Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,306
Điểm
113
tác giả
SIÊU TUYỂN TẬP BỘ CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 6,7,8 KHỐI THCS NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 6, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 8...về ở dưới.
TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG VĂN 6

Buổi
Chuyên đề
Tên chuyên đề
Thời lượng
1
1
Ôn tập truyện đồng thoại
3 tiết
2
1
Ôn tập truyện đồng thoại (tt)
3 tiết
3
2
Luyện kĩ năng viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân
3 tiết
4
2
Luyện kĩ năng viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân (tt)
Một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc, đáng nhớ
3 tiết
5
2
Luyện kĩ năng viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân (tt)
Một trải nghiệm buồn, tiếc nuối hoặc một trải nghiệm khiến bản thân thay đổi
3 tiết
6
3
Ôn tập về thơ hiện đại
3 tiết
7
4
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
3 tiết
8
5
Yêu thương và chia sẻ
3 tiết
9
5
Yêu thương và chia sẻ (tt)
3 tiết
10
6
Luyện giải các đề kiểm tra
3 tiết
11
7
Quê hương yêu dấu
3 tiết
12
8
Kí/Hồi kí
3 tiết
13
9
Kỹ năng viết bài văn miêu tả (Tả cảnh sinh hoạt)
3 tiết
14
10
Chuyên về những người anh hùng (Truyền thuyết)
3 tiết
15
11
Thế giới cổ tích
3 tiết
16
12
Kể chuyện tưởng tượng
3 tiết
17
13
Miêu tả sáng tạo (tưởng tượng)
3 tiết
18
14
Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ
3 tiết
19
15
Rèn kĩ năng viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích
3 tiết
20
16
Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
3 tiết
21
17
Rèn kĩ năng viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
3 tiết
22
18
Luyện đề kiểm tra
3 tiết


Ngày soạn:

Ngày dạy:

BUỔI 1:


CHUYÊN ĐỀ 1: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI

(Dùng chung 3 bộ sách)

Thời lượng: 3 tiết

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:


- Giúp HS ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các văn bản truyện đồng thoại và người kể chuyện ngôi kể thứ nhất.

- Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy, nghĩa của từ, phép tu từ so sánh trong các văn bản truyện đồng thoại.

- Biết cách viết một bài văn kể lại một trải nghệm của bản thân.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học

+ Giải quyết vấn đề

-Năng lực chuyên môn:

+Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực văn học.

3. Phẩm chất:

- HS hiểu và trân trọng tình bạn

- Có ý thức học tập nghiêm túc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, STK.

- Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. MỞ ĐẦU

a
. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế bước vào giờ ôn tập kiến thức.

b. Nội dung: HS hoàn thành Phiếu học tập

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:


GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những truyện đồng thoại mà em đã học

B 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 01.

B3: Báo cáo, thảo luận

-
GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập.

- GV có thể gọi 1 số HS đọc thuộc lòng các văn bản thơ phần Đọc hiểu văn bản.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, khen và biểu dương các HS phát biểu , đọc bài tốt.

- GV giới thiệu nội dung ôn tập

2. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN:

a. Mục tiêu
: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học .

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV 1: ôn tập truyện và truyện đồng thoại
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm, trò chơi,..
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV về các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời.
- GV khích lệ, động viên
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, chốt kiến thức.















NV2: Ôn tập văn bản Bài học đường đời đầu tiên (cả 3 bộ sách đều có bài này)
Kết nối: Bài 1: Tôi và các bạn (HK1)
Chân trời: Bài 4: Những trải nghiệm trong đời (HK1)
Cánh diều: Bài 6: Truyện (HK2)
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm, trò chơi,..
- HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV về các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tích cực trả lời.
- GV khích lệ, động viên
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, chốt kiến thức.











1. Truyện và truyện đồng thoại
Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.
Truyện đồng thoại là truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hoá. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người.
2. Cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.
3. Nhân vật
Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,... được nhà văn khắc hoạ trong tác phẩm. Nhân vật thường lá con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,...
4. Người kể chuyện
Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện:
+ Ngôi thứ nhất;
+ Ngôi thứ ba.
5. Lời người kế chuyện và lời nhân vật
Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.
Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.
II. KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN BẢN “BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN”
1. Tác giả:

- Tô Hoài (1920-2014) viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại.

