- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SINH HỌC LỚP 8: Vận dụng những kiến thức học được để góp phần hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc SỨC KHỎE HỌC SINH được soạn dưới dạng file word gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỞ ĐẦU........…………………………………………………........ 3
1. Tính cấp thiết...........................…………………………………...... 3
2. Mục tiêu.................................................………………………….... 4
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện................................................ 4
II. Nội dung....……………………………………………………........ 4
Cơ sở lí luận...................................................................................... 4
Thực trạng......................................................................................... 5
Các biện pháp thực hiện................................................................... 6
Thực nghiệm sư phạm..................................................................... 21
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….... 22
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...... 22
1. Giáo viên (GV)
2. Học sinh (HS)
3. Vitamin (VTM)
4. Trung học cơ sở (THCS)
I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong những năm học vừa qua, đại dịch COVID-19 đã làm cho tất cả các trường học đều bị ảnh hưởng: trường học đóng cửa, dạy học online, cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập, bị COVID, … đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của học sinh, giáo viên và nhà quản lý các cấp.
"Sức khỏe tâm thần" là một thuật ngữ được đề cập nhiều những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh các vấn nạn tâm lý học đường nghiêm trọng và đại dịch COVID-19.
Từ "tâm thần" trong giao tiếp thường ngày được dùng để chỉ một chứng rối loạn tâm lý hay một loại bệnh. Trong trường học, khi nói đến "sức khỏe tâm thần", không ít người nghĩ đến những trường hợp học sinh có vấn đề rối loạn tâm lý, tự kỷ, tăng động... mà không nhận ra rằng đó là vấn đề ở cả trẻ em và người trưởng thành. Không chỉ học sinh, mà cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều cần quan tâm và chăm sóc "sức khỏe tâm thần".
Dấu hiệu nhận diện của tình trạng tổn thương sức khỏe tâm thần đối với học sinh và giáo viên, nhìn từ triệu chứng và hành vi có thể quan sát được. Đôi khi chúng ta không chấp nhận hoặc phán xét các hành vi bất thường, trạng thái cô đơn, những đau khổ vật vã hoặc cố tình vi phạm nội quy, chuẩn mực xã hội… nhưng không hề biết rằng, đó chính là các biểu hiện của sự tổn thương sức khỏe tâm thần của học sinh. Đôi khi phương thức giáo dục, nội dung giáo dục cũng có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự phát triển lệch lạc về tâm lý, vô tình gây ra những áp lực không cần thiết. Cũng có khi thói quen quá tập trung, coi trọng kiến thức, chạy đua với thành tích, khiến cho chúng ta quên mất mục tiêu thể chất, tinh thần, và không còn thời gian cho xây dựng các thói quen tốt, cho sự thấu hiểu tâm lý con người. Cũng chính vì cách hiểu chưa đúng về thuật ngữ này, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị những vấn đề của sức khỏe tâm thần gặp khó khăn, làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường.
2. Mục tiêu
- Giúp học sinh giảm áp lực học tập, áp lực gia đình, các vấn đề tác động của xã hội.
- Giúp học sinh thích ứng với thực tiễn cuộc sống cũng như sự phát triển của xã hội.
- Khơi gợi hứng thú cho học sinh tham gia học tập cũng như các hoạt động khác trong nhà trường.
- Giúp học sinh tự tin khi giao tiếp, tự bày tỏ mong muốn của mình trước tập thể, trong gia đình, sống hòa đồng không khép mình.
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
Học sinh khối 8 ở Trường THCS Quán Toan năm học 2022 – 2023.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu cơ bản của giáo dục nói chung, của nhà trường nói riêng là đào tạo và xây dựng thế hệ học sinh trở thành những con người mới phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ để đáp ứng với yêu cầu thực tế hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu đó và tránh tạo áp lực học tập lên học sinh, bản thân người giáo viên không chỉ áp dụng các phương pháp dạy học để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện thành nền nếp tư duy sáng tạo của người học mà chúng ta cần dành thời gian để tìm hiểu “sức khỏe tâm thần” cho học sinh. Có như vậy học sinh mới có thể phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục để học sinh có cảm giác “an toàn, thân thiện” khi bước chân đến trường.
2. Thực trạng
a) Thuận lợi
- Trường THCS Quán Toan là một trong các trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có đầy đủ các phòng, ban, lớp học được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như: Ti-vi, máy vi tính, máy soi…
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, ban lãnh đạo luôn quan tâm và vào cuộc kịp thời để giải quyết một số tình huống xảy ra.
