Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 - LỊCH SỬ VIỆT NAM (Từ năm 1858 đến năm 1918) PHẦN NÂNG CAO được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 68 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta (1858 - 1884).
1. Vào giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đứng trước những thách thức gì ? Trước thách thức đó, thái độ và chính sách của nhà Nguyễn ra sao ? Nêu hậu quả của các chính sách đó.
+Vào giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đứng trước những thách thức lịch sử:
-Sau những cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, tìm kiếm thị trường. Mục tiêu mà các nước tư bản phương Tây hướng tới là các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, những nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân, chế độ phong kiến đang giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng.
-Nhiều nước châu Á đã bị xâm lược, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhòm ngó và trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây, đặc biệt là Pháp.
+Thái độ và chính sách của nhà Nguyễn trước những thách thức trên:
-Trước những thách thức lịch sử, Việt Nam đứng trước hai con đường lựa chọn: Hoặc cải cách canh tân đất nước nhằm thoát khỏi khủng hoảng, bảo vệ độc lập dân tộc hoặc tiếp tục duy trì chính sách bảo thủ và lạc hậu.
-Về đối nội, nhà Nguyễn tiếp tục duy trì chính sách bảo thủ và lạc hậu, khước từ những đề nghị cải cách duy tân đất nước; về đối ngoại, thực hiện đường lối thiển cận sai lầm “bế quan toả cảng”, nhất là cấm và bài xích đạo Thiên chúa, đuổi giáo sĩ phương Tây.
+Hậu quả:
-Làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho Việt Nam ngày càng bị cô lập và tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng.
-Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
2. Vì sao nhà Nguyễn kí kết với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất và nhận xét về hiệp ước này.
+Giữa lúc phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang ngày càng phát triển, khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. Sở dĩ nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Nhâm Tuất là vì:
-Triều đình thiếu quyết tâm đánh giặc, khiếp sợ trước sức mạnh của quân Pháp.
-Vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ nhà Nguyễn. Triều đình không tin tưởng vào năng lực, sức mạnh của nhân dân, muốn sớm rảnh tay đối phó với phong trào đấu tranh của nông dân miền Bắc.
+Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất:
Triều đình Huế nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí, mở ba của biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha buôn bán.
+Nhận xét:
-Đây là hiệp ước cắt đất cầu hoà đầu tiên của triều đình Huế, đi ngược lại ý chí và nguyện vọng của nhân dân, vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền dân tộc.
-Tạo điều kiện cho thực dân Pháp có cơ hội thực hiện dã tâm xâm lược toàn bộ nước ta.
I. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta (1858 - 1884).
1. Vào giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đứng trước những thách thức gì ? Trước thách thức đó, thái độ và chính sách của nhà Nguyễn ra sao ? Nêu hậu quả của các chính sách đó.
+Vào giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đứng trước những thách thức lịch sử:
-Sau những cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, tìm kiếm thị trường. Mục tiêu mà các nước tư bản phương Tây hướng tới là các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, những nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân, chế độ phong kiến đang giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng.
-Nhiều nước châu Á đã bị xâm lược, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhòm ngó và trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây, đặc biệt là Pháp.
+Thái độ và chính sách của nhà Nguyễn trước những thách thức trên:
-Trước những thách thức lịch sử, Việt Nam đứng trước hai con đường lựa chọn: Hoặc cải cách canh tân đất nước nhằm thoát khỏi khủng hoảng, bảo vệ độc lập dân tộc hoặc tiếp tục duy trì chính sách bảo thủ và lạc hậu.
-Về đối nội, nhà Nguyễn tiếp tục duy trì chính sách bảo thủ và lạc hậu, khước từ những đề nghị cải cách duy tân đất nước; về đối ngoại, thực hiện đường lối thiển cận sai lầm “bế quan toả cảng”, nhất là cấm và bài xích đạo Thiên chúa, đuổi giáo sĩ phương Tây.
+Hậu quả:
-Làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, làm cho Việt Nam ngày càng bị cô lập và tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng.
-Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
2. Vì sao nhà Nguyễn kí kết với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất và nhận xét về hiệp ước này.
+Giữa lúc phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang ngày càng phát triển, khiến quân Pháp vô cùng bối rối thì triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. Sở dĩ nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Nhâm Tuất là vì:
-Triều đình thiếu quyết tâm đánh giặc, khiếp sợ trước sức mạnh của quân Pháp.
-Vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ nhà Nguyễn. Triều đình không tin tưởng vào năng lực, sức mạnh của nhân dân, muốn sớm rảnh tay đối phó với phong trào đấu tranh của nông dân miền Bắc.
+Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất:
Triều đình Huế nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí, mở ba của biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp và Tây Ban Nha buôn bán.
+Nhận xét:
-Đây là hiệp ước cắt đất cầu hoà đầu tiên của triều đình Huế, đi ngược lại ý chí và nguyện vọng của nhân dân, vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền dân tộc.
-Tạo điều kiện cho thực dân Pháp có cơ hội thực hiện dã tâm xâm lược toàn bộ nước ta.