2. Tác phẩm:​

a. Thể loại: Truyện đồng thoại
b. Xuất xứ:
- “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
c. Tóm tắt:
d. Giá trị nội dung:

- Miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn cường tráng nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.
- Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
e. Giá trị nghệ thuật:
- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn
- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc
- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
- Miêu tả loài vật sinh động, nghệ thuật nhân hoá, ngôn ngữ miêu tả chính xác
- Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ.
f. Ý nghĩa
- Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ.
- Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.
3. LUYỆN TẬP KẾT HỢP VẬN DỤNG



a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả PHT của HS

d. Tổ chức thực hiện:

NV1: Luyện viết đoạn văn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật …..trong “…..” của …….
GV gợi ý cho HS làm:
1.Mở đoạn:
Viết 1 câu giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích) và cảm nhận chung về nhân vật …..
Ví dụ: Trong đoạn trích “…….” trích “……” của ……, nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất có lẽ là …...
2. Thân đoạn: Viết 3-5 câu về đặc điểm của nhân vật.
- ….
- ….
- ….
3. Kết đoạn: Viết 1 câu nêu cảm xúc chung về nhân vật
Ví dụ: Như ậy, có thể nói nhân vật ….. vừa đáng yêu vừa đáng trách.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi hoàn thiện bài tập
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm cá nhân
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức​






















































































Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi hoàn thiện bài tập
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm cá nhân
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức










NV2: Luyện viết bài văn
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chuyển giao nhiệm vụ:
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
GV: Đây là đề mở, yêu cầu HS vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. HS có thể sáng tạo thêm một số nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn…
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi hoàn thiện bài tập
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm cá nhân
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
III. LUYỆN ĐÊ VỀ VĂN BẢN “BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN”
1.Luyện viết đoạn văn
Không luyện đề đọc hiểu vì thi HSG lấy ngữ liệu đọc hiểu ngoài SGK.
Đề:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật …..trong “……” của ….
Dàn ý:
1.Mở đoạn:
Viết 1 câu giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích) và cảm nhận chung về nhân vật …..
Ví dụ: Trong đoạn trích “…….” trích “……” của ……, nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất có lẽ là …...
2. Thân đoạn: Viết 3-5 câu về đặc điểm của nhân vật.
- ….
- ….
- ….
3. Kết đoạn: Viết 1 câu nêu cảm xúc chung về nhân vật
THAM KHẢO CÁC ĐỀ CỤ THỂ SAU
Đề 1.

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.
Dàn ý:
1.Mở đoạn: Viết 1 câu giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích) và cảm nhận chung về nhân vật Dế Mèn
Ví dụ: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất có lẽ là Dế Mèn.
2. Thân đoạn: Viết 3-5 câu về đặc điểm của nhân vật Dế Mèn
- Dế Mèn sống tự lập từ bé, thích tự do.
- Do ăn uống điều độ mà Dế Mèn trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh.
- Dế Mèn kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác, chọc ghẹo chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt.
- Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình.
3. Kết đoạn: Viết 1 câu nêu cảm xúc chung về nhân vật Dế Mèn
Ví dụ: Như ậy, có thể nói nhân vật Dế Mèn vừa đáng yêu vừa đáng trách.
Tham khảo các sản phẩm sau:
Đoạn văn 1
(1)
Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài, nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất có lẽ là Dế Mèn. (2)Ngay từ khi ra đời Dế Mèn đã được mẹ dạy cho cách sống độc lập vì thế chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. (3)Nhờ ăn uống điều độ mà Dế Mèn trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. (4)Tuy nhiên, Mèn lại có tính tình kiêu căng, xốc nổi. (5)Chú ta hay chọc ghẹo mọi người, coi thường Dế Choắt, trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm cho Dế Choắt. (6)Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình. (7) Như vậy, có thể nói nhân vật Dế Mèn vừa đáng yêu vừa đáng trách.
Đoạn văn 2.
(1)
Nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. (2)Dế Mèn gây ấn tượng trước hết bởi ngoại hình khỏe, đẹp. (3)Chỉ với vài nét khắc họa, nhưng chân dung chú hiện lên như vẻ đẹp của chàng thanh niên mới lớn với càng, với vuốt, với râu… (4)Nhưng trái với ngoại hình đẹp, ta bắt gặp một nét tính cách chưa đẹp ở chú. (5)Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi để rồi cuối cùng gây nên cái chết đau thương cho Dế Choắt. (6) Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên của mình và điều đó khiến ta thêm hiểu, thêm trân trọng chú. (7) Có thể nói, nhân vật Dế Mèn vừa đáng yêu vừa đáng trách.
Đề 2.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Choắt trong “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.
Dàn ý chi tiết
1/Mở đoạn:
Viết 1 câu
giới thiệu tác giả, tác phẩm (đoạn trích) và cảm nhận chung về nhân vật Dế Choắt,
Ví dụ:
Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất có lẽ là Dế Choắt.
Hoặc:
Nhân vật Dế Choắt trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc.
2. Thân đoạn: Viết 3-5 câu về đặc điểm của nhân vật Dế Choắt
- Thân hình gầy gò, ốm yếu, hay bị bệnh.
- Luôn thấu hiểu, nhường nhịn mọi người xung quanh
- Bao dung, độ lượng trước tội lỗi của Dế Mèn.
3. Kết đoạn: Viết 1 câu nêu cảm xúc chung về nhân vật Dế Choắt.
Ví dụ: Vì thế, mỗi người chúng ta hãy học theo Dế Choắt khiêm tốn, bao dung, độ lượng để cuộc đời mãi thêm xanh.
Tham khảo các sản phẩm