- Bản thân là giáo viên trẻ luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Học sinh trong trường đa số các em có ý thức thực hiện nền nếp tốt, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
- Phụ huynh quan tâm, đồng hành cùng với nhà trường trong các hoạt động, chia sẻ kịp thời các vấn đề xảy ra trong gia đình.
b) Khó khăn
- Giáo viên bộ môn dạy nhiều lớp, số học sinh đông nên không có nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
- Đội ngũ tư vấn kiêm nhiệm chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, về kiến thức và kinh nghiệm giải quyết tình huống còn hạn chế.
- Chưa có tài liệu bài bản để hỗ trợ, chưa có chuyên gia hỗ trợ trong trường hợp có ca bệnh nặng.
- Học sinh nghỉ học dài do đại dịch COVID nên nhiều em khi quay trở lại trường học thường thu mình lại, ngại tiếp xúc, giao tiếp với thầy cô, bạn bè.
- Học sinh có nhiều nhu cầu cần tư vấn nhưng áp lực về thời gian học tập hoặc chưa mạnh dạn chia sẻ với giáo viên bộ môn.
- Nhiều phụ huynh chỉ chú trọng đến thành tích, đến điểm số của con mà chưa từng chú trọng đến tâm sinh lí của con.
Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy một số học sinh trong giờ học chưa tập trung chú ý nghe giảng, ghi chép bài, và đặc biệt các em thường xuyên có hiện tượng nằm ra bàn. Các em ngại giao tiếp, ngại phát biểu, có ánh mắt “trốn tránh” khi được giáo viên hỏi. Sự thay đổi đó làm cho “sức khỏe tâm thần” của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu chúng ta không phát hiện sớm các yếu tố gây rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học sẽ dẫn đến những nguy cơ khó lường. Thấy được tính nghiêm trọng đó, bản thân tôi là giáo viên bộ môn Sinh học, tôi đã vận dụng những kiến thức học được để góp phần hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của học sinh.
3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng thông qua giáo viên chủ nhiệm, qua học sinh trong lớp. Tiến hành phân loại đối tượng học sinh.
Biện pháp 2: Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng đội ngũ nhóm trưởng giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra, sắp xếp vị trí ngồi phù hợp trong lớp.
Biện pháp 3: Theo dõi, thống kê tình trạng học tập, sức khỏe học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU........…………………………………………………........ 3
1. Tính cấp thiết...........................…………………………………...... 3
2. Mục tiêu.................................................………………………….... 4
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện................................................ 4
II. Nội dung....……………………………………………………........ 4
Cơ sở lí luận...................................................................................... 4
Thực trạng......................................................................................... 5
Các biện pháp thực hiện................................................................... 6
Thực nghiệm sư phạm..................................................................... 21
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….... 22
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...... 22
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Giáo viên (GV)
2. Học sinh (HS)
3. Vitamin (VTM)
4. Trung học cơ sở (THCS)
I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong những năm học vừa qua, đại dịch COVID-19 đã làm cho tất cả các trường học đều bị ảnh hưởng: trường học đóng cửa, dạy học online, cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập, bị COVID, … đã tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của học sinh, giáo viên và nhà quản lý các cấp.
"Sức khỏe tâm thần" là một thuật ngữ được đề cập nhiều những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh các vấn nạn tâm lý học đường nghiêm trọng và đại dịch COVID-19.
Từ "tâm thần" trong giao tiếp thường ngày được dùng để chỉ một chứng rối loạn tâm lý hay một loại bệnh. Trong trường học, khi nói đến "sức khỏe tâm thần", không ít người nghĩ đến những trường hợp học sinh có vấn đề rối loạn tâm lý, tự kỷ, tăng động... mà không nhận ra rằng đó là vấn đề ở cả trẻ em và người trưởng thành. Không chỉ học sinh, mà cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều cần quan tâm và chăm sóc "sức khỏe tâm thần".
Dấu hiệu nhận diện của tình trạng tổn thương sức khỏe tâm thần đối với học sinh và giáo viên, nhìn từ triệu chứng và hành vi có thể quan sát được. Đôi khi chúng ta không chấp nhận hoặc phán xét các hành vi bất thường, trạng thái cô đơn, những đau khổ vật vã hoặc cố tình vi phạm nội quy, chuẩn mực xã hội… nhưng không hề biết rằng, đó chính là các biểu hiện của sự tổn thương sức khỏe tâm thần của học sinh. Đôi khi phương thức giáo dục, nội dung giáo dục cũng có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự phát triển lệch lạc về tâm lý, vô tình gây ra những áp lực không cần thiết. Cũng có khi thói quen quá tập trung, coi trọng kiến thức, chạy đua với thành tích, khiến cho chúng ta quên mất mục tiêu thể chất, tinh thần, và không còn thời gian cho xây dựng các thói quen tốt, cho sự thấu hiểu tâm lý con người. Cũng chính vì cách hiểu chưa đúng về thuật ngữ này, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị những vấn đề của sức khỏe tâm thần gặp khó khăn, làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần học đường.
