- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 2022: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÁC PHẨM THƠ TỰ DO TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT TỪ GÓC ĐỘ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI.
YOPOVN xin gui đến quý thầy cô SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 2022: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÁC PHẨM THƠ TỰ DO TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT TỪ GÓC ĐỘ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI..
Tên đề tài:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thư
Chức vụ: Giáo viên
Bộ môn: Ngữ văn
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lam Sơn
Thanh Hóa, tháng 5 năm2021
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN VỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học tiếp nhận tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản của chương trình Ngữ văn THPT hiện nay. Khác với chương trình văn học THPT trước đó, sắp xếp vị trí các tác phẩm văn học theo trình tự thời gian, chương trình Ngữ văn THPT hiện nay được biên soạn theo tiêu chí cung cấp một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về sự phong phú, đa dạng của thể loại văn học. Các tác phẩm thường được sắp xếp theo nhóm thể loại văn học, bao gồm các thể loại truyện ngắn, thơ trữ tình, kịch, tùy bút, văn chính luận, phê bình văn học… Đặc trưng thể loại văn học trở thành điểm tựa, đồng thời cũng là cái đích hướng tới trong quá trình tiếp cận, khám phá thế giới nghệ thuật của mỗi tác phẩm.
Trong chương trình giảng dạy văn học ở bậc THPT, thơ tự do chiếm một vị trí quan trọng. Những sáng tác thơ của văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỉ XX trong chương trình Ngữ văn THPT hầu hết là các tác phẩm thơ tự do. Hơn thế đó đều là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu của từng thời kì văn học. Quá trình hình thành, phát triển của thơ tự do là một trong những biểu hiện của sự vận động, phát triển của nền văn học dân tộc. Qua việc tiếp nhận các tác phẩm thơ tự do, học sinh không chỉ có dịp nâng cao nhận thức thẩm mĩ, làm phong phú hơn cho đời sống tâm hồn mà còn nâng cao nhận thức về các thời đại văn học đã qua. Do vậy, việc khám phá, phân tích tác phẩm thơ tự do, ngoài việc chú ý đặc trưng thi pháp thơ trữ tình, học sinh cần được trang bị những hiểu biết về thơ tự do cũng như những định hướng cần thiết trong việc tiếp cận, phân tích thể thơ này.
Phân tích, khám phá tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại có thể coi là một con đường đưa người học thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Việc tìm hiểu tác phẩm thơ tự do cũng vậy. Tuy nhiên trong thực tế, những hiểu biết về thơ tự do còn cực kì sơ sài, hứng thú thẩm mĩ của học sinh về thơ tự do còn rất mơ hồ,, hời hợt. Ngay thuật ngữ “Thơ tự do” cũng chưa được hiểu, được cắt nghĩa một cách rõ ràng, quan niệm về thơ tự do cũng chưa hoàn toàn thống nhất. Vì vậy người học chưa thể tìm được mạch dẫn cho hứng thú học tập, khám phá tác phẩm.
Năng lực cảm hiểu thơ tự do nói riêng và thơ nói chung là khả năng phát hiện ra cái hay của tác phẩm. Để có thể phân tích, cắt nghĩa, bình giá một tác phẩm thơ, trước hết giáo viên phải làm chủ được thi pháp thể loại đồng thời cảm hiểu được cái hay của tác phẩm ấy. Nhưng thường là vẻ đẹp của tác phẩm không lộ rõ mà thường ẩn khuất trong ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh, trong những khoảng trắng của thơ. Thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn cái hay, nét độc đáo, “điểm sáng thẩm mĩ” của tác phẩm thơ tự do để hướng dẫn học sinh phân tích, cắt nghĩa.
