+ Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc.
+ Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng.
+ Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung
+ Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hoá thấy mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ.
+ Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên.
- Phần hội:
+ Nhiều trò chơi dân gian được diễn ra nhiều chọi gà, đu quay, đấu vật.
+ Các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn.
+ Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan- Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ quê hương.
+ Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa.
+ Các dịch vụ văn hoá phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt
c. Kết bài: Kể phần kết đồng thời lồng vào đó thái độ cảm xúc của mình
0,5 điểm​


3,5 điểm


1,0 điểm







2,5 điểm






PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS XUÂN BẮC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022



Câu 2. (3,5 điểm) Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.

YÊU CẦU

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

- Phần thân bài khi triển khai các ý, mỗi ý phải trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

* Yêu cầu về kiến thức :

1. Mở bài:


Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

2. Thân bài: Lần lượt đưa ra ý kiến bàn luận:

+ Nêu ý 1 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 2 (lí lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 3 (lí lẽ, bằng chứng)

Lưu ý: Đây là dạng đề mở nên học sinh có thể lựa chọn một trong các hiện tượng đời sống mà HS quan tâm và muốn trình bày như:

- Hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay.

- Thái độ đối với người khuyết tật.

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng.

- Đánh giá khả năng của bản thân.

- Noi gương những người thành công.

3. Kết bài:

Khẳng định lại ý kiến của bản thân



TRƯỜNG THCS XUÂN BẮC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
Năm học: 2021 – 2022
MÔN: NGỮ VĂN 6
Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau:


Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi​

( Trần Đăng Khoa)

Câu 1.Chọn đáp án đúng nhất (2 điểm)

1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Tự doB. Ngũ ngônC. Lục bátD. Tứ tuyệt
2: Từ “bạc phếch” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ B. Động từ C . Tính từ D. Số từ
3: Xét theo cấu tạo, câu thơ “ Đêm hè hoa nở cùng sao” là kiểu câu gì?
A. Câu đơnB. Câu cảm thánC. Câu trần thuậtD. Câu ghép
4: Trong bài thơ có mấy từ láy?
A. BốnB. BaC. HaiD. Một
5. Từ “đủng đỉnh” có nghĩa là:
A. Chậm rãi, tỏ ra không vội vã B. Không cần quan tâm đến điều gì
C. Chậm chạp quá mức D. Luôn đi sau mọi người
6: Nhận định nào đúng nhất về từ “ trời đất” ?
A. Là từ láy B. Là từ ghép C. Là từ phức D. Là từ đơn
7. Câu thơ “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng. ” có mấy cụm động từ ?
A. Một cụmB. Hai cụmC. Ba cụmD. Bốn cụm
8: Trong câu: “Đêm hè hoa nở cùng sao” đâu là trạng ngữ?

A. Đêm hè B. hoa nở C. cùng sao D. không có trạng ngữ

Câu 2.(0,5 điểm) Nêu nội dung của bài thơ?

Câu 3.(1 điểm) Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ nhân hóa.

Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ ấy trong bài thơ và nêu tác dụng?

Câu 4. (1,5 điểm) Qua bài thơ, tác giả gợi liên tưởng đến ai? Với những phẩm chất cao đẹp gì?

Phần II: Viết (5,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của cây xanh đối với con người.

Câu 2.(3,5 điểm)

Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc – hiểu:
(5,0 điểm)

Câu 1: Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm. Tổng điểm là 2,0 điểm

Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
7​
8​
Đáp án
C​
C​
A​
C​
A​
B​
D​
A​


Câu
Yêu cầu
Điểm
2
HS nêu dược nội dung của bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp của cây dừa luôn gắn bó với thiên nhiên, đất trời.
0,5
3
* HS chỉ ra được các hình ảnh thơ có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:
- Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
- Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
- Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
- Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
1,0
4
HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau và lý giải sao cho hợp lý:
+ Qua hình ảnh cây dừa trong bài thơ, tác giả gợi liên tưởng đến những con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam…
+Với những phẩm chất cao đẹp: nhân hậu, thân thiện, thích kết giao bè bạn; lam lũ, chịu thương chịu khó; có tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, luôn hiên ngang và dũng cảm…

0,75

0,75
Phần 2: Viết (5,0 điểm)

* HS viết đúng yêu cầu một đoạn văn cho 0,5 điểm
* Phần nội dung đoạn văn HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau tuy nhiên HS có thể viết đúng phương pháp nghị luận, dùng lí lẽ và dẫn chứng thể hiện quan điểm của mình để thuyết phục GV cho 1 điểm
- Vai trò của cây xanh: Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người :
+Làm đồ ăn, thức uống hàng ngày.
+Làm đồ dùng trong lao động sản xuất .
+ Cung cấp ô-xy .
+ Chắn gió, chắn cát, ngăn lũ ...
- Thái độ của bản thõn :
+ Yêu thích cây xanh
+ Tích cực trồng, chăm sóc, và bảo vệ cây
+ Tuyên truyền để mọi người biết được vai trò của cây cối đối với con người để mọi người cùng trồng, chăm sóc , bảo vệ cây
0,75




0,75
2
(3,5 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng
- Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận. (Mở - Thân – Kết bài)
- Viết được ý kiến của cá nhân về vấn đề : hiện tượng học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Diễn đạt độc đáo, sáng tạo
- Dựng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc

* Yêu cầu về nội dung
a, Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: hiện tượng học sinh rất ít đọc sách, thờ ơ với sách.
b, Thân bài:
- Giải thích
+ Sách có nghĩa là gì? => Sách là hình thức ghi chép để lưu trữ kiến thức của nhân loại.
+ Hiện tượng học sinh không thích đọc sách, ít đọc sách nghĩa là như thế nào? => Nghĩa là phần lớn học sinh hiện nay chỉ thích những thú vui giải trí khác đặc biệt là game online, trò chơi điện tử mà ít khi đọc sách để bồi dưỡng tâm hồn hay nâng cao kiến thức.
+ Hậu quả dẫn đến của việc không đọc sách là gì ? => Điều đó khiến cho cỏc em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách thì sự hiểu biết đó trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự thay đổi tiên tiến của thế giới.
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì?
+ Công nghệ hiện đại được ra đời và đang có chiều hướng phát triển sâu rộng như máy tính, điện thoại, ti-vi, những máy móc có độ xử lí và tính năng giải trí cao làm cho học sinh thích thú và bị hấp dẫn.
+ Tâm lí ngại đi xa để mua một cuốn sách với số tiền vài chục ngàn mà chỉ cần ngồi ở nhà mở internet là có tất cả.
- Biện pháp khắc phục hiện tượng này là gì?
+ Giáo dục và hướng con em đến việc đọc những quyển sách hay và bổ ích, có giá trị bồi dưỡng tâm hồn và phù hợp với lứa tuổi của các em.
+ Quản lí chặt chẽ việc chơi game online của các em để tránh gây nghiện.
+ Đưa các em đến tham gia các buổi hội thảo, giới thiệu sách mới để khơi dậy niềm yêu thích sách ở các em.

c.Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân về vấn đề.







