Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Phân loại & Phương pháp giải Bài tập Nhiệt Vật Lý 10 về chất khí được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 34 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việc học tập môn vật lý muốn đạt kết quả tốt thì trong quá trình nhận thức cần phải biết đối chiếu những khái niệm, định luật, mô hình vật lý – những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo – với thực tiễn khách quan để nắm vững được bản chất của chúng; biết chúng được sử dụng để phản ánh, miêu tả, biểu đạt đặc tính gì, quan hệ nào của hiện thực khách quan cũng như giới hạn phản ánh đến đâu.
Đối với học sinh trung học phổ thông, bài tập vật lý là một phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn. Việc giải bài tập vật lý giúp các em ôn tập, cũng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Ngoài ra, nó còn giúp các em làm việc độc lập, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy cũng như giúp các em tự kiểm tra mức độ nắm kiến thức của bản thân.
Bài tập vật lý giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lý, những hịên tượng vật lý, biết phân tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, dù giáo viên có cố gắng trình bày tài liệu mạch lạc, hợp lôgic, phát biểu định nghĩa, định luật chính xác, làm thí nghiệm đúng phương pháp và có kết quả thì đó mới là điều kiện cần chưa phải là đủ để học sinh hiểu sâu sắc và nắm vững kiến thức. Chỉ có thông qua các bài tập ở hình thức này hay hình thức khác, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, hoàn thiện và biến thành vốn riêng của học sinh.
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do bài tập đề ra, học sinh phải vận dụng những thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá .v.v để tự lực tìm hiểu vấn đề… Vì thế, bài tập vật lý còn là phương trình rất tốt để tư duy óc tưởng tượng tính độc lập trong việc suy luận, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn.
Bài tập vật lý là một hình thức củng cố ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Khi làm bài tập học sinh phải nhớ lại những kiến thức vừa học, phải đào sâu khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải tổng hợp nhiều kiến thức trong một đề tài, một chương, một phần của chương trình và do vậy đứng về mặt điều khiển hoạt động nhận thức mà nói, nó còn là phương tiện kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh.
Trong phạm vi đề tài. Tôi chỉ khảo sát các bài tập về vật lý Nhiệt học về chất khí, Nguyên lý của nhiệt động lực học ( chương VI và chương VIII SGK vật lý 10 nâng cao)
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm cách để giải bài tập một cách dể hiểu, cơ bản, từ thấp đến cao, giúp học sinh có kỹ năng giải quyết tốt các bài tập, hiểu được ý nghĩa vật lý của từng bài đã giải, rèn luyện thói quen làm việc độc lập, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy,...giúp học sinh học tập môn Vật lý tốt hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Các bài tập vật lý phân tử và Nhiệt học về chất khí lớp 10, Cơ sở của nhiệt động lực học (chương VI và chương VIII. SGK Vật Lý 10 nâng cao)
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Phân loại được các bài tập vật lý phân tử và nhiệt học (Chương VI & VIII) trong chương trình Vật lý lớp 10 nâng cao.
Đề ra phương pháp giải bài tập vật lý nói chung, phương pháp giải các loại bài tập vật lý theo phân loại, phương pháp giải từng dạng bài tập cụ thể của Vật lý phân tử và nhiệt học (các bài tập cơ bản, phổ biến mà học sinh lớp 10 thường gặp ).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp...
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài có thể hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy môn vật lý lớp 10 nâng cao,
làm tài liệu tham khảo cho học sinh và đồng nghiệp.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tôi nâng cao nhận thức về phân loại và giải các bài tập vật lý phân tử và nhiệt học.
Đề tài:
trong chương VI và chương VIII có nội dung gồm ba phần:
* Tóm tắt lý thuyết về vật lý phân tử và nhiệt học.
* Phân loại các dạng bài tập trong chương VI và VIII Vật lý lớp 10 nâng cao
* Trình bày phương pháp chung để giải bài tập Vật Lý và phương pháp cụ thể cho từng dạng bài tập.
Nội dung được trình bày chi tiết bao gồm: lý thuyết cơ bản; phương pháp giải; bài tập mẫu, bài tập cơ bản, áp dụng; bài tập tổng hợp, viết cho các loại: bài tập định tính, bài tập định lượng và bài tập đồ thị.
Đề tài được viết với mục đích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn vật lý của giáo viên và học sinh trung học. Hy vọng sẽ góp phần giúp học sinh ôn tập, nắm vững kiến thức cơ bản; rèn luyện kỹ năng giải bài tập; rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; phát triển khả năng tư duy…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót và rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp giúp hoàn chỉnh đề tài này.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Việc học tập môn vật lý muốn đạt kết quả tốt thì trong quá trình nhận thức cần phải biết đối chiếu những khái niệm, định luật, mô hình vật lý – những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo – với thực tiễn khách quan để nắm vững được bản chất của chúng; biết chúng được sử dụng để phản ánh, miêu tả, biểu đạt đặc tính gì, quan hệ nào của hiện thực khách quan cũng như giới hạn phản ánh đến đâu.
