GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC được soạn dưới dạng file word gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
* Địa hình Việt Nam
– Đặc điểm chung của địa hình: Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
– Các khu vực địa hình; đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình: Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.
– Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế: Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.
* Khoáng sản Việt Nam
– Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu:
+ Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
+ Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo chuyên sâu
- Máy tính máy chiếu
III. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm ở:
+ rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ ở vị trí cầu nối giữa 2 lục địa: Á – Âu và Ô-xtrây-li-a; 2 đại dương: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
+ nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa.
+ gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn.
+ ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông giáp biển Đông.
- Các điểm cực trên đất liền:
+ Bắc: 23023’B, tỉnh Hà Giang.
+ Nam: 8034’B, tỉnh Cà Mau.
+ Đông: 109028’Đ, tỉnh Khánh Hòa.
+ Tây: 102009’Đ, tỉnh Điện Biên.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ của nước ta còn kéo dài tới: 6050’B và 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.
b. Phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất của Việt Nam có diện tích 331.344 km2.
- Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4600 km.
- Đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ thành phố Móng Cái - Quảng Ninh đến thành phố Hà Tiên - Kiên Giang.
- Vùng biển của nước ta ở biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền.
- Trong vùng biển của nước ta có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng trời của nước ta là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam: Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.
* Địa hình Việt Nam
– Đặc điểm chung của địa hình: Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
– Các khu vực địa hình; đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình: Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.
– Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế: Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.
* Khoáng sản Việt Nam
– Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu:
+ Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
+ Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo chuyên sâu
- Máy tính máy chiếu
III. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm ở:
+ rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ ở vị trí cầu nối giữa 2 lục địa: Á – Âu và Ô-xtrây-li-a; 2 đại dương: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
+ nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa.
+ gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn.
+ ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Tiếp giáp: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông giáp biển Đông.
- Các điểm cực trên đất liền:
+ Bắc: 23023’B, tỉnh Hà Giang.
+ Nam: 8034’B, tỉnh Cà Mau.
+ Đông: 109028’Đ, tỉnh Khánh Hòa.
+ Tây: 102009’Đ, tỉnh Điện Biên.
- Trên vùng biển, hệ tọa độ của nước ta còn kéo dài tới: 6050’B và 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.
b. Phạm vi lãnh thổ
- Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Vùng đất của Việt Nam có diện tích 331.344 km2.
- Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài hơn 4600 km.
- Đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ thành phố Móng Cái - Quảng Ninh đến thành phố Hà Tiên - Kiên Giang.
- Vùng biển của nước ta ở biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền.
- Trong vùng biển của nước ta có hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng trời của nước ta là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.