0,25


1,0










1,0



1,0

0,25



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Năm học 2021-2022
Môn Ngữ văn - Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút


PHẦN I. ĐỌC (5,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các bài tập:

(1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế?

(2) Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học;... Nói riêng về sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (IUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tinh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng. Không chỉ thế, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biến mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1 000 lần, thậm chí gấp 10 000 lân so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang dã; xả khí thải, xả rác vô độ:;...

(3) Trái Đất là “mẹ” của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong. Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?


(Theo Trần Dương (tổng hợp), báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, tháng 10/2020)

I. Em hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm với mỗi câu sau: (2,0 điểm)

Câu 1: Vấn đề chính của đoạn (1) đã được tác giả nêu lên theo cách nào?

A. Nêu bằng cách dẫn một ý kiến, nhận định tiêu biểu

B. Nêu bằng cách đặt câu hỏi gợi mở

C. Nêu bằng cách đưa ra những thông tin cụ thể về ngày tháng

D. Nêu trực tiếp trong câu đầu tiên, có dẫn tên một tổ chức quốc tế lớn

Câu 2: Các số liệu được nêu trong đoạn (2) của văn bản cho biết điều gì?

A. Số lượng các loài sinh vật bị tuyệt chủng và tốc độ biến mất của chúng

B. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất

C. Sự xuống cấp của môi trường sống trên Trái Đất

D. Tốc độ biến mất ngày càng nhanh của các loài động vật hoang dã

Câu 3: Câu “Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng” được dùng để:

A. Nêu bằng chứng về sự tổn thương của Trái Đất

B. Nêu cảm xúc của người viết về vấn đề cần bàn luận

C. Nêu lí do cần có Ngày Trái Đất

D. Nêu ý kiến về vấn đề cần bàn luận trong đoạn văn

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong”?

A. Ẩn dụ B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. So sánh

Câu 5: Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn 3 dùng để làm gì?

A. Đánh dấu từ ngữ đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu lời đối thoại

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo….

D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

Câu 6: Câu văn : “Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất” có mấy trạng ngữ?

Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Miêu tả B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Tự sự

Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào?” Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học;...”

So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Liệt kê

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

Tìm trong văn bản: a. Một câu nêu thông tin cụ thể b. Một câu giải thích hoặc bàn luận về vấn đề

Câu 2: (1,0 điểm)

Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết câu trả lời cho câu hỏi trên đây.

Câu 3: (1,0 điểm)

Đọc câu “Các thảm hoạ môi trường nói trên không chỉ đe doa huỷ diệt các loài động vật, thực vật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của con người.” và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định các từ Hán Việt trong câu trên.

b. Giải thích nghĩa của yếu tố huỷ trong từ huỷ diệt.

c. Tìm ba từ có yếu tố huỷ với nghĩa được giải thích ở câu b.
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

Em hãy đóng vai nhân vật người em kể lại một phần mà em thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Cây khế .


HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I. Đọc (5,0 điểm)

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)


Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
7​
8​
Đáp án
C​
A​
A​
A​
D​
A​
B​
D​
Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm, câu chọn sai hoặc thừa không cho điểm.

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
ĐỌC – HIỂU
3.0
1
a. Thông tin cụ thể trong văn bản có thể là: Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất.
0.5
b. Câu giải thích: Trái Đất là “mẹ” của muôn loài
0.5
2
- Về khoa học, không ai có thể biết sẽ có bao nhiêu loài sinh vật bị tuyệt chủng, và khi đó, con người còn bao nhiêu cơ hội sống sót.
- Nhưng về ý nghĩa biểu cảm, câu này khiến người ta nghĩ đến nguy cơ: một khi các sinh vật không còn, thì con người cũng không thể tồn tại.
0.5

0.5
3
a. Các từ thảm hoạ, môi trường, huỷ diệt, động vật, thực vật, ảnh hưởng, nghiêm trọng là những từ Hán Việt.
0.5
b. Huỷ trong từ huỷ diệt có nghĩa là làm cho không tồn tại nữa.
0.25
c. Ba từ có yếu tố huỷ với nghĩa như ở yêu cầu b, chẳng hạn: huỷ hoại, phá huỷ, phân huỷ.
0.25
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm

Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
Yêu cầu chung- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai nhân vật người em.
- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát ly truyện gốc; tránh làm thay đổi; biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.
- Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
- Có thể bổ sung các yếu tổ miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.
Yêu cầu cụ thể
a. Mở bài:
Nhân vật tự giới thiệu về mình và phần câu chuyện được kể.
0,5
b. Thân bài: Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.3,0
c. Kết bài:
Nêu kết thúc (phần) truyện và suy nghĩ của bản thân mình.
0,5
Lưu ý- HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích đã biết. HS biết chọn nhân vật kể chuyện, điểm nhìn thích hợp; sử dụng lời kể phù hợp; biết cách kể lại truyện đảm bảo nội dung của truyện gốc.
- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết.
- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu..
0,25


0,5

0,25





PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN XUÂN TRƯỜNG


ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Năm học 2021-2022
Môn Ngữ văn - Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút
PHẦN I. ĐỌC (5,0 điểm)

“Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao. [...]

Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. Chắc bố mẹ cậu thương cậu lắm, điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. […]

Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Trong khi chơi, cậu bé thợ nề đánh mất một chiếc khuy áo, mẹ tra lại cho cậu. Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu; cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyển album sưu tầm những bức kí họa; thế là tự nhiên chẳng nghĩ đến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười.”

(Trích “Những tấm lòng cao cả”, E.Đ. A-mi-xi, NXB Văn học, 2013)

I. Em hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm với mỗi câu sau: (2,0 điểm)

Câu 1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

A. Ngôi thứ nhất, tác giả là người kể chuyện. B. Ngôi thứ hai, tác giả là người kể chuyện.

C. Ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình. D. Ngôi thứ nhất, nhân vật “tôi” là người kể chuyện.

Câu 2. Đoạn văn trên có những nhân vật nào?

A. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề. B. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề, bố mẹ của cậu bé thợ nề.

C. Nhân vật tôi, bố mẹ của nhân vật tôi. D. Nhân vật tôi, cậu bé thợ nề, bố mẹ của nhân vật tôi.

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào;...”

A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ

Câu 4. Nhận xét nào sau đây đúng về nhân vật cậu bé thợ nề?

A. Cậu bé con nhà khá giả B. Cậu bé rất khéo tay

C. Cậu bé mạnh dạn và tinh nghịch D. Cậu bé ăn mặc đẹp và ấm

Câu 5. Chọn đáp án có phần giải thích phù hợp với nghĩa của từ “nhẫn nại”?

A. Kiên trì, bền bỉ làm việc gì đó B. Chăm chỉ làm bài tập

C. Khi gặp khó khăn thì dễ dàng bỏ cuộc D. Mạnh mẽ, dũng cảm, không sợ hãi

Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là từ láy?

