- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,696
- Điểm
- 113
tác giả
GOM TÀI LIỆU Chuyên đề ôn văn vào 10; chuyên đề nghị luận văn học ôn thi vào 10 CHƯƠNG TRÌNH MỚI NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải chuyên đề ôn văn vào 10; chuyên đề nghị luận văn học ôn thi vào 10 về ở dưới.
NHẶT BÌNH YÊN TRONG KHU VƯỜN NĂM THÁNG
Lương Đình Khoa
Con muốn về thăm lại mảnh vườn xưa
Nơi yêu thương vương tháng ngày tuổi nhỏ
Bốn phương trời, tìm đâu bình yên thế
Cùng mẹ cha mong ngóng bóng lặng thầm,
Vườn êm đềm lấp lánh vàng ánh trăng
Kể con nghe những ân tình cổ tích
Nói với con: Những điều vinh quang nhất
Hơn được không năm tháng giữa yên bình?
Dẫu cuộc đời là tìm nhớ giữa quên
Dẫu gió sương vương đôi đường cách biệt
Tập mỉm cười trên những điều còn - mất
Sống an nhiên trên từng bước vô thường.
Cây và hoa vươn mình đón ánh dương
Hoa thơm hương tan muộn phiền hối hả
Cây hiên ngang có bao giờ gục ngã
Mẹ và cha năm tháng hãy an lòng
Xin mãi còn xanh mát ở trong con
Mảnh vườn xưa ấm êm tình cha mẹ
Đợi con về - như bao ngày thơ bé
Nhặt bình yên gom hạnh phúc ngọt lành
Đất mẹ hiền và chiếc lá biếc xanh.
(Theo Lương Đình Khoa, Văn học tuổi trẻ, số tháng 4 năm 2019,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.71)
Chú thích: Lương Đình Khoa sinh năm 1985, quê ở Hưng Yên. Lương Đình Khoa là một người yêu thơ và làm thơ từ nhỏ. Anh từng được biết đến với vai trò Bút trưởng của Bút nhóm Hương Nhãn (Hưng Yên) trên Báo Thiếu niên Tiền phong, khi còn là câu học sinh Trường THPT chuyên Hưng Yên. Với khá nhiều bài đăng trên các mặt báo, bài phát trên sóng phát thanh dành cho thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam từ những năm 2000 - 2003, cái tên Lương Đình Khoa đã để lại dấu ấn trong lòng nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X và cả hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:
Mở bài. Giới thiệu vấn đề. Thơ là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của cảm xúc. Người nghệ sĩ cất lên tiếng lòng bằng những vần thơ để đến lượt mình, thơ lại làm rung động hết thảy, chinh phục hết thảy mọi trái tim người đọc. Bài thơ Nhặt bình yên trong khu vườn năm tháng của nhà thơ Lương Đình Khoa đã làm được điều ấy.Thi phẩm gây ấn tượng mạnh với ta bởi tình cảm gia đình và khát vọng về cuộc sống bình yên giản dị mà đáng quý của con người.
Thân bài
Khái quát chung: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
Lương Đình Khoa là cây bút thơ tài năng của văn học Việt Nam đương đại. Thơ ông giàu cảm xúc, đề tài phong phú. Nhặt bình yên trong khu vườn năm tháng được nhà thơ viết khi ông đã trưởng thành, đã bôn ba khắp chốn và nhận ra rằng bình yên sâu thẳm nhất là bình yên của yêu thương, là mái nhà, là khu vườn, là tình yêu của mẹ cha. Bài thơ gây vấn vương, thương nhớ với người đọc ngay từ nhan đề Nhặt bình yên trong khu vườn năm tháng. Bình yên là điều mà con người luôn hướng tới, nó là một khái niệm vô hình, nhưng trong cách cảm nhận của hồn thơ lãng mạn, nó bỗng trở nên cụ thể, hữu hình như có thể dùng tay mà nhặt được.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật
1. Phân tích giá trị nội dung, chủ đề:
CCĐ: Đến với thi phẩm của Lương Đình Khoa, ta như được cất bước cùng nhân vật trữ tình sau bao bôn ba xuôi ngược tìm về mảnh vườn xưa, để nhặt lấy những bình yên giữa hối hả, bộn bề.
Khổ 1: Khổ thơ đầu mới chạm nhẹ vào miền kí ức mà đã mở ra bao liên tưởng sâu xa.