Vì những lí do trên, trong chuyên đề nhỏ này chúng tôi muốn đề xuất một số phương pháp cơ bản trong việc tiếp cận, phân tích tác phẩm thơ tự do dựa trên những hiểu biết về đặc trưng thi pháp của thể loại để góp một phần nhỏ tạo nên hiệu quả cao hơn trong việc giảng dạy và học tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thong.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận và thực tiễn
Phương pháp tổng hợp và thống kê
Phương pháp đối sánh
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2. Thơ tự do và đặc trưng thi pháp thơ tự do
1.2.1. Khái niệm thơ tự do
Dựa vào những tiêu chí và mục đích nghiên cứu, người ta có thể chia thành các thể loại văn học khác nhau. Đối với thơ “Dựa vào thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do”và “Đứng về mặt thi pháp, thơ Việt Nam xưa nay phân chia một cách tổng quát thành hai loại lớn: thơ cách luật và thơ tự do”
Thơ cách luật được hiểu là những bài thơ làm theo những thể thức ổn định, cố định về mặt thi pháp. Thơ cách luật Việt Nam có hai nguồn: thơ cổ điển Trung Quốc (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn…) và thơ dân gian Việt Nam (lục bát, song thất lục bát, hát giặm…). Còn thơ tự do, thật ra không phải là thơ hoàn toàn phủ định mọi luật lệ của thơ, nhưng đã có sự phá cách về hình thức đúng như tên gọi của nó dưới sự chi phối của cảm xúc thơ. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm từng nhận định: “Gọi là thơ tự do vì nó bao gồm các loại thơ không theo một thể thức ổn định, cố định nào cả. Số chữ trong từng câu, số câu trong từng bài, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp hoàn toàn phóng khoáng, tùy theo nội dung bài thơ và chủ định của nhà thơ.Việc nhận diện, tìm hiểu thơ tự do luôn được đặt trong thế đối sánh với thơ cách luật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ tự do là “hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,…Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không theo thể thức nhất định”. Nhà thơ Mã Giang Lân cũng quan niệm: “Thơ tự do chủ yếu nói đến cấu trúc hình dáng của nó, số chữ trong câu không hạn định, có thể một chữ đến mười chữ hoặc nhiều hơn. Số câu trong khổ thơ cũng không hạn định, có thể là một câu đến nhiều câu. Và gieo vần cũng rất linh động rất tự do, có khi không có vần, chỉ có nhịp”
Từ những quan niệm trên, có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về thể thơ tự do như sau: Thơ tự do được đặt trong thế đối lập với thơ cách luật, hoàn toàn không bị ràng buộc bởi một quy tắc nhất định nào về số chữ trong câu, số câu trong bài cũng như về niêm, đối, vần, nhịp…
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của thơ tự do trong văn học Việt Nam
1.2.2.1. Thơ tự do trong phong trào Thơ mới
Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là một cuộc cải cách về hình thức nghệ thuật thơ, tức là về thi pháp, là một bước chuyển mình phá vỡ những ràng buộc, những phép tắc của thơ cũ, đồng thời cũng khởi xướng, đề xuất các thể thức thơ mới, trong đó có thơ tự do. Mặc dù không phải là thành viên của phong trào thơ mới nhưng trong thơ Tản Đà đã bắt đầu manh nha những dấu hiệu của thơ tự do khi thơ ông có bước chuyển mình từ thơ trữ tình điệu ngâm sang thơ trữ tình điệu nói. Người được coi là khởi đầu cho phong trào thơ mới là Phan Khôi cũng đã cho ra đời những câu thơ không hạn định về số câu, số chữ, không ràng buộc về cách gieo vần, ngắt dòng, ngắt nhịp… trong bài thơ Tình già. Sự hình thành và phát triển của thơ tự do không chỉ là sự đổi mới về hình thức nghệ thuật thơ, về thi pháp thơ mà nguồn mạch sâu thẳm là ở sự đổi mới về nội dung cảm xúc, về thi hứng trước đời sống của một cái tôi hoàn toàn mới.