Khéo léo B. Nhăn nhó C. Đứng vững D. Lạ lùng

Câu 7. Khi được mẹ của nhân vật tôi khâu lại cho chiếc khuy áo, cậu bé thợ nề đã có thái độ như thế nào?

Vui mừng, hạnh phúc B.Từ chối C.Xấu hổ, lúng túng D.Thích thú

Câu 8. Theo đoạn văn bản, chi tiết nào sau đây cho thấy bố mẹ cậu bé thợ nề rất yêu thương cậu ấy?

A. Cậu mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao.

B. Quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn

C. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc.

D. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

Câu 1. Trong đoạn trích đã cho, cậu bé thợ nề đã kể cho nhân vật tôi nghe về gia đình mình. Em hãy ghi lại các chi tiết đó.

Câu 2. Đọc lại đoạn văn: “Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo”. Theo em, tại sao người bố lại không muốn con phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế?

Câu 3. Qua đoạn trích, em rút ra những bài học nào cho bản thân về cách đối xử với bạn bè và những người xung quanh?

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Em hãy đóng vai nhân vật Lý Thông kể lại một phần mà em thấy thú vị nhất trong truyện cổ tích Thạch Sanh .


HƯỚNG DẪN CHẤM

PHẦN I. Đọc (5,0 điểm)

I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)


Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
7​
8​
Đáp án
D​
D​
A​
B​
B​
C​
C​
B​
Mỗi câu chọn đúng cho 0,25 điểm, câu chọn sai hoặc thừa không cho điểm.

II. Thực hiện bài tập: (3,0 điểm)

CÂU
NỘI DUNG
1Các chi tiết
Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép
Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc.
Theo em người bố lại không muốn con phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế vì:
Tránh cho cậu bé đỡ ngại ngùng.
vì bố muốn thể hiện sự tôn trong đối với cậu bé thợ nề ,không chê cậu bẩn …
Hãy quan tâm bạn bè hơn nhất là những bạn có hoàng cảnh khó khăn
Hãy tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người
Hãy tôn trọng người khác….
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)

NỘI DUNG
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai nhân vật Lí Thông.
- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát ly truyện gốc; tránh làm thay đổi; biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.
- Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các chi tiết, sự việc. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
- Có thể bổ sung các yếu tổ miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.
a. Mở bài: Nhân vật tự giới thiệu về mình và phần câu chuyện được kể.
b. Thân bài: Trình bày diễn biến của (phần) câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.
c. Kết bài:
Nêu kết thúc (phần) truyện và suy nghĩ của bản thân mình.
- HS biết dùng ngôi thứ nhất để kể lại một truyện cổ tích. HS biết chọn nhân vật kể chuyện, điểm nhìn thích hợp; sử dụng lời kể phù hợp; biết cách kể lại truyện đảm bảo nội dung của truyện gốc. (0.25 điểm)
- Diễn đạt mạch lạc, sáng tạo trong lựa chọn chi tiết, dùng từ, đặt câu, biết sử dụng kết hợp các phương thức: Kể, tả, biểu cảm trong bài viết. (0.5 điểm)
- Trình bày rõ ràng, đủ ba phần, không sai nhiều lỗi chính tả, cấu tạo câu.. (0.25


PHÒNG GD - ĐT HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS XUÂN ĐÀI
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn Ngữ văn – lớp 6
(Thời gian làm bài 90 phút)​
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau.

Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em, mà minh chứng cụ thể đầu tiên là hành động vứt rác bừa bãi ra môi trường thay vì vứt đúng nơi quy định. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh, túi nylon vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ.

Nói cách khác, thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ chính ý thức kém của một bộ phận người dân. Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn ở các bãi biển tự nhiên. Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Bạn có biết rằng Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm lên đến 0,28 - 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới), chỉ đứng sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. ( Nguồn internet)

Câu 1. (2,0 điểm) Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

1:
Văn bản trên có thể xếp vào thể loại nào?

A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn

2:phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
A. Tự sựB. Miêu tảC. Nghị luậnD. Thuyết minh
3: Nghĩa của từ “môi trường” là:
A.Tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
B. Nơi sinh sống của con người
C. Nơi sinh sống của các loài vật., D. Nơi sinh sống của con người và muôn loài.
4: Trong câu “Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân”, trạng ngữ “đầu tiên”được dùng với chức năng gì?
A. Chỉ thời gianB. Chỉ nguyên nhânC. Chỉ mục đíchD. Chỉ địa điểm
5:Từ nào trong dãy từ sau được mượn từ ngôn ngữ châu Âu?
A. khẩu hiệuB. nylonC. tấm biểnD. đại dương
6. Theo tác giả bài viết Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng chất thải nhựa xả ra đại dương hàng năm sau các quốc gia nào

A. Trung Quốc, Indonesia và Philippines. B. Mỹ, Indonesia và Philippines.

C.Trung Quốc, Malai xi a và Philippines. D. Thái Lan, Indonesia và Philippines.

7. Theo tác giả thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đầu tiên là do

A. Ý thức của con người B. Đất nước còn nghèo

C.Sản xuất công nghiệp phát triển D.Chất thải sinh hoạt

8. Văn bản trên có mấy đoạn văn

A. Hai đoạn văn B. Ba đoạn văn C. Bốn đoạn văn A. Năm đoạn văn

Câu 2: Chủ đề của văn bản trên là gì?

Câu 3: Nêu thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng ta.

Câu 4. Việc đưa ra các bằng chứng trong đoạn trích có tác dụng gì?

Phần II: Viết (5 điểm).

Câu 1 ( 1 điểm):
Hãy viết đoạn văn 3-5 câu nêu những việc chúng ta cần làm mỗi ngày để bảo vệ môi trường sống.

Câu 2 ( 4 điểm):Hãy giới thiệu về một lễ hội ở quê hương em.



HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu 1.Trắc nghiệm: 2 điểm. Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

Câu 12345678
Đáp ánBCAABAAB


Câu
Yêu cầu cần đạt
điểm


Câu 2





Câu 3
Chủ đề của văn bảnNêu đúng chủ đề văn bản:
- Thực trạng thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam

1,0
Nêu chủ đề nhưng chưa thật sát, còn chung chung0,5
Nêu sai hoặc không nêu0,0

Nêu thông điệp
Nêu đúng thông điệp mà văn bản muốn gửi:
Hãy có ý thức trong việc xả rác, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
1,0
.Nêu thông điệp không đầy đủ, chưa rõ ràng0,5
Nêu sai thông điệp0,0
Câu 4- Tác dụng của bằng chứng: tăng sức thuyết phục; giúp làm nổi bật vấn đề bàn luận.1,0
PHẦN II: PHẦN VIẾT ( 5 điểm).