Đối với học sinh trung học phổ thông, bài tập vật lý là một phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn. Việc giải bài tập vật lý giúp các em ôn tập, cũng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát để giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Ngoài ra, nó còn giúp các em làm việc độc lập, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy cũng như giúp các em tự kiểm tra mức độ nắm kiến thức của bản thân.
Bài tập vật lý giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lý, những hịên tượng vật lý, biết phân tích chúng và ứng dụng chúng vào những vấn đề thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, dù giáo viên có cố gắng trình bày tài liệu mạch lạc, hợp lôgic, phát biểu định nghĩa, định luật chính xác, làm thí nghiệm đúng phương pháp và có kết quả thì đó mới là điều kiện cần chưa phải là đủ để học sinh hiểu sâu sắc và nắm vững kiến thức. Chỉ có thông qua các bài tập ở hình thức này hay hình thức khác, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, hoàn thiện và biến thành vốn riêng của học sinh.
Trong quá trình giải quyết các tình huống cụ thể do bài tập đề ra, học sinh phải vận dụng những thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá .v.v để tự lực tìm hiểu vấn đề… Vì thế, bài tập vật lý còn là phương trình rất tốt để tư duy óc tưởng tượng tính độc lập trong việc suy luận, tính kiên trì trong việc khắc phục khó khăn.
Bài tập vật lý là một hình thức củng cố ôn tập, hệ thống hoá kiến thức. Khi làm bài tập học sinh phải nhớ lại những kiến thức vừa học, phải đào sâu khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải tổng hợp nhiều kiến thức trong một đề tài, một chương, một phần của chương trình và do vậy đứng về mặt điều khiển hoạt động nhận thức mà nói, nó còn là phương tiện kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh.
Trong phạm vi đề tài. Tôi chỉ khảo sát các bài tập về vật lý Nhiệt học về chất khí, Nguyên lý của nhiệt động lực học ( chương VI và chương VIII SGK vật lý 10 nâng cao)
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm cách để giải bài tập một cách dể hiểu, cơ bản, từ thấp đến cao, giúp học sinh có kỹ năng giải quyết tốt các bài tập, hiểu được ý nghĩa vật lý của từng bài đã giải, rèn luyện thói quen làm việc độc lập, sáng tạo, phát triển khả năng tư duy,...giúp học sinh học tập môn Vật lý tốt hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Các bài tập vật lý phân tử và Nhiệt học về chất khí lớp 10, Cơ sở của nhiệt động lực học (chương VI và chương VIII. SGK Vật Lý 10 nâng cao)
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Phân loại được các bài tập vật lý phân tử và nhiệt học (Chương VI & VIII) trong chương trình Vật lý lớp 10 nâng cao.
Đề ra phương pháp giải bài tập vật lý nói chung, phương pháp giải các loại bài tập vật lý theo phân loại, phương pháp giải từng dạng bài tập cụ thể của Vật lý phân tử và nhiệt học (các bài tập cơ bản, phổ biến mà học sinh lớp 10 thường gặp ).
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp...
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài có thể hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy môn vật lý lớp 10 nâng cao,
làm tài liệu tham khảo cho học sinh và đồng nghiệp.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài giúp cho bản thân tôi nâng cao nhận thức về phân loại và giải các bài tập vật lý phân tử và nhiệt học.
Đề tài:
“ Phân loại và phương pháp giải các bài tập Nhiệt Vật lý 10 về chất khí ”
trong chương VI và chương VIII có nội dung gồm ba phần:
* Tóm tắt lý thuyết về vật lý phân tử và nhiệt học.
* Phân loại các dạng bài tập trong chương VI và VIII Vật lý lớp 10 nâng cao
* Trình bày phương pháp chung để giải bài tập Vật Lý và phương pháp cụ thể cho từng dạng bài tập.
Nội dung được trình bày chi tiết bao gồm: lý thuyết cơ bản; phương pháp giải; bài tập mẫu, bài tập cơ bản, áp dụng; bài tập tổng hợp, viết cho các loại: bài tập định tính, bài tập định lượng và bài tập đồ thị.
Đề tài được viết với mục đích phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn vật lý của giáo viên và học sinh trung học. Hy vọng sẽ góp phần giúp học sinh ôn tập, nắm vững kiến thức cơ bản; rèn luyện kỹ năng giải bài tập; rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; phát triển khả năng tư duy…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót và rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp giúp hoàn chỉnh đề tài này.