Con muốn về thăm lại mảnh vườn xưa
Nơi yêu thương vương tháng ngày tuổi nhỏ
Bốn phương trời, tìm đâu bình yên thế
Cùng mẹ cha mong ngóng bóng lặng thầm,
- Người con sau khi đã đi bốn phương trời, bỗng một ngày có mong muốn thật giản dị: "Con muốn về thăm lại mảnh vườn xưa". Hình ảnh "mảnh vườn xưa" không chỉ là nơi chốn cụ thể mà còn là biểu tượng cho không gian hạnh phúc, bình yên, nơi cất giữ những ký ức ngọt ngào của tuổi nhỏ. Đó là nơi mà người con, sau khi đã trải qua nhiều hành trình cuộc sống, cảm thấy bình yên nhất.
- Thật tinh tế khi tác giả sử dụng từ "vương" trong câu "Nơi yêu thương vương tháng ngày tuổi nhỏ" diễn tả sự tồn tại của tình cảm trong suốt dòng chảy thời gian, như một sợi dây gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra cảm giác nhớ nhung sâu lắng.
- Và phút về thăm ấy, con bất chợt nhận ra"Bốn phương trời, tìm đâu bình yên thế" vì nơi đó có mẹ cha mong ngóng con từng ngày.
- Sự đối lập giữa không gian rộng lớn của "bốn phương trời" và "bình yên" nhấn mạnh rằng dù đi đến đâu, cảm giác bình yên thật sự chỉ có thể tìm thấy ở mảnh đất tuổi thơ, bên gia đình thân yêu.
- Cụm từ "mong ngóng bóng lặng thầm" diễn tả tình cảm sâu kín, lặng lẽ của cha mẹ, luôn dõi theo bước chân con, chờ đợi con trở về. Tình yêu thương của cha mẹ không ồn ào, phô trương mà âm thầm và bền vững.
Câu kết: Khổ thơ vừa mang nỗi nhớ, vừa thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc, mà trong đó sự bình yên đích thực chỉ tồn tại trong vòng tay của những người thân yêu.
Khổ 2: Sau bước chạm khe khẽ ấy, khu vườn xưa mang sắc màu cổ tích đã mở òa ra trước mắt:
Vườn êm đềm lấp lánh vàng ánh trăng
Kể con nghe những ân tình cổ tích
Nói với con: Những điều vinh quang nhất
Hơn được không năm tháng giữa yên bình?
- Lương Đình Khoa khéo léo kết hợp hình ảnh thiên nhiên và tâm tư con người để tạo nên một bức tranh sống động về mảnh vườn tuổi thơ, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ và giá trị nhân văn sâu sắc.
- Các từ láy "êm đềm", "lấp lánh" kết hợp với hình ảnh ánh trăng đã dệt mộng mơ cho khu vườn vẽ lên một không gian tĩnh lặng, dịu dàng, gợi lên vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng. Ánh trăng vàng lấp lánh làm cho không gian lung linh, ấm áp, như một minh chứng cho những kỷ niệm ngọt ngào trong quá khứ.
- Cách sử dụng từ "kể" trong câu“Kể con nghe những ân tình cổ tích” nghe thật gần gũi và thân thuộc mở ra một không gian tâm hồn rộng lớn, nơi mà những câu chuyện cổ tích và ân tình gia đình được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ “Hơn được không năm tháng giữa yên bình?” như một lời khẳng định rằng những điều bình dị, giản đơn trong cuộc sống, như những tháng ngày sống an yên bên gia đình, mới chính là hạnh phúc chân thật mà mỗi người cần trân trọng.
Câu kết: Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, tác giả đã khắc họa một bức tranh sống động về tình yêu thương, sự gắn bó và những giá trị tinh thần bền vững trong cuộc sống con người.
Khổ 3: Tác giả tiếp tục đi sâu vào ý niệm về sự sống vô thường và cách con người đối mặt với những biến động của cuộc đời:
Dẫu cuộc đời là tìm nhớ giữa quên
Dẫu gió sương vương đôi đường cách biệt
Tập mỉm cười trên những điều còn - mất
Sống an nhiên trên từng bước vô thường.
- Những phạm trù đối lập làm nên cái vô thường của cuộc đời được nhà thơ gợi nhắc khéo léo: nhớ - quên, còn - mất kết hợp với các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, liệt kê: "gió sương" - những thử thách chông gai; "tập mỉm cười" - sự lạc quan, tin tưởng…
full file
thầy cô tải file đính kèm!
