Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
Giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Bình Dương Tách tiết theo CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh bình dương về ở dưới.
Lớp dạy
6A12​
6A13​
Ngày dạy
Ngày dạy
Ngày dạy


Tuần 4 + 5 + 6

Tiết 4 + 5 + 6


TÊN BÀI DẠY:

CHỦ ĐỀ 1: CỘI NGUỒN LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT BÌNH DƯƠNG

III. BÌNH DƯƠNG THỜI SƠ SỬ


Môn học/ Hoạt động giáo dục: GDĐP 6

Thời gian thực hiện: 3 tiết​

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức
:

- Kể được tên một số di tích tiêu biểu trong thời kì sơ sử ở Bình Dương.

- Trình bày được những điểm giống nhau và những nét nổi bật của các di tích này.

- Nêu được các di tích của người xưa để lại qua các di tích khảo cổ tại tỉnh Bình Dương thời kì sơ sử như Phú Chánh, Dốc Chùa, Cù Lao Rùa về đời sống của cư dân Bình Dương như đời sống vật chất và sự phân hóa xã hội.

- Nêu được các di tích của người xưa để lại qua các di tích khảo cổ tại tỉnh Bình Dương thời kì sơ sử như Phú Chánh, Dốc Chùa, từ đó hiểu được đời sống tinh thần của cư dân Bình Dương thời sơ sử.

2. Năng lực

* Năng lực chung


- Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong tình huống mới.

* Năng lực Lịch sử

- Kể được tên một số di tích tiêu biểu trong thời kì sơ sử ở Bình Dương.

- Trình bày được những điểm giống nhau và những nét nổi bật của các di tích này.

- Nêu được các di tích của người xưa để lại qua các di tích khảo cổ tại tỉnh Bình Dương thời kì sơ sử như Phú Chánh, Dốc Chùa, Cù Lao Rùa về đời sống của cư dân Bình Dương như đời sống vật chất và sự phân hóa xã hội.

- Nêu được các di tích của người xưa để lại qua các di tích khảo cổ tại tỉnh Bình Dương thời kì sơ sử như Phú Chánh, Dốc Chùa, từ đó hiểu được đời sống tinh thần của cư dân Bình Dương thời sơ sử.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử.

- Nhân ái: Tự hào về cội nguồn lịch sử quê hương Bình Dương.

- Trung thực : Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- KHBD, SGK giáo dục địa phương 6, sách giáo viên

- Phiếu học tập.

- Tranh ảnh, liên quan đến thời sơ sử ở Bình Dương.

- Một số tranh ảnh được phóng to

2. Chuẩn bị của học sinh:

- SGK giáo dục địa phương 6, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:
Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới.

b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh và trả lời câu hỏi: Hình ảnh sau đây có tên là gì? Giới thiệu đôi nét về hình ảnh đó.



HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

*Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh - Bình Dương

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh được phát hiện tại di chỉ khảo cổ thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh huyện Tân Uyên (nay là thị xã Tân Uyên), tỉnh Bình Dương trong các năm 1998 và năm 2001, có niên đại cách ngày nay trên 2000 năm (khoảng từ cuối thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ I Công nguyên). Tổng cộng có 23 hiện vật gồm trục dệt, dao dệt, lược chải sợi và các thanh có nấc. Đây là những kết cấu của loại khung dệt mà hiện nay một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên và Đông Nam Á vẫn còn sử dụng.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ xác định Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh là hiện vật đặc biệt, quý hiếm và tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau Công nguyên của vùng đất Phú Chánh, Bình Dương và rộng hơn là khu vực Nam Bộ. Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2283/QĐ-TTg công nhận là bảo vật quốc gia.

*HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới: Trong thời kì sơ sử, cũng giống như nhiều địa phương khác trên đất nước Việt Nam, Bình Dương có nhiều di tích khảo cổ đặc sắc, nổi bật. Vậy ở Bình Dương có những di tích tiêu biểu nào ở thời sơ sử? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Di tích tiêu biểu thời sơ sử

a. Mục tiêu:


- Nêu được niên đại, địa điểm và nét đặc trưng của di tích khảo cổ Dốc Chùa, Phú Chánh.

b. Nội dung:

