Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[SKKN VẬT LÝ 10] SỬ DỤNG PHẦN MỀM iMINDMAP 5 LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC MÔN HỌC được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành.
Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.
Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Mặc khác, hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên phổ thông đều nhận định là nội dung chương trình Vật lí phổ thông khá nhiều và rộng vì thế việc tiếp thu và nhớ bài của các em rất khó khăn. Sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh giải quyết được các vấn đề trên mà còn giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy – lấy học sinh làm trung tâm. Qua đó giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy.
Từ thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài “Sử dụng phần mềm iMindMap 5 lập sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố kiến thức môn học – Vật lí 10” để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập của học sinh trong việc học Vật lí.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về sơ đồ tư duy được phát minh bởi Tony Buzan, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, Sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú... Có thể nói, đây là công cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong học tập. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho học sinh hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn, chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, học sinh có thể thuyết trình được nội dung bài học.
Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể về một vấn đề, giúp đưa ra các hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành.
Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.
Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Mặc khác, hiện nay không chỉ phần đông học sinh mà giáo viên phổ thông đều nhận định là nội dung chương trình Vật lí phổ thông khá nhiều và rộng vì thế việc tiếp thu và nhớ bài của các em rất khó khăn. Sử dụng sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh giải quyết được các vấn đề trên mà còn giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy – lấy học sinh làm trung tâm. Qua đó giúp học sinh nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy.
Từ thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài “Sử dụng phần mềm iMindMap 5 lập sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố kiến thức môn học – Vật lí 10” để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập của học sinh trong việc học Vật lí.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về sơ đồ tư duy được phát minh bởi Tony Buzan, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, Sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú... Có thể nói, đây là công cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong học tập. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho học sinh hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn, chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, học sinh có thể thuyết trình được nội dung bài học.
Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể về một vấn đề, giúp đưa ra các hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề.