- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,348
- Điểm
- 113
tác giả
Sáng kiến Thiết kế học liệu số tổ chức dạy học kết hợp chủ đề Lịch sử nội dung giáo dục địa phương lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh được soạn dưới dạng file word gồm 109 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Thiết kế học liệu số tổ chức dạy học kết hợp chủ đề Lịch sử nội dung giáo dục địa phương lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10 - 2023
Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không
Mô tả các giải pháp cũ thường làm
* Tên giải pháp cũ thường tiến hành: Giáo viên vẫn có thói quen tổ chức dạy học truyền thống, thực trạng của giải pháp này thể hiện như sau:
Giáo viên thường xây dựng kế hoạch bài dạy 1 lần và không điều chỉnh trước khi dạy trên lớp nên còn hiện tượng “cháy giáo án”.
Giáo viên bộ môn không kiểm soát được thấu đáo tình hình chuẩn bị và học bài ở nhà của từng học sinh.
Với thời lượng 45 phút trong một tiết học, nếu dạy học theo phương pháp truyền thống thời lượng chủ yếu sẽ giành để giáo viên dạy kiến thức mới. Do đó, thời gian để học sinh luyện tập hoặc vận dụng giải quyết những vấn đề trong thực tế rất ít.
* Nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ: Với cách tổ chức dạy học truyền thống còn có một số tồn tại như:
Giáo viên gặp khó khăn trong khâu kiểm tra việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh bởi sĩ số mỗi lớp học khá đông mà với thời lượng 45 phút giáo viên vẫn phải hoàn thành chương trình tiết học mới nên thời gian để kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh ít, kiểm tra thủ công nên hiệu quả chưa cao, giáo viên chưa kiểm soát triệt để. Do vậy còn nhiều học sinh lười học, chưa tích cực, chủ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà.
Học sinh có hiện tượng không chuẩn bị bài trước khi học trên lớp, có thể do các em chưa biết cách học, chưa có định hướng rõ ràng, cụ thể từ phía giáo viên. Các em thường có tâm lý ngại việc và coi nhẹ việc chuẩn bị bài mới trước giờ học.
Thời gian mỗi tiết học chỉ có 45 phút với khá nhiều nội dung cần tìm hiểu, nghiên cứu. Do vậy, học sinh chưa có đủ thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng về kiến thức bài học, chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tế. Ở trên lớp, học sinh chưa thực sự phát huy được hết năng lực của mình, chưa chủ động lĩnh hội kiến thức.
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Thứ nhất: xuất phát từ việc tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Năm học 2022-2023, là năm học đầu tiên tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10. Năm học 2023-2024 là năm học thứ hai tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Một trong sự khác biệt giữa chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chương trình giáo dục phổ thông 2006 là tổ chức dạy 35 tiết nội dung giáo dục địa phương và kết quả kiểm tra đánh giá nội dung giáo dục địa phương được tham gia vào đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trong chương trình giáo dục địa phương lớp 11 gồm 08 tiết học với 3 bài học: Bài 7- Khái quát về danh nhân Bắc Giang; Bài 8- Một số danh nhân tiêu biểu ở ...............và Bài 9-Thực hành giới thiệu về danh nhân. Đây là nội dung hoàn toàn mới đối với học sinh và kể cả giáo viên vì đây là năm học đầu tiên thực hiện dạy và học nội dung này. Nếu tổ chức dạy học theo cách truyền thống, học sinh sẽ thụ động tiếp thu kiến thức, phụ thuộc hoàn toàn vào tài liệu mà không tìm hiểu nội dung trước khi đến tiết học. Do đó, dạy học theo cách truyền thống sẽ không phát huy được năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo cùng các năng lực đặc thù lịch sử như: năng lực tìm hiểu lịch sử; năng lực nhận thức và tư duy lịch sử; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Thứ hai: xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Trong những năm gần đây, vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục rất được quan tâm. Kế hoạch số 72/KH-SGDĐT ngày 29/9/2021 của Sở Giáo dục và đào t
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Thiết kế học liệu số tổ chức dạy học kết hợp chủ đề Lịch sử nội dung giáo dục địa phương lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10 - 2023
Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không
Mô tả các giải pháp cũ thường làm
* Tên giải pháp cũ thường tiến hành: Giáo viên vẫn có thói quen tổ chức dạy học truyền thống, thực trạng của giải pháp này thể hiện như sau:
Về phía giáo viên
Sau khi hết mỗi tiết học trên lớp, giáo viên yêu cầu chung chung học sinh về nhà chuẩn bị bài mới, không có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hoặc thậm chí không giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.Giáo viên thường xây dựng kế hoạch bài dạy 1 lần và không điều chỉnh trước khi dạy trên lớp nên còn hiện tượng “cháy giáo án”.