HS khai thác hình và nội dung SGK, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV



c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSNội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV cung cấp tư liệu cho HS.
Những dấu tích tiêu biểu cho thời kì sơ sử trên vùng đất Bình Dương là di tích Dốc Chùa và Phú Chánh.
Di tích Dốc Chùa thuộc xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, có niên đại cách ngày nay khoảng 3 000 – 2 000 năm. Dấu vết cư dân Dốc Chùa để lại đến ngày nay là 40 ngôi mộ huyệt đất cùng rất nhiều đồ tuỳ táng. Người Dốc Chùa biết làm nhiều nghề thủ công mà nổi bật nhất là dệt vải và đúc đồng.
Di tích Phú Chánh được phát hiện ở phường Phú Chánh, thị xã Tân Uyên, có niên đại từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ I. Tại di tích này, đã tìm được 7 ngôi mộ cổ. Các hiện vật tìm thấy ngoài trống đồng, cọc gỗ, chum gỗ còn có nhiều công cụ dệt vải bằng gỗ của cư dân thời bấy giờ. Đây là điểm độc đáo của di tích này.
* GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút để trả lời câu hỏi theo phiếu học tập sau:
Nhóm 1+2+3: Phiếu học tập số 1
Di tích Dốc Chùa
Địa điểm
Niên đại
Đặc điểm
Nhóm 4+5+6: Phiếu học tập số 2
Di tích Phú Chánh
Địa điểm
Niên đại
Đặc điểm

* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS đọc bài.
* HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
Nhóm 1+2+3: Phiếu học tập số 1
Di tích Dốc Chùa
Địa điểm
Niên đại
Đặc điểm nổi bật
Xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.Cách ngày nay khoảng 3000 – 2000 năm+ Mộ huyệt đất với nhiều đồ tùy táng
+ Người Dốc Chùa nổi bật với nghề dệt và đúc đồng
Nhóm 4+5+6: Phiếu học tập số 2
Di tích Phú Chánh
Địa điểmNiên đạiĐặc điểm nổi bật
Phường Phú Chánh, Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.thế kỉ III TCN đến thế kỉ I+ Mộ cổ
+ Trống đồng, cọc gỗ, chum gỗ
+ Nổi bật nhất là các công cụ dệt vải bằng gỗ

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
GV mở rộng:
Di tích khảo cổ Dốc Chùa Bảo vật Quốc gia “Tượng thú” Di tích cấp Quốc gia xếp hạng năm 2001, nằm trên bờ sông Đồng Nai, trên đường liên tỉnh lộ Tân Uyên đi Lạc An. Thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên. Qua những đợt khai quật đã hình thành nhiều bộ sưu tập hiện vật có giá trị lịch sử và khoa học rất lớn. Các công cụ sản xuất bằng đá, gốm, đồng,… đặc biệt một bộ sưu tập gồm 76 khuôn đúc đồng và 68 công cụ vũ khí bằng đồng đã phát hiện trong di tích. Dốc Chùa trở thành một sưu tập hiện vật quan trọng biểu hiện cho một đỉnh cao phát triển của thời tiền sử vùng Đông Nam Bộ. Một di tích đa dạng và phong phú có nhiều yếu tố mới, sự hội tụ về kinh tế, kỹ thuật của xã hội phát triển cao, có niên đại từ 2500 – 3000 năm cách ngày nay. Trong đó, có Tượng Thú được công nhận Bảo vật quốc gia năm ….

Bảo vật Quốc gia “Tượng thú”
Tên gọi: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh
Quyết định công nhận bảo vật: số 1821/QĐ-TTg ngày 24/12/2018.
Hiện đang lưu giữ và trưng bày tại: Bảo tàng tỉnh Bình Dương.
Phát hiện: Cuối năm 1998, ông Nguyễn Văn Cường, ngụ tại ấp 6, xã Vĩnh Tân đã tìm thấy một mộ táng chum gỗ nắp trống đồng trên một mảnh ruộng thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, huyện Tân Uyên (nay thuộc xã Tân Uyên), tỉnh Bình Dương. Mộ táng này được tìm thấy dưới độ sâu cách mặt ruộng khoảng 1,8 - 2,5m.
Ngay khi được phát hiện Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã đào thám sát tại vị trí phát hiện trống đồng theo hướng dẫn của ông Nguyễn Văn Cường, thu được một chum gỗ còn nguyên vẹn và một số di vật khác nằm trong lòng chum theo hình thức vật tuỳ táng như dao dệt bằng gỗ, trục dệt, một số đồ gốm và 01 gương đồng. Trống đồng làm nắp ở đây có ký hiệu trống Phú Chánh II, chum có ký hiệu chum số 2, do ở di tích này đã phát hiện 05 chum gỗ và 02 trống đồng, trong đó chum 1 cùng với trống Phú Chánh I đã bị hư hại nặng.
Niên đại: Thế kỷ II - I trước Công nguyên; niên đại này dựa trên kết quả phân tích niên đại C14 2.100 ± 40 năm của mẫu lấy từ chum gỗ và dựa trên đồ chôn theo, đặc biệt là gương đồng.
Kích thước:
Chum: Cao 61cm; đường kính miệng 46-50cm; sâu lòng 54cm; đường kính bụng 68cm; đường kính lòng đáy 52cm; dày đáy 7cm; đường kính đáy 22cm
Trống: Đường kính mặt 47,5cm; đường kính chân đế 44cm, cao 40cm.
1. Di tích tiêu biểu thời sơ sử









































































