Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
Giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh Sơn La TUẦN 24 - 27 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh sơn la về ở dưới.
Ngày
[1] soạn: 09/01/2022 Sáng ngày dạy: 12/01/2022 Lớp 6A,6B

CHỦ ĐỀ : VĂN HOÁ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

Tiết 1,2; bài 1: LỄ HỘI Ở SƠN LA

(Thực hiện 2 tiết)



I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
: Mô tả được một số lễ hội tiêu biểu ở Sơn La; Mô tả được ý nghĩa của lễ hội

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá một hoạt động văn hoá, quan sát tổ chức hoạt động sinh hoạt văn hoá

3. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ các di sản văn hoá tinh thần

4. Năng lực cần đạt: Góp phần hình thành năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tổ chức sự kiện

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Chuẩn bị của giáo viên


Giáo án Word, PowerPoint; Các tài liệu tham khảo có liên quan (video; phiếu học tập, padlet; Quizzi)

2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của GV

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)

- Mục tiêu:
Giúp HS nắm được vị trí của bài học; hứng thú với bài học

- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi của giáo viên

- Phương thức thực hiện: HS hoạt động cá nhân

- Phương án kiểm tra, đánh giá: HS nhận xét lẫn nhau, GV đánh giá HS

- Tiến trình thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


GV: Cho HS xem các hình ảnh lễ hội, chia sẻ nhận thức,

? Đâu là hình ảnh lễ hội ở SL?

? Đó là lễ hội gì ? Đã từng được trải nghiệm chưa? Em thích lễ hội nào ?


Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

HS: Thực hiện yêu cầu của câu hỏi theo gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV: Gọi 1- 2 HS trình bày nội dung đã tìm hiểu.

HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Giáo viên đánh giá, giới thiệu bài học.


- Học sinh có thể chia sẻ về các lễ hội qua các bức ảnh

+ Bức ảnh 1: Không phải lễ hội ở SL – Hội Lim Bắc Ninh ( Trang phục …)

+ Bức ảnh 2, 3: Lễ hội ở SL – dựa vào trang phục, địa điểm

- Học sinh chia sẻ những trải nghiệm đã có:

GV: SL của chúng ta, không chỉ là mảnh đất có thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, mà còn là nơi có những phong tục tập toán quán, những lễ hội đậm bản sắc… Nương tựa vào thiên nhiên, mộc dân tộc trên mảnh đất Sơn La đã kiến tạo, tổ chức những phong tục, nghi lễ, lễ hội độc đáo, làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của mảnh đất này.

2. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới. (25’)

- Mục tiêu:
HS nhận thức được khái niệm lễ hội, ý nghĩa nói chung của lễ hội trong văn hoá cộng đồng.

- Nhiệm vụ: HS nghiên cứu ở nhà, trả lời câu hỏi theo phiếu học tập được giao

- Phương thức thực hiện: Trả lời vấn đáp, trao đổi cá nhân.

- Phương án kiểm tra, đánh giá: GV nhận xét, chốt kiến thức.

- Tiến trình thực hiện hoạt động:

I. Khái quát về lễ hội

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và nội dung trong Sgk để trả lời câu hỏi.

- Chia thành 6 nhóm: Yêu cầu HS quan sát tranh và tìm hiểu theo nhóm về các nội dung.

- Thời gian thảo luận nhóm là 4’

N1,2 Nêu cách hiểu biết về lễ hội?

N3,5 Theo em hoạt động lễ hội có vai trò gì trong đời sống con người?

N4,6 Em hiểu gì về lễ hội ở Sơn La?


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, điền vào phiếu

Các nhóm quan sát tranh và thực hiện yêu cầu của câu hỏi theo gợi ý.

Đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

Gọi đại các nhóm lần lượt trình bày nội dung đã tìm hiểu của nhóm.

Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức.

Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá (Lễ + Hội) Nó không chỉ là hoạt động tín ngưỡng, hội hè vui chơi, mà còn thể hiện tín ngưỡng, bản sắc văn hoá, phản chiếu thế giới tinh thần của con người.

1. Về khái niệm:

+ Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng do con người kiến tạo tổ chức bao gồm những nghi thức (lễ) và những hoạt động vui chơi.

+ Lễ hội tiêu biểu ở VN: Hội Lim, Hội Gióng, Hội đền Trần.

2.Vai trò, ý nghĩa.

- Hội hè vui chơi

- Đó là kiến tạo văn hoá thể hiện tín ngưỡng, phản chiếu tâm hồn của người dân.

3. Lễ hội ở Sơn La:

- Có nhiều lễ hội, mỗi dân tộc có một lễ hội riêng.

- Được hình thành dựa trên những đặc điểm sinh hoạt đời sống, thiên nhiên …mà mỗi dân tộc đó gắn bó.

- Phản chiếu tâm hồn, tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc.

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu ở Sơn La. (15’)

- Mục tiêu:
Học sinh mô tả, hiểu được tục gội đầu của dân tộc Thái

- Nhiệm vụ: Thực hiện lệnh trong phiếu học tập; Điền các thông tin vào phiếu học tập, hình thành các tri thức về nghi lễ gội đầu

- Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm.

- Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh trình bày sản phẩm, GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của h/s

- Tiến trình thực hiện hoạt động:

II. Một số lễ hội tiêu biểu ở Sơn La

1.Nghi lễ gội đầu.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


- Học sinh xem video, kết hợp với nghiên cứu văn bản ở nhà. Thảo luận theo nhóm.

- Thời gian thảo luận là 4’.