Câu 1
: ( 1 điểm)Học sinh sẽ trình bày thành đoạn văn, hướng về những việc làm cụ thể thiết thực: bỏ rác đúng quy định, hạn chế sử dụng túi nylon…

Câu 2. Tiêu chí 1: cấu trúc bài văn ( 0,5 điểm)

Điểm
Mô tả tiêu chí
Ghi chú
0,5
Đầy đủ 3 phẩn: Mở bài-thân bài-kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí, nêu được đối tượng thuyết minh.
Phần Thân bài biết tổ chức phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn trình bày một ý làm rõ đặc điểm của lễ hội.
Kết bài nêu cảm xúc.
Mở bài: giới thiệu về quê hương, sơ lược về lễ hội
Thân bài:
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội.
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội.
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
Kết bài
-Cảm nghĩ về lễ hội.
0,25
Bài văn đủ 3 phần nhưng chưa được đầy đủ như trên. Thân bài viết liền một đoạn.
0
Cấu trúc chưa rõ, có thể thiếu mở bài hoặc kết bài.
Tiêu chí 2: Nội dung ( 2,5 điểm).

Điểm
Mô tả tiêu chí
0,5​
Biết xác định đúng đối tượng yêu cầu thuyết minh
2,0​
Đầy đủ ý, tri thức thuyết minh chính xác thuyết phục, thông tin về lễ hội đầy đủ. Bài viết hấp dẫn, lễ hội mang sắc màu quê hương rõ nét.
1-, 1,5​
Tương đối đủ ý, các ngữ liệu thuyết minh phù hợp, làm rõ về đối tượng
0,5 – 1,0​
Sơ sài , chưa rõ đối tượng thuyết minh
0​
Không đủ các thông tin cần thiết thể hiện đặc trưng của lễ hội quê hương.


ĐỀ 2


Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Lòng tự trọng được xem là giá trị cốt lõi trong văn hóa của người Nhật [...]. Có thể bạn chưa biết, tại Nhật, một người cảnh sát khi bắt gặp một người lái xe vi phạm luật giao thông, anh ấy sẽ không bắt người tài xế xuống xe mà sẽ bước đến bên buồng lái hỏi chuyện với người tài xế chỉ vì muốn giữ lòng tự trọng cho người lái xe. Tại một cửa hàng của Nhật Bản, người chủ tiệm đã quyết định lắp đặt camera để quản lý trông coi hàng hóa phòng trường hợp bị mất cắp. Ngay một thời gian sau, không có bất kỳ vị khách nào ghé đến cửa hàng mua đồ nữa, họ tẩy chay chủ tiệm.

Và một điều kì lạ trong hàng tá những kì lạ về xứ sở này đó chính là chỉ trong vài ba năm, nước Nhật có tới từ 4-5 Thủ tướng, không phải người đứng đầu của đất nước bị cách chức mà họ xin từ chức. Từ chức vì lòng tự trọng. Trong bất kể một lĩnh vực nào, dù chỉ là một sai phạm nhỏ, dù đó là do cấp dưới gây ra, người đứng đầu luôn nhìn nhận rằng nguyên nhân dẫn đến hậu quả này xuất phát từ chính họ, là lỗi của mình. Có câu chuyện kể về một vị giáo sư khi bị người khác đâm xe làm ngã, ông đứng dậy và nói với người làm ông ngã rằng: “Xin lỗi, vì tôi mà ông gây ra chuyện này!”

Người Nhật rất kiêng kị xúc phạm người khác. Trong giao tiếp, họ luôn cố gắng tìm cách nói giảm, nói tránh bằng những hành động ít mang tính đe dọa, không làm tổn thương người khác trước đám đông vì người Nhật muốn giữ lòng tôn nghiêm cho người khác.

(Khang Lạc, Lòng tự trọng của người Nhật, http://www.thoidihoc.net, truy cập ngày1 /09/2021)

1: Văn bản trên có thể xếp vào thể loại nào?

A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn

2:phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

A. Tự sựB. Miêu tảC. Nghị luậnD. Thuyết minh
3. Từ “camera” là từ mượn của ngôn ngữ nào

A. Tiếng Pháp B. Tiếng Anh C. Tiếng Nga D. Tiếng Hàn

4. . Câu văn nêu lên chủ đề của đoạn trích.

A.Người Nhật rất kiêng kị xúc phạm người khác.B.Lòng tự trọng được xem là giá trị cốt lõi trong văn hóa của người Nhật

C.Người Nhật muốn giữ lòng tôn nghiêm cho người khác. D.Xin lỗi, vì tôi mà ông gây ra chuyện này!

5. Đoạn trích có mấy đoạn văn

A. Ba đoạn văn B. Bốn đoạn văn C. Năm đoạn văn D. Sáu đoạn văn

6. Dấu ngoặc kép trong câu: “Xin lỗi, vì tôi mà ông gây ra chuyện này”

A. Chốt đầu và cuối đoạn văn B. ngăn cách đoạn văn với đoạn văn khác

C.Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D.Bắt đầu và kết thúc đoạn văn

7. Các từ sau thuộc loại từ nào : “tự trọng, cốt lõi, giá trị, vi phạm, giao thông, bất kỳ, giáo sư, xúc phạm, tôn nghiêm”

A. Từ thuần Việt B. Từ mượn tiếng Anh C. Từ mượn tiếng Pháp D. Từ mượn tiếng Hán

8. Phẩm chất nào của người Nhật được nói đến trong văn bản

A. Khiêm tốn B. Tự trọng C. Đoàn kết D. Yêu nước

Câu 2. (1,0 điểm) Đoạn trích đã đưa ra những bằng chứng nào để cho thấy rõ phẩm chất của người Nhật?

Câu 3. (1,0 điểm) Việc đưa ra các bằng chứng trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 4. (1,0 điểm) Qua đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Câu 1: ( 1 đ) Trong truyện Cổ tích đã học, có nhiều nhân vật thú vị đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về một nhân vật ấn tượng nhất trong đó có sử dụng một từ mượn và một từ láy?(Gạch chân và chú thích dưới các từ đó?

Câu 2.( 4 đ)“Trong cuộc sống, không nên làm tổn thương người khác trước đám đông”

Viết bài văn để trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.



ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu 1.Trắc nghiệm: 2 điểm
. Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

Câu 12345678
Đáp ánBCBBACDB


Câu 2.
1,0đ)
- Bằng chứng:
+ cảnh sát bước đến bên buồng lái hỏi chuyện người tài xế;
+ các vị khách tẩy chay chủ tiệm vì lắp camera;
+ người đứng đầu đất nước xin từ chức;
+ người đứng đầu lĩnh vực luôn nhận lỗi;
+ vị giáo sư bị đâm xe tự mình xin lỗi;
+ giao tiếp không làm tổn thương người khác trước đám đông.
Câu 3. (1,0đ)- Tác dụng của bằng chứng: tăng sức thuyết phục; giúp làm nổi bật vấn đề bàn luận.
Câu 4.
(1,0đ)
+ Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác;
+ Biết nhận lỗi trước việc làm sai trái của mình;
+ Biết tế nhị, lịch sự khi giao tiếp;
Phần 2. VIẾT

Câu 1.(1 điểm)
Học sinh chọn một nhân vật cổ tích yêu thích để nêu cảm nhận

Hình thức:(0,25 đ) 1 đoạn văn

Nội dung: ( 0,75)Nêu được cảm nhận và đáp ứng yêu cầu có từ mượn,từ láy

Tiêu chí
Yêu cầu cần đạt
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận/vấn đề cần nghị luận: Không làm tổn thương người khác trước đám đông-> Luôn biết tôn trọng, giữ thể diện cho người khác trước đám đông.
- Đủ 3 phần: mở bài (giới thiệu vấn đề: biết giữ thể diện cho người khác); thân bài: biết tổ chức triển khai thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ để làm sáng tỏ vấn đề: Tại sao cần phải giữ thể diện cho người khác?); kết bài (khẳng định ý kiến bản thân: Vai trò của việc giữ thể diện bản thân).
- Hệ thống luận điểm rõ ràng toàn diện, sâu sắc và được làm sáng tỏ bằng lí lẽ và dẫn chứng.
- Hệ thống luận điểm được trình bày theo trình tự hợp lí.
- Lí lẽ thuyết phục, sâu sắc.
- Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu, phong phú thể hiện sự hiểu biết rộng rãi, sâu sắc.




PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

HUYỆN XUÂN TRƯỜNG
Năm học : 2021 - 2022

MÔN NGỮ VĂN 6

(Thời gian làm bài : 90 phút)

Phần I . Đọc – hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

MUỐI TO, MUỐI BÉ​

Hạt muối Bé nói với hạt muối To:

Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương.

Muối To trố mắt:

Em dại quá, sao lại để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…

Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo, người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua lại đạp lên nó. Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí hửng kể:

- Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…. Thôi chào chị, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác…

Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… (Nguồn Internet )


Câu 1. (2 điểm) Trắc nghiệm : Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào câu trả lời ?

Nghĩa của từ hí hửng trong câu “ Muối Bé hí hửng kể.” là kể chuyện với tâm trạng và giọng điệu vui vẻ, háo hức, thích thú… Theo em, người ta đã dùng cách nào trong những cách sau:

Tra từ điển B. Dựa vào những từ xung quanh

C.Đoán nghĩa của từ. D.Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu văn“ Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan…” có sử dụng phép điệp ngữ :

Nhìn Muối Bé hòa mình với dòng chảy

Bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé.

…xa dần, xa dần…muốn hòa tan, hòa tan…

Hòa mình với dòng chảy.

Tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn văn trên là gì ?

Diễn tả sự trôi đi ngày một xa dần của muối Bé theo dòng nước mưa.

Diễn tả mong muốn được tan chảy vào dòng nước của muối To giống như muối Bé.

Nhấn mạnh vào sự tiếc nuối của muối To vì trước đây đã không lựa chọn giống muối Bé và niềm khát khao của muối To muốn được hòa tan vào dòng nước mưa, để được sống cuộc đời chu du và được cống hiến giá trị của mình cho cuộc sống.

Cả 3 đáp án trên.

Trong câu văn “Mùa thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…” . Dấu chấm phẩy có tác dụng gì ?

Ngăn cách giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Ngăn cách giữa các vế của một phép liệt kê phức tạp.

Làm cho câu văn dài trở nên rõ ràng hơn.

Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Trong câu văn “Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm ; còn những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm…” . Thành phần trạng ngữ có chức năng gì ?

Xác định địa điểm của sự việc diễn ra trong câu.

Xác định cách thức thực hiện hành động trong câu.

Xác định phương tiện thực hiện hành động trong câu.

Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu.

Có mấy cụm động từ trong câu văn sau “Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh”

Một cụm động từ. B. Hai cụm động từ C. Ba cụm động từ D.Bốn cụm động từ.

Nhóm từ nào chứa toàn từ láy?

Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, hí hửng .

Ngạo nghễ, tí ti, sạch đẹp, lăn lóc, tươi mát , hí hửng.

Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng .

Ngạo nghễ, tí ti, khinh khỉnh, lăn lóc, ê chề, hí hửng, chu du.

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Thuyết minh B. Nghị luận C. Tự sự D. Miêu tả

Câu 2.(1,0 điểm) Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là “dại” còn muối Bé lại thấy là “tuyệt lắm”?
Câu 3.(1,0 điểm) Cuộc đời của muối To và muối Bé như thế nào trước sự lựa chọn của mình ?
Câu 4 .(1,0 điểm) Nêu ý nghĩa biểu tượng của hạt muối trong câu chuyện trên? Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên ?
Phần II. Viết ( 5 điểm )
Câu 1
.(1 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với câu mở đầu: Chúng ta hãy cùng nhau đọc sách mỗi ngày.

Câu 2. (4 điểm) Kể lại một truyền thuyết mà em yêu thích bằng ngôi kể số 1.
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN


Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
Phần I. Trắc nghiệm ( 2,0 điểm)
Câu 1​
Câu 2​
Câu 3​
Câu 4​
Câu 5​
Câu 6​
Câu 7
Câu 8​
B​
C​
C​
A​
A​
A​
D​
C​
2.0​
Phần II. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 2
- Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương là “dại” vì sẽ đánh mất mình, sẽ bị biến mất, không còn giữ được những cái của riêng mình nữa.
- Muối Bé cho là “tuyệt lắm” vì khi hòa vào biển, nó được hóa thân thành mây chu du khắp nơi, rồi trở thành mưa rơi xuống đất để từ đó cống hiến giá trị của mình cho Trái Đất…
0.5

0,5​
Câu 3
- Muối To : Vào mùa thu hoạch, muối To bị gạt ra ngoài, bị xếp vào loại phế phẩm.Lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho muối To vào nồi cám heo.Bị ném ra đường, người qua đường đạp lên nó.
- Muối Bé: được đóng vào bao sạch đẹp,bày bán trong các cửa hàng thực phẩm , được bay lên trời và chu du khắp muôn nơi và trở thành mưa, tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi…
0.5

0,5
Câu 4- Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá trị riêng của mình.
- Muối Bé : Hình ảnh của con người sống hòa nhập, hiểu rõ và trân trọng giá trị của mình, luôn muốn cống hiến giá trị tốt đẹp của bản thân cho cộng đồng, xã hội
0.25
0,25​
Câu 4
Những bài học mà HS có thể rút ra :
-
Phải hiểu rõ về giá trị của bản thân mình để từ đó có lối sống tích cực , hòa nhập , cống hiến cái riêng của mình cho cái chung của cộng đồng , xã hội.
- Không nên sống ích kỉ, cố hữu giữ lấy giá trị riêng của mình.
- Cho đi là chúng ta đã nhận lại…
0.5​
Phần III. Làm văn ( 5,0 điểm)
Câu 1
(1.25điểm)
a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn .Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
0,25​
b. Xác định đúng nội dung chủ yếu đoạn văn: Nhắc nhở các bạn cùng nhau đọc sách
0,25​
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
MĐ: Chúng ta hãy cùng nhau đọc sách mỗi ngày.
TĐ: Lí giải vì sao chúng ta nên đọc sách mỗi ngày:
+ Vì đọc sách là thói quen tốt giúp mỗi chúng ta mở mang kiến thức, nâng cao hiểu biết, mở rộng tâm hồn.
+ Đọc sách giúp chúng ta giảm căng thẳng mệt mỏi do áp lực học tập, chúng ta học hỏi được nhiều từ ngữ, nhiều cách diễn đạt hay.
+ Đọc sách mỗi ngày là cách rèn luyện và nuôi dưỡng tâm hồn, để tránh sa các nguy hại do tiếp xúc nhiều với điện thoại, ti vi.
Bằng chứng về việc cùng đọc sách với các bạn: Ví dụ: một câu chuyện cổ tích, một bài thơ hay chúng ta cùng đọc sẽ là lúc chúng ta chia sẻ hiểu biết, cảm xúc của mình với mọi người. ...
KĐ: Khẳng định lại vấn đề.
0,5
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có cảm nghĩ riêng, sâu sắc
0,25​
Câu 2
(3.75 điểm)
a.Triển khai bài viết: Có thể theo gợi ý sau
* Mở bài: Đóng vai nhân vật để giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
( Có thể hình dung, nhập vai từ hoàn cảnh, trải nghiệm của nhân vật để kể lại câu chuyện)
* Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện:
- Xuất thân của các nhân vật.
- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
- Diễn biến chính:
+ SV1: + SV2: + SV3:
* Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện hoặc thông điệp gửi gắm.

0,5



2,25

0,5​


ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II (ĐỀ SỐ 1)

Năm học: 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN 6

Phần I. Đọc – hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

Nhưng chưa một tiếng thở than

Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi.

Cha như biển rộng, mây trời

Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!


(Ngày của Cha- Phan Thanh Tùng)​

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát. B. Thơ song thất lục bát. C. Thơ tự do. D. Thơ sáu chữ.

Chủ đề của đoạn thơ là gì?

A. Tình cảm gia đình. B. Tình yêu quê hương đất nước.

C. Tình yêu thiên nhiên. D. Tình phụ tử.

Từ “cam go” là từ thuần Việt hay Hán Việt?

A. Thuần Việt B. Hán Việt C. Thuần Việt và Hán Việt D. Không là gì.

4. Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đúng hay sai? Cha như biển rộng, mây trời.

A. Đúng B. Sai

5. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào?

Bao nhiêu khổ nhọc cam go

Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!

A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa

6. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua 2 câu thơ trên là gì?

A. Người cha muốn dành hết tình yêu thương cho con, nhận hết về mình cả hành trình gian nan vất vả để con được sống thật tốt.

B. Người cha mong con sống tốt.

C. Người cha mong con sống ngoan, vui khỏe.

D. Người cha luôn quan tâm con.

7. Từ “gian nan” trong câu thơ trên có nghĩa là gì?

A. Gian truân. B. Gian khó. C. Gian lao. D. Khó khăn, gian khổ.

8. Theo tác giả, trong đoạn thơ, người cha “Bao nhiêu khổ nhọc cam go”, nhưng chỉ mong điều gì?

A. Mong cho con khỏe B. Mong cho con ngoan.

C. Mong con tốt D. Mong cho con khỏe, con ngoan

Câu 2(1,0 điểm): Các từ “khổ nhọc, cam go” là từ láy hay từ ghép? Đặt câu với mỗi từ trên?

Câu 3(1,0 điểm): Qua cách viết của tác giả trong đoạn thơ trên, em nhận thấy tình cảm gì của người cha?

Câu 4(1,0 điểm): Em cần làm gì để thể hiện tình yêu với cha?

Phần II: Viết (5 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Từ thông điệp của đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn chia sẻ những tình cảm yêu thương của mình dành cho cha mẹ.

Câu 2 (3,5 điểm): Viết bài văn, trình bày ý kiến của em về một vấn đề (học tập, môi trường, tệ nạn, đồng phục trong trường học…) trong đời sống mà em quan tâm.




HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I: Đọc – hiểu: (5,0 điểm)

Câu 1: Trắc nghiệm
: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Tổng điểm là 2,0 điểm

Câu12345678
Đáp ánADBABADD


Câu
Yêu cầu
Câu 2Các từ “khổ nhọc, cam go” là từ ghép.
Câu 3Qua cách viết của tác giả trong đoạn thơ trên, em nhận thấy tình cảm gì của người cha:
- Luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
- Cha nhận về những khổ nhọc, cam go, những gian nan vất vả chỉ mong con vui khỏe mỗi ngày.
Câu 4Em cần làm gì để thể hiện tình yêu với cha mẹ:
- Luôn kính yêu, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
- Làm nhiều việc tốt, thi đua chăm học, chăm làm.
- Luôn nỗ lực phấn đấu cho cha mẹ vui lòng
- Rèn đức luyện tài để trở thành con ngoan, trò giỏi……
Phần II: Viết (5,0 điểm)

Câu
Yêu cầu cần đạt
Yêu cầu chung:
1. Hình thức:

- Một đoạn văn, không xuống dòng.
- Không mắc lỗi về dùng từ ngữ pháp, lỗi chính tả…
2. Nội dung: Thể hiện thông điệp tình yêu thương của mình dành cho cha mẹ.
- Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề (0,25 điểm)
- Thân đoạn: (1,0 điểm)

+ Vai trò của cha mẹ đối với mỗi người.
+ Tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho mỗi đứa con.
+ Trách nhiệm và bổn phận của con đối với cha mẹ (học tập tốt, rèn luyện tốt, yêu thương, chia se, giúp đỡ cha mẹ…)
+ Phê phán những con người đối xử tệ bạc, bất hiếu với cha mẹ…
- Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của cha mẹ và bổn phận của con cái. (0,25 điểm)
Lưu ý:
Nếu học sinh không đảm bảo yêu cầu về hình thức trừ 0,25 điểm.
1. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận.
- Có đầy đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Nêu lí lẽ, dấn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
2. Yêu cầu về nội dung: Bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
- Trình bày rõ ràng ý kiến về hiện tượng cần bàn luận.
- Hiện tượng đó có ý nghĩa trong cuộc sống: học tập, môi trường, tệ nạn, đồng phục trong trường học…
- Học sinh có thể có những cách khác nhau. Sau sây là một số gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.
Thân bài:
- Đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết.
- Các lí lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. - Người viết cần đưa ra được những bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lí lẽ.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.




ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II (ĐỀ SỐ 2)

Năm học: 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN 6

Phần I. Đọc – hiểu (5,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:


(1) Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng. (2) Đà điểu rất giỏi chạy nhanh còn đại bàng thì có khả năng bay cao. (3) Không ai đánh giá cao đà điểu ở khả năng bay hay huấn luyện đại bàng để chạy nhanh cả. (4) Vì vậy, bạn cần biết rõ các giá trị của mình và chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. (5) Thực tế đã chứng minh, chỉ những người nào nắm vững kĩ năng và yêu thích công việc của mình đang làm mới có khả năng trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó. (Trích Giá trị bản thân làm nên sự khác biệt-https://careerbuilder.vn)

Câu 1(2,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng nhất

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là:

A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm

2. Câu chủ đề của đoạn văn trên là:

A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4, 5

3. Giá trị của bản thân là gì?

A. Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.