Thơ mới là một sự phóng túng trong hình thức biểu hiện, trong đó có thể thơ tự do song so với số chữ vẫn còn hạn định của câu Thơ mới thì phong trào thơ này vẫn chưa hoàn toàn thoát mình ra khỏi những ràng buộc. Có những cách chia Thơ mới theo các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và thơ tự do, thơ lục bát…Cách chia này chủ yếu dựa vào hình dáng bài thơ, số chữ trên một dòng thơ. Nhưng theo chúng tôi, các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ nếu khôn theo niêm luật thì vẫn là thơ tự do. Theo cách gọi của Nguyễn Phan Cảnh, những bài thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ trong thơ mới là thơ tự do có cốt 5, 6, 7 chữ. Hay như Xuân Diệu gọi là thơ tự do không hoàn toàn. Như vậy thơ tự do có thể chia làm hai dạng: thơ tự do hoàn toàn và thơ tự do không hoàn toàn. Những bài thơ có cốt 5, 6, 7 chữ nhưng không tuân theo niệm luật, đối, vần thì được gọi là những bài thơ tự do không hoàn toàn. Chẳng hạn như Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu…
1.2.2.2. Thơ tự do trong các giai đoạn văn học sau 1945
Chính sự xuất hiện của thể thơ tự do trong phong trào Thơ mới kéo theo sự ra đời của hàng loạt các cây bút thử sức với thể thơ này trong thơ kháng chiến trong các thời kì chống Pháp và chống Mĩ. Các nhà thơ đã mạnh dạn đưa thể thơ này đến với đời sống tiếp nhận của công chúng với quan niệm thống nhất thơ tự do cởi bỏ hết những ràng buộc để thơ ca đạt được đến đỉnh cao của sự thăng hoa. Có thể thấy đến giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, thơ tự do có điều kiện để phát triển với nhiều hình thức đa dạng và tiến tới tự do hoàn toàn, thể hiện ở dạng thức tổng hợp nhiều thể loại, câu thơ ngắt dòng giữa câu theo hình bậc thang, không viết hoa đầu dòng bài thơ đan xen nhiều thể loại khác nhau như 7 chữ, 4 chữ, lục bát. Đặc biệt ở giai đoạn chống Mỹ, thơ tự do nở rộ với nhiều cách lựa chọn hình ảnh táo bạo, mới lạ và nhiều cách sử dụng tiết tấu linh hoạt:
Bốn phương trời
sương sa
Tiếng chuông chùa
ngân nga…
Trời lặng êm
Nghe rèm
Tiếng chuông
Rơi
Thảnh thơi
Êm đềm
(Tiếng chuông chùa – Nguyễn Vĩ)
Với khả năng dung nạp nhiều suy tưởng, nhiều trạng thái cảm xúc sôi nổi trước bao nhiêu biến cố nóng bỏng của cuộc chiến đấu, thơ tự do thích hợp với những vấn đề giàu tính trí tuệ, tính chính luận; đồng thời cũng thể hiện bao quát nhất nguồn cảm xúc tràn đầy của chủ thể trước hiện thực chiến tranh. Sự biến động của đời sống xã hội, đời sống văn học tất yếu tác động đến tư tưởng và hình thức thơ ca. Đây là xu hướng tự do hóa hình thức của thơ trẻ 1965 – 1975. Tuy đã xuất hiện rải rác trong nền thơ cách mạng, song phải nói đến giai đoạn này, thơ tự do mới trở thành sự lựa chọn phổ biến của các cây bút trẻ.
Sau 1975, bên cạnh thể thơ lục bát thì thơ tự do không hoàn toàn và thơ tự do hoàn toàn đã trở nên phổ biến. Các nhà thơ dường như đều có chung một suy nghĩ là không muốn làm thơ theo lối cũ, tìm đến thể thơ tự do để chống lại nguy cơ sáo mòn về ngôn ngữ, khuôn mẫu về nhạc điệu, thỏa mãn nhu cầu thể hiện cảm xúc trước hiện thực cuộc sống đa dạng, phong phú, phức tạp của đời thường sau chiến tranh. Nhà thơ Ngô Quân Miện đã miêu tả thơ tự do giai đoạn này như sau: “Đó là loại thơ có cấu trúc không đều đặn, nghĩa là về cơ bản không theo luật vần, không theo luật bằng trắc, có số âm tiết không đều nhau trong một câu. Còn nhịp thơ, những chỗ ngắt hơi, những tiết tấu cũng không theo một quy định có sẵn. Nhưng tất cả những cái không đều đặn ấy đều tùy theo cái hơi thở nóng hổi, cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của chí, của sức mạnh bên trong của thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu dài, chỗ kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng, chỗ kia trắc,…để cho những cái xô lệch, những cái vênh, những cái nhấp nhô, có dụng ý ấy tập trung vào thành một cấu trúc nhất quán, một nhạc điệu tâm hồn riêng tùy theo tâm trạng của nhà thơ.”
XEM THÊM NHỮNG CHỦ ĐỀ KHÁC.
YOPOVN xin gui đến quý thầy cô SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN 2022: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÁC PHẨM THƠ TỰ DO TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT TỪ GÓC ĐỘ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI..
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2021 - 2022
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2021 - 2022
Tên đề tài:
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TÁC PHẨM THƠ TỰ DO TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT TỪ GÓC ĐỘ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI.
