- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN: Dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực ĐẠT GIẢI 2021
Lí do chọn đề tài
Định hướng đổi mới quan niệm dạy học hiện nay là: Dạy cách học và học cách học. Đúng như Luật Giáo dục đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Từ yêu cầu đó, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến việc học sinh vận dụng được gì qua quá trình học tập. Từ chỗ học sinh tiếp thu thụ động những kiến thức quy định sẵn sang tự lực, tích cực lĩnh hội kiến thức. Để thực hiện được điều đó, phải thành công trong việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học tích cực nhằm giúp học sinh chủ động, tự lực lĩnh hội tri thức, vận dụng tri thức, rèn luyện kĩ năng để rồi từ đó hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần diễn ra đồng bộ ở tất cả các bộ môn trong nhà trường đặc biệt với bộ môn Ngữ Văn sẽ thực sự phát huy hết vai trò trong việc giúp học sinh hình thành được các phẩm chất và năng lực.
Năm học 2020 – 2021 được xem là năm học đặc biệt của học sinh cả nước. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo một môi trường học tập an toàn, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn 3280/BGDĐT-GDTrH - 2020 về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT năm học 2020 - 2021. Theo công văn này, ở môn Ngữ văn, mỗi khối lớp đều có hướng dẫn tích hợp một chủ đề trong một học kì. Trong chương trình Ngữ văn 8 có hai chủ đề tích hợp:
Học kì I có một chủ đề bao gồm các bài học:
Tôi đi học của Thanh Tịnh
Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Bố cục của văn bản
Học kì II có một chủ đề tích hợp bao gồm:
Lâu nay trên thực tế, đối với dạy học chủ đề môn Văn học, mặc dù các bài học được gom lại thành một chủ đề nhưng khi dạy, giữa các bài học trong chủ đề dường như không có sự liên kết với nhau, dạy học chủ đề vẫn nặng về truyền thụ kiến thức và bị giới hạn trong số tiết được quy định từ các bài học cộng lại. Việc tích hợp kiến thức các môn học khác cũng chưa được chú trọng. Và đặc biệt là phần vận dụng, thực hành kĩ năng chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa hiệu quả.
Bộ Giáo dục đã có những thay đổi để điều chỉnh chương trình dạy học. Tuy nhiên Bộ, ngành lại chưa có hướng dẫn để dạy học chủ đề được tích hợp như thế nào. Đặc biệt là lại dạy học chủ đề trong xu hướng đổi mới dạy và học hiện nay. Nếu không có những đổi mới từ phía giáo viên thì dạy học chủ đề lại đi theo lối mòn trước đây.
Shê- khốp cho rằng: Nếu nhà văn không có một lối đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn. Quá trình sáng tác văn chương đề cao cá tính sáng tạo thì quá trình giảng dạy văn việc sáng tạo, đổi mới cũng luôn phải được chú trọng. Trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, có thể nói rằng giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Với tiêu chí đó, tôi luôn muốn thay đổi mình, muốn tạo ra những luồng gió mới trong các tiết học Ngữ văn để tạo hứng thú cho học sinh. Vì những lí do trên nên tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực.
II. Tính mới và đóng góp mới của vấn đề nghiên cứu
Ngay từ khi tiếp nhận các công văn mới của Bộ giáo dục ở đầu năm học, bản thân tôi đã bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề và thực hiện. Những tiết học đầu tiên của năm học mới chính là những tiết học về chủ đề Học kì I. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu là những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ để đáp ứng yêu cầu đổi mới cũng như chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục năm học 2020 – 2021.
Vận dụng sáng kiến dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, làm cho người học thấy được vai trò trung tâm của mình trong việc tiếp nhận tri thức, người học phải tự khám phá kiến thức, vận dụng sáng tạo. Qua đó học sinh sẽ dần dần hình thành tư duy logic, bộc lộ những năng lực tiềm ẩn. Việc thực hiện đề tài sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn với việc tìm hiểu và say mê hơn với môn học này. Đồng thời giáo viên có cơ sở khoa học để vận dụng những tình huống có vấn đề thông qua đề tài, học sinh sẽ được củng cố thêm hiểu biết có kĩ năng sống phù hợp để thích ứng với hoàn cảnh trong tâm thế chủ động. Ngoài ra đây cũng là nguồn tư liệu cho đồng nghiệp tham khảo trong quá trình giảng dạy.
