Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Thái Bình CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 thái bình, sách giáo dục địa phương lớp 6 thái bình, giáo dục địa phương lớp 6 thái bình...về ở dưới.

Tuần 1 - 4 Ngày soạn: ……………….

Ngày giảng: ……………….


CHUYÊN ĐỀ 1: TRUYỆN DÂN GIAN THÁI BÌNH

Thời gian thực hiện: 04 tiết​

I. Yêu cầu cần đạt: Sau khi học xong chủ đề hs cần

1. Kiến thức:


- Nêu được sự ra đời và phân loại được các loại truyện dân gian Thái Bình

- Hiểu biết lịch sử đền Tiên La, Đền Đồng Bằng và một số di tích địa phương

- Sưu tầm, kể lại và nêu ý nghĩa của một số truyện truyền thuyết dân gian Thái Bình.

2. Năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực sáng tạo,

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tiếp nhận văn bản

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ

3. Phẩm chất:

- Tôn trọng, kính yêu, biết ơn Vua cha Bát Hải và nữ tướng Vũ Thị Thục và các danh nhân địa phương

- Giữ gìn và giới thiệu về các di tích lịch sử của quê hương

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Giáo viên:
Hình ảnh, tư liệu, máy chiếu...

Học sinh: Nghiên cứu trước thông tin bài học, SGK, vở ghi, tìm kiếm thông tin trên Internet

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động: Mở đầu

a.Mục tiêu: Phần khởi động nhằm cho học sinh nhận biết một số truyện dân gian

b.Nội dung: HS lắng nghe, quan sát một số hình ảnh=> trả lời câu hỏi liên quan

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d.Tổ chức thực hiện



-Bước 1: Giao nhiệm vụ : Yêu cầu hs quan sát hình ảnh, đọc tư liệu

? Các bức ảnh trên thể hiện nội dung gì

-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. Cá nhân HS quan sát, trả lời

- Bước 3: Hs báo cáo kết quả

- Bước 4: Đánh giá

Gv nhận xét , chuẩn kiến thức. Gv dẫn dắt vào bài

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự ra đời truyện dân gian Thái Bình

Mục tiêu:

Hs biết và khái quát được khái niệm truyện dân gian.

Nêu được sự ra đời và phân loại được các loại truyện dân gian Thái Bình

Nôi dung: Hs đọc thông tin SGK, sự hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS
Nội dung


- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Gv yêu cầu hs đọc kênh chữ và hình SGK
? Dựa vào các thông tin trong bài em hãy cho biết truyện dân gian Thái Bình ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Tìm hiểu một câu chuyện dân gian gắn liền với vùng quê nơi em đang sống, chia sẻ câu chuyện này với các bạn của em trên lớp

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs đọc kênh chữ, quan sát kênh hình SGK, trả lời
-Bước 3: Báo cáo nhiệm vụ:
( Hs báo cáo, đánh giá đồng đẳng)
- Bước 4: Đánh giá kết quả, chuẩn kiến
thức
I. Sự ra đời truyện dân gian Thái Bình
-
Truyện dan gian Việt Nam là các tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động…..
- Truyện dân gian Thái Bình ra đời trong sự nhà rỗi của nhà nông


Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại truyện dân gian Thái Bình

a.Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm và sự phân loại được các loại truyện dân gian Thái Bình

b. Nôi dung: Hs đọc thông tin SGK, sự hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS
Nội dung


- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Gv yêu cầu hs đọc kênh chữ và hình SGK
?Dựa vào thông tin trong bài em hãy nêu đặc điểm của truyện dân gian Thái Bình.
? Nội dung của truyện dân gianThái Bình phản ánh điều gì?
? Có những loại truyện dân gian nào?
? Em hiểu thế nào là truyện truyền thuyết.
? Ở địa phương em có những truyền
thuyết nào.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs đọc kênh chữ, quan sát kênh hình SGK, trả lời
-Bước 3: Báo cáo nhiệm vụ:
( Hs báo cáo, đánh giá đồng đẳng)
- Bước 4: Đánh giá kết quả, chuẩn kiến
thức
II. Các loại truyện dân gian Thái Bình
- Đặc điểm:
Phương thức tự sự dân gian, khắc hoạ nhân vật thông qua hành động và bối cảnh xã hội của nhân vật ấy.
- Nội dung: Phản ánh đời sống của cư dân từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt đến tín ngưỡng, tâm linh…
- Truyện dân gian gồm: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười…
- Truyện truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.
Hoạt động 3: Câu truyện truyền thuyết của quê hương Thái Bình

Mục tiêu:

- Hiểu biết lịch sử đền Tiên La, Đền Đồng Bằng và một số di tích địa phương

- Tôn trọng, kính yêu, biết ơn Vua cha Bát Hải và nữ tướng Vũ Thị Thục và các danh nhân địa phương

- Giữ gìn và giới thiệu về các di tích lịch sử của quê hương

b. Nội dung: Hs đọc thông tin SGK và thông tin giáo viên cung cấp trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời, SP học tập của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV- HS
Nội dung


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1:
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK, kênh hình và dựa vào hiểu biết cá nhân, thảo luận trả lời câu hỏi:
? Di tích lịch sử Đền Đồng bằng ở đâu ?
? Di tích lịch sử Đền Tiên La ở đâu ?
? Nhân vật truyền thuyết trong các câu truyện là ai ? Có công lao như thế nào đối nhân dân trong vùng
? Nêu cảm nghĩ của em về các nhân vật trong câu truyện trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs hoạt động cá nhân, thảo luận cặp hoàn thành câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo nhiệm vụ
-
Đại diện HS trình bày
- Gv gọi them một số HS nhận xét đánh giá kết quả của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, chuẩn kiến thức
GV Mở rộng kiến thức cho hs bằng tư liệu và hình ảnh
( Hs quan sát, lắng nghe)


Đền Đồng Bằng


Bàn thờ Bát Nạn tướng quân
II. Những câu truyện truyền thuyết của quê hương Thái Bình
Truyện thứ nhất : Đền Đồng Bằng và truyền thuyết về Vua Cha Bát Hải
- Đền Đồng Bằng là di tích lịch sử văn hóa thuộc địa phận xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Đồng Bằng thờ vị Vua Cha Thủy Phủ mang tên Vĩnh Công Đại Vương.
- Vĩnh Công cùng các Quan giúp vua Hùng Duệ Vương đánh đuổi ngoại bang, giữ yên 8 cửa biển Lạc Việt, giúp dân lập ấp, chia vàng Vua ban cho dân làm vốn canh tác, dạy họ làm ăn, sinh hoạt cộng đồng….
- Hội đền Đồng Bằng hàng năm được tổ chức vào tháng 8 âm lịch là ngày hoá của Vính Công bởi vậy dân gian mới lưu truyền đến ngày nay câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ”
Truyện thứ 2 : Đền Tiên La – Đề thờ nữ tướng Vũ Thị Thục
- Đền mẫu Tiên La ở Hưng Hà Thái Bình thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, một nữ tướng thời Hai Bà Trưng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc đô hộ nước ta
- Hội đền Tiên La ở Hưng Hà Thái Bình tổ chức vào các ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch, ngày chính hội là 17 tháng 3 vì đó là ngày mất của Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục

  • 3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề.

b. Nội dung: Học sinh đọc thông SGK hoàn thành bài tập và câu hỏi cuối chuyên đề

c. Sản phẩm: Học sinh hoàn thành các bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Học sinh đọc thông SGK hoàn thành bài tập

- HS thực hiện nhiệm vụ: mỗi cá nhân sẽ đọc thông tin SGK kết hợp với kiến thức đã biết để hoàn thành bài tập.

- Báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1 học sinh báo cáo kết quả, các HS khác sẽ nhận xét và bổ sung ý kiến.

