Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬT LÝ LỚP 8; Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học Vật lí thông qua việc tự làm thí nghiệm từ những vật liệu đơn giản được soạn dưới dạng file word gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU........…………………………………………………........ 3

1. Tính cấp thiết...........................…………………………………...... 3

2. Mục tiêu.................................................………………………….... 4

3. Đối tượng và phương pháp thực hiện................................................ 4

II. NỘI DUNG…………………………………………………........ 4

Cơ sở lí luận...................................................................................... 4

Thực trạng......................................................................................... 5,6

Các biện pháp thực hiện................................................................... 6

Thực nghiệm sư phạm..................................................................... 15

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….... 16

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...... 22

















































DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


  • Trung học cơ sở (THCS)
  • Giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
  • Phụ huynh học sinh (PHHS)


































































I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết


Bộ môn Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng các thí nghiệm trong các khâu của quá trình dạy học là vô cùng cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn hình thành kiến thức mới. Tuy nhiên, hiện nay ở đa số các trường học, đồ dùng dạy học cho môn học này còn ít chưa đáp ứng đủ yêu cầu bộ môn. Nhiều bài học có những đơn vị kiến thức cần cụ thể hóa lại không có thí nghiệm trong sách giáo khoa khiến cho học sinh khó hiểu bài. Nếu nhà trường có được trang bị đồ dùng dạy học nhưng trong các giờ học có sử dụng dụng cụ thí nghiệm, do học sinh chưa cẩn thận hoặc thậm chí ý thức kém còn nghịch ngợm mà giáo viên không kiểm soát được hết đã làm hư hỏng dụng cụ thí nghiệm dẫn tới ngày càng thiếu dụng cụ hoặc có tiếp tục sử dụng thì chất lượng không cao. Việc khuyến khích học sinh tự làm thí nghiệm từ các vật liệu đơn giản sẽ giúp giáo viên chủ động trong giảng dạy, học sinh chủ động trong học tập không bị phụ thuộc vào dụng cụ thí nghiệm cấp phát.

Giáo dục Việt Nam đang hướng tới phát triển toàn diện năng lực người học, tuy nhiên chất lượng học sinh không đồng đều, nhiều học sinh chưa chú tâm học tập, chưa học bài cũ và chuẩn bị bài, học sinh còn ngồi nhầm lớp. Vì vậy việc giáo viên áp dụng, triển khai các hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh còn nhiều hạn chế, chưa thực sự được triệt để ở từng lớp học với từng học sinh dẫn đến tình trạng các em không theo kịp, không hiểu bài...từ đó tạo tâm lý học tập gượng ép, kết quả học tập không cao. Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp tạo hứng thú học tập cho các em để từ đó các em nâng cao ý thức và khả năng học tập của chính bản thân mình. Việc khuyến khích học sinh tự làm thí nghiệm từ các vật liệu đơn giản sẽ giúp học sinh phát huy năng lực thực ngiệm, sáng taọ, tự học...

Mặt khác, thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải đang rất đáng báo động, toàn xã hội đang kêu gọi chung tay góp sức bảo vệ môi trường. Thực tế, ở trường tôi công tác cho thấy rõ hằng ngày các bác lao công đã thu dọn được số lượng vỏ chai lọ, rác thải với số lượng không nhỏ. Việc sử dụng các vật liệu này để làm các dụng cụ thí nghiệm vật lí sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Đây là một mục tiêu rất cần hướng tới trong giáo dục học sinh hiện nay.

Với hiện thực đó, yêu cầu phát triển năng lực học sinh qua việc tự làm thí nghiệm từ những vật liệu đơn giản, dễ tìm là thực sự cần thiết.

2. Mục tiêu

- Khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm ở các trường học do số lượng cấp phát hạn chế, hư hỏng trong quá trình sử dụng

- Giúp học sinh điều chỉnh cách học, thêm yêu thích, hứng thú với môn học.

- Hạn chế lượng rác thải trong sinh hoạt tại gia đình, nhà trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.

3. Đối tượng và phương pháp thực hiện

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 8 trường THCS Quán Toan – Quận Hồng Bàng – TP. Hải Phòng.

3.2. Phương pháp nghiên cứu: Phối hợp nhiều phương pháp trong đó có 2 phương pháp chủ yếu:

- Về nghiên cứu lí luận: Làm việc trong phòng, tham khảo và đọc tài liệu có liên quan.

- Về thực tiễn: tiến hành thực nghiệm ở học sinh khối 8 trường THCS Quán Toan năm học 2021-2022.

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận
1701015437669.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---dung-bao-cao-biep-phap-nang-cao-chat-luong-giang-day_216202322.doc
    134.5 KB · Lượt tải : 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý thpt sáng kiến kinh nghiệm dạy học stem môn vật lý sáng kiến kinh nghiệm lớp 12 môn vật lý sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 12 sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 6 sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 7 sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 8 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 8 violet sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 9 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý thcs sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý thpt sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý thpt violet sáng kiến kinh nghiệm stem vật lý sáng kiến kinh nghiệm vật lý sáng kiến kinh nghiệm vật lý 12 sáng kiến kinh nghiệm vật lý 12 violet sáng kiến kinh nghiệm vật lý 6 hay sáng kiến kinh nghiệm vật lý 6 violet sáng kiến kinh nghiệm vật lý 7 violet sáng kiến kinh nghiệm vật lý 8 sáng kiến kinh nghiệm vật lý 8 violet sáng kiến kinh nghiệm vật lý 9 sáng kiến kinh nghiệm vật lý 9 thcs violet sáng kiến kinh nghiệm vật lý lớp 10 sáng kiến kinh nghiệm vật lý thcs sáng kiến kinh nghiệm vật lý thcs violet sáng kiến kinh nghiệm vật lý thpt sáng kiến môn vật lý
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top