Họ và tên: Nguyễn Thị Thư
Chức vụ: Giáo viên
Bộ môn: Ngữ văn
Đơn vị: Trường THPT chuyên Lam Sơn
Thanh Hóa, tháng 5 năm2021
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN VỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học tiếp nhận tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cơ bản của chương trình Ngữ văn THPT hiện nay. Khác với chương trình văn học THPT trước đó, sắp xếp vị trí các tác phẩm văn học theo trình tự thời gian, chương trình Ngữ văn THPT hiện nay được biên soạn theo tiêu chí cung cấp một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về sự phong phú, đa dạng của thể loại văn học. Các tác phẩm thường được sắp xếp theo nhóm thể loại văn học, bao gồm các thể loại truyện ngắn, thơ trữ tình, kịch, tùy bút, văn chính luận, phê bình văn học… Đặc trưng thể loại văn học trở thành điểm tựa, đồng thời cũng là cái đích hướng tới trong quá trình tiếp cận, khám phá thế giới nghệ thuật của mỗi tác phẩm.
Trong chương trình giảng dạy văn học ở bậc THPT, thơ tự do chiếm một vị trí quan trọng. Những sáng tác thơ của văn học Việt Nam hiện đại ở thế kỉ XX trong chương trình Ngữ văn THPT hầu hết là các tác phẩm thơ tự do. Hơn thế đó đều là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu của từng thời kì văn học. Quá trình hình thành, phát triển của thơ tự do là một trong những biểu hiện của sự vận động, phát triển của nền văn học dân tộc. Qua việc tiếp nhận các tác phẩm thơ tự do, học sinh không chỉ có dịp nâng cao nhận thức thẩm mĩ, làm phong phú hơn cho đời sống tâm hồn mà còn nâng cao nhận thức về các thời đại văn học đã qua. Do vậy, việc khám phá, phân tích tác phẩm thơ tự do, ngoài việc chú ý đặc trưng thi pháp thơ trữ tình, học sinh cần được trang bị những hiểu biết về thơ tự do cũng như những định hướng cần thiết trong việc tiếp cận, phân tích thể thơ này.
Phân tích, khám phá tác phẩm văn học theo đặc trưng thi pháp thể loại có thể coi là một con đường đưa người học thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Việc tìm hiểu tác phẩm thơ tự do cũng vậy. Tuy nhiên trong thực tế, những hiểu biết về thơ tự do còn cực kì sơ sài, hứng thú thẩm mĩ của học sinh về thơ tự do còn rất mơ hồ,, hời hợt. Ngay thuật ngữ “Thơ tự do” cũng chưa được hiểu, được cắt nghĩa một cách rõ ràng, quan niệm về thơ tự do cũng chưa hoàn toàn thống nhất. Vì vậy người học chưa thể tìm được mạch dẫn cho hứng thú học tập, khám phá tác phẩm.
Năng lực cảm hiểu thơ tự do nói riêng và thơ nói chung là khả năng phát hiện ra cái hay của tác phẩm. Để có thể phân tích, cắt nghĩa, bình giá một tác phẩm thơ, trước hết giáo viên phải làm chủ được thi pháp thể loại đồng thời cảm hiểu được cái hay của tác phẩm ấy. Nhưng thường là vẻ đẹp của tác phẩm không lộ rõ mà thường ẩn khuất trong ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh, trong những khoảng trắng của thơ. Thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn cái hay, nét độc đáo, “điểm sáng thẩm mĩ” của tác phẩm thơ tự do để hướng dẫn học sinh phân tích, cắt nghĩa.