- GV chốt đáp án: GV nhận xét và kết luận các bài tập đã hoàn thành.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã hình thành vào thực tiễn cuộc sống.

b. Nội dung: Sưu tập thêm câu tuyện truyền thuyết tại quê hương em.

c. Sản phẩm:

- Học sinh có thể sưu tầm thêm nhiều truyền thuyết khác ở địa phương qua Internet

d.Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ: Sưu tập thêm câu tuyện truyền thuyết tại quê hương em.

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện ở nhà

- Báo cáo kết quả: Vào tiết học sau

- GV nhận xét và giao nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết học sau.



IV. Tư liệu:

I.Truyện truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.

II. Câu truyện truyền thuyết của quê hương Thái Bình

Truyện thứ nhất : Đền Đồng Bằng và truyền thuyết về Vua Cha Bát Hải



Đền Đồng Bằng còn được biết đến với tên gọi là đền thờ Đức Vua cha Bát Hải hay đền Đức Vua là di tích lịch sử văn hóa thuộc địa phận xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Sự tích đền Đồng Bằng và sự hiển linh của Vua Cha Bát Hải được lưu truyền dưới câu chuyện sau: Vào thời Hùng Vương thứ 18, nhân dân vùng duyên hải nước Văn Lang bấy giờ còn rất thưa thớt, làm nghề chài lưới và nông tang. Tương truyền, vùng đất An Lễ khi xưa có dòng sông Vĩnh cổ (ngày nay là sông Đồng Bằng) là nơi sinh sống của nhiều loài thủy quái, thuồng luồng, giao long. Hai bên bờ sông là cư dân sống với nghề nuôi tằm dệt vải, khai khẩn bãi bồi canh tác cùng với việc chài lưới đánh bắt tôm cá qua ngày.

Ngày ấy, có một đôi vợ chồng là Phạm Túc và Trần Thị là người sống tại vùng Trang An Cổ (Thụy Anh – Thái Bình ngày nay) cũng đã lớn tuổi mà vẫn chưa có con. Một ngày, khi ôn bà đang ngược dòng đánh cá trên dòng sông Vĩnh đền vùng Trang Hoa Đào (vùng An Lễ ngày nay) thì tình cờ gặp một cô gái nhỏ, liền đón về nhà nuôi và đặt tên là Qúy Nương. Khi cha mẹ nuôi qua đời, nàng tận tâm hương khói báo hiếu và không màng hôn sự. Một lần khi ra bờ sông tắm thì bỗng nước động dữ dội, một con Hoàng Long hiện ra siết chặt lấy nàng. Một lúc sau thì sóng yên biển lặng, Hoàng Long biến mất và Qúy Nương thấy mình đã nằm trên bãi sông. Một thời gian sau, nàng phát hiện mang thai và về vùng Hoa Đào Trang sinh sống. Đúng 13 tháng sau, nàng hạ sinh ra một bọc phát ra ánh hào quang. Qúy Nương sợ hãi bèn thả cái bọc xuống dòng sông Vĩnh và được một người cất vó bên sông vớt được. Khi rạch bọc ra, ông kinh hãi thấy từ trong bọc chui ra 3 con Hoàng Xà đầu Rồng mình Rắn là con của Lạc Long Quân. Con lớn nhất là Thái tử Giao Long vượt sông lên bờ ẩn náu trong một giếng nước gần đó, còn hai con còn lại bơi theo dòng nước dạt về nơi khác. Vào đêm đấy, người dân Hoa Đào Trang nghe thấy tiếng vang động rằng “Ta là con Long Quân, khi có giắc sẽ giúp Vua Hùng diệt giặc”. Rồi sau đó, nhân dân vùng lập miếu thờ tại nơi có cái giếng, từ đó hương khói cầu “phong đăng hòa cốc” thấy rất linh nghiệm.

