- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÌM KIẾM, XỬ LÝ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU DẠY HỌC ĐỊA LÝ 10 THPT PHẦN TỰ NHIÊN TỪ MẠNG INTERNET được soạn dưới dạng file word gồm 59 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Ngày nay việc vào mạng Internet để tìm kiếm tư liệu, thông tin phục vụ cho công việc và học tập đã trở nên thông dụng đối với mọi người bởi sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin và chính bởi sự phong phú, cập nhật của các tư liệu trên mạng.
- Các tư liệu địa lí trên mạng Internet cũng hết sức phong phú, đa dạng, đặc biệt là các hình ảnh, mô hình, video clip hết sức sống động và bổ ích. Tuy nhiên nó phân bố rải rác ở nhiều địa chỉ website khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học và hiện đại hóa các phương tiện dạy học hiện nay, người giáo viên địa lí ngày càng đưa vào bài dạy của mình nhiều hơn các tư liệu sống động này, ngày càng sử dụng nhiều hơn các tư liệu từ mạng phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Chương trình địa lí 10 THPT bao gồm các nội dung địa lí làm cơ sở, nền tảng cho các học phần Địa lí Tự Nhiên và Địa lí KT-XH nên có tính trừu tượng cao đòi hỏi nhiều tư liệu minh họa. Việc tìm kiếm, chọn lọc, hệ thống các tư liệu ở dạng kênh hình ( hình ảnh, mô hình, video clip…) từ mạng Internet làm tư liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chương trình địa lí 10.
II – MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng được hệ thống tư liệu từ mạng Internet (gồm các tư liệu hình ảnh, mô hình và các video clip) và in xuất thành đĩa VCD, CD phục vụ cho việc dạy học chương trình Địa lí 10 THPT – phần tự nhiên.
III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc chọn lọc các tư liệu dạy học Địa lí 10 từ mạng Internet.
Xác định các tư liệu cần thiết cho việc minh họa nội dung các bài dạy trong chương trình Địa lí 10.
Tìm kiếm, chọn lọc một số tư liệu mạng liên quan đến nội dung chương trình Địa lí 10 .
Sắp xếp, xây dựng hệ thống tư liệu ( chứa các hình ảnh, mô hình, video clip) phục vụ cho việc dạy học các bài địa lí 10.
In xuất thành sản phẩm.
IV – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về nội dung: tư liệu dạy học địa lí từ mạng Internet.
Phạm vi: chương trình địa lí 10 - phần Địa lí Tự Nhiên.
V – LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông”,2004 của Nguyễn Trọng Phúc có đề cập đến các phương tiện dạy học hiện đại là phim giáo khoa và băng video. Trong cuốn này tác giả nêu lên những nét cơ bản nhất về ý nghĩa, tính chất và phương pháp sử dụng phim giáo khoa và băng video.
Trong các cuốn “ Kĩ thuật dạy học địa lí ở trường phổ thông, 2007, NXBGiáo Dục” và “ Phương tiện dạy học Địa Lí ở trường THPT”, của PGS-TS Nguyễn Đức Vũ có đề cập đến kĩ thuật sử dụng Internet trong dạy học địa lí và kĩ thuật sử dụng phần mềm trình diễn Powerpoint trong dạy học địa lí. Tác giả đã nêu lên những điểm căn bản khái quát về mạng Internet, giới thiệu những nét cơ bản về cách xây dựng các bài giảng điện tử bằng Powerpoint, các tranh ảnh từ mạng Internet.
Mặc dù những tài liệu này chỉ đề cập đôi nét về lí thuyết về các tư liệu dạy học địa lí từ mạng Internet nhưng chúng là cơ sở để chúng em đưa ra ý tưởng cũng như là những tư liệu bổ ích cho việc thực hiện đề tài này.
Trong cuốn “cẩm nang sử dụng các dịch vụ Internet”, 2003 của Nguyễn Đức Toàn - Nguyễn Hùng đã đề cập những vấn đề về cách thức sử dụng các dịch vụ từ mạng Internet, đây là tư liệu quan trọng làm công cụ rất bổ ích cho việc tìm kiếm, chọn lọc và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học từ mạng Internet.
Tác giả: Huỳnh Hải Sơn, “Hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên Internet”, năm 2008, bài viết trên mạng http://giaoan.violet.vn
“Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học”, tài liệu chuyên khảo của "Mạng giáo viên sáng tạo" được hỗ trợ bởi Microsoft, NXB Giáo Dục 2005.
“Internet và khai thác Internet”,tài liệu chuyên khảo của "Mạng giáo viên sáng tạo" được hỗ trợ bởi Micrisoft, NXB Giáo Dục 2007.
Trần Đức Tuấn,“ Tăng cường sử dụng Internet trong dạy học Địa lí ở các trường THPT”, Kỉ yếu hội thảo khoa học- Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của các thiết bị kĩ thuật, ĐHSP Huế, 2004.
VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp sưu tầm, phân tích, xử lí và tổng hợp tư liệu.
Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của đề tài đề ra để sưu tầm tài liệu, số liệu liên quan. Từ đó chọn lọc, sắp xếp, thống kê các tài liệu, số liệu đã thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp tìm kiếm, xử lí, tổng hợp tài liệu trên mạng Internet.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ mạng Internet, tiến hành phân tích tổng hợp các yếu tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau nhằm rút ra những vấn đề phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
Là phương pháp sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm hỗ trợ, sử dụng các các thông tin, các tài liệu liên quan đến đề tài từ mạng Internet để xây dựng hệ thống tư liệu.
Phương pháp đối chiếu - so sánh
So sánh, đối chiếu, đánh giá những sự vật, hiện tượng để thấy được sự tương đồng, khác biệt trong mối tương quan tổng thể, rút ra những nhận định cần thiết.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÌM KIẾM TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ MẠNG INTERNET
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Quan niệm về tư liệu dạy học từ mạng Internet
1.1.1.1. Tư liệu dạy học từ mạng Internet
Tư liệu dạy học là các tài liệu, thông tin sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu và truyền thụ tri thức cho học sinh. Tư liệu dạy học có nhiều nguồn khác nhau: từ nguồn tư liệu truyền thống như sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo trình chuyên môn, bản đồ, tranh ảnh, các tài liệu từ các tạp chí khoa học,…Ngoài nguồn tư liệu kể trên, hiện nay các tài liệu từ mạng Internet được sử dụng thường xuyên, rộng rãi và hết sức cần thiết trong việc cung cấp các thông tin cập nhật cho giáo viên và học sinh.
Tư liệu dạy học từ mạng Internet là các tài liệu, thông tin dưới dạng dữ liệu số được chọn lọc, xử lí, sắp xếp theo một hệ thống phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học nhằm chuyển tải những tri thức khoa học cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
Tư liệu dạy học từ mạng Internet cũng bao gồm các tài liệu ở hai dạng: kênh hình và kênh chữ. Các tài liệu này hết sức phong phú và đa dạng. Các tài liệu ở dạng kênh chữ phong phú và được cập nhật liên tục đảm bảo cung cấp những thông tin mang tính thời sự. Các tư liệu ở dạng kênh hình đa dạng (hình ảnh, mô hình, video clip…) với màu sắc, âm thanh sống động có giá trị minh họa cho nội dung và chứa đựng nhiều giá trị nội dung ngoài phạm vi bài học.
1.1.1.2.Đặc điểm của tư liệu dạy học từ mạng
Tư liệu dạy học từ mạng Internet chứa đựng khối lượng tri thức khổng lồ, phong phú, đa dạng. Tư liệu mạng được tổ chức thành một hệ thống được gọi là tài nguyên, chúng được lưu ở các máy chủ, được kết nối và chia sẻ trên phạm vi toàn cầu. Với khối lượng lớn người sử dụng, nhiều thành phần khác nhau, việc cung cấp và chia sẻ tài liệu được diễn ra hằng ngày, trong đó nhiều công trình khoa học được công bố, nhiều tài liệu quý, nhiều thông tin mới nhất được chia sẻ…thông qua các webside. Việc tiếp cận các thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn với việc cùng một thông tin được đăng tải trên nhiều trang web khác nhau, dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, do đó người sử dụng có thể tiếp cận thông tin ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, đa dạng và đa chiều.
Từ đặc điểm trên làm cho việc lựa chọn các nguồn tài liệu chính thống, đảm bảo tính khoa học lại là một khó khăn lớn cho người sử dụng, đặc biệt trong dạy học khi các tài liệu này được sử dụng cho việc truyền thụ tri thức cho cả thế hệ học sinh.
Các tư liệu được tổ chức dưới dạng dữ liệu số, tức là các thông tin khi đưa vào máy tính đã được mã hóa. Mọi thông tin khi đưa vào máy tính đều được biểu diễn dưới dạng hệ nhị phân (là hệ đếm chỉ dùng 2 kí hiệu 0 hoặc 1 để biểu diễn). Khi một thông tin đươc đưa vào máy tính qua quá trình xử lí và được lưu trữ và sau đó thông tin được đưa ra khi người sử dụng truy cập. Do quá trình này thống nhất nên các thông tin đưa ra la thống nhất trên toàn cầu.
Các tư liệu dạy học từ mạng có hình thức chuyển tải hết sức đa dạng với hình ảnh, âm thanh sống động, màu sắc phong phú, các hiệu ứng mang tính trực quan sinh động kích thích được hứng thú học tập cho học sinh.