B. Giá trị của bản thân là những ưu khuyết điểm riêng, điểm không mạnh mỗi người so với những người khác.

C. Giá trị của bản thân là những ưu khuyết điểm riêng, mỗi người so với những người khác.

D. Giá trị của bản thân là những điểm không mạnh mỗi người so với những người khác.

4. Định nghĩa nào đúng nhất về sự tỏa sáng:

A. Tỏa sáng là sự khẳng định mình, làm cho mình không bị lãng quên trong kí ức của mọi người.

B. Tỏa sáng là khi một con người, một nhân cách được mọi người xung quanh ngưỡng mộ, trân trọng.

C. Tỏa sáng là một con người có nhân cách, làm cho mình không bị lãng quên trong kí ức của mọi người.

D. Tỏa sáng là sự khẳng định mình, làm cho mình bị lãng quên trong kí ức của mọi người.

5. Theo em, câu văn nào trong đoạn văn là câu dẫn chứng:

A. Câu 1, 2 B. Câu 2, 3 C. Câu 3, 4 D. Câu 4, 5

6. Hai cụm từ “chạy nhanh” và “bay cao” thuộc:

A. Cụm động từ B. Cụm danh từ C. Danh từ D. Động từ

7. Trong câu văn: “Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng.” có mấy từ ghép?

A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ

8. Từ “tuyệt vời” là từ thuần Việt hay Hán Việt?

A. Thuần Việt B. Hán Việt C. Thuần Việt và Hán Việt D. Không là gì.

Câu 2 (1,0 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “Mỗi cá nhân đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng”.

Câu 3 (1,5 điểm): Em có đồng ý với tác giả: bạn cần biết rõ các giá trị của mình và chọn các công việc phù hợp để giá trị đó được tỏa sáng. Vì sao?

Câu 4 (0,5 điểm): Em cần làm gì để phát huy những giá trị của bản thân?

Phần II: Viết (5 điểm):

Câu 1
(1,5 điểm): Ưu điểm và sở thích của em là gì? Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) chia sẻ những ưu điểm và sở thích của em?

Câu 2 (3,5 điểm) Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương em. (Tỉnh Nam Định)





HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I: Đọc – hiểu: (5,0 điểm)

Câu 1: Trắc nghiệm
: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm. Tổng điểm là 2,0 điểm

Câu12345678
Đáp ánCAABBACB




Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 2Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
“Mỗi cá nhân/ đều có những đặc điểm tuyệt vời riêng”.
CN VN

1,0
Câu 3- Em đồng ý với tác giả.
- : Mỗi người cần biết rõ ưu điểm của mình để chọn những công việc phù hợp với bản thân và sở thích (0,5 điểm). Có như vậy, sẽ luôn có động lực trong cuộc sốngđạt được thành quả cao trong công việc (0.5 điểm).
0,5
1,0

Câu 4Em cần làm những điều sau để phát huy giá trị của bản thân:
+ Biết rõ ưu, khuyết của mình.
+ Chăm học, chăm làm…
+ Luôn học tập, rèn luyện phát huy những ưu điểm của bản thân…
(Học sinh không trình bày được đúng câu hỏi 0 điểm. Học sinh trình bày được 1 trong các ý trên cho đủ 0,5 điểm)
0,5
Phần II: Viết (5,0 điểm)

Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
1,5 điểm
Yêu cầu chung:
1. Hình thức:

- Một đoạn văn (5-7 câu), không xuống dòng.
- Không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả…
2. Nội dung: Ưu điểm và sở thích của bản thân
- Mở đoạn:
Dẫn dắt vấn đề (0,25 điểm)
- Thân đoạn: (1,0 điểm)

+ Mỗi người đều có những ưu điểm, nhược điểm, không ai giống ai.
+ Nêu ưu điểm của bản thân. Ví dụ: em thích vẽ, em mơ ước sau này vẽ một kiệt tác…; em thích toán, văn, em ước mơ sau này trở thành nhà toán, nhà văn nổi tiếng….
+ Cố gắng học tập, rèn luyện để phát huy những ưu điểm, những sở thích để đạt ước mơ….
+ Không đồng tình với những bạn sống thiếu mơ ước, lười biếng…
- Kết đoạn: Khẳng định lại những ước mơ, sở thích của em là niềm vui, niềm hạnh phúc khi em đạt được. (0,25 điểm)
Lưu ý:
Nếu học sinh không đảm bảo yêu cầu về hình thức trừ 0,25 điểm.
Câu 2
3,5 điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
- Có đầy đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài; kết hợp giữa lời giới thiệu với miêu tả bình luận; ngôn ngữ chính xác và biểu cảm.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau:
a. Mở bài
Giới thiệu về danh lam thắng cảnh của quê hương em. (Tỉnh Nam Định)
b. Thân bài: Lần lượt giới thiệu về những đặc điểm của danh lam thắng cảnh quê em:
- Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.
- Giới thiệu chi tiết về danh lam thắng cảnh.
+ Lịch sử danh lam thắng cảnh;
+ Kiến trúc, quang cảnh của danh lam thắng cảnh;
+ Những nơi có thể đến thăm danh lam thắng cảnh;
+ Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh.
c. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh đó.
* Lưu ý:
- Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án. Cần có sự sàng lọc các bài văn đạt yêu cầu ở các mức độ khác nhau.
- Nếu học sinh thuyết minh về danh lam thắng cảnh không phải của tỉnh Nam Định, bài viết có bố cục chặt chẽ, đúng thể loại, điểm toàn câu này chỉ cho tối đa 2,0 điểm/4 điểm