Vì những lí do trên, trong chuyên đề nhỏ này chúng tôi muốn đề xuất một số phương pháp cơ bản trong việc tiếp cận, phân tích tác phẩm thơ tự do dựa trên những hiểu biết về đặc trưng thi pháp của thể loại để góp một phần nhỏ tạo nên hiệu quả cao hơn trong việc giảng dạy và học tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thong.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tổng kết lí luận và thực tiễn
Phương pháp tổng hợp và thống kê
Phương pháp đối sánh
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2. Thơ tự do và đặc trưng thi pháp thơ tự do
1.2.1. Khái niệm thơ tự do
Dựa vào những tiêu chí và mục đích nghiên cứu, người ta có thể chia thành các thể loại văn học khác nhau. Đối với thơ “Dựa vào thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do”và “Đứng về mặt thi pháp, thơ Việt Nam xưa nay phân chia một cách tổng quát thành hai loại lớn: thơ cách luật và thơ tự do”
Thơ cách luật được hiểu là những bài thơ làm theo những thể thức ổn định, cố định về mặt thi pháp. Thơ cách luật Việt Nam có hai nguồn: thơ cổ điển Trung Quốc (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn…) và thơ dân gian Việt Nam (lục bát, song thất lục bát, hát giặm…). Còn thơ tự do, thật ra không phải là thơ hoàn toàn phủ định mọi luật lệ của thơ, nhưng đã có sự phá cách về hình thức đúng như tên gọi của nó dưới sự chi phối của cảm xúc thơ. Nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm từng nhận định: “Gọi là thơ tự do vì nó bao gồm các loại thơ không theo một thể thức ổn định, cố định nào cả. Số chữ trong từng câu, số câu trong từng bài, cách hiệp vần, cách ngắt nhịp hoàn toàn phóng khoáng, tùy theo nội dung bài thơ và chủ định của nhà thơ.Việc nhận diện, tìm hiểu thơ tự do luôn được đặt trong thế đối sánh với thơ cách luật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ tự do là “hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,…Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không theo thể thức nhất định”. Nhà thơ Mã Giang Lân cũng quan niệm: “Thơ tự do chủ yếu nói đến cấu trúc hình dáng của nó, số chữ trong câu không hạn định, có thể một chữ đến mười chữ hoặc nhiều hơn. Số câu trong khổ thơ cũng không hạn định, có thể là một câu đến nhiều câu. Và gieo vần cũng rất linh động rất tự do, có khi không có vần, chỉ có nhịp”
Từ những quan niệm trên, có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất về thể thơ tự do như sau: Thơ tự do được đặt trong thế đối lập với thơ cách luật, hoàn toàn không bị ràng buộc bởi một quy tắc nhất định nào về số chữ trong câu, số câu trong bài cũng như về niêm, đối, vần, nhịp…
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của thơ tự do trong văn học Việt Nam
1.2.2.1. Thơ tự do trong phong trào Thơ mới
Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là một cuộc cải cách về hình thức nghệ thuật thơ, tức là về thi pháp, là một bước chuyển mình phá vỡ những ràng buộc, những phép tắc của thơ cũ, đồng thời cũng khởi xướng, đề xuất các thể thức thơ mới, trong đó có thơ tự do. Mặc dù không phải là thành viên của phong trào thơ mới nhưng trong thơ Tản Đà đã bắt đầu manh nha những dấu hiệu của thơ tự do khi thơ ông có bước chuyển mình từ thơ trữ tình điệu ngâm sang thơ trữ tình điệu nói. Người được coi là khởi đầu cho phong trào thơ mới là Phan Khôi cũng đã cho ra đời những câu thơ không hạn định về số câu, số chữ, không ràng buộc về cách gieo vần, ngắt dòng, ngắt nhịp… trong bài thơ Tình già. Sự hình thành và phát triển của thơ tự do không chỉ là sự đổi mới về hình thức nghệ thuật thơ, về thi pháp thơ mà nguồn mạch sâu thẳm là ở sự đổi mới về nội dung cảm xúc, về thi hứng trước đời sống của một cái tôi hoàn toàn mới.