* Di tích Dốc Chùa:
- Địa điểm: Xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
- Niên đại: Cách ngày nay khoảng 3000 - 2000 năm
- Đặc điểm nổi bật:
+ Mộ huyệt đất với nhiều đồ tùy táng
+ Người Dốc Chùa nổi bật với nghề dệt và đúc đồng
* Di tích Phú Chánh:
- Địa điểm: Phường Phú Chánh, Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
- Niên đại: Thế kỉ III TCN đến thế kỉ I
- Đặc điểm nổi bật:
+ Mộ cổ
+ Trống đồng, cọc gỗ, chum gỗ
+ Nổi bật nhất là các công cụ dệt vải bằng gỗ
Hoạt động 2.2. Đời sống của cư dân Bình Dương

a. Mục tiêu:


- Nêu được các dấu tích của người xưa để lại qua các di tích khảo cổ tại tỉnh Bình Dương để biết được đời sống vật chất và sự phân hóa xã hội.

- Nêu được đặc điểm các dấu tích của người xưa để lại qua các di tích khảo cổ tại tỉnh Bình Dương để biết được đời sống tinh thần của cư dân nơi đây.

b. Nội dung:

- HS khai thác hình và nội dung SGK, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV





c. Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HSNội dung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV yêu cầu HS quan sát hình, cùng nội dung SGK và trả lời câu hỏi:
- Em biết điều gì về đời sống vật chất của cư dân Phú Chánh?
- Hoạt động sản xuất của cư dân Bình Dương thời sơ sử nổi bật với những nghề thủ công nào?
- Em biết điều gì về hoạt động kinh tế của cư dân Phú Chánh?
- Dựa vào đâu để em biết rằng cư dân Bình Dương thời sơ sử đã dần có sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội?
- Em có nhận xét gì về đồ trang sức ở di tích Dốc chùa?
- Em biết điều gì về nghi lễ, phong tục mai táng của cư dân Bình Dương thời sơ sử?
* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS đọc bài.
* HS đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Đời sống vật chất của cư dân Phú Chánh là: Kiểu nhà sàn dựng trên cọc gỗ có quy mô rất lớn( dài 3km, rộng 50m) với mật độ kiến trúc khá dày.
- Hoạt động sản xuất của cư dân Bình Dương thời sơ sử nổi bật với những nghề thủ công: đúc đồng, làm gốm và dệt vải.
- Hoạt động kinh tế của cư dân Phú Chánh là: giao lưu và trao đổi hàng hóa.
- Dựa vào việc chôn theo trong mộ người chết cho thấy trình độ chuyên môn hóa trong lao động và có sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư.
- Em có nhận xét về đồ trang sức ở di tích Dốc Chùa là: Trang sức là một loại hình di vật đặc biệt, không chỉ với mục đích làm đẹp cho con người mà còn biểu thị trình độ thẩm mỹ và kỹ thuật chế tác. Đồ trang sức được sử dụng với ý nghĩa là chỉ dấu tình trạng cá nhân, vật hộ mệnh, biểu hiện sự tôn quý, khẳng định quyền lực và sự giàu có của chủ nhân, phục vụ đời sống tôn giáo, tín ngưỡng... Từ thời sơ sử, cư dân vùng đất Bình Dương đã biết chế tác và sử dụng đồ trang sức. Những đồ trang sức đã được phát hiện trong các di tích khảo cổ nơi đây đa dạng về loại hình và được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau.
- Về nghi lễ, phong tục mai táng của cư dân Bình Dương thời sơ sử là:
Nghi lễ: thể hiện qua tượng vật, trống đồng…
Phong tục, hình thức mai tang: thể hiện qua mộ chum bằng gỗ, chôn theo đồ tùy tang là công cụ lao động, vật dụng hằng ngày, trang sức, linh vật…
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
Gv mở rộng:

Tượng động vật di tích Dốc Chùa
Tượng động vật Dốc Chùa có
niên đại cách đây khoảng 3 000
năm. Hình dáng của tượng còn khá
nguyên vẹn, chỉ có một vài chi tiết
nhỏ bị gãy vỡ. Tượng cao 5,4 cm, dài
6,4 cm, được đúc bằng đồng. Tượng
thể hiện hình một con vật đứng trên
một con vật khác có tính cách điệu.
Đây là hiện vật độc đáo chưa từng
thấy ở bất cứ di tích nào khác trong
vùng Đông Nam Bộ. Tượng đã được
công nhận là Bảo vật quốc gia.”

Mộ chum gỗ ở di tích Phú Chánh
Mộ chum gỗ - trống đồng Phú
Chánh có niên đại khoảng thế kỉ I – II.
Chum gỗ cao khoảng 61 cm, đường
kính miệng 46 – 50 cm, có nhiều
đường vân gỗ tròn đồng tâm. Trống
đồng cao khoảng 40 cm, đường
kính mặt trống 47,5 cm, đường kính
chân đế 44 cm. Đây là kiểu mộ táng
mới lạ được phát hiện lần đầu tiên
trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam
và thế giới.”
2. Đời sống của cư dân Bình Dương


































































a. Đời sống vật chất và sự phân hóa xã hội
- Một số nghề thủ công: đúc đồng, làm gốm và dệt vải phát triển mạnh
- Hoạt động giao lưu và trao đổi hàng hóa được đẩy mạnh
- Sự phát triển kinh tế dẫn đến những chuyển biến trong đời sống xã hội
- Việc chôn theo trong mộ người chết cho thấy trình độ chuyên môn hóa trong lao động và có sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư
b. Đời sống tinh thần
- Đời sống tinh thần đa dạng và phong phú, được thể hiện qua các hiện vật khảo cổ.
- Ý niệm làm đẹp: vòng tay bằng đá, chuỗi hạt…
- Nghi lễ: thể hiện qua tượng vật, trống đồng…
- Phong tục, hình thức mai tang: thể hiện qua mộ chum bằng gỗ, chôn theo đồ tùy tang là công cụ lao động, vật dụng hằng ngày, trang sức, linh vật…


3. Hoạt động 3: Luyện tập.

a. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Em hãy hoàn thành bảng thống kê một số di tích thời tiền sử ở Bình Dương vào vở theo mẫu sau:

Địa phươngTên hiện vật tiêu biểu


Câu 2. Em hãy hoàn thành bảng thống kê vào vở theo mẫu sau:

Đời sống tinh thần​
Hiện vật​
Ý niệm làm đẹp
Nghi lễ
Phong tục, hình thức mai táng.


* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình

Câu 1.

Địa phương​
Tên hiện vật tiêu biểu​
Phú Chánh- Mộ chum gỗ, nắp trống đồng
- Bộ dụng cụ dệt
Dốc Chùa
- Dọi se sợi
- Cọc gỗ cột nhà sàn, vòng đá, hạt chuỗi bằng đá, đất nung….
Cù Lao Rùa
- Rìu các loại, bàn mài các loại, khuôn đúc, đục các loại, vòng tay, bi gốm, dọi se sợi, gốm tròn, cuốc, dao, và đồ tùy táng
- Hiện vật gốm (Bát bồng, nồi, chậu, đĩa chân cao, tô lớn, âu, hủ,..
Câu 2.

Đời sống tinh thần​
Hiện vật​
Ý niệm làm đẹpVòng tay đá, chuỗi hạt.
Nghi lễTượng vật, trống đồng
Phong tục, hình thức mai táng.Mộ chum gỗ, đồ tuỳ táng…


* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.

4. Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.

c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch để kể cho khách du lịch nghe về những di tích khảo cổ ở Bình Dương thời sơ sử.

* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.



Ký duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Phú Mỹ, Ngày 18 tháng 9 năm 2023



Ngô Thị Sen

1694014794151.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GIAO AN GIAO DUC DIA PHUONG 6 TINH BINH DUONG.zip
    21.6 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,182
    Bài viết
    37,651
    Thành viên
    139,887
    Thành viên mới nhất
    quynh2281

    Thành viên Online

    Top