Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 52 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
- Lí do chọn đề tài
- Cải cách giáo dục là vấn đề cấp thiết được đề ra trong tình hình mới của nước ta hiện nay, nhằm tiến tới nền kinh tế tri thức, thay đổi về kinh tế, hòa nhập trong khu vực và thế giới... Để tiến hành cải cách giáo dục tốt, cần thiết phải đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp nhằm phát huy tích tích cực của học sinh là vấn đề quan trọng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII(1-93), nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), trong chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đăc biệt chỉ thị số 14(4-1999). Luật Giáo dục, điều 28-2, đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
- Phương pháp thảo luận rất có hiệu quả trong dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, gây nhiều hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy…nhưng vẫn có những khuyết điểm như: mất nhiều thời gian, dễ gây ồn ào, dễ gây tình trạng mất tập trung trong học tập, và việc sử dụng nó lại phụ thuộc lớn vào khả năng của từng giáo viên …Như vậy, sử dụng thế nào là hợp lý và có hiệu quả theo yêu cầu đổi mới vừa lại hạn chế những khuyết điểm của phương pháp thảo luận là việc làm cần thiết.
- Từ tình hình thực tế giáo dục, nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, tôi tiến hành nghiên cứu kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận trong dạy học địa lý 11theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- 2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu một số kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận trong các bài dạy địa lý 11 một cách có hiệu quả, tạo hứng thú trong các giờ học, phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn địa lý ở trường trung học phổ thông.
- 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- - Nội dung: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một số kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận vào một số bài trong chương trình Địa lý 11.
- - Địa điểm: tiến hành thực nghiệm ở một số trường trung học phổ thông Huyện Thống Nhất.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- - Phương pháp nghiên cứu thực tiển: Nghiên cứu tình tình hình thực tế về kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận ở trường phổ thông, nhất là trong dạy học địa lý lớp 11.
- - Phương pháp điều tra khảo sát: điều tra các đồng nghiệp, các giáo viên đang dạy môn địa lý ở một số trường trong tỉnh, qua phỏng vấn, lấy ý kiến cho đề tài đang thực hiện về tình hình dạy học, thuận lợi và khó khăn, hướng sử dụng phương pháp thảo luận… Tiến hành dự giờ các đồng nghiệp trong giới hạn cho phép, sau đó rút kinh nghiệm, tìm các ý tưởng cho đề tài nghiên cứu.
- - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Tìm tư liệu qua các phương tiện thông tin trên mạng, sách, báo, các đề tài đã được thực hiện liên quan đến đề tài nghiên cứu, sau đó xử lý các tài liệu và kết hợp kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, đề xuất phương án kỹ thuật sử dụng phương pháp thảo luận địa 11.
- - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Từ phương án đã đề xuất, áp dụng vào thực tế dạy học tại một số lớp 11, nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của phương pháp.