- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
DẤU HÓA ( DẤU THĂNG, DẤU GIÁNG, DẤU BÌNH)
DẤU HÓA
+ Dấu hóa có 3 loại: dấu thăng (♯), dấu giáng (♭) và dấu bình (♮).
- Dấu thăng (♯) là dấu quy định cao độ nốt nhạc tăng lên 1/2 cung.
- Dấu giáng (♭) là dấu quy định cao độ nốt nhạc giảm xuống 1/2 cung.
- Dấu bình (♮) là dấu hủy bỏ hiệu lực của dấu (♯) hoặc dấu (♭) ở phía trước tạo ra.
-----
Có 2 dạng dấu hóa: DẤU HÓA ĐẦU DÒNG và DẤU HÓA BẤT THƯỜNG. Ở bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu DẤU HÓA BẤT THƯỜNG, dấu hóa còn lại bài sau sẽ rõ.
Khi dấu thăng (♯), dấu giáng (♭) và dấu bình (♮) xuất hiện phía trước của một nốt nhạc bất kỳ thì ta gọi đó là DẤU HÓA BẤT THƯỜNG.
DẤU HÓA BẤT THƯỜNG có tác dụng với TẤT CẢ những nốt đứng đằng sau nó, NHƯNG:
- Chỉ có tác dụng trong phạm vi 1 ô nhịp. Sang ô nhịp sau DẤU HÓA BẤT THƯỜNG mất tác dụng (trừ trường hợp nốt nhạc được kéo dài sang ô nhịp sau).
- Chỉ có tác dụng với những nốt đứng đằng sau nó và nằm cùng dòng hoặc khe (cùng cao độ) với nó.
Trong hình là một vài ví dụ.
DẤU HÓA
+ Dấu hóa có 3 loại: dấu thăng (♯), dấu giáng (♭) và dấu bình (♮).
- Dấu thăng (♯) là dấu quy định cao độ nốt nhạc tăng lên 1/2 cung.
- Dấu giáng (♭) là dấu quy định cao độ nốt nhạc giảm xuống 1/2 cung.
- Dấu bình (♮) là dấu hủy bỏ hiệu lực của dấu (♯) hoặc dấu (♭) ở phía trước tạo ra.
-----
Có 2 dạng dấu hóa: DẤU HÓA ĐẦU DÒNG và DẤU HÓA BẤT THƯỜNG. Ở bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu DẤU HÓA BẤT THƯỜNG, dấu hóa còn lại bài sau sẽ rõ.
Khi dấu thăng (♯), dấu giáng (♭) và dấu bình (♮) xuất hiện phía trước của một nốt nhạc bất kỳ thì ta gọi đó là DẤU HÓA BẤT THƯỜNG.
DẤU HÓA BẤT THƯỜNG có tác dụng với TẤT CẢ những nốt đứng đằng sau nó, NHƯNG:
- Chỉ có tác dụng trong phạm vi 1 ô nhịp. Sang ô nhịp sau DẤU HÓA BẤT THƯỜNG mất tác dụng (trừ trường hợp nốt nhạc được kéo dài sang ô nhịp sau).
- Chỉ có tác dụng với những nốt đứng đằng sau nó và nằm cùng dòng hoặc khe (cùng cao độ) với nó.
Trong hình là một vài ví dụ.