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Định hướng đổi mới quan niệm dạy học hiện nay là: Dạy cách học và học cách học. Đúng như Luật Giáo dục đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Từ yêu cầu đó, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến việc học sinh vận dụng được gì qua quá trình học tập. Từ chỗ học sinh tiếp thu thụ động những kiến thức quy định sẵn sang tự lực, tích cực lĩnh hội kiến thức. Để thực hiện được điều đó, phải thành công trong việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học tích cực nhằm giúp học sinh chủ động, tự lực lĩnh hội tri thức, vận dụng tri thức, rèn luyện kĩ năng để rồi từ đó hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần diễn ra đồng bộ ở tất cả các bộ môn trong nhà trường đặc biệt với bộ môn Ngữ Văn sẽ thực sự phát huy hết vai trò trong việc giúp học sinh hình thành được các phẩm chất và năng lực.
Năm học 2020 – 2021 được xem là năm học đặc biệt của học sinh cả nước. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo một môi trường học tập an toàn, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn 3280/BGDĐT-GDTrH - 2020 về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT năm học 2020 - 2021. Theo công văn này, ở môn Ngữ văn, mỗi khối lớp đều có hướng dẫn tích hợp một chủ đề trong một học kì. Trong chương trình Ngữ văn 8 có hai chủ đề tích hợp:
Học kì I có một chủ đề bao gồm các bài học:
Tôi đi học của Thanh Tịnh
Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Bố cục của văn bản
Học kì II có một chủ đề tích hợp bao gồm:
- Nhớ rừng của Thế Lữ
- Ông đồ của Vũ Đình Liên
- Câu nghi vấn
Lâu nay trên thực tế, đối với dạy học chủ đề môn Văn học, mặc dù các bài học được gom lại thành một chủ đề nhưng khi dạy, giữa các bài học trong chủ đề dường như không có sự liên kết với nhau, dạy học chủ đề vẫn nặng về truyền thụ kiến thức và bị giới hạn trong số tiết được quy định từ các bài học cộng lại. Việc tích hợp kiến thức các môn học khác cũng chưa được chú trọng. Và đặc biệt là phần vận dụng, thực hành kĩ năng chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa hiệu quả.
Bộ Giáo dục đã có những thay đổi để điều chỉnh chương trình dạy học. Tuy nhiên Bộ, ngành lại chưa có hướng dẫn để dạy học chủ đề được tích hợp như thế nào. Đặc biệt là lại dạy học chủ đề trong xu hướng đổi mới dạy và học hiện nay. Nếu không có những đổi mới từ phía giáo viên thì dạy học chủ đề lại đi theo lối mòn trước đây.
Shê- khốp cho rằng: Nếu nhà văn không có một lối đi riêng của mình thì người đó chẳng bao giờ là nhà văn. Quá trình sáng tác văn chương đề cao cá tính sáng tạo thì quá trình giảng dạy văn việc sáng tạo, đổi mới cũng luôn phải được chú trọng. Trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, có thể nói rằng giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Với tiêu chí đó, tôi luôn muốn thay đổi mình, muốn tạo ra những luồng gió mới trong các tiết học Ngữ văn để tạo hứng thú cho học sinh. Vì những lí do trên nên tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực.
II. Tính mới và đóng góp mới của vấn đề nghiên cứu
Ngay từ khi tiếp nhận các công văn mới của Bộ giáo dục ở đầu năm học, bản thân tôi đã bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề và thực hiện. Những tiết học đầu tiên của năm học mới chính là những tiết học về chủ đề Học kì I. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu là những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ để đáp ứng yêu cầu đổi mới cũng như chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục năm học 2020 – 2021.
Vận dụng sáng kiến dạy học chủ đề Ngữ văn 8 theo định hướng phát triển năng lực góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, làm cho người học thấy được vai trò trung tâm của mình trong việc tiếp nhận tri thức, người học phải tự khám phá kiến thức, vận dụng sáng tạo. Qua đó học sinh sẽ dần dần hình thành tư duy logic, bộc lộ những năng lực tiềm ẩn. Việc thực hiện đề tài sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn với việc tìm hiểu và say mê hơn với môn học này. Đồng thời giáo viên có cơ sở khoa học để vận dụng những tình huống có vấn đề thông qua đề tài, học sinh sẽ được củng cố thêm hiểu biết có kĩ năng sống phù hợp để thích ứng với hoàn cảnh trong tâm thế chủ động. Ngoài ra đây cũng là nguồn tư liệu cho đồng nghiệp tham khảo trong quá trình giảng dạy.