- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức học kì 2 năm 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 94 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tiết 31, 32, 33 Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm được những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Có kĩ năng phân tích, bước đầu đánh giá được những giá trị, ảnh hưởng của những thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống con người.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng niềm say mê khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật.
- Khâm phục, trân trọng những phát minh của các nhà khoa học, kĩ thuật, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Tuyên truyền giá trị của những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật cho bạn bè, người thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Tranh ảnh, video về nội dung bài học (I. Niu-tơn, Lô-mô-nô-xốp, cung điện Véc-xai, Bết-tô-ven……).
- Phiếu bài tập
2. Học sinh
- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV cho HS xem hình I. Niu-tơn
c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về I. Niu-tơn
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS xem hình
Em biết gì về nhân vật lịch sử ở hình trên? Hãy chia sẻ những điều em biết về những thành tựu khoa học nổi bật của ông?
Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo cơ sở vật chất và kĩ thuật của xã hội tư bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, giao thông liên lạc và quân sự, đã tạo nên lực lượng sản xuất khổng lồ của chủ nghĩa tư bản, tạo ra nguồn của cải vật chất dồi dào hơn tất cả các chế độ xã hội cũ. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật. Đó là những thành tựu gì? Tác động của nó như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
b. Nội dung: Những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật và tác động của nó đối với xã hội loài người.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
- Hoàn thành phiếu học tập cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
1. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật
Tiết 31, 32, 33 Ngày dạy:
CHƯƠNG V.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX
Bài 13. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX
Bài 13. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Phân tích được tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm được những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Có kĩ năng phân tích, bước đầu đánh giá được những giá trị, ảnh hưởng của những thành tựu khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với đời sống con người.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng niềm say mê khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật.
- Khâm phục, trân trọng những phát minh của các nhà khoa học, kĩ thuật, nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.
- Tuyên truyền giá trị của những thành tựu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật cho bạn bè, người thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Tranh ảnh, video về nội dung bài học (I. Niu-tơn, Lô-mô-nô-xốp, cung điện Véc-xai, Bết-tô-ven……).
- Phiếu bài tập
2. Học sinh
- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV cho HS xem hình I. Niu-tơn
c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về I. Niu-tơn
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS xem hình
Em biết gì về nhân vật lịch sử ở hình trên? Hãy chia sẻ những điều em biết về những thành tựu khoa học nổi bật của ông?
Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo cơ sở vật chất và kĩ thuật của xã hội tư bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, giao thông liên lạc và quân sự, đã tạo nên lực lượng sản xuất khổng lồ của chủ nghĩa tư bản, tạo ra nguồn của cải vật chất dồi dào hơn tất cả các chế độ xã hội cũ. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật. Đó là những thành tựu gì? Tác động của nó như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.
b. Nội dung: Những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật và tác động của nó đối với xã hội loài người.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
- Hoàn thành phiếu học tập cá nhân
d. Tổ chức thực hiện
1. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật
Hoạt động của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật * Mục tiêu: Những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật và tác động của nó đối với xã hội loài người. * Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao ở tiết học trước: Thiết kế sản phẩm học tập về những thành tựu tiêu biểu về khoa học, kĩ thuật theo nhóm + Nhóm 1: Thống kê những thành tựu khoa học tự nhiên và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người. + Nhóm 2: Thống kê những thành tựu khoa học xã hội và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người. + Nhóm 3: Thống kê những thành tựu kĩ thuật và phân tích tác động của những thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chuẩn bị, hoàn thiện sản phẩm học tập ở nhà và trình bày trước lớp. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi các nhóm trình bày sản phẩm của mình trước lớp. - HS trình bày, các HS khác theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh qua bảng biểu. (Mở rộng kiến thức về các nhà khoa học nổi tiếng: Lô-mô-nô-xốp, Đác-uyn…) | 1. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật (Bảng thống kê bên dưới) |
Lĩnh vực | Thành tựu | Tác động |
Khoa học tự nhiên | - Thuyết vạn vật hấp dẫn của I. Niu-tơn. - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M. Lô-mô-nô-xốp. - Thuyết tiến hóa của S. Đác-uyn | Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại. |
Khoa học xã hội | - Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của I. Phoi-ơ-bách, G. Hê-ghen. - Các tác phẩm kinh tế chính trị học tư sản của A. Xmít, D. Ri-các-đô. - Chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen. | Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản, phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. |
Kĩ thuật | - Cải tiến kĩ thuật luyện kim, chế tạo máy công cụ, tìm ra nhiều nguyên liệu, nhiên liệu mới… - Chế tạo tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước. - Luyện kim, kĩ thuật canh tác, phân hóa học… | Tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng. |