Thơ mới là một sự phóng túng trong hình thức biểu hiện, trong đó có thể thơ tự do song so với số chữ vẫn còn hạn định của câu Thơ mới thì phong trào thơ này vẫn chưa hoàn toàn thoát mình ra khỏi những ràng buộc. Có những cách chia Thơ mới theo các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và thơ tự do, thơ lục bát…Cách chia này chủ yếu dựa vào hình dáng bài thơ, số chữ trên một dòng thơ. Nhưng theo chúng tôi, các thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ nếu khôn theo niêm luật thì vẫn là thơ tự do. Theo cách gọi của Nguyễn Phan Cảnh, những bài thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ trong thơ mới là thơ tự do có cốt 5, 6, 7 chữ. Hay như Xuân Diệu gọi là thơ tự do không hoàn toàn. Như vậy thơ tự do có thể chia làm hai dạng: thơ tự do hoàn toàn và thơ tự do không hoàn toàn. Những bài thơ có cốt 5, 6, 7 chữ nhưng không tuân theo niệm luật, đối, vần thì được gọi là những bài thơ tự do không hoàn toàn. Chẳng hạn như Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu…
1.2.2.2. Thơ tự do trong các giai đoạn văn học sau 1945
Chính sự xuất hiện của thể thơ tự do trong phong trào Thơ mới kéo theo sự ra đời của hàng loạt các cây bút thử sức với thể thơ này trong thơ kháng chiến trong các thời kì chống Pháp và chống Mĩ. Các nhà thơ đã mạnh dạn đưa thể thơ này đến với đời sống tiếp nhận của công chúng với quan niệm thống nhất thơ tự do cởi bỏ hết những ràng buộc để thơ ca đạt được đến đỉnh cao của sự thăng hoa. Có thể thấy đến giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, thơ tự do có điều kiện để phát triển với nhiều hình thức đa dạng và tiến tới tự do hoàn toàn, thể hiện ở dạng thức tổng hợp nhiều thể loại, câu thơ ngắt dòng giữa câu theo hình bậc thang, không viết hoa đầu dòng bài thơ đan xen nhiều thể loại khác nhau như 7 chữ, 4 chữ, lục bát. Đặc biệt ở giai đoạn chống Mỹ, thơ tự do nở rộ với nhiều cách lựa chọn hình ảnh táo bạo, mới lạ và nhiều cách sử dụng tiết tấu linh hoạt:
Bốn phương trời
sương sa
Tiếng chuông chùa
ngân nga…
Trời lặng êm
Nghe rèm
Tiếng chuông
Rơi
Thảnh thơi
Êm đềm
(Tiếng chuông chùa – Nguyễn Vĩ)
Với khả năng dung nạp nhiều suy tưởng, nhiều trạng thái cảm xúc sôi nổi trước bao nhiêu biến cố nóng bỏng của cuộc chiến đấu, thơ tự do thích hợp với những vấn đề giàu tính trí tuệ, tính chính luận; đồng thời cũng thể hiện bao quát nhất nguồn cảm xúc tràn đầy của chủ thể trước hiện thực chiến tranh. Sự biến động của đời sống xã hội, đời sống văn học tất yếu tác động đến tư tưởng và hình thức thơ ca. Đây là xu hướng tự do hóa hình thức của thơ trẻ 1965 – 1975. Tuy đã xuất hiện rải rác trong nền thơ cách mạng, song phải nói đến giai đoạn này, thơ tự do mới trở thành sự lựa chọn phổ biến của các cây bút trẻ.
Sau 1975, bên cạnh thể thơ lục bát thì thơ tự do không hoàn toàn và thơ tự do hoàn toàn đã trở nên phổ biến. Các nhà thơ dường như đều có chung một suy nghĩ là không muốn làm thơ theo lối cũ, tìm đến thể thơ tự do để chống lại nguy cơ sáo mòn về ngôn ngữ, khuôn mẫu về nhạc điệu, thỏa mãn nhu cầu thể hiện cảm xúc trước hiện thực cuộc sống đa dạng, phong phú, phức tạp của đời thường sau chiến tranh. Nhà thơ Ngô Quân Miện đã miêu tả thơ tự do giai đoạn này như sau: “Đó là loại thơ có cấu trúc không đều đặn, nghĩa là về cơ bản không theo luật vần, không theo luật bằng trắc, có số âm tiết không đều nhau trong một câu. Còn nhịp thơ, những chỗ ngắt hơi, những tiết tấu cũng không theo một quy định có sẵn. Nhưng tất cả những cái không đều đặn ấy đều tùy theo cái hơi thở nóng hổi, cái sức mạnh của cảm xúc, của ý, của chí, của sức mạnh bên trong của thơ quyết định chỗ này có vần, chỗ kia không, chỗ này câu dài, chỗ kia câu ngắn, chỗ này nhịp khoan, chỗ kia nhịp gấp, chỗ này bằng, chỗ kia trắc,…để cho những cái xô lệch, những cái vênh, những cái nhấp nhô, có dụng ý ấy tập trung vào thành một cấu trúc nhất quán, một nhạc điệu tâm hồn riêng tùy theo tâm trạng của nhà thơ.”
XEM THÊM NHỮNG CHỦ ĐỀ KHÁC.