GV: Giao phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP 2
Tên nhóm
Em hãy chọn lựa thông tin, miêu tả hoạt
động và ý nghĩa của tục gội đầu điền
vào phiếu sau.
Thời gian điạ điểm
Các hoạt động
Nguồn gốc, ý nghĩa
Chia sẻ cảm nhận cá nhân của em về tục
này ( Hãy thử so sánh với những lễ hội
khác của miền xuôi mà em biết để thấy được nét đặc trưng của lễ hội này)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, điền vào phiếu

HS: Các nhóm thảo luận nhóm, điền thông tin, trình bày sản phẩm.

HS: Đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ các nhóm nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

HS: Gọi đại các nhóm lần lượt trình bày nội dung đã tìm hiểu của nhóm.

HS: Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức.

GV: Mở rộng: Đây là một trong những phong tục độc đáo: có cái đẹp của mái tóc phụ nữ; có sự sống và chảy trôi của nước….

Thời gian điạ điểmCác hoạt độngNguồn gốc, ý nghĩa

-Nghi lễ của người Thái trắng Quỳnh Nhai.
-Cuối năm/ chiều 30 tết- chuẩn bị sang năm mới



-Nghi thức cúng Tết ở nhà
- Nghi thức gội đầu
+Từ từ cúi đầu, xõa tóc xuống sông, tay cầm cành lá nhúng xuống nước rồi đập nhẹ lên đầu rồi thả cành lá xuôi dòng )
+Dùng nước vo gạo đã ngâm chua xối lên tóc
-Thái độ:tỉ mỉ, thành kính.
- Truyền thuyết nàng Han
- Ý nghĩa:
+ Tín ngưỡng với nàng Han.
+ Xua điều không may mắn theo dòng nước
+ Gửi hy vọng về những điều tốt đẹp cho năm mới
GV: Nhận xét cá nhân

+ Có nét đời thường: Vốn là một hoạt đời của cuộc sống đời thường

+ Thiêng liêng: đã được nâng lên thành nghi lễ thiêng liêng, không có sắc thái hội hè như các lễ hội miền xuôi.

Gắn với vẻ đẹp, mái tóc của người phụ nữ: Thái độ giới.

Gắn với sông nước: thanh tẩy, chảy trôi

Thời điểm cuối năm: Trang trọng thiêng liêng.

*Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:

GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu và sưu tầm tranh ảnh về Nghi lễ Mạng Ma để H chuẩn bị tiết 2 học:

……………………………



Tiết 2: Chiều ngày 12/01/2022 Lớp 6A, 6B



4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về Nghi lễ Mạng Ma. (25’)

- Mục tiêu: Học sinh nắm đặc trưng các hoạt động, ý nghĩa của nghi lễ Mạng Ma

- Nhiệm vụ: Đọc tìm kiếm tài liệu; học sinh chuẩn bị bài thuyết trình.

- Phương thức thực hiện: Mô hình lớp học đảo ngược, học sinh lên trình bày sản phẩm.

- Phương án kiểm tra, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh

- Tiến trình thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm chuẩn bị sản phẩm thuyết trình (ảnh, tranh, pp, bài thuyết trình…)

+ Nhóm Sông Đà:

+ Nhóm Hoa Ban:

+ Nhóm Pỉnh Tộp:

? Em hãy chọn lựa thông tin, miêu tả hoạt

động và nêu ý nghĩa của phong tục nghi lễ Mang Ma (nghi lễ cầu sức khỏe) vào phiếu sau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi.

HS: Các nhóm thảo luận trong 5’

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

HS: Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.

HS: Nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

GV: Vừa đánh giá, nhận xét vừa kết hợp bình giảng thêm một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc:

- Nghi lễ cầu sức khỏe của người , Được tổ chức vào mùa xuân khi hoa Ban, hoa Mai nở rộ.

- Trong nghi lễ có phần hội và lễ được đan xen nhau.

- Nghi lễ cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ cho bà con dân bản khỏe mạnh, vạn vật sinh sôi , mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.

- Trong buổi lễ có múa khăn và múa xòe vòng…. Cùng với tiếng trống, chiêng, và ccs trò chơi diễn tái hiện cảnh lao động sản xuất, SH của con người.

GV: Đây là nghi lễ được tổ chức định kỳ, mang tính cộng đồng cao, là nghi lễ được duy trì theo phong tục truyền thống là dịp để các con cháu trong gia đình tụ họp cầu mong cha mẹ được khỏe mạnh , bản làng ấm no không còn dịch bệnh.

5. Hoạt động 5: Luyện tập (14’)

- Mục tiêu: Củng cố và kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của HS qua bài học

- Nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi của GV

- Phương thức thực hiện: Phiếu trả lời tích thông tin đúng sai/ Quiz

- Phương án kiểm tra, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- Tiến trình thực hiện

+ Thông tin đúng: 1/3


GV: Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp bàn, giao phiếu.

HS: Thực hiện nhiệm vụ: Tìm thông tin đúng sai.

GV: Gọi một số cặp trả lời sản phẩm của nhóm mình.

STTThông tin
1Nghi lễ gội đầu liên quan đến truyền thuyết nàng Han- vị nữ tướng anh hùng có công đánh đuổi giặc phương Bắc
2Nghi lễ gội đầu nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người con gái Thái với mái tóc dài thướt tha
3Nghi lễ gội đầu thường diễn ra vào đầu năm mới.
4Nghi lễ gội đầu là của người Thái đen
5Trong nghi lễ gội đầu sau nghi thức cúng tết là phần hội vui tươi sôi nổi.











1694011534102.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Giáo dục ĐP - 6.zip
    17.4 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,925
    Thành viên mới nhất
    trantienphat

    Thành viên Online

    Top