0,5

3.0

1,0
2,0




0,5

1651247671144.png


XEM THÊM
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM----ĐỀ 6 CÁC TRƯỜNG CUỐI NĂM.doc
    1.1 MB · Lượt tải : 24
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề văn 6 bộ đề văn lớp 6 các dạng đề văn 6 các đề thi ngữ văn 6 giữa học kì 1 chuyên đề ngữ văn 6 violet chuyên đề văn 6 học kì 2 chuyên đề văn 6 kì 1 download đề văn lớp 6 giáo án chủ đề ngữ văn 6 violet giáo án chủ đề văn 6 kì 1 ngữ văn 6 bài chủ đề và dàn soạn đề cương ngữ văn 6 học kì 1 tài liệu dạy anh văn lớp 6 tài liệu dạy thêm văn 6 tài liệu bồi dưỡng văn 6 tài liệu môn văn 6 tài liệu ngữ văn 6 chân trời sáng tạo tài liệu ngữ văn lớp 6 tài liệu on tập ngữ văn 6 tài liệu tham khảo ngữ văn 6 tài liệu tham khảo văn 6 tài liệu văn 6 văn 6 cánh diều đề 6 bài văn số 7 lớp 9 đề anh văn lớp 6 đề bài văn lớp 6 đề bài văn số 6 lớp 8 đề bồi dưỡng văn 6 đề cương anh văn lớp 6 học kì 1 đề cương môn ngữ văn lớp 6 kì 1 đề cương môn văn 6 học kì 2 đề cương môn văn lớp 6 học kì 1 đề cương ôn tập ngữ văn 6 kì 1 đề cương ôn tập văn 6 giữa học kì 1 đề cương ôn tập văn 6 học kì 1 đề cương ôn tập văn 6 học kì 1 violet đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 violet đề cương ôn tập văn 6 kì 1 đề cương văn 6 học kì 1 đề cương văn 6 kì 1 đề cương văn 6 kì 2 đề cương văn lớp 6 kì 1 đề giữa kì văn 6 đề khảo sát chất lượng giữa kì 1 văn 6 đề khảo sát giữa kì 1 văn 6 đề kiểm tra 1 tiết văn 6 học kì 1 đề kiểm tra 1 tiết văn 6 kì 2 đề kiểm tra 15 phút văn 6 kì 1 đề kiểm tra anh văn 6 học kì 1 đề kiểm tra anh văn lớp 6 giữa kì 1 đề kiểm tra cuối kì 1 văn 6 đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 6 violet đề kiểm tra giữa kì 1 văn 6 cánh diều đề kiểm tra giữa kì 1 văn 6 violet đề kiểm tra ngữ văn 6 học kì 1 violet đề kiểm tra văn 6 đề kiểm tra văn 6 15 phút đề kiểm tra văn 6 giữa kì 1 đề kiểm tra văn 6 kết nối tri thức đề kiểm tra văn 6 kì 1 đề kiểm tra văn lớp 6 đề kiểm tra văn lớp 6 giữa kì 1 đề ngữ văn 6 đề ngữ văn 6 giữa kì 1 đề ngữ văn lớp 6 đề ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 đề on tập ngữ văn 6 học kì 2 đề ôn văn lớp 6 đề thi anh văn 6 học kì 1 đề thi anh văn 6 học kì 2 đề thi anh văn giữa kì 1 lớp 6 đề thi anh văn lớp 6 giữa học kì 1 đề thi anh văn lớp 6 giữa kì 1 đề thi anh văn lớp 6 học kì 1 2018 đề thi anh văn lớp 6 học kì 1 2020 đề thi giữa kì 1 anh văn 6 đề thi giữa kì 1 môn anh văn lớp 6 đề thi giữa kì 1 môn văn 6 đề thi giữa kì 1 ngữ văn 6 cánh diều đề thi giữa kì 1 văn 6 cánh diều đề thi giữa kì 1 văn 6 năm 2019 đề thi giữa kì 1 văn 6 violet đề thi giữa kì ngữ văn lớp 6 cánh diều đề thi giữa kì văn 6 cánh diều đề thi giữa kì văn 6 kết nối tri thức đề thi giữa kì văn 6 kì 1 đề thi hk2 văn 6 năm 2020 đề thi học kì 1 môn ngữ văn 6 violet đề thi học kì 1 văn 6 violet đề thi học kì 2 văn 6 mới nhất đề thi học sinh giỏi văn 6 kì 1 đề thi học sinh giỏi văn 6 mới nhất đề thi hsg văn 6 bắc giang đề thi hsg văn 6 cấp thành phố đề thi hsg văn 6 mới nhất đề thi hsg văn 6 năm 2019 đề thi hsg văn 6 năm 2021 đề thi hsg văn 6 violet đề thi kì 1 anh văn 6 đề thi kì 2 văn 6 violet đề thi kiểm tra văn giữa kì 1 lớp 6 đề thi lớp 6 kì 1 môn văn đề thi môn văn 6 giữa kì 2 đề thi môn văn 6 học kì 2 đề thi ngữ văn 6 học kì 1 năm 2017 đề thi ngữ văn 6 học kì 1 violet đề thi olympic văn 6 đề thi olympic văn 6 năm 2019 đề thi văn 6 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 6 giữa học kì 1 đề thi văn 6 giữa kì 1 đề thi văn 6 giữa kì 1 có đáp án đề thi văn 6 kì 1 đề thi văn 6 kì 1 có đáp án đề thi văn 6 kì 2 đề thi văn 6 kì 2 năm 2020 đề thi văn 6 kì 2 violet đề thi văn 6 năm 2020 đề thi văn 6 năm 2021 đề thi văn giữa kì 1 lớp 6 năm 2021 đề thi văn lớp 6 giữa kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 6 giữa kì 1 năm 2021 đề thi văn lớp 6 kết nối tri thức đề thi văn lớp 6 kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 6 môn đề văn 6 đề văn 6 cánh diều đề văn 6 chân trời sáng tạo đề văn 6 có ma trận đề văn 6 có đáp án đề văn 6 cuối kì 1 đề văn 6 cuối kì 2 đề văn 6 giữa kì 1 đề văn 6 giữa kì 1 kết nối tri thức đề văn 6 giữa kì 2 đề văn 6 học kì 1 đề văn 6 học kì 2 đề văn 6 học sinh giỏi đề văn 6 kể chuyện tưởng tượng đề văn 6 kết nối tri thức đề văn 6 kì 1 đề văn 6 kì 1 kết nối tri thức đề văn 6 kì 2 đề văn 6 trực tuyến đề văn giữa kì 1 lớp 6 đề văn kì 1 lớp 6 đề văn kiểm tra học kì 1 lớp 6 đề văn lớp 6 đề văn lớp 6 có đáp án đề văn lớp 6 cuối kì 1 đề văn lớp 6 giữa học kì 1 đề văn lớp 6 giữa kì 1 đề văn lớp 6 hay đề văn lớp 6 hk2 đề văn lớp 6 học kì 1 đề văn lớp 6 học kì 2 đề văn lớp 6 học kì 2 có đáp án đề văn lớp 6 học kì 2 năm 2020 đề văn lớp 6 học kì 2 năm 2021 đề văn lớp 6 kì 1 đề văn lớp 6 kì 2 đề văn lớp 6 lên lớp 7 đề văn lớp 6 năm 2021 đề văn lớp 6 tả người thân đề văn lớp 6 thi giữa kì 2 đề văn lớp 6 thi học kì 1 đề văn số 6 lớp 11 đề văn số 6 lớp 12 đề văn số 6 lớp 7 đề văn số 6 lớp 8 đề văn số 6 lớp 9 đề văn thi giữa học kì 1 lớp 6 đề văn thi giữa kì 1 lớp 6 đề văn thi vào lớp 6 năm 2020 đề văn vào lớp 6 đề viết văn số 6 lớp 10 đề viết văn số 6 lớp 9 đề đọc hiểu ngữ văn 6 kì 1 đề đọc hiểu văn 6 kì 1 đề đọc hiểu văn 6 ngoài chương trình
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top