Giáo viên bộ môn không kiểm soát được thấu đáo tình hình chuẩn bị và học bài ở nhà của từng học sinh.
Với thời lượng 45 phút trong một tiết học, nếu dạy học theo phương pháp truyền thống thời lượng chủ yếu sẽ giành để giáo viên dạy kiến thức mới. Do đó, thời gian để học sinh luyện tập hoặc vận dụng giải quyết những vấn đề trong thực tế rất ít.
Về phía học sinh
Nhiều học sinh không chuẩn bị bài trước khi đến lớp hoặc có chuẩn bị bài nhưng chỉ làm bài một cách đối phó. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do không có video bài giảng giáo viên hướng dẫn chi tiết nên học sinh khó khăn khi chuẩn bị lĩnh hội bài mới tại nhà: học sinh không biết cách tự học ở nhà, các em không nắm được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện và thực hiện như thế nào. Theo phương pháp truyền thống, học sinh tự mày mò, nghiên cứu nên hiệu quả chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp chưa cao. Bên cạnh đó còn nhiều học sinh quên nhiệm vụ phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, thậm chí nhiều học sinh cho rằng việc chuẩn bị bài mới ở nhà không quan trọng, đến lớp học giáo viên giảng dạy sẽ lĩnh hội kiến thức tại lớp.* Nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ: Với cách tổ chức dạy học truyền thống còn có một số tồn tại như:
Giáo viên gặp khó khăn trong khâu kiểm tra việc học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh bởi sĩ số mỗi lớp học khá đông mà với thời lượng 45 phút giáo viên vẫn phải hoàn thành chương trình tiết học mới nên thời gian để kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh ít, kiểm tra thủ công nên hiệu quả chưa cao, giáo viên chưa kiểm soát triệt để. Do vậy còn nhiều học sinh lười học, chưa tích cực, chủ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà.
Học sinh có hiện tượng không chuẩn bị bài trước khi học trên lớp, có thể do các em chưa biết cách học, chưa có định hướng rõ ràng, cụ thể từ phía giáo viên. Các em thường có tâm lý ngại việc và coi nhẹ việc chuẩn bị bài mới trước giờ học.
Thời gian mỗi tiết học chỉ có 45 phút với khá nhiều nội dung cần tìm hiểu, nghiên cứu. Do vậy, học sinh chưa có đủ thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng về kiến thức bài học, chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tế. Ở trên lớp, học sinh chưa thực sự phát huy được hết năng lực của mình, chưa chủ động lĩnh hội kiến thức.
Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
Thứ nhất: xuất phát từ việc tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Năm học 2022-2023, là năm học đầu tiên tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10. Năm học 2023-2024 là năm học thứ hai tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Một trong sự khác biệt giữa chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chương trình giáo dục phổ thông 2006 là tổ chức dạy 35 tiết nội dung giáo dục địa phương và kết quả kiểm tra đánh giá nội dung giáo dục địa phương được tham gia vào đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trong chương trình giáo dục địa phương lớp 11 gồm 08 tiết học với 3 bài học: Bài 7- Khái quát về danh nhân Bắc Giang; Bài 8- Một số danh nhân tiêu biểu ở ...............và Bài 9-Thực hành giới thiệu về danh nhân. Đây là nội dung hoàn toàn mới đối với học sinh và kể cả giáo viên vì đây là năm học đầu tiên thực hiện dạy và học nội dung này. Nếu tổ chức dạy học theo cách truyền thống, học sinh sẽ thụ động tiếp thu kiến thức, phụ thuộc hoàn toàn vào tài liệu mà không tìm hiểu nội dung trước khi đến tiết học. Do đó, dạy học theo cách truyền thống sẽ không phát huy được năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo cùng các năng lực đặc thù lịch sử như: năng lực tìm hiểu lịch sử; năng lực nhận thức và tư duy lịch sử; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Thứ hai: xuất phát từ yêu cầu chuyển đổi số trong ngành giáo dục. Trong những năm gần đây, vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục rất được quan tâm. Kế hoạch số 72/KH-SGDĐT ngày 29/9/2021 của Sở Giáo dục và đào t