Viết bài văn phân tích bài thơ:
NHẶT BÌNH YÊN TRONG KHU VƯỜN NĂM THÁNG
Lương Đình Khoa
Con muốn về thăm lại mảnh vườn xưa
Nơi yêu thương vương tháng ngày tuổi nhỏ
Bốn phương trời, tìm đâu bình yên thế
Cùng mẹ cha mong ngóng bóng lặng thầm,
Vườn êm đềm lấp lánh vàng ánh trăng
Kể con nghe những ân tình cổ tích
Nói với con: Những điều vinh quang nhất
Hơn được không năm tháng giữa yên bình?
Dẫu cuộc đời là tìm nhớ giữa quên
Dẫu gió sương vương đôi đường cách biệt
Tập mỉm cười trên những điều còn - mất
Sống an nhiên trên từng bước vô thường.
Cây và hoa vươn mình đón ánh dương
Hoa thơm hương tan muộn phiền hối hả
Cây hiên ngang có bao giờ gục ngã
Mẹ và cha năm tháng hãy an lòng
Xin mãi còn xanh mát ở trong con
Mảnh vườn xưa ấm êm tình cha mẹ
Đợi con về - như bao ngày thơ bé
Nhặt bình yên gom hạnh phúc ngọt lành
Đất mẹ hiền và chiếc lá biếc xanh.
(Theo Lương Đình Khoa, Văn học tuổi trẻ, số tháng 4 năm 2019,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.71)
Chú thích: Lương Đình Khoa sinh năm 1985, quê ở Hưng Yên. Lương Đình Khoa là một người yêu thơ và làm thơ từ nhỏ. Anh từng được biết đến với vai trò Bút trưởng của Bút nhóm Hương Nhãn (Hưng Yên) trên Báo Thiếu niên Tiền phong, khi còn là câu học sinh Trường THPT chuyên Hưng Yên. Với khá nhiều bài đăng trên các mặt báo, bài phát trên sóng phát thanh dành cho thiếu nhi của Đài Tiếng nói Việt Nam từ những năm 2000 - 2003, cái tên Lương Đình Khoa đã để lại dấu ấn trong lòng nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X và cả hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:
Mở bài. Giới thiệu vấn đề. Thơ là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của cảm xúc. Người nghệ sĩ cất lên tiếng lòng bằng những vần thơ để đến lượt mình, thơ lại làm rung động hết thảy, chinh phục hết thảy mọi trái tim người đọc. Bài thơ Nhặt bình yên trong khu vườn năm tháng của nhà thơ Lương Đình Khoa đã làm được điều ấy.Thi phẩm gây ấn tượng mạnh với ta bởi tình cảm gia đình và khát vọng về cuộc sống bình yên giản dị mà đáng quý của con người.
Thân bài
Khái quát chung: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
Lương Đình Khoa là cây bút thơ tài năng của văn học Việt Nam đương đại. Thơ ông giàu cảm xúc, đề tài phong phú. Nhặt bình yên trong khu vườn năm tháng được nhà thơ viết khi ông đã trưởng thành, đã bôn ba khắp chốn và nhận ra rằng bình yên sâu thẳm nhất là bình yên của yêu thương, là mái nhà, là khu vườn, là tình yêu của mẹ cha. Bài thơ gây vấn vương, thương nhớ với người đọc ngay từ nhan đề Nhặt bình yên trong khu vườn năm tháng. Bình yên là điều mà con người luôn hướng tới, nó là một khái niệm vô hình, nhưng trong cách cảm nhận của hồn thơ lãng mạn, nó bỗng trở nên cụ thể, hữu hình như có thể dùng tay mà nhặt được.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật
1. Phân tích giá trị nội dung, chủ đề:
CCĐ: Đến với thi phẩm của Lương Đình Khoa, ta như được cất bước cùng nhân vật trữ tình sau bao bôn ba xuôi ngược tìm về mảnh vườn xưa, để nhặt lấy những bình yên giữa hối hả, bộn bề.
Khổ 1: Khổ thơ đầu mới chạm nhẹ vào miền kí ức mà đã mở ra bao liên tưởng sâu xa.