Đoạn văn 1
(1)
Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”, nhà văn Tô Hoài đã xây dựng nhiều nhân vật với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý nhưng nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất có lẽ là Dế Choắt. (2)Cậu là một người có gầy gò, ốm yếu nhưng khá am hiểu sự đời và biết cách đối đãi với mọi người xung quanh. (3) Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt với Dế Mèn “Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân”. (4) Câu nói ấy đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. (5) Vì thế, mỗi người chúng ta hãy học theo Dế Choắt khiêm tốn, bao dung, độ lượng để cuộc đời mãi thêm đẹp, thêm xanh.
Đoạn văn 2
(1)
Nhân vật Dế Choắt trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. (2)Dế Choắt là nhân vật trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn. (3)Dế Choắt có ngoại hình gầy gò, ốm yếu, hay bị bệnh. (4)Choắt không đẹp ở ngoại hình nhưng chú đẹp trong lòng ta bởi nét tính cách. (5) Choắt luôn thấu hiểu, luôn nhường nhịn trước Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi. (6)Thậm chí, cái chết của Dế Choắt cũng thật bao dung và thật đẹp. (7) Có thể nói, tấm lòng, sự hi sinh của Choắt không chỉ thức tỉnh Dế Mèn mà còn để lại trong ta những bài học, những chiêm nghiệm về cuộc đời.
Đề 3. (Đoạn văn đóng vai nhân vật)
Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.
Tham khảo sản phẩm sau:
Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Tôi đã cậy mình có sức khỏe để bắt nạt những người hàng xóm xung quanh. Đầu tiên, tôi quát mắng mấy chị Cào Cào ở ngoài đầu bờ khiến các chị phải núp xuống dưới nhánh cỏ khi tôi đi qua. Rồi thỉnh thoảng, khi ngứa chân, tôi đã đá anh Gọng Vó khi anh từ vừa dưới đầm lên. Tôi đã nghĩ vậy là giỏi lắm. Nhưng đáng trách nhất là việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm. Nhưng rồi tôi còn chẳng đủ dũng khí để đứng ra nhận lỗi lầm của mình. Cuối cùng tôi khiến Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến chết. Tôi cảm thấy mình là một kẻ hèn nhát hết sức. Chỉ vì kiêu căng, ngạo mạn mà hại chết người bạn hàng xóm yếu đuối của mình. Tôi cũng không hề dũng cảm. Tôi rất ân hận, nhưng cách duy nhất để chuộc lại lỗi lầm lúc này là cố gắng sống tốt hơn, biết coi trọng và yêu quý những người xung quanh hơn. Bài học đường đời đầu tiên đã phải trả cái giá quá đắt.
Câu mở rộng thành phần:
- Tôi cũng không hề dũng cảm. (Vị ngữ - bằng cụm động từ)
- Bài học đường đời đầu tiên đã phải trả cái giá quá đắt. (Chủ ngữ - cụm danh từ, vị ngữ - cụm động từ)
2. Luyện viết bài văn (Đóng vai nhân vật)
Đề 1.

Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
Dàn ý:
1.Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia.
Có thể viết mở bài như sau:
Vẫn như mọi năm, cứ đến ngày này là tôi lại lủi thủi một mình tới thăm mộ Dế Choắt- người bạn không bao giờ mà tôi có thể quên được. Tôi và anh ấy đã kể lại từng kỉ niệm xưa, dù là vui buồn hay hờn giận, …có thể sẽ phai đi nhưng câu chuyện năm xưa thì chúng tôi không tài nào mà không nhớ.
2. Thân bài:
- Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của Dế Mèn.
- Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: Bài học đường đời đầu tiên đầy ăn năn, hối hận.
- Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác.
- Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn với Dế Choắt.
3/ Kết bài:Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:
- Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh.
Có thể viết kết bài như sau:
Vậy là kết thúc một ngày có cả vui vẻ lẫn buồn bã, nhưng tôi lại học thêm được nhiều điều hay. Có lẽ, đây sẽ là một ngày khó quên, và cũng có lẽ đây sẽ là một bài học nhớ đời trong đời của tôi - “Bài học đường đời đầu tiên”.
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--- chuyen de HSG VĂN 8. MỚI.zip
    1.1 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN----138 trang. tài liệu ôn hs giỏi . 2023. vân anh.docx
    720.6 KB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN----Bộ đề ôn HSG văn 6 (GGV) 90 đề.doc
    3.6 MB · Lượt xem: 0
  • yopo.vn--chuyende HSG VĂN 6. MỚI 2.zip
    2 MB · Lượt xem: 4
  • yopo.vn--chuyende HSG VĂN 6. MỚI.zip
    1.7 MB · Lượt xem: 2
  • YOPO.VN----File đề HSG 8.docx
    85.1 KB · Lượt xem: 1
  • YOPO.VN----G.A BỒI DƯỠNG HSG NGỮ VĂN 7.zip
    4.4 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN----TÀI LIỆU ÔN THI HSG văn 7.rar
    775 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    blog ngữ văn thcs bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn thcs lớp 7 bồi dưỡng hsg ngữ văn thcs chuẩn kiến thức ngữ văn thcs chương trình ngữ văn thcs chương trình ngữ văn thcs 2006 chương trình ngữ văn thcs 2018 chương trình ngữ văn thcs hiện hành chương trình ngữ văn thcs mới chương trình ngữ văn địa phương thcs chuyên de ngữ văn thcs giảm tải môn ngữ văn thcs giáo án ngữ văn thcs giáo án ngữ văn thcs theo chương trình gdpt mới giáo viên ngữ văn cấp thcs giáo viên ngữ văn thcs học tốt ngữ văn thcs học văn thcs kiến thức ngữ văn thcs kỹ năng môn ngữ văn thcs mô đun 3 ngữ văn thcs (gvpt đại trà) module 2 ngữ văn thcs module 3 ngữ văn thcs module 4 ngữ văn thcs module 5 ngữ văn thcs môn ngữ văn thcs nâng cao ngữ văn thcs 7 ngữ pháp tiếng anh thcs ngữ pháp tiếng anh thcs pdf ngữ văn 6 kntt ngữ văn cấp 2 ngữ văn học kì 2 ngữ văn thcs ngữ văn thi vào 10 nhận xét môn ngữ văn thcs nhóm giáo viên ngữ văn thcs nhóm ngữ văn thcs ppct ngữ văn thcs ppct ngữ văn thcs mới nhất sách ngữ văn thcs sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn thcs violet skkn môn ngữ văn thcs sổ tay kiến thức ngữ văn thcs pdf sổ tay ngữ văn thcs thcs đặng văn ngữ huế thư mục sách ngữ văn thcs thư viện ngữ văn thcs tư liệu ngữ văn thcs tuyển giáo viên ngữ văn thcs đáp án module 3 môn ngữ văn thcs violet đáp án module 4 ngữ văn thcs trắc nghiệm đáp án module 4 ngữ văn thcs tự luận đề văn thcs quốc gia 2021 đề đọc hiểu ngữ văn thcs
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,289
    Bài viết
    37,758
    Thành viên
    140,143
    Thành viên mới nhất
    NhanRio

    Thành viên Online

    Top