Bấy giờ, Hùng Duệ Vương đã đến tuổi Kỳ lão (60 tuổi) mà vẫn chưa có con trai nối dõi. Hai người con gái của Vua là Tiên Dung công chúa kết duyên cùng Chử Đồng Tử rồi tu tiên biệt tích, và Mỵ Nương công chúa lấy Tản viên Sơn Thánh (tức Sơn Tinh). Vua rất phiền lòng khi có nhiều thế lực đang nhăm nhe ngôi Vàng chưa có người kế vị. Vua cũng đã nhiều lần gợi ý trao vương miện cho Sơn Thánh nhưng ngài quyết không nhận mà chỉ khi đất nước có hữu sự mới về Triều giúp vua Cha, còn khi yên sự Ngài lại về chốn Tản viên tu luyện thành đạo chứ không màng quan tước. Trong số những thế lực nội bộ đang nhòm ngó ngai vàng có Thục Vương (nguyên gốc là người Trung Nguyên di cư xuống phía Nam lâu dần thành dân Bách Việt). Thục Vương bị Vua khước từ mong muốn cưới Mỵ Nương làm thiếp và gả nàng cho Sơn Tinh, liền lựa thời cơ hợp sức cùng quân ngoại bang thôn tính Lạc Việt. Hùng Duệ Vương hết sức lo lắng và mời Sơn Thánh về Kinh hiến kế, sau đó theo lời Sơn Thánh ma sai sứ giả về Hoa Đào Trang dụ triệu kỳ nhân. Được nhân dân trong vùng mách bảo có Giao Long sống ẩn mình dưới giếng cạn, sứ giả liền tới nơi xướng truyền sắc chỉ. Sau đó, một chàng trai khôi ngô tuấn tú hơn người hiện ra, tâu rằng nhận lệnh Vua và triệu tướng trong 10 ngày rồi xuất quân trên cả 8 cửa biển nước Nam, hứa 3 ngày sau giặc sẽ tan. Chàng trai đó chính là Vĩnh Công (là hiện thân của Vua Cha Bát Hải).

Đúng như lời hẹn, sau khi xuất quân đánh giặc được 3 ngày, Vĩnh Công và các tướng giành thắng lợi trở về, được Vua phong là “Vĩnh Công nhạc phủ thượng đẳng thần”. Công đức của Vĩnh Công trong trận chiến là rất lớn, khiến Vua Hùng nể trọng. Không chỉ vậy, Vĩnh Công vừa cùng các Quan giữ yên 8 cửa biển Lạc Việt, vừa về Hoa Đào Trang khai dân lập ấp, chia vàng Vua ban cho dân làm vốn canh tác, dạy họ làm ăn, sinh hoạt cộng đồng và được nhân dân vùng Hoa Đào Trang hết lòng tôn kính. Một ngày, Vĩnh Công mời hương lão đến dinh thất của mình (tương truyền là đền Đồng Bằng hiện nay) nói lời từ biệt rồi vâng mệnh về chầu Vua Cha Lạc Long Quân. Vua Hùng biết tin vô cùng thương xót, liền cấp tiền tang lễ và tu sửa dinh thất thành đền tự thờ Ngài, nay là đền Đồng Bằng. Ngày hóa của Vĩnh Công là vào tháng 8, bởi vậy dân gian mới lưu truyền đến ngày nay câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ” để nói về Hội tháng 8 ở đền Đồng Bằng thờ vị Vua Cha Thủy Phủ mang tên Vĩnh Công Đại Vương.

Truyện thứ 2 : Đền Tiên La – Đền thờ nữ tướng Vũ Thị Thục

thaibinhoi.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GDĐP LỚP 6 - CHUYÊN ĐỀ 1,2,3,4 - HỌC KÌ I ......doc
    14.7 MB · Lượt xem: 1
  • YOPO.VN---GDĐP LỚP 6 - CHUYÊN ĐỀ 5,6,7 ,8(1).doc
    6 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,920
    Thành viên mới nhất
    hamy2011

    Thành viên Online

    Top