2. Mục tiêu
- Giúp học sinh giảm áp lực học tập, áp lực gia đình, các vấn đề tác động của xã hội.
- Giúp học sinh thích ứng với thực tiễn cuộc sống cũng như sự phát triển của xã hội.
- Khơi gợi hứng thú cho học sinh tham gia học tập cũng như các hoạt động khác trong nhà trường.
- Giúp học sinh tự tin khi giao tiếp, tự bày tỏ mong muốn của mình trước tập thể, trong gia đình, sống hòa đồng không khép mình.
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
Học sinh khối 8 ở Trường THCS Quán Toan năm học 2022 – 2023.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu cơ bản của giáo dục nói chung, của nhà trường nói riêng là đào tạo và xây dựng thế hệ học sinh trở thành những con người mới phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ để đáp ứng với yêu cầu thực tế hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu đó và tránh tạo áp lực học tập lên học sinh, bản thân người giáo viên không chỉ áp dụng các phương pháp dạy học để bồi dưỡng học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện thành nền nếp tư duy sáng tạo của người học mà chúng ta cần dành thời gian để tìm hiểu “sức khỏe tâm thần” cho học sinh. Có như vậy học sinh mới có thể phát triển toàn diện trong môi trường giáo dục để học sinh có cảm giác “an toàn, thân thiện” khi bước chân đến trường.
2. Thực trạng
a) Thuận lợi
- Trường THCS Quán Toan là một trong các trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có đầy đủ các phòng, ban, lớp học được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như: Ti-vi, máy vi tính, máy soi…
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, ban lãnh đạo luôn quan tâm và vào cuộc kịp thời để giải quyết một số tình huống xảy ra.
- Bản thân là giáo viên trẻ luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Học sinh trong trường đa số các em có ý thức thực hiện nền nếp tốt, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
- Phụ huynh quan tâm, đồng hành cùng với nhà trường trong các hoạt động, chia sẻ kịp thời các vấn đề xảy ra trong gia đình.
b) Khó khăn
- Giáo viên bộ môn dạy nhiều lớp, số học sinh đông nên không có nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
- Đội ngũ tư vấn kiêm nhiệm chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, về kiến thức và kinh nghiệm giải quyết tình huống còn hạn chế.
- Chưa có tài liệu bài bản để hỗ trợ, chưa có chuyên gia hỗ trợ trong trường hợp có ca bệnh nặng.
- Học sinh nghỉ học dài do đại dịch COVID nên nhiều em khi quay trở lại trường học thường thu mình lại, ngại tiếp xúc, giao tiếp với thầy cô, bạn bè.
- Học sinh có nhiều nhu cầu cần tư vấn nhưng áp lực về thời gian học tập hoặc chưa mạnh dạn chia sẻ với giáo viên bộ môn.
- Nhiều phụ huynh chỉ chú trọng đến thành tích, đến điểm số của con mà chưa từng chú trọng đến tâm sinh lí của con.
Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy một số học sinh trong giờ học chưa tập trung chú ý nghe giảng, ghi chép bài, và đặc biệt các em thường xuyên có hiện tượng nằm ra bàn. Các em ngại giao tiếp, ngại phát biểu, có ánh mắt “trốn tránh” khi được giáo viên hỏi. Sự thay đổi đó làm cho “sức khỏe tâm thần” của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu chúng ta không phát hiện sớm các yếu tố gây rối loạn sức khỏe tâm thần trong trường học sẽ dẫn đến những nguy cơ khó lường. Thấy được tính nghiêm trọng đó, bản thân tôi là giáo viên bộ môn Sinh học, tôi đã vận dụng những kiến thức học được để góp phần hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của học sinh.
3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng thông qua giáo viên chủ nhiệm, qua học sinh trong lớp. Tiến hành phân loại đối tượng học sinh.
Biện pháp 2: Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng đội ngũ nhóm trưởng giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra, sắp xếp vị trí ngồi phù hợp trong lớp.
Biện pháp 3: Theo dõi, thống kê tình trạng học tập, sức khỏe học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!