- Giáo án sinh hoạt lớp theo công văn 2345
- KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG MÔN
- Giáo án sinh hoạt chủ nhiệm tiểu học
- MẪU BÁO CÁO sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề
- Giáo an sinh hoạt dưới cờ lớp 1
- MẪU MẪU NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP CHỦ NHIỆM
- MẪU Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn dự giờ
- Biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
- MẪU BIÊN BẢN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM & BIÊN BẢN SINH HOẠT ...
- Powerpoint sinh hoạt chủ điểm tháng 3 ở tiểu học
- Giáo án sinh hoạt lớp khối 6
- NỘI DUNG + MẪU SỔ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC NĂM ...
- GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 CHỦ ĐỀ 1 TUẦN 2 ...
- Bài thu hoạch về sinh hoạt chi bộ
- Mẫu biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn THCS
- Trình tự tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học
- MẪU kế hoạch đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
- Biên bản sinh hoạt rút kinh nghiệm
- Giáo án sinh hoạt chào cờ đầu tuần
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ sinh hoạt lớp chủ đề 20/11
- Giáo án tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp 7
- MẪU Sinh hoạt lớp chủ đề 20/11
- Những trò chơi sinh hoạt trong lớp
- TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ
- trò chơi powerpoint sinh hoạt lớp
- Giáo án tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học
- MẪU sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học tiểu học
- Đáp án module 4 môn Công nghệ thông tin
- Đáp án module 4 môn KHTN
- Module 4 ngữ văn thcs
- Đáp án module 4 GVPT
- Đáp án câu hỏi tương tác module 5
- Sổ kiểm tra đánh giá giáo viên về công tác chuyên môn
- Mẫu phiếu đánh giá và phân loại viên chức
- Tài liệu minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên tiểu học
- Bản tự đánh giá xếp loại giáo viên
- Mẫu đánh giá hiệu trưởng
- Tài liệu minh chứng Temis giáo viên
- Giáo án sinh hoạt lớp theo công văn 2345
- MẪU MẪU NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP CHỦ NHIỆM
- Giáo án sinh hoạt lớp khối 6
- Trình tự tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học
- MẪU Sinh hoạt lớp chủ đề 20/11
- trò chơi powerpoint sinh hoạt lớp
- sinh hoạt lớp chủ đề 20/11
- Giáo án tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học
- Bài văn Kể lại một buổi sinh hoạt lớp
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỚP 9
- POWERPOINT SINH HOẠT LỚP
- SKKN giáo viên chủ nhiệm giỏi
- Mẫu nhãn vở đẹp cho học sinh
- Tải mẫu nhãn vở đẹp trên Word
- Hướng dẫn rà soát minh chứng tự đánh giá của giáo viên trên temis
- MẪU KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TIỂU HỌC
- Phiếu chấm điểm bài thuyết trình
- Mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp tiểu học
- bảng kế hoạch học tập trong 1 tuần
- File làm kỷ yếu cho lớp
- Mẫu thiệp chúc mừng sinh nhật
- Mẫu thiệp tặng mẹ
- Mẫu sổ chủ nhiệm tiểu học
- Giáo án sinh hoạt chủ nhiệm tiểu học
- Mẫu thư khen ngợi học sinh tiểu học
- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn dự giờ
- tải mẫu powerpoint đẹp
- Mẫu kịch bản chương trình họp phụ huynh
- MẪU kế hoạch năm học mới
- MẪU SỔ CHỦ NHIỆM
- File minh chứng TEMIS
- powerpoint mẫu đẹp dùng để soạn giáo án
- Mẫu powerpoint tết
- Mẫu powerpoint dạy học
- mẫu powerpoint cho giáo dục
- Mẫu powerpoint sinh hoạt lớp
- các mẫu trò chơi trên powerpoint
- Mẫu slide powerpoint bài giảng
- Trò chơi powerpoint hay nhất
- Mẫu powerpoint họp phụ huynh đầu năm
- Mẫu powerpoint họp phụ huynh
- mẫu powerpoint marketing
- Mẫu PowerPoint họp phụ huynh
- tải mẫu powerpoint đẹp
- Mẫu powerpoint họp phụ huynh cuối năm
- FILE mẫu giấy 4 ô ly luyện viết chữ đẹp