Con muốn về thăm lại mảnh vườn xưa
Nơi yêu thương vương tháng ngày tuổi nhỏ
Bốn phương trời, tìm đâu bình yên thế
Cùng mẹ cha mong ngóng bóng lặng thầm,
- Người con sau khi đã đi bốn phương trời, bỗng một ngày có mong muốn thật giản dị: "Con muốn về thăm lại mảnh vườn xưa". Hình ảnh "mảnh vườn xưa" không chỉ là nơi chốn cụ thể mà còn là biểu tượng cho không gian hạnh phúc, bình yên, nơi cất giữ những ký ức ngọt ngào của tuổi nhỏ. Đó là nơi mà người con, sau khi đã trải qua nhiều hành trình cuộc sống, cảm thấy bình yên nhất.
- Thật tinh tế khi tác giả sử dụng từ "vương" trong câu "Nơi yêu thương vương tháng ngày tuổi nhỏ" diễn tả sự tồn tại của tình cảm trong suốt dòng chảy thời gian, như một sợi dây gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, tạo ra cảm giác nhớ nhung sâu lắng.
- Và phút về thăm ấy, con bất chợt nhận ra"Bốn phương trời, tìm đâu bình yên thế" vì nơi đó có mẹ cha mong ngóng con từng ngày.
- Sự đối lập giữa không gian rộng lớn của "bốn phương trời" và "bình yên" nhấn mạnh rằng dù đi đến đâu, cảm giác bình yên thật sự chỉ có thể tìm thấy ở mảnh đất tuổi thơ, bên gia đình thân yêu.
- Cụm từ "mong ngóng bóng lặng thầm" diễn tả tình cảm sâu kín, lặng lẽ của cha mẹ, luôn dõi theo bước chân con, chờ đợi con trở về. Tình yêu thương của cha mẹ không ồn ào, phô trương mà âm thầm và bền vững.
Câu kết: Khổ thơ vừa mang nỗi nhớ, vừa thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc, mà trong đó sự bình yên đích thực chỉ tồn tại trong vòng tay của những người thân yêu.
Khổ 2: Sau bước chạm khe khẽ ấy, khu vườn xưa mang sắc màu cổ tích đã mở òa ra trước mắt:
Vườn êm đềm lấp lánh vàng ánh trăng
Kể con nghe những ân tình cổ tích
Nói với con: Những điều vinh quang nhất
Hơn được không năm tháng giữa yên bình?
- Lương Đình Khoa khéo léo kết hợp hình ảnh thiên nhiên và tâm tư con người để tạo nên một bức tranh sống động về mảnh vườn tuổi thơ, nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ và giá trị nhân văn sâu sắc.
- Các từ láy "êm đềm", "lấp lánh" kết hợp với hình ảnh ánh trăng đã dệt mộng mơ cho khu vườn vẽ lên một không gian tĩnh lặng, dịu dàng, gợi lên vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng. Ánh trăng vàng lấp lánh làm cho không gian lung linh, ấm áp, như một minh chứng cho những kỷ niệm ngọt ngào trong quá khứ.
- Cách sử dụng từ "kể" trong câu“Kể con nghe những ân tình cổ tích” nghe thật gần gũi và thân thuộc mở ra một không gian tâm hồn rộng lớn, nơi mà những câu chuyện cổ tích và ân tình gia đình được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ “Hơn được không năm tháng giữa yên bình?” như một lời khẳng định rằng những điều bình dị, giản đơn trong cuộc sống, như những tháng ngày sống an yên bên gia đình, mới chính là hạnh phúc chân thật mà mỗi người cần trân trọng.
Câu kết: Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, tác giả đã khắc họa một bức tranh sống động về tình yêu thương, sự gắn bó và những giá trị tinh thần bền vững trong cuộc sống con người.
Khổ 3: Tác giả tiếp tục đi sâu vào ý niệm về sự sống vô thường và cách con người đối mặt với những biến động của cuộc đời:
Dẫu cuộc đời là tìm nhớ giữa quên
Dẫu gió sương vương đôi đường cách biệt
Tập mỉm cười trên những điều còn - mất
Sống an nhiên trên từng bước vô thường.
- Những phạm trù đối lập làm nên cái vô thường của cuộc đời được nhà thơ gợi nhắc khéo léo: nhớ - quên, còn - mất kết hợp với các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, liệt kê: "gió sương" - những thử thách chông gai; "tập mỉm cười" - sự lạc quan, tin tưởng…
full file
thầy cô tải file đính kèm!