- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Giọng điệu. Các giọng trưởng có dấu thăng và dấu giáng. Vòng quãng năm. Sự trùng âm của các giọng trưởng.
Các giọng trưởng có dấu thăng, dấu giáng
1. Khái niệm về giọng
Giọng (còn gọi là điệu tính) là điệu thức được thể hiện ở một độ cao nhất định.
Tên một giọng bao gồm hai phần : tên của âm chủ và tên của điệu thức. Ví dụ về một số giọng trưởng :
Ví dụ về một số giọng thứ :
Giọng trưởng và giọng thứ có thể được thành lập trên bất kì bậc cơ bản hay bậc chuyển hoá nào. Mặc dù âm chủ là các bậc khác nhau nhưng mối tương quan giữa các bậc trong giọng đều giống nhau.
Chỉ có giọng Đô trưởng và giọng La thứ có các bậc đều là bậc cơ bản còn các giọng khác phải dùng các dấu hoá để thay đổi các bậc cho phù hợp với điệu thức.
Số lượng dấu hoá ở từng giọng có khác nhau. Ví dụ :
2. Các giọng trưởng có dấu thăng
Bắt đầu từ giọng Đô trưởng (là giọng tiêu biểu của điệu thức trưởng), lấy bậc V của nó làm âm chủ của giọng tiếp theo ta sẽ có giọng Sol trưởng. Trong giọng Sol trưởng, âm Fa phải tăng lên nửa cung vì giữa bậc VII và âm chủ chỉ cách nhau nửa cung. Do vậy giọng Sol trưởng có một dấu thăng ở hoá biểu. Công thức giọng Sol trưởng:
Tiếp đó, lấy âm bậc V của giọng trước làm âm chủ của giọng tiếp theo sẽ có lần lượt các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu thăng. Hệ thống các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu thăng là :
3. Các giọng trưởng có dấu giáng
Bắt đầu từ giọng Đô trưởng, đi xuống một quãng 5 đúng ta sẽ có giọng Fa trưởng. Trong giọng Fa trưởng, âm bậc IV (âm Si) phải giáng xuống cho phù hợp với công thức của giọng trưởng. Do vậy giọng Fa trưởng có một dấu giáng ở hoá biểu. Công thức giọng Fa trưởng :
Tiếp đó, tuần tự đi xuống quãng 5 đúng từ âm chủ của giọng trước đến âm chủ của giọng sau, sẽ có lần lượt các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu giáng. Hệ thống các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu giáng.
Các giọng trưởng có dấu thăng, dấu giáng
1. Khái niệm về giọng
Giọng (còn gọi là điệu tính) là điệu thức được thể hiện ở một độ cao nhất định.
Tên một giọng bao gồm hai phần : tên của âm chủ và tên của điệu thức. Ví dụ về một số giọng trưởng :
- Giọng Đô trưởng C-dur
- Giọng Sol trưởng G-dur
- Giọng Mi giáng trưởng Es-dur
- Giọng Fa thăng trưởng Fis-dur
Ví dụ về một số giọng thứ :
- Giọng Đô thứ: c-moll
- Giọng La thứ : a-moll
- Giọng Fa thăng thứ : fis-moll…
Giọng trưởng và giọng thứ có thể được thành lập trên bất kì bậc cơ bản hay bậc chuyển hoá nào. Mặc dù âm chủ là các bậc khác nhau nhưng mối tương quan giữa các bậc trong giọng đều giống nhau.
Chỉ có giọng Đô trưởng và giọng La thứ có các bậc đều là bậc cơ bản còn các giọng khác phải dùng các dấu hoá để thay đổi các bậc cho phù hợp với điệu thức.
Số lượng dấu hoá ở từng giọng có khác nhau. Ví dụ :
2. Các giọng trưởng có dấu thăng
Bắt đầu từ giọng Đô trưởng (là giọng tiêu biểu của điệu thức trưởng), lấy bậc V của nó làm âm chủ của giọng tiếp theo ta sẽ có giọng Sol trưởng. Trong giọng Sol trưởng, âm Fa phải tăng lên nửa cung vì giữa bậc VII và âm chủ chỉ cách nhau nửa cung. Do vậy giọng Sol trưởng có một dấu thăng ở hoá biểu. Công thức giọng Sol trưởng:
Tiếp đó, lấy âm bậc V của giọng trước làm âm chủ của giọng tiếp theo sẽ có lần lượt các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu thăng. Hệ thống các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu thăng là :
3. Các giọng trưởng có dấu giáng
Bắt đầu từ giọng Đô trưởng, đi xuống một quãng 5 đúng ta sẽ có giọng Fa trưởng. Trong giọng Fa trưởng, âm bậc IV (âm Si) phải giáng xuống cho phù hợp với công thức của giọng trưởng. Do vậy giọng Fa trưởng có một dấu giáng ở hoá biểu. Công thức giọng Fa trưởng :
Tiếp đó, tuần tự đi xuống quãng 5 đúng từ âm chủ của giọng trước đến âm chủ của giọng sau, sẽ có lần lượt các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu giáng. Hệ thống các giọng trưởng có từ 1 đến 7 dấu giáng.