- MẪU GIẤT VIẾT ĐẸP CHO TẾT
- MẪU GIẤY KHEN HỌC SINH XUẤT SẮC
- Mẫu giấy thi viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học
- Mẫu giấy thi viết chữ đẹp 4 ô ly
- Mẫu giấy thi viết chữ đẹp cấp tiểu học
- Thư mời họp phụ huynh trực tuyến LỚP 1
- Mẫu giấy thi viết chữ đẹp 5 ô ly
- mẫu giấy 5 ô ly ngang
- Mẫu giấy thi viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học
- Mẫu giấy ô ly luyện viết chữ đẹp tiểu học
- Cách trang trí bảng 20/11
- Nền bảng xanh tiểu học
- powerpoint mẫu đẹp
- Mẫu powerpoint tết
- Mẫu powerpoint dạy học đẹp
- mẫu powerpoint cho giáo dục
- Mẫu template powerpoint
- Mẫu powerpoint sinh hoạt lớp
- Trò chơi powerpoint
- Mẫu powerpoint họp phụ huynh
- tải mẫu powerpoint
- POWERPOINT SƠ KẾT KỲ 1
- Mẫu nội quy lớp học
- Mẫu giáo án ppt
- Mẫu PowerPoint trò chơi
- Mẫu template powerpoint đẹp
- hình nền đẹp cho powerpoint dễ thương
- hình nền powerpoint hoạt hình
- font chữ tiểu học
- Mẫu powerpoint vinh danh
- Powerpoint trò chơi
- Sổ khuyết tật
- CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ONLINE
- Bài tập cuối khóa Module 9 Tiểu học
- Mẫu giấy ô li tập viết cho học sinh
- Bài thuyết trình thi giáo viên chủ nhiệm giỏi thcs
- Sổ kiểm tra đánh giá giáo viên
- Mẫu phiếu đánh giá và phân loại viên chức
- Mẫu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên temis
- Hướng dẫn rà soát minh chứng tự đánh giá của giáo viên
- Tài liệu minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên tiểu học
- minh chứng phiếu tự đánh giá của giáo viên
- File minh chứng TEMIS
- Bản tự đánh giá xếp loại giáo viên
- Tài liệu minh chứng Temis giáo viên
- Mẫu đánh giá hiệu trưởng
- Tải minh chứng temis
- SKKN giáo viên chủ nhiệm giỏi
- Bài tập cuối khóa module 9 KHTN Sinh LỚP 6
- Bài tập cuối khóa module 9 MÔN VẬT LÝ LỚP 6
- 140 trò chơi giáo dục PPT
- Tải thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học
- Các phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay
- Bài tập cuối khóa Module 9 THCS
- Sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật
- Nhận xét đánh giá hiệu trưởng, hiệu phó
- Mẫu đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm
- Mẫu đánh giá, xếp loại nhân viên
- Các biểu mẫu đánh giá chuẩn hiệu trưởng
- Mẫu đánh giá xếp loại viên chức cuối năm
- Phiếu đánh giá xếp loại công chức
- Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên
- Mẫu giấy làm bài kiểm tra tiểu học
- Mẫu đơn hỗ trợ chi phí học tập mới nhất
- Mẫu đánh giá chuẩn giáo viên theo thông tư 20
- Mẫu đơn xin tình nguyện công tác
- Đơn xin dạy thêm của giáo viên
- Sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật tiểu học mới nhất
- Đơn xin cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MĨ THUẬT TIỂU HỌC MỚI NHẤT
- Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán Tiểu học
- Xây dựng học liệu số
- Mẫu slide bài giảng đẹp miễn phí
- Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục
- Sản phẩm cuối khóa module 9 môn đạo đức
- Sản phẩm cuối khóa module 9 môn toán tiểu học NĂM 2022
- Ôn thi violympic toán lớp 1,2,3,4,5
- Mẫu nhận xét năng lực và phẩm chất của học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TIỂU HỌC MỚI NHẤT
- Đáp án module 9 môn tiếng việt tiểu học nội dung 1,2,3
- Ôn thi violympic toán lớp 1,2,3,4,5
- Giáo án sinh hoạt lớp thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
- Giáo án thi giáo viên chủ nhiệm giỏi tiểu học
- Sản phẩm cuối khóa module 9 khoa học tự nhiên TIỂU HỌC
- Sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học
- Nhận xét năng lực phẩm chất học sinh tiểu học
- Sáng kiến kinh nghiệm năm 2022
- Sổ kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật
- Mẫu template đẹp cho powerpoint
- MẪU Powerpoint họp phụ huynh cuối năm
- Mẫu họp phụ huynh cuối năm 2022