1.1.1.3. Vai trò của tư liệu mạng trong dạy học Địa lí
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993, (tạm dịch) “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20%
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Ngày nay việc vào mạng Internet để tìm kiếm tư liệu, thông tin phục vụ cho công việc và học tập đã trở nên thông dụng đối với mọi người bởi sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin và chính bởi sự phong phú, cập nhật của các tư liệu trên mạng.
- Các tư liệu địa lí trên mạng Internet cũng hết sức phong phú, đa dạng, đặc biệt là các hình ảnh, mô hình, video clip hết sức sống động và bổ ích. Tuy nhiên nó phân bố rải rác ở nhiều địa chỉ website khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học và hiện đại hóa các phương tiện dạy học hiện nay, người giáo viên địa lí ngày càng đưa vào bài dạy của mình nhiều hơn các tư liệu sống động này, ngày càng sử dụng nhiều hơn các tư liệu từ mạng phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Chương trình địa lí 10 THPT bao gồm các nội dung địa lí làm cơ sở, nền tảng cho các học phần Địa lí Tự Nhiên và Địa lí KT-XH nên có tính trừu tượng cao đòi hỏi nhiều tư liệu minh họa. Việc tìm kiếm, chọn lọc, hệ thống các tư liệu ở dạng kênh hình ( hình ảnh, mô hình, video clip…) từ mạng Internet làm tư liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chương trình địa lí 10.
II – MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng được hệ thống tư liệu từ mạng Internet (gồm các tư liệu hình ảnh, mô hình và các video clip) và in xuất thành đĩa VCD, CD phục vụ cho việc dạy học chương trình Địa lí 10 THPT – phần tự nhiên.
III – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc chọn lọc các tư liệu dạy học Địa lí 10 từ mạng Internet.
Xác định các tư liệu cần thiết cho việc minh họa nội dung các bài dạy trong chương trình Địa lí 10.
Tìm kiếm, chọn lọc một số tư liệu mạng liên quan đến nội dung chương trình Địa lí 10 .
Sắp xếp, xây dựng hệ thống tư liệu ( chứa các hình ảnh, mô hình, video clip) phục vụ cho việc dạy học các bài địa lí 10.
In xuất thành sản phẩm.
IV – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về nội dung: tư liệu dạy học địa lí từ mạng Internet.
Phạm vi: chương trình địa lí 10 - phần Địa lí Tự Nhiên.
V – LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông”,2004 của Nguyễn Trọng Phúc có đề cập đến các phương tiện dạy học hiện đại là phim giáo khoa và băng video. Trong cuốn này tác giả nêu lên những nét cơ bản nhất về ý nghĩa, tính chất và phương pháp sử dụng phim giáo khoa và băng video.
Trong các cuốn “ Kĩ thuật dạy học địa lí ở trường phổ thông, 2007, NXBGiáo Dục” và “ Phương tiện dạy học Địa Lí ở trường THPT”, của PGS-TS Nguyễn Đức Vũ có đề cập đến kĩ thuật sử dụng Internet trong dạy học địa lí và kĩ thuật sử dụng phần mềm trình diễn Powerpoint trong dạy học địa lí. Tác giả đã nêu lên những điểm căn bản khái quát về mạng Internet, giới thiệu những nét cơ bản về cách xây dựng các bài giảng điện tử bằng Powerpoint, các tranh ảnh từ mạng Internet.
Mặc dù những tài liệu này chỉ đề cập đôi nét về lí thuyết về các tư liệu dạy học địa lí từ mạng Internet nhưng chúng là cơ sở để chúng em đưa ra ý tưởng cũng như là những tư liệu bổ ích cho việc thực hiện đề tài này.
Trong cuốn “cẩm nang sử dụng các dịch vụ Internet”, 2003 của Nguyễn Đức Toàn - Nguyễn Hùng đã đề cập những vấn đề về cách thức sử dụng các dịch vụ từ mạng Internet, đây là tư liệu quan trọng làm công cụ rất bổ ích cho việc tìm kiếm, chọn lọc và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học từ mạng Internet.
Tác giả: Huỳnh Hải Sơn, “Hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên Internet”, năm 2008, bài viết trên mạng http://giaoan.violet.vn
“Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học”, tài liệu chuyên khảo của "Mạng giáo viên sáng tạo" được hỗ trợ bởi Microsoft, NXB Giáo Dục 2005.
“Internet và khai thác Internet”,tài liệu chuyên khảo của "Mạng giáo viên sáng tạo" được hỗ trợ bởi Micrisoft, NXB Giáo Dục 2007.
Trần Đức Tuấn,“ Tăng cường sử dụng Internet trong dạy học Địa lí ở các trường THPT”, Kỉ yếu hội thảo khoa học- Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của các thiết bị kĩ thuật, ĐHSP Huế, 2004.
VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp sưu tầm, phân tích, xử lí và tổng hợp tư liệu.
Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của đề tài đề ra để sưu tầm tài liệu, số liệu liên quan. Từ đó chọn lọc, sắp xếp, thống kê các tài liệu, số liệu đã thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp tìm kiếm, xử lí, tổng hợp tài liệu trên mạng Internet.
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ mạng Internet, tiến hành phân tích tổng hợp các yếu tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau nhằm rút ra những vấn đề phục vụ cho việc nghiên cứu.
Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin.
Là phương pháp sử dụng các thiết bị tin học, các phần mềm hỗ trợ, sử dụng các các thông tin, các tài liệu liên quan đến đề tài từ mạng Internet để xây dựng hệ thống tư liệu.
Phương pháp đối chiếu - so sánh
So sánh, đối chiếu, đánh giá những sự vật, hiện tượng để thấy được sự tương đồng, khác biệt trong mối tương quan tổng thể, rút ra những nhận định cần thiết.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TÌM KIẾM TƯ LIỆU DẠY HỌC TỪ MẠNG INTERNET
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Quan niệm về tư liệu dạy học từ mạng Internet
1.1.1.1. Tư liệu dạy học từ mạng Internet
Tư liệu dạy học là các tài liệu, thông tin sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu và truyền thụ tri thức cho học sinh. Tư liệu dạy học có nhiều nguồn khác nhau: từ nguồn tư liệu truyền thống như sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo trình chuyên môn, bản đồ, tranh ảnh, các tài liệu từ các tạp chí khoa học,…Ngoài nguồn tư liệu kể trên, hiện nay các tài liệu từ mạng Internet được sử dụng thường xuyên, rộng rãi và hết sức cần thiết trong việc cung cấp các thông tin cập nhật cho giáo viên và học sinh.
Tư liệu dạy học từ mạng Internet là các tài liệu, thông tin dưới dạng dữ liệu số được chọn lọc, xử lí, sắp xếp theo một hệ thống phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học nhằm chuyển tải những tri thức khoa học cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
Tư liệu dạy học từ mạng Internet cũng bao gồm các tài liệu ở hai dạng: kênh hình và kênh chữ. Các tài liệu này hết sức phong phú và đa dạng. Các tài liệu ở dạng kênh chữ phong phú và được cập nhật liên tục đảm bảo cung cấp những thông tin mang tính thời sự. Các tư liệu ở dạng kênh hình đa dạng (hình ảnh, mô hình, video clip…) với màu sắc, âm thanh sống động có giá trị minh họa cho nội dung và chứa đựng nhiều giá trị nội dung ngoài phạm vi bài học.
1.1.1.2.Đặc điểm của tư liệu dạy học từ mạng
Tư liệu dạy học từ mạng Internet chứa đựng khối lượng tri thức khổng lồ, phong phú, đa dạng. Tư liệu mạng được tổ chức thành một hệ thống được gọi là tài nguyên, chúng được lưu ở các máy chủ, được kết nối và chia sẻ trên phạm vi toàn cầu. Với khối lượng lớn người sử dụng, nhiều thành phần khác nhau, việc cung cấp và chia sẻ tài liệu được diễn ra hằng ngày, trong đó nhiều công trình khoa học được công bố, nhiều tài liệu quý, nhiều thông tin mới nhất được chia sẻ…thông qua các webside. Việc tiếp cận các thông tin cũng trở nên dễ dàng hơn với việc cùng một thông tin được đăng tải trên nhiều trang web khác nhau, dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau, do đó người sử dụng có thể tiếp cận thông tin ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, đa dạng và đa chiều.
Từ đặc điểm trên làm cho việc lựa chọn các nguồn tài liệu chính thống, đảm bảo tính khoa học lại là một khó khăn lớn cho người sử dụng, đặc biệt trong dạy học khi các tài liệu này được sử dụng cho việc truyền thụ tri thức cho cả thế hệ học sinh.
Các tư liệu được tổ chức dưới dạng dữ liệu số, tức là các thông tin khi đưa vào máy tính đã được mã hóa. Mọi thông tin khi đưa vào máy tính đều được biểu diễn dưới dạng hệ nhị phân (là hệ đếm chỉ dùng 2 kí hiệu 0 hoặc 1 để biểu diễn). Khi một thông tin đươc đưa vào máy tính qua quá trình xử lí và được lưu trữ và sau đó thông tin được đưa ra khi người sử dụng truy cập. Do quá trình này thống nhất nên các thông tin đưa ra la thống nhất trên toàn cầu.
Các tư liệu dạy học từ mạng có hình thức chuyển tải hết sức đa dạng với hình ảnh, âm thanh sống động, màu sắc phong phú, các hiệu ứng mang tính trực quan sinh động kích thích được hứng thú học tập cho học sinh.
1.1.1.3. Vai trò của tư liệu mạng trong dạy học Địa lí
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